Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 12160:2017

ISO 20332:2016

CẦN TRỤC - KIỂM NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA KẾT CẤU THÉP

Cranes - Proof of competence of steel structures

Lời nói đầu

TCVN 12160:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 20332:2016.

TCVN 12160:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 96 Cần cẩu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

CẦN TRỤC - KIỂM NGHIỆM KHẢ NĂNG CHỊU TẢI CỦA KẾT CU THÉP

Cranes - Proof of competence of steel structures

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện, yêu cầu, phương pháp và giá trị các thông số chung để thực hiện kiểm nghiệm khả năng chịu tải của các kết cấu thép cần trục dựa trên phương pháp trạng thái giới hạn. Tiêu chuẩn này được sử dụng với các tải trọng và tổ hợp tải trọng quy định trong các phần của TCVN 11417 (ISO 8686).

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu chung cho tất cả các loại cần trục. Các tiêu chuẩn khác có thể cung cấp các yêu cầu riêng đối với việc kiểm nghiệm các loại cần trục cụ thể.

Việc kiểm nghiệm bằng tính toán lý thuyết và/hoặc thử nghiệm có mục đích ngăn chặn các mối nguy hiểm liên quan đến hoạt động của kết cấu thông qua việc thiết lập các giới hạn về độ bền, ví dụ như giới hạn chảy, độ bền tĩnh, độ bền mỏi hoặc gãy giòn.

Theo TCVN 11417 (ISO 8686), có hai phương pháp tính toán kiểm nghiệm khả năng chịu tải của kết cấu: phương pháp trạng thái giới hạn - áp dụng các hệ số an toàn thành phần và phương pháp ứng suất cho phép - áp dụng hệ số an toàn chung. Phương pháp ứng suất được cho phép như một lựa chọn thay thế cho phương pháp trạng thái giới hạn quy định trong tiêu chuẩn này.

Các tính toán kiểm nghiệm khả năng chịu tải của các phụ trợ (ví dụ như tay vịn, bậc thang, lối đi, cabin) không thuộc phạm vi tiêu chuẩn này. Tuy nhiên phải tính đến ảnh hưởng của các phụ trợ này lên kết cấu chính.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 312-1:2007 (ISO 148-1:2006), Vật liệu kim loại - Th va đập con lắc Charpy - Phần 1: Phương pháp th.

TCVN 2245-2:1999 (ISO 286-2:1988) + ISO 286-2:1988/Cor 1:2006, Hệ thống ISO về dung sai và lắp ghép - Phần 2: Bảng cấp dung sai tiêu chuẩn và sai lệch giới hạn của lỗ và trục.

TCVN 4399:2008 (ISO 404:1992), Thép và sản phm thép - Yêu cu kỹ thuật chung khi cung cấp.

TCVN 8242-1 (ISO 4306-1), Cần trục - Từ vng - Phần 1: Quy định chung.

TCVN 8590-1:2010 (ISO 4301-1:1986), Cần trục - Phân loại theo chế độ làm việc - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 11417-1 (ISO 8686-1) Cần trục - Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng - Phần 1: Quy định chung.

TCVN 11417-2 (ISO 8686-2) Cần trục - Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng - Phần 2: Cần trục tự hành.

TCVN 11417-3 (ISO 8686-3) Cần trục - Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng - Phần 3: Cần trục tháp.

TCVN 11417-4 (ISO 8686-4) Cần trục - Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng - Phần 4: Cần trục tay cần.

TCVN 11417-5 (ISO 8686-5) Cần trục - Nguyên tắc tính toán tải trọng và tổ hợp tải trọng - Phần 5: Cầu trục và cổng trục.

ISO 273:1979, Fastener- Clearance holes for bolts and screws (Chi tiết ghép - Lỗ thông cho bu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12160:2017 (ISO 20332:2016) về Cần trục - Kiểm nghiệm khả năng chịu tải của kết cấu thép

  • Số hiệu: TCVN12160:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản