DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI MỒ HÔI
Leather – Tests for colour fastness – Colour fastness to perspiration
Lời nói đầu
TCVN 10053:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 11641:2012
TCVN 10053:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 120 Sản phẩm da biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
DA – PHÉP THỬ ĐỘ BỀN MÀU – ĐỘ BỀN MÀU VỚI MỒ HÔI
Leather – Tests for colour fastness – Colour fastness to perspiration
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền màu với mồ hôi của tất cả các loại da ở tất cả các công đoạn của quá trình xử lý. Phương pháp này đặc biệt áp dụng cho da để làm găng tay, da để làm quần áo và các loại da lót cũng như da để làm mũ giầy của giầy không có lót.
Phương pháp này sử dụng dung dịch mồ hôi nhân tạo để mô phỏng ảnh hưởng của mồ hôi của người. Do mồ hôi ở từng người khác nhau, nên không thể xây dựng một phương pháp áp dụng được cho tất cả, nhưng dung dịch mồ hôi nhân tạo kiềm được quy định trong tiêu chuẩn này sẽ cho kết quả tương ứng với mồ hôi tự nhiên trong hầu hết các trường hợp.
CHÚ THÍCH: Nói chung, khi mới toát ra, mồ hôi người là axit yếu. Sau đó vi khuẩn sẽ làm thay đổi mồ hôi, pH thường trở thành kiềm yếu (pH 7,5 đến 8,5). So với mồ hôi axit, mồ hôi kiềm được xem là có ảnh hưởng lớn hơn trên da được nhuộm màu. Do đó, đối với da được nhuộm màu, dung dịch mồ hôi kiềm được sử dụng để mô phỏng hầu hết các điều kiện yêu cầu gặp phải trong thực tế.
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 4536 (ISO 105-A01), Vật liệt dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A01: Quy định chung
TCVN 4851:1999, Nước dùng để phân tích trong phòng thí nghiệm – Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp thử
TCVN 5466 (ISO 105-A02), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A02: Thang màu xám để đánh giá sự thay đổi màu
TCVN 5467 (ISO 105-A03), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần A03: Thang màu xám để đánh giá sự dây màu
TCVN 7117 (ISO 2418), Da – Phép thử hóa, cơ lý và độ bền màu – Vị trí lấy mẫu
TCVN 7835-E04, (ISO 105-E04), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần E04: Độ bền màu với mồ hôi
TCVN 7835-F01 (ISO 105-F01), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F01: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng len
TCVN 7835-F02 (ISO 105-F02), Vật liệu dệt – Phương pháp xác định độ bền màu – Phần F02: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng bông và visco
TCVN 7835-F03 (ISO 105-F03), Vật liệu dệt – Phương pháp thử độ bền màu – Phần F03: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyamit;
TCVN 7835-F04 (ISO 105-F04), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần F04: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng polyeste
TCVN 7835-F05 (ISO 105-F05), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần F05: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng acrylic
TCVN 7835-F06 (ISO 105-F06), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần F06: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng tơ tằm
TCVN 7835-F07 (ISO 105-F07), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần F07: Yêu cầu kỹ thuật cho vải thử kèm bằng axetat hai lần
TCVN 7835-F10 (ISO 105-F10), Vật liệu dệt – Phép thử độ bền màu – Phần F10: Y
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10053:2013 (ISO 11641:2012) về Da - Phép thử độ bền màu - Độ bền màu với mồ hôi
- Số hiệu: TCVN10053:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực