Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11393-2:2016

ISO/IEC 13888-2:2010

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - CHỐNG CHỐI BỎ - PHẦN 2: CÁC CƠ CHẾ SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐỐI XỨNG

Information technology -- Security techniques - Non-repudiation - Part 2: Mechanisms using symmetric techniques

Lời nói đầu

TCVN 11393-2:2016 hoàn toàn tương đương tiêu chuẩn ISO/IEC 13888-2:2010.

TCVN 11393-2:2016 do Trung tâm Ứng cứu Khẩn cấp máy tính Việt Nam và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông biên soạn, Bộ Thông tin và Truyền thông đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11393 gồm 03 phần:

- TCVN 11393-1:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chống chối bỏ - Phần 1: Tổng quan

- TCVN 11393-2:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chống chối bỏ - Phần 2: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật đối xứng

- TCVN 11393-3:2016 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chống chối bỏ - Phần 3: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật phi đối xứng.

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - CHỐNG CHỐI B - PHẦN 2: CÁC CHẾ SỬ DỤNG KỸ THUẬT ĐỐI XỨNG

Information technology - Security techniques - Non-repudiation - Part 2: Mechanisms using symmetric techniques

1. Phạm vi áp dụng

Mục đích của dịch vụ chống chối bỏ là để tạo ra, thu thập, duy trì, sẵn sàng cung cấp và xác nhận bằng chứng liên quan đến một sự kiện hoặc hành động được yêu cầu để giải quyết tranh chấp về việc xảy ra hay không xảy ra sự kiện hoặc hành động. Tiêu chuẩn này cung cấp các mô tả về cấu trúc chung có thể được sử dụng cho các dịch vụ chống chối bỏ, và một số cơ chế liên quan đến trao đổi cụ thể có thể được sử dụng để cung cấp chống chối bỏ nguồn gốc (NRO) và chống chối bỏ việc chuyển phát (NRD). Các dịch vụ chống chối bỏ khác cũng có thể được xây dựng bằng các cấu trúc chung đã được mô tả trong tiêu chuẩn này để đáp ứng các yêu cầu được xác định bởi chính sách an toàn.

Tiêu chuẩn này dựa trên sự tồn tại của bên thứ ba tin cậy để ngăn chặn việc chối bỏ hoặc cáo buộc không trung thực. Thông thường cần có một TTP trực tuyến.

Chống chối bỏ chỉ có thể được cung cấp trong ngữ cảnh một chính sách an toàn được xác định rõ ràng cho một ứng dụng cụ thể và môi trường pháp lý của nó. Các chính sách chống chối bỏ được xác định trong tiêu chuẩn ISO/IEC 10181-4.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

ISO/IEC 9798-1:1997, Information technology - Security techniques - Entity authentication - Part 1: General (ISO/IEC 9798-1:1997, Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Xác thực cho thực thể - Phần 1: Giới thiệu chung).

ISO/IEC 10118 (all parts), Information technology - Security techniques - Hash-functions (ISO/IEC 10118 (toàn tập), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Các hàm băm).

TCVN 11393-1 (ISO/IEC 13888-1), Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chống chối b - Phần 1: Tng quan.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ, định nghĩa trong TCVN 11393-1:2016 và các thuật ngữ, định nghĩa sau.

3.1. Hàm kiểm tra mt mã (cryptographic check function)

Phép biế

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11393-2:2016 (ISO/IEC 13888-2-2010) về Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Chống chối bỏ - Phần 2: Các cơ chế sử dụng kỹ thuật đối xứng

  • Số hiệu: TCVN11393-2:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản