Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 5855:2017

ĐÁ QUÝ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Gemstones - Terminology and classification

Lời nói đầu

TCVN 5855:2017 thay thế TCVN 5856:1994.

TCVN 5855:2017 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 174, Đồ trang sức biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

ĐÁ QUÝ - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA

Gemstones - Terminology and classification

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định thuật ngữ và phân loại các loại đá quý, đá mỹ nghệ có nguồn gốc vô cơ và hữu cơ được sử dụng làm các vật trang sức (được gọi chung là đá quý).

2  Thuật ngữ và định nghĩa

2.1  Thuật ngữ ngọc học

2.1.1

Đá (Stone)

Vật liệu tự nhiên hoặc sản phẩm nhân tạo dùng trong trang sức hoặc vật thể nghệ thuật ngoại trừ kim loại.

2.1.2

Đá ghép (Composite stone/Assembled stone)

Sản phẩm được ghép một cách nhân tạo (gắn keo hoặc bằng phương pháp khác) từ hai, ba hoặc nhiều thành phần khác nhau. Các thành phần này có thể là đá quý tự nhiên, là các khoáng vật tự nhiên khác, các đá tổng hợp hoặc đá thay thế. Thông thường đá ghép đôi (doublet) gồm 2 phần, một phần có mầu, còn ghép ba (triplet) gồm 3 phần có mầu tạo nên do lớp keo gắn.

2.1.2.1

Ghép đôi (Doublet)

Đá ghép bao gồm hai thành phần ghép lại.

2.1.2.2

Ghép ba (Triplet)

Đá ghép bao gồm ba phần ghép lại với nhau.

2.1.3

Đá nhân tạo (Artificial stone)

Đá nhân tạo là các vật liệu (chủ yếu là kết tinh) hoàn toàn do con người chế tạo ra và không có các vật liệu tương tự trong tự nhiên. Các đá nhân tạo phổ biến nhất là: oxit zirconi lập phương (còn có tên gọi CZ, phianit hoặc djevalit) dùng để thay thế kim cương), GGG (Granat Gadolini Gall - Gadollinium Gallium Garnet), YAG (Granat Nhôm Ytri - Ytrium Aluminium Garnet),... Hầu hết các đá nhân tạo được dùng để thay thế kim cương.

2.1.4

Đá quý (Precious stones, Gemstones)

Các vật liệu vô cơ tự nhiên, trừ kim loại quý, được sử dụng trong lĩnh vực trang sức

2.1.5

Đá quý có các hiệu ứng quang học (Phenomenal gemstones)

2.1.5.1

Hiệu ứng adularia (Adularescence)

Hiện tượng quang học khi viên đá có hiệu ứng gợn sóng màu phớt lam hoặc phớt trắng theo những phương nhất định khi xoay viên đá.

2.1.5.2

Hiệu ứng aventurin (Aventurescence)

Hiện tượng quang học khi viên đá có hiệu ứng phản chiếu chói sáng hoặc có sắc màu đậm từ các tấm hoặc vảy tinh thể nhỏ bên trong khi xoay viên đá.

2.1.5.3

Hiệu ứng ánh sao (Asterism)

Đá mài khum (cabochon) có từ hai hoặc hơn các đường sáng rõ ràng lung linh cắt chéo nhau và cắt qua bề mặt viên đá, hình thành do sự phản xạ ánh sáng từ các bao thể sắp xếp có quy luật bên trong, có tên gọi là đá sao.

2.1.5.4

Hiệu ứng đổi màu (Color change)

Tính chất của các vật liệu thay đổi màu sắc rõ rệt từ màu này sang màu khác khi di chuyển giữa các nguồn sáng khác nhau, như từ nguồn sáng tương đương ánh sáng ban ngày (chỉ số D65 hoặc Nguồn C) sang nguồn sáng tương đương đèn dây tóc (Nguồn A).

2.1.5.5

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5855:2017 về Đá quý - Thuật ngữ và phân loại

  • Số hiệu: TCVN5855:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản