Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11510:2016

ISO 11747:2012

GẠO - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU ÉP ĐÙN CỦA HẠT SAU KHI NẤU

Rice - Determination of rice kernel resistance to extrusion after cooking

 

Lời nói đầu

TCVN 11510:2016 hoàn toàn tương đương với ISO 11747:2012;

TCVN 11510:2016 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F1 Ngũ cốc và đậu đỗ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

GẠO - XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG CHỊU ÉP ĐÙN CỦA HẠT SAU KHI NU

Rice - Determination of rice kernel resistance to extrusion after cooking

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định khả năng chịu ép đùn của hạt gạo trắng, gạo đồ hoặc gạo chưa đồ sau khi nấu trong các điều kiện quy định.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO 712, Cereals and cereal products - Determination of moisture content (Ngũ cốc và sản phẩm ngũ cốc - Xác định độ ẩm)

ISO 7301, Rice - Specification (Gạo - Các yêu cầu)

3  Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này, sử dụng các thuật ngữ, định nghĩa nêu trong ISO 7301 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:

3.1  Gạo đã nấu (cooked rice)

Gạo được đun với nước nóng để tạo ra sản phẩm phù hợp cho tiêu dùng.

3.2  Khả năng chịu ép đùn (resistance to extrusion)

Khả năng đẩy gạo đã nấu qua một tấm đục lỗ sử dụng lực nén và cắt.

CHÚ THÍCH  Hộp Ottawa1) là ví dụ thích hợp về tấm đục lỗ.

4  Nguyên tắc

Đo lực cần để đẩy gạo đã nấu qua một tấm đục lỗ.

5  Thiết bị, dụng cụ

Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:

5.1  Cốc có mỏ, thủy tinh borosilicat dung tích 100 ml.

5.2  Nồi nấu, có nắp đậy không kín hoàn toàn và có một tấm đục lỗ để đặt cốc có mỏ (5.1) lên trên. Mức nước trong nồi nấu phải đảm bảo thấp dưới tấm đục lỗ trong quá trình sôi, đảm bảo quá trình nấu hoàn toàn bằng hơi nước.

5.3  Bộ chia mẫu,2) dụng cụ lấy mẫu hình nón hoặc vật lấy mẫu có nhiều rãnh có hệ thống phân phối hoặc thiết bị khác tương đương.

5.4  Nguồn nhiệt, thích hợp để làm sôi mạnh nước trong nồi nấu (5.2) và ổn định.

5.5  Cân, có thể cân chính xác đến 0,1 g.

5.6  Đũa thủy tinh.

5.7  Mặt kính đồng hồ, đường kính 6 cm.

5.8  Máy đo lực, có khả năng làm việc dưới sức nén, ở tốc độ không đổi 10 cm/min, được trang bị với các bộ phận như trong 5.8.1 và 5.8.2.

5.8.1  Buồng cảm biến lực, có khả năng tải được ít nhất 50 kg.

5.8.2  Khuôn đùn, xem Hình A.1 và A.2, bao gồm các bộ phận như trong 5.8.2.1 đến 5.8.2.3.

5.8.2.1  Hộp, có các đặc tính sau:

a) tích phâ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11510:2016 (ISO 11747:2012) về Gạo - Xác định khả năng chịu ép đùn của hạt sau khi nấu

  • Số hiệu: TCVN11510:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản