Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 11367-4:2016

ISO/IEC 18033-4:2011

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - THUẬT TOÁN MẬT MÃ - PHẦN 4: MÃ DÒNG

Information technology - Security techniques - Encryption algorithms - Part 4: Stream ciphers

Lời nói đầu

TCVN 11367-4:2016 hoàn toàn tương đương với ISO/IEC 18033-4:2011.

TCVN 11367-4:2016 do Cục Quản lý mật mã dân sự và Kiểm định sản phẩm mật mã biên soạn, Ban Cơ yếu Chính phủ đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 11367 Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã gồm 04 phần:

- TCVN 11367-1:2016 (ISO/IEC 18033-1:2015) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 1: Tổng quan.

- TCVN 11367-2:2016 (ISO/IEC 18033-2:2006) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 2: Mật mã phi đối xứng.

- TCVN 11367-3:2016 (ISO/IEC 18033-3:2010) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 3: Mã khối.

- TCVN 11367-4:2016 (ISO/IEC 18033-4:2011) Công nghệ thông tin - Các kỹ thuật an toàn - Thuật toán mật mã - Phần 4: Mã dòng.

Giới thiệu

Tiêu chuẩn này của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) bao gồm các thuật toán mã dòng. Mã dòng là cơ chế mã hóa sử dụng khóa dòng để mã hóa bản rõ theo cách từng bit hoặc từng khối. Có hai loại mã dòng: mã dòng đồng bộ, trong đó khóa dòng chỉ được tạo ra từ khóa bí mật (và véc tơ khởi tạo) và mã dòng tự đồng bộ, trong đó khóa dòng được tạo ra từ khóa bí mật (và véc tơ khởi tạo). Tiêu chuẩn này của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) mô tả cả hai bộ tạo số giả ngẫu nhiên để sinh ra khóa dòng và hàm đầu ra kết hợp khóa dòng với bản rõ.

Tiêu chuẩn này của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) bao gồm hai hàm đầu ra:

- Hàm đầu ra cộng nhị phân; và

- Hàm đầu ra MULTI-S01.

Tiêu chuẩn này của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) bao gồm năm bộ tạo khóa dòng chuyên dụng:

- Bộ tạo khóa dòng MUGI;

- Bộ tạo khóa dòng SNOW 2.0;

- Bộ tạo khóa dòng Rabbit;

- Bộ tạo khóa dòng Decimv2; và

- Bộ tạo khóa dòng Kcipher-2(K2).

 

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - CÁC KỸ THUẬT AN TOÀN - THUẬT TOÁN MẬT MÃ - PHẦN 4: MÃ DÒNG

Information technology - Security techniques - Encryption algorithms - Part 4: Stream ciphers

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này của bộ TCVN 11367 (ISO/IEC 18033) quy định

a) Hàm đầu ra để kết hợp một khóa dòng với bản rõ,

b) Bộ tạo khóa dòng để sinh khóa dòng, và

c) Định danh đối tượng được gán cho bộ tạo khóa dòng chuyên dụng phù hợp với tiêu chuẩn ISO/IEC 9834.

CHÚ THÍCH 1 Danh sách định danh đối tượng được gán đưa ra trong Phụ lục A.

CHÚ THÍCH 2 Bất kỳ thay đổi nào của đặc tả các thuật toán này làm thay đổi hành vi chức năng sẽ dẫn đến thay đổi đối tượng định danh gán cho thuật toán có liên quan.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

ISO/IEC 18033-1, lnformation technology - Security techniques - Encryption algorithms - Part 1: General

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11367-4:2016 (ISO/IEC 18033-4:2011) về Công nghệ thông tin – Các kỹ thuật an toàn – Thuật toán mật mã – Phần 4: Mã dòng

  • Số hiệu: TCVN11367-4:2016
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2016
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản