Hệ thống pháp luật

TCVN 10617:2014

ISO 10713:1992

ĐỒ TRANG SỨC - LỚP PHỦ HỢP KIM VÀNG

Jewellery - Goldl alloy coatings

 

Lời nói đầu

TCVN 10617:2014 hoàn toàn tương đương ISO 10713:1992.

TCVN 10617:2014 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐỒ TRANG SỨC - LỚP PHỦ HỢP KIM VÀNG

Jewellery - Gold alloy coatings

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu chiều dày lớp phủ và độ tinh khiết của vàng của lớp phủ. Đồng thời xác định các thuật ngữ hiện có liên quan đến lớp phủ hợp kim vàng.

Tiêu chuẩn này không áp dụng được cho các vòng tay đồng hồ nếu chúng được gắn vĩnh cửu vào vỏ.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu dưới đây là rất cần thiết đối với việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu có ghi năm công bố, áp dụng phiên bản được nêu. Đối với tài liệu không có năm công bố, áp dụng phiên bản mới nhất kể cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 10310 (ISO 3497), Lớp phủ kim loại - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp quang phổ tia X.

TCVN 10618 (ISO 9220), Lớp phủ kim loại - Đo chiều dày lớp phủ - Phương pháp hiển vi điện tử quét.

ISO 3160-2, Watch cases and accessories - Gold alloy coverings - Part 2: Determination of fineness, thickness and corrosion resistence (Vỏ đồng hồ và phụ kiện - Lớp phủ hợp kim vàng - Phần 2: Xác định độ tinh khiết, chiều dày và độ bền chống ăn mòn).

ISO 3543, Metallic and non-metallic coatings - Measurement of thickness Beta backscatter methods (Lớp phủ kim loại và phi kim loại - Phép do chiều dày - Phương pháp tán xạ ngược Beta).

3. Yêu cầu của chiều dày lớp phủ và các thuật ngữ liên quan

Đồ trang sức với một lớp phủ hợp kim vàng có thể được ký hiệu bằng các thuật ngữ nêu trong Bảng 1 nếu như chiều dày lớp phủ phù hợp với các giá trị được chỉ ra trong bảng này.

CHÚ THÍCH: Yêu cầu lớp phủ này có thể được xác định bởi hàm lượng vàng nguyên chất có liên quan đến khối lượng tổng của vật phẩm. Hàm lượng vàng nguyên chất được xác định theo cách này thường được biểu thị trong giao dịch thương mại đồ trang sức bằng “milième”. Trong các trường hợp này, sự tương quan của lớp phủ với các yêu cầu cần được tính toán sử dụng khối lượng của vật phẩm, giá trị biểu thị bằng milieme, diện tích bề mặt và tỷ khối của vàng nguyên chất. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn này, lớp phủ được xác định bằng milieme, ít nhất phải tương đương với chiều dày nêu trong Bảng 1.

4. Đo chiều dày lớp phủ

Phép đo chiều dày lớp phủ không liên quan đến bất kỳ một phần riêng lẻ nào của một vật phẩm mạ, nhưng liên quan đến toàn bộ lượng vàng nguyên chất cần để tạo ra chiều dày yêu cầu trên toàn bộ diện tích bề mặt vật phẩm.

4.1. Phương pháp cơ sở (phương pháp phá hủy)

Đối với cơ quan trọng tài, phải sử dụng phương pháp hòa tan và phân tích hóa học. Chiều dày trung bình phải được tính toán sử dụng hàm lượng vàng nguyên chất, khối lượng riêng của vàng nguyên chất và diện tích bề mặt.

Nội dung chi tiết phương pháp hòa tan và phân tích hóa học xem trong ISO 3160-2.

4.2. Các phương pháp phụ (phương pháp không phá hủy)

Theo sự thỏa thuận giữa nhà sản xuất và khách hàng,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10617:2014 (ISO 10713:1992) về Đồ trang sức - Lớp phủ hợp kim vàng

  • Số hiệu: TCVN10617:2014
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2014
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản