TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 10704:2015
YÊU CẦU CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ VẬN HÀNH LUỒNG HÀNG HẢI
National standards for the quality of operation of maritime channels
Tiêu chuẩn này quy định quy trình, tiêu chí chung đánh giá chất lượng của dịch vụ vận hành luồng hàng hải tại Việt Nam.
Tiêu chuẩn này áp dụng đối với cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến công tác quản lý chất lượng và cung cấp dịch vụ vận hành luồng hàng hải tại Việt Nam.
Các tài liệu sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn sau này:
Tiêu chuẩn TCVN 10703:2015 Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển;
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải QCVN 20:2010/BGTVT được ban hành kèm theo thông tư số 17/2010/TT-BGTVT ngày 05 tháng 7 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
3. Thuật ngữ, định nghĩa và từ viết tắt
Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa nêu trong QCVN 20:2010/BGTVT, TCVN 10703:2015 và các thuật ngữ, định nghĩa sau:
- Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải là khái niệm chỉ mức độ đáp ứng trên thực tế của hệ thống báo hiệu hàng hải trên luồng đối với nhu cầu sử dụng của người hành hải. Chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải được đánh giá bằng chỉ số khả dụng của từng báo hiệu và toàn bộ hệ thống báo hiệu trên luồng;
- Luồng hàng hải là phần giới hạn vùng nước được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ khác để bảo đảm an toàn cho hoạt động của tàu biển và các phương tiện thủy khác. Luồng hàng hải bao gồm luồng cảng biển và luồng hàng hải khác;
- Luồng hàng hải một làn là luồng hàng hải được thiết kế chỉ cho phép các phương tiện thủy hành hải tránh hoặc vượt nhau trên luồng tại các vị trí tránh tàu;
- Luồng hàng hải hai làn là luồng hàng hải được thiết kế để các phương tiện thủy hành hải có thể tránh nhau hay vượt nhau trên toàn tuyến luồng;
- Luồng cảng biển là phần giới hạn vùng nước từ biển vào cảng được xác định bởi hệ thống báo hiệu hàng hải và các công trình phụ trợ để bảo đảm cho tàu biển và các phương tiện thủy khác ra, vào bến cảng an toàn;
- Chiều sâu luồng hàng hải là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mực nước số 0 hải đồ đến cao trình mặt đáy luồng tàu;
- Chiều rộng luồng hàng hải là khoảng cách theo phương nằm ngang, vuông góc với đường tim luồng giữa hai đường biên luồng tại cao trình mặt đáy luồng tàu;
- Bán kính cong của luồng hàng hải là bán kính cung tròn của đường tim luồng tại các đoạn luồng cong;
- Độ sâu chạy tàu tính toán của luồng hàng hải là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ mực nước chạy tàu tính toán đến cao trình mặt đáy luồng tàu;
- Mực nước cao thiết kế là mực nước ứng với tần suất 2% trên đường tần suất tích lũy mực nước giờ. Trường hợp đặc biệt, mực nước chạy tàu tính toán và mực nước cao thiết kế do cơ quan có thẩm quyền quy định;
- Bề rộng khoang thông thuyền của cầu là khoảng cách theo phương nằm ngang nhỏ nhất, vuông góc với đường tim luồng giữa hai mép ngoài của trụ, mố trụ cầu hay giữa hai mép ngoài của trụ bảo vệ nơi luồng hàng hải đi qua;
- Tĩnh không thông thuyền dưới cầu là khoảng cách theo phương thẳng đứng từ điểm thấp nhất của đáy dầm cầu trong phạm vi bề rộng khoang thông thuyền đến mực nước cao thiết kế trong phạm vi luồng hàng hải;
- Tĩnh không thông thuyền dưới đường dây điện là phần còn lại của khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ vị trí thấp nhất của đường dây thấp nhất trong phạm vi luồng hàng hải đến mực nước cao thiết kế sau khi trừ đi khoảng cách an toàn theo quy định của ngành điện;
- Độ sâu của công trình ngầm đi qua luồng hàng hải là khoảng cách theo phương thẳng đứng tính từ cao trình đáy luồng tàu thiết kế đến đỉnh trên cùng của kết cấu bảo vệ công trình ngầm;
- Hành lang an toàn của luồng hàng hải l
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Thông tư 17/2010/TT-BGTVT ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 3963/QĐ-BKHCN năm 2015 công bố Tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 20:2010/BGTVT về báo hiệu hàng hải do Bộ Giao thông Vận tải ban hành
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13040:2022 về Hải đồ điện tử - Cấu trúc dữ liệu thủy đạc không gian
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10336:2015 về Khảo sát độ sâu trong lĩnh vực hàng hải - Yêu cầu kỹ thuật
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10703:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành đèn biển
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10704:2015 về Yêu cầu chất lượng dịch vụ vận hành luồng hàng hải
- Số hiệu: TCVN10704:2015
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2015
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực