Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 13845:2023
MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
Honey - Determination of the content of sugars - High-performance liquid chromatographic (HPLC) method
Lời nói đầu
TCVN 13845:2023 được xây dựng trên cơ sở tham khảo DIN 10758:1997 và Đính chính kỹ thuật 2018, Untersuchung von Honig - Bestimmung des Gehaltes an den Sacchariden Fructose, Glucose, Saccharose, Turanose und Maltose - HPLC-Verfahren;
TCVN 13845:2023 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phẩm tinh bột biên soạn, Viện Tiêu chuẩn Chất lượng Việt Nam đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
MẬT ONG - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG ĐƯỜNG - PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC)
Honey - Determination of the content of sugars - High-performance liquid chromatographic (HPLC) method
1 Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng các loại đường fructose, glucose, sacarose, turanose và maltose trong mật ong bằng sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC).
Phương pháp này cũng có thể được sử dụng để xác định hàm lượng các loại đường khác.
2 Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Hàm lượng các loại đường fructose, glucose, sacarose, turanose và maltose (content of the saccharides fructose, glucose, saccharose, turanose and maltose)
Hàm lượng các loại đường được xác định bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
CHÚ THÍCH: Hàm lượng các loại đường nêu trên được biểu thị bằng phần khối lượng và được tính bằng gam trên 100 g mẫu thừ.
3 Nguyên tắc
Đồng hóa và tạo huyền phù mẫu thử trong nước. Thu lấy dung dịch mẫu thử và lọc qua màng lọc. Sau đó xác định bằng sắc kỷ lỏng hiệu năng cao (HPLC) với detector chỉ số khúc xạ (RI). Định tính các loại đường theo thời gian lưu và định lượng bằng phương pháp ngoại chuẩn sử dụng diện tích pic hoặc chiều cao pic.
4 Thuốc thử
Chỉ sử dụng các thuốc thử loại tinh khiết phân tích và nước cất hoặc nước có chất lượng tương đương, trừ khi có quy định khác.
4.1 Metanol, loại dùng cho HPLC.
4.2 Axetonitril, loại dùng cho HPLC.
CẢNH BÁO - Axetonitril là chất độc. Cần tuân thủ các hướng dẫn an toàn của phòng thử nghiệm đối với axetonitril.
4.3 Dung dịch rửa giải, loại dùng cho HPLC
Trộn 80 phần thể tích axetonitril (4.2) và 20 phần thể tích nước dùng cho HPLC.
Dung dịch rửa giải phải được khử khí trước khi sử dụng.
4.4 Chất chuẩn
- fructose
- glucose
- sacarose
- turanose
- maltose
Có thể sử dụng các chất chuẩn khác nếu thích hợp.
4.5 Dung dịch chuẩn
Dùng pipet (5.6) lấy 25 ml metanol cho vào bình định mức 100 ml (5.5).
Tùy thuộc vào loại đường cần xác định, dùng cân (5.1) cân lần lượt 2,000 0 g fructose, 1,500 0 g glucose, 0,250 0 g sacarose, 0,150 0 g turanose và 0,150 0 g maltose, chính xác đến 0,1 mg, rồi hòa tan trong khoảng 40 ml nước sau đó chuyển định lượng vào bình định mức 100 ml nêu trên. Thêm nước đến vạch.
Sử dụng xyranh (5.8) và bộ lọc màng (5.9) phân phối các dung dịch này vào các lọ đựng mẫu (5.3).
Khi được bảo quản trong tủ lạnh ở nhiệt độ 4 °C, dung dịch chuẩn có thể bền trong 4 tuần và khi được bảo quản
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5261:1990 về sản phẩm ong - phương pháp lấy mẫu
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-1:2001 (ISO 5725-1 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 1: Nguyên tắc và định nghĩa chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-2:2001 (ISO 5725-2 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 2: Phương pháp cơ bản xác định độ lặp lại và độ tái lập của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-3:2001 (ISO 5725-3 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 3: Các thước đo trung gian độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-4:2001 (ISO 5725-4 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 4: Các phương pháp cơ bản xác định độ đúng của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-5:2002 (ISO 5725-5 : 1998) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 5: các phương pháp khác xác định độ chụm của phương pháp đo tiêu chuẩn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6910-6:2002 (ISO 5725-6 : 1994) về Độ chính xác (độ đúng và độ chụm) của phương pháp đo và kết quả đo - Phần 6: Sử dụng các giá trị độ chính xác trong thực tế do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12397:2018 về Mật ong - Xác định hàm lượng tro
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12398:2018 về Mật ong - Xác định độ pH và độ axít tự do bằng phép đo chuẩn độ đến pH 8,3
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12400:2018 về Mật ong – Xác định hàm lượng prolin
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13845:2023 về Mật ong - Xác định hàm lượng đường - Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
- Số hiệu: TCVN13845:2023
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2023
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 23/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra