Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12386:2018

THỰC PHẨM - HƯỚNG DẪN CHUNG VỀ LẤY MẪU

Foodstuffs - General guidelines on sampling

Lời nói đầu

TCVN 12386:2018 được xây dựng trên cơ sở tham khảo CAC/GL 50-2004 General guidelines on sampling;

TCVN 12386:2018 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F13 Phương pháp phân tích và lấy mẫu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này nhằm bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và đảm bảo thực hành công bằng trong thương mại thực phẩm.

Phương pháp lấy mẫu quy định trong tiêu chuẩn này được thiết kế để đảm bảo rằng các quy trình lấy mẫu được sử dụng là công bằng và hợp lệ khi thực phẩm được thử nghiệm để tuân thủ tiêu chuẩn về sản phẩm cụ thể.

Các khuyến cáo cơ bản đ chọn phương án lấy mẫu

Nội dung phần này liên quan đến điều kiện tiên quyết để sử dụng tiêu chuẩn và nhằm tạo thuận lợi cho việc lựa chọn phương án lấy mẫu, cũng như cách tiếp cận có hệ thống đối với việc lựa chọn này.

Dưới đây liệt kê các điểm cần thiết để lựa chọn phương án lấy mẫu thích hợp khi thiết lập các yêu cầu kỹ thuật.

1) Có (hoặc không có) các tài liệu tham khảo về quy trình lấy mẫu các sản phẩm được xem xét

2) Nội dung kiểm soát

- đặc trưng áp dụng cho từng đơn vị sản phẩm đơn lẻ của lô hàng

- đặc trưng áp dụng cho toàn bộ lô hàng (phương pháp thống kê)

3) Bản chất của đặc trưng để kiểm soát

- đặc trưng định tính (đặc trưng đo được trên cơ sở sản phẩm đạt yêu cầu/không đạt yêu cầu hoặc tương tự, nghĩa là có mặt vi sinh vật gây bệnh)

- đặc trưng định lượng (đặc trưng đo được trên thang đo liên tục, ví dụ đặc tính thành phần)

4) Lựa chọn mức chất lượng (AQL hoặc LQ)

- Phù hợp với các nguyên tắc của sổ tay về quy trình và với các loại nguy cơ: quan trọng/không quan trọng, không phù hợp.

5) Bản chất của lô hàng

- sản phẩm để rời hoặc bao gói sẵn

- cỡ, tính đồng nhất và sự phân bố liên quan đến đặc trưng kiểm soát

6) Thành phần của mẫu

- Mẫu hỗn hợp các sản phẩm bao gói

- Mẫu bao gồm nhiều đơn vị mẫu (gồm cả mẫu hỗn hợp)

7) Lựa chọn phương án lấy mẫu

- Phương án lấy mẫu chấp nhận để kiểm soát chất lượng bằng thống kê

- để kiểm soát trung bình của các đặc trưng

- để kiểm soát tỷ lệ phần trăm đơn vị sản phẩm không phù hợp trong lô hàng

- Xác định và tính số mẫu không phù hợp trong mẫu (phương án định tính)

- So sánh giá trị trung bình số học của các mẫu thử (phương án định lượng).

Phương án lấy mẫu thích hợp (theo thực tế hoặc theo kinh nghiệm)

Hai sơ đồ dưới đây tổng hợp cách tiếp cận có hệ thống để lựa chọn phương án lấy mẫu và tham chiếu đến các điều thích hợp trong tiêu chuẩn, không đề cập đến việc lấy mẫu các lô hàng để rời không đồng nhất.

8) Nguyên tắc quyết định chấp nhận/loại bỏ lô hàng

Xem các tài liệu tham khảo thích hợp viện dẫn trong Điều 5, Điều 6 hoặc Điều 7.

 

Sơ đồ đối với các đặc tính hóa học và vật lý

Đặc trưng định tính

(Ví dụ: các khuyết tật của hàng hóa)

* Giả sử là phân bố chuẩn

 

Sơ đồ đi với các đặc tính v

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12386:2018 về Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu

  • Số hiệu: TCVN12386:2018
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2018
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản