Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11985-10:2017

ISO 11148-10:2011

MÁY CẦM TAY KHÔNG DÙNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - YÊU CẦU AN TOÀN - PHẦN 10: MÁY ÉP CẦM TAY

Hand-held non-electric power tools - Safety requirements - Part 10: Compression power tools

 

Lời nói đầu

TCVN 11985-10:2017 hoàn toàn tương đương ISO 11148-10:2011

TCVN 11985-10:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 118, Máy nén khí biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 11985 (ISO 11148), Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn bao gồm các phần sau:

- TCVN 11985-1:2017 (ISO 11148-1:2011), Phần 1: Máy cầm tay lắp ráp các chi tiết cơ khí kẹp chặt không có ren

- TCVN 11985-2:2017 (ISO 11148-2:2011), Phần 2: Máy cầm tay cắt đứt và gấp mép

- TCVN 11985-3:2017 (ISO 11148-3:2012), Phần 3: Máy khoan và máy cắt ren cầm tay

- TCVN 11985-4:2017 (ISO 11148-4:2012), Phần 4: Máy va đập cầm tay không quay

- TCVN 11985-5:2017 (ISO 11148-5:2011), Phần 5: Máy khoan đập xoay cầm tay

- TCVN 11985-6:2017 (ISO 11148-6:2012), Phần 6: Máy cầm tay lắp các chi tiết kẹp chặt có ren

- TCVN 11985-7:2017 (ISO 11148-7:2012), Phần 7: Máy mài cầm tay

- TCVN 11985-8:2017 (ISO 11148-8:2011), Phần 8: Máy mài bằng giấy nhám và máy đánh bóng cầm tay

- TCVN 11985-9:2017 (ISO 11148-9:2011), Phần 9: Máy mài khuôn cầm tay

- TCVN 11985-10:2017 (ISO 11148-10:2011), Phần 10: Máy ép cầm tay

- TCVN 11985-11:2017 (ISO 11148-11:2011), Phần 11: Máy đột theo khuôn và máy cắt kiểu kéo cầm tay

- TCVN 11985-12:2017 (ISO 11148-12:2012), Phần 12: Máy cưa đĩa, máy cưa lắc, máy cưa tịnh tiến qua lại cầm tay

 

MÁY CẦM TAY KHÔNG DÙNG NĂNG LƯỢNG ĐIỆN - YÊU CẦU AN TOÀN - PHẦN 10: MÁY ÉP CẦM TAY

Hand-held non-electric power tools - Safety requirements - Part 10: Compression power tools

CHÚ Ý - Xem thêm ISO 3864-4 về các tính chất so màu và quan trắc cùng với các tài liệu viện dẫn từ các hệ thống ch dẫn màu sắc.

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu an toàn cho các máy cầm tay không dùng năng lượng điện (sau đây gọi là các “máy ép cầm tay”) dùng để tán đinh tán, đột lỗ bằng ép, ép tạo hình, ép và cắt đứt kim loại, chất dẻo và các vật liệu khác. Máy ép cầm tay có thể được cung cấp năng lượng bằng không khí nén, chất lỏng thủy lực hoặc động cơ đốt trong, được sử dụng bởi người vận hành và được đỡ bằng một hoặc cả hai tay của người vận hành, có hoặc không có bộ phận treo, ví dụ, bộ cân bằng.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- máy gấp mép uốn cầm tay;

- máy ép tách vòng cầm tay;

- máy ép tạo hình kim loại cầm tay (máy tạo hình cạnh, máy uốn nếp, máy dập theo khuôn);

- đầu ép tách đai ốc;

- máy ép cầm tay;

- máy dập đột cầm tay;

- máy ép tán đinh tán cầm tay;

- máy cắt đứt cầm tay với các dao song song;

- máy ép tán đinh tán cầm tay kiểu hàm.

CHÚ THÍCH 1: Về các ví dụ của các máy ép cầm tay, xem Phụ lục B.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các yêu cầu đặc biệt và các sửa đổi của máy ép cầm tay nhằm mục đích lắp ráp các máy này trong đồ gá.

Tiêu chuẩn này đề cập tất cả các mối nguy, các tình huống và hiện tượng nguy hiểm quan trọng có liên quan đến các máy ép cầm tay khi các máy này được sử dụng theo dự định và

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11985-10:2017 (ISO 11148-10:2011) về Máy cầm tay không dùng năng lượng điện - Yêu cầu an toàn - Phần 10: Máy ép cầm tay

  • Số hiệu: TCVN11985-10:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản