Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
DA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -
ĐỘ BỀN MÀU VỚI CÁC CHU KỲ CHÀ XÁT QUA LẠI
Leather - Tests for colour fastness
Colour fastness to cycles of to-and-fro rubbing
Lời nói đầu
TCVN 7130 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 11640 : 1993.
TCVN 7130 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 120 "Sản phẩm da" Biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành;
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
DA - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN MÀU -
ĐỘ BỀN MÀU VỚI CÁC CHU KỲ CHÀ XÁT QUA LẠI
Leather - Tests for colour fastness
Colour fastness to cycles of to-and-fro rubbing
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định tính chất của bề mặt da khi chà xát với nỉ.
CHÚ THÍCH 1: Trong thời gian thử, miếng nỉ có thể bị nhiễm màu ở một mức độ nhất định do bị truyền chất màu, ví dụ như chất hoàn thiện bề mặt, thuốc màu, thuốc nhuộm hoặc chất bụi đánh bóng. Màu và bề mặt của da có thể thay đổi.
TCVN 5466 : 2002 (ISO 105-A02 : 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu.
TCVN 5467 : 2002 (ISO 105-A03 : 1993), Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
TCVN 7115 : 2002 (ISO 2419 : 1972), Da - Điều hòa mẫu để xác định tính chất cơ lý.
TCVN 4851 : 1989 (ISO 3696 : 1987), Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm - Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử.
ISO 9073-2 : 1989, Textiles - Tests methods for nonwovens - Part 2: Determination of thickness (Vật liệu dệt - Phương pháp thử đối với vải không dệt - Phần 2: Xác định độ dày).
ISO 11641 : 1993, Leather - Tests for colour fastness - Colour festness to prespiration (Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với mồ hôi).
Bề mặt mẫu da được thử bằng cách dùng các miếng nỉ len chuẩn chà xát dưới một áp lực cho trước với một số lần chuyển động qua lại cho trước.
Sự thay đổi màu của các miếng nỉ và da được đánh giá bằng thang màu xám. Mọi thay đổi nhìn thấy hoặc hư hại bề mặt của da cũng cần được báo cáo.
4.1. Máy thử độ bền chà xát, bao gồm các bộ phận như quy định trong 4.1.1 đến 4.1.3 và thiết bị lựa chọn như mô tả trong 4.1.4.
4.1.1. Một thiết bị chịu tải, bao gồm:
a) Một chân đế kim loại hoàn toàn phẳng, nằm ngang;
b) Một bộ phận giữ nằm xiết chặt da vào chân đế, để hở ra 80 mm;
c) Một thiết bị giúp mẫu da có thể dãn tuyến tính tối thiểu 20 % theo hướng chà xát.
4.1.2. Một cái chốt khối lượng 500 g ± 25 g, có thể tháo ra được, có thể gắn cố định chắc chắn tại chỗ cùng với:
a) Một tấm nền kích thước 15 mm x 15 mm;
b) Một thiết bị để gắn miếng nỉ len (xem 4.2) lên tấm nền;
c) Một thanh khối lượng 500 g ± 10 g để chất tải lên chốt đến khối lượng toàn bộ 1 kg;
d) Phương tiện để hạ thấp chốt với tấm nền phẳng đến gần mẫu thử.
4.1.3. Thiết bị để dẫn động chốt qua lại với một khoảng cách đi được là 35 mm đến 40 mm ở tấn số 40 chu trình/min ± 2 chu trình/min đối với một chuyển động qua lại hoàn thiện.
4.1.4. Các thiết bị thích hợp, nhưng không thiết yếu như:
a) Thiết bị điều chỉnh vị trí của chốt tại các góc vuông theo hướng chà xát, sao cho có thể sử dụng được hai hay ba vị trí để chà xát trên một miếng da;
b) Một động cơ để dẫn động chốt đi lại (xem 4.1.3);
c) Phương tiện để chọn trước số chu kỳ đã cho.
4.2. Vật liệu chà xát, các miếng nỉ len màu trắng hoặc đen, kích thước 15 mm x 15 mm cắt ra từ một tấm nỉ len sạch đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật sau:
- Độ pH của một chất chiết thu được bằng cách lắc trộn 5 g nỉ với 200 ml nước khử khoáng (4.5)
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Quyết định 06/2002/QĐ-BKHCN về Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và công nghệ ban hành
- 3Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4851:1989 (ISO 3696-1987) về nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7535-1:2010 (ISO/TS 17226-1 : 2008) về Da - Xác định hàm lượng Formaldehyt bằng phương pháp hóa học - Phần 1: Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5466:2002 (ISO 105-A02 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5467:2002 (ISO 105-A03 : 1993) về Vật liệu dệt - Phương pháp xác định độ bền màu - Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7130:2002 (ISO 11640 : 1993) về Da - Phương pháp xác định độ bền màu - Độ bền màu với các chu kỳ chà xát qua lại chuyển đổi năm 2008 do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7130:2002
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/11/2002
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra