TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 12397:2018
MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO
Honey - Determination of ash content
Lời nói đầu
TCVN 12397:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Ủy ban mật ong quốc tế (IHC), 2009 Determination of ash content;
TCVN 12397:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phẩm tinh bột biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TRO
Honey - Determination of ash content
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng tro của mật ong.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Hàm lượng tro (ash content)
Lượng còn lại thu được theo quy trình nêu trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH Hàm lượng tro được biểu thị bằng phần trăm theo khối lượng.
3 Nguyên tắc
Mẫu thử được tro hóa ở nhiệt độ không cao hơn 600 °C và cân phần còn lại.
4 Vật liệu thử
4.1 Dầu ô liu, không tro.
5 Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
5.1 Đĩa để tro hóa bằng platin hoặc đĩa thạch anh, có kích cỡ thích hợp.
5.2 Thiết bị bốc hơi nước sơ bộ, ví dụ bếp hồng ngoại, bếp ga hoặc bếp điện.
5.3 Lò nung, có thể điều chỉnh nhiệt độ đến 600 °C (± 25 °C).
5.4 Bình hút ẩm, có vật liệu làm khô thích hợp.
5.5 Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,001 g.
5.6 Nồi cách thủy, có thể kiểm soát ở nhiệt độ xác định.
5.7 Tủ sấy, có thể duy trì nhiệt độ ở 40 °C.
5.8 Sàng, cỡ lỗ 0,5 mm.
6 Lấy mẫu
Việc lấy mẫu không quy định trong tiêu chuẩn này.
Điều quan trọng là mẫu gửi đến phòng thử nghiệm phải đúng là mẫu đại diện. Mẫu không bị hư hỏng hoặc không bị thay đổi trong suốt quá trình vận chuyển hoặc bảo quản.
7 Cách tiến hành
7.1 Chuẩn bị đĩa tro hóa
Gia nhiệt đĩa tro hóa (5.1) trong lò nung (5.3) ở nhiệt độ tro hóa (xem 7.3), sau đổ làm nguội trong bình hút ẩm (5.4) đến nhiệt độ phòng và cân, chính xác đến 0,001 g (m2).
7.2 Chuẩn bị mẫu thử
a) Mật ong lỏng hoặc mật ong kết tinh không chứa chất ngoại lai
Đồng hóa mẫu phòng thí nghiệm bằng cách khuấy kỹ (ít nhất 3 min). Tiến hành cẩn thận để hạn chế tối đa không khí bị khuấy lẫn vào mẫu. Nếu mẫu mật ong kết tinh thành một khối cứng và chắc, có thể làm mềm trước bằng cách làm nóng trong tủ sấy (5.7) hoặc nồi cách thủy (5.6) ở nhiệt độ không quá 40 °C.
b) Mật ong lỏng hoặc mật ong kết tinh chứa chất ngoại lai
Loại bỏ các chất thô, sau đó khuấy mật ong ở nhiệt độ phòng và lọc qua sàng cỡ lỗ 0,5 mm (5.8). Nhẹ nhàng ép mật ong đã kết tinh bằng thìa qua sàng.
c) Mật ong sáp (nguyên tổ)
Tháo sáp ong, ép qua sàng cỡ lỗ 0,5 mm (5.8) (không cần đun nóng) để tách mật ong ra khỏi sáp.
7.3 Phép xác định
Cân từ 5 g đến 10 g mẫu đã c
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12285:2018 về Mật ong - Phương pháp xác định dư lượng tylosin, lincomycin bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12401:2018 về Mật ong - Phân tích cảm quan
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12399:2018 về Mật ong - Xác định độ pH, độ axit tự do, độ axit lacton và độ axit tổng số bằng phép chuẩn độ đến điểm tương đương
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12400:2018 về Mật ong – Xác định hàm lượng prolin
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13520:2022 về Mật ong - Xác định dư lượng các sulfonamid bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13844:2023 về Mật ong - Xác định đường thực vật C-4 bằng phương pháp đo tỷ số đồng vị cacbon bền
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13846:2023 về Mật ong - Xác định hàm lượng phấn hoa tương đối
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13845:2023 về Mật ong - Xác định hàm lượng đường - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12285:2018 về Mật ong - Phương pháp xác định dư lượng tylosin, lincomycin bằng sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12401:2018 về Mật ong - Phân tích cảm quan
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12399:2018 về Mật ong - Xác định độ pH, độ axit tự do, độ axit lacton và độ axit tổng số bằng phép chuẩn độ đến điểm tương đương
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12400:2018 về Mật ong – Xác định hàm lượng prolin
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13520:2022 về Mật ong - Xác định dư lượng các sulfonamid bằng phương pháp sắc ký lỏng khối phổ hai lần (LC-MS/MS)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13844:2023 về Mật ong - Xác định đường thực vật C-4 bằng phương pháp đo tỷ số đồng vị cacbon bền
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13846:2023 về Mật ong - Xác định hàm lượng phấn hoa tương đối
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13845:2023 về Mật ong - Xác định hàm lượng đường - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12397:2018 về Mật ong - Xác định hàm lượng tro
- Số hiệu: TCVN12397:2018
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2018
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết