Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 10056:2013

ISO 14930:2012

DA – DA ĐỂ LÀM GĂNG TAY THỜI TRANG – CÁC YÊU CẦU

Leather – Leather for dress gloves – Speccification

Lời nói đầu

TCVN 10056:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 14930:2012.

TCVN 10056:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

DA – DA ĐỂ LÀM GĂNG TAY THỜI TRANG – CÁC YÊU CẦU

Leather – Leather for dress gloves – Speccification

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu, phương pháp lấy mẫu và phương pháp thử cho da thuộc crom và da thuộc phèn nhôm – crom được sử dụng để sản xuất găng tay thời trang.

Tiêu chuẩn này không được áp dụng cho da sơn dương, da cừu, da dê và da thuộc phèn nhôm hoặc da để làm găng tay an toàn hoặc găng tay thể thao.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 7115 (ISO 2419), Da – Điều hòa mẫu thử để xác định tính chất cơ lý;

TCVN 7116 (ISO 2588), Da – Lấy mẫu – Số các mẫu đơn cho một mẫu tổng;

TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu;

TCVN 7121 (ISO 3376), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền kéo đứt và độ dãn dài;

TCVN 7122-2 (ISO 3377-2), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền xé – Phần 2: Xé 2 cạnh;

TCVN 7125 (ISO 3380), Da – Phép thử cơ lý – Xác định độ bền co đến 100 oC;

TCVN 7126 (ISO 4044), Da – Phép thử hóa học – Chuẩn bị mẫu thử hóa;

TCVN 7127 (ISO 4045), Da – Phép thử hóa học – Xác định pH;

TCVN 7130 (ISO 11640), Da – Phương pháp xác định độ bền màu – Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại;

TCVN 7835-B02 (ISO 105-B02), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần B02: Độ bền màu với ánh sáng nhân tạo: Phép thử bằng đèn xenon;

TCVN 10053 (ISO 11641), Da – Phép thử độ bền màu – Độ bền màu với mồ hôi.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

3.1. Da thuộc phèn nhôm

Da thuộc trắng (alum tanned leather, tawed leather)

Da được chuẩn bị riêng với hỗn hợp có thành phần hoạt chất chính là muối nhôm, và thường, có thêm lòng đỏ trứng – phèn nhôm và bột.

CHÚ THÍCH Màu sắc tự nhiên của da là màu trắng.

3.2. Da cừu, da dê (chamois leather)

Da được làm từ da cừu, da dê hoặc da cừu non đã được nạo thịt hoặc từ da cừu hoặc da cừu non có mặt cật được nạo bằng cách mài nhẹ và được thuộc do có sự tham gia của quá trình oxi hóa của dầu cá hoặc dầu động vật biển trong da, bằng sử dụng các dầu (dầu cừu, dê nguyên chất) hoặc trước tiên là alđehyt và sau đó là các dầu (hỗn hợp dầu cừu, dê).

3.3. Da thuộc phèn nhôm-crom (chrome-alum tanned leather)

Trước tiên da được thuộc crom xuyên hết độ dày, sau đó được xử lý hoặc được thuộc với tác nhân thuộc phèn nhôm.

3.4. Da thuộc crom (chrome tanned leather)

Da chỉ được thuộc với muối crom hoặc với muối crom và một lượng nhỏ các tác nhân thuộc khác được sử dụng để hỗ trợ công đoạn thuộc crom, và hàm lượng không đủ để thay đổi đặc tính thuộc crom ban đầu của da.

4. Các yêu cầu

Da để làm găng tay thời trang phải phù hợp với c

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10056:2013 (ISO 14930:2012) về Da - Da để làm găng tay thời trang - Các yêu cầu

  • Số hiệu: TCVN10056:2013
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2013
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 13/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản