PHÂN TÍCH CẢM QUAN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Sensory analysis - Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 11182:2015 hoàn toàn tương đương với ISO 5492:2008;
TCVN 11182:2015 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
PHÂN TÍCH CẢM QUAN - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Sensory analysis - Vocabulary
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định các thuật ngữ và định nghĩa về phân tích cảm quan.
CHÚ THÍCH 1: Từ loại của các thuật ngữ sẽ được nêu rõ khi cần thiết.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các đối tượng liên quan đến việc đánh giá sản phẩm bằng cảm quan.
Các thuật ngữ trong tiêu chuẩn này bao gồm các nhóm sau đây:
1) thuật ngữ chung;
2) thuật ngữ về giác quan;
3) thuật ngữ về các thuộc tính cảm quan;
4) thuật ngữ về các phương pháp.
1.1
Phân tích cảm quan (sensory analysis), danh từ
Ngành khoa học gắn liền với đánh giá các thuộc tính cảm quan của sản phẩm bằng các giác quan.
1.2
Cảm giác (sensory), tính từ
Liên quan đến việc sử dụng các giác quan, nghĩa là cảm nhận của con người.
1.3
Thuộc tính (attribute), danh từ
Đặc tính cảm nhận được
1.4
Cảm quan/khả năng cảm nhận (organoleptic), tính từ
Liên quan đến một thuộc tính cảm nhận được bằng giác quan, nghĩa là liên quan đến thuộc tính của một sản phẩm
1.5
Người thử cảm quan/người đánh giá cảm quan (sensory assessor), danh từ
Người tham gia phép thử cảm quan.
CHÚ THÍCH 1: Người thử “chưa được huấn luyện” là người không đáp ứng bất kì tiêu chí cụ thể nào.
CHÚ THÍCH 2: Người am hiểu là người đã từng tham gia phép thử cảm quan.
1.6
Người thử được lựa chọn (selected assessor), danh từ
Người được chọn do có khả năng thực hiện một phép thử cảm quan.
1.7
Chuyên gia (expert), danh từ
Người có kiến thức hoặc kinh nghiệm về giác quan nói chung, có khả năng đưa ra quan điểm về lĩnh vực được tham vấn.
1.8
Chuyên gia thử cảm quan (expert sensory assessor), danh từ
Người thử được lựa chọn, đã được chứng minh là có độ nhạy về cảm quan, được huấn luyện thuần thục, có kinh nghiệm về thử cảm quan, là người có thể thực hiện đánh giá cảm quan tin cậy và lặp lại cho các sản phẩm khác nhau.
1.9
Hội đồng cảm quan (sensory panel), danh từ
Nhóm người thử tham gia thực hiện phép thử cảm quan.
1.10
Huấn luyện hội đồng (panel training), danh từ
Chuỗi các buổi thử cảm quan trong đó người thử được hội đồng cảm quan hướng dẫn để hoàn thành các công việc khi đánh giá sản phẩm cụ thể, có thể bao gồm các đặc tính của sản phẩm, thang cho điểm chuẩn, kỹ thuật đánh
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5090:2008 (ISO 4121:2003) về phân tích cảm quan - hướng dẫn sử dụng các thang đo định lượng đặc trưng
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:2013 (ISO 6668:2008) về cà phê nhân - Chuẩn bị mẫu để phân tích cảm quan
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10565-2:2015 (ISO 22935-2:2009) về Sữa và sản phẩm sữa - Phân tích cảm quan - Phần 2: Các phương pháp khuyến cáo về đánh giá cảm quan
- 1Quyết định 4017/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5090:2008 (ISO 4121:2003) về phân tích cảm quan - hướng dẫn sử dụng các thang đo định lượng đặc trưng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6538:2013 (ISO 6668:2008) về cà phê nhân - Chuẩn bị mẫu để phân tích cảm quan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10565-2:2015 (ISO 22935-2:2009) về Sữa và sản phẩm sữa - Phân tích cảm quan - Phần 2: Các phương pháp khuyến cáo về đánh giá cảm quan
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11182:2015 (ISO 5492:2008) về Phân tích cảm quan - Thuật ngữ và định nghĩa
- Số hiệu: TCVN11182:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực