Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

58 TCN 20-74

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP XÂY DỰNG NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TÀU CÁ

1. Tiêu chuẩn này quy định nội dung và phương pháp xây dựng nhiệm vụ thiết kế của tất cả các loại tàu dùng trong ngành thủy sản.

2. Bản nhiệm vụ thiết kế tàu là văn bản kỹ thuật quan trọng trong các giai đoạn thiết kế, nội dung của nó là cơ sở để tiến hành các giai đoạn thiết kế sau và là quyết định hiệu quả kinh tế và tính năng kỹ thuật của sản phẩm tàu cần thiết kế.

3. Khi xây dựng nhiệm vụ thiết kế trước hết cần phải dựa vào chủ trương, phương hướng phát triển của ngành và đi sâu nghiên cứu, phân tích các mặt sau đây đối với loại tàu cần thiết kế:

a. Đặc điểm ngư trường, nguồn lợi và đối tượng đánh bắt.

b. Công cụ và phương pháp đánh bắt

c. Hình thức tổ chức sản xuất và đội tàu

d. Điều kiện bến cảng: cơ sở hậu cần, cơ sở đóng, sửa chữa cung cấp nguyên vật liệu, trang thiết bị v.v….

e. Tài liệu tổng kết các mặt kinh tế, kỹ thuật của những tàu đã được sử dụng.

g. Những tiến bộ kỹ thuật trong và ngoài nước.

4. Trên cơ sở các vấn đề nói ở điều 3 tiến hành xây dựng nhiệm vụ thiết kế sơ bộ để làm cơ sở cho thiết kế tiền sơ bộ. Trong thiết kế tiền sơ bộ lập ra các phương án và cuối cùng chọn ra một phương án tốt nhất để làm cơ sở cho việc xây dựng nhiệm vụ thiết kế.

5. Nội dung chủ yếu của bản nhiệm vụ thiết kế gồm các phần sau đây:

(1). Loại và công dụng tàu:

Về loại tàu phải ghi rõ: Tàu máy hay tàu buồm (nói rõ mức độ sử dụng máy và buồm).

Về công dụng tàu phải nêu rõ: Công dụng, phương pháp đánh bắt, hình thức tổ chức đội tàu sản xuất (độc lập, phối hợp) mức độ và phương pháp bảo quản, chế biến cá (ướp muối, đá, đông).

Kiến trúc, hình dáng tàu cần thiết kế (vị trí thượng tầng và buồng máy, số lượng boong, kiểu mũi và đuôi tàu, cột buồm …)

Vật liệu đóng thân tàu (thép, gỗ, xi măng lưới thép, vỏ gỗ bọc kim loại, khung thép vỏ gỗ …).

(2). Vùng hoạt động:

Phải ghi rõ tên vùng biển, cảng đậu, khoảng cách từ ngư trường đến cảng đậu và đến bờ biển, một số đặc điểm chính cần thiết như sóng gió hải lưu.

(3). Quy phạm và tiêu chuẩn đóng tàu:

Phải nêu rõ cấp tàu theo quy phạm, tiêu chuẩn nào.

(4). Lượng chở:

Cần nêu rõ lượng trọng tải chung, lượng chở cá (tấn), dung tích các khoang chở (m3), tỷ dung hàng chở trong khoang (T/m3), nếu như kích thước chính của tàu không quy định trong nhiệm vụ thiết kế.

(5). Loại hàng cần chở:

Cần ghi rõ loại hàng gì, nếu là cá thì cần ghi rõ cách chứa cá (bằng thùng, để rải, phân ô …); Tỷ lệ cá đá và cá muối nếu cá ướp muối và ướp đá.

(6). Số người và cách bố trí:

Cần nêu rõ số lượng người trên tàu cùng cấp bậc. Ghi rõ yêu cầu về bố trí ăn ở (giường một, giường đôi, sạp tập thể, buồng riêng, tủ, bàn …), yêu cầu cụ thể nếu kích thước chính của tàu không quy định trong bản nhiệm vụ thiết kế.

(7). Kích thước chính hoặc từng phần cấu thành của tàu:

Phần này có thể cho chính xác hoặc sơ bộ hoặc ghi là do thiết kế tự chọn. Cần chú ý đến hạn chế chiều chìm (mớn nước) và có khi cả chiều rộng B.

(8). Tốc độ của tàu:

Cần phải ghi rõ tốc độ tự do trong nước tĩnh (hl/h), tốc độ kéo lưới với cỡ lưới đã định (cần ghi rõ sức cản của loại lưới đó ở các tốc độ yêu cầu) nếu công suất máy chính không quy định trong bản nhiệm vụ thiết kế mà chỉ quy định lượng chở.

Chú thích: Nếu công suất máy chính cho trước, yêu cầu tốc độ cần thiết thì lượng chở trong bản nhiệm vụ thiết kế không được cho cụ thể.

(9). Số ngày đi biển liên tục trong một chuyến.

(10). Ổn tính:

Cần ghi rõ phải đảm bảo ổn định theo quy phạm vào đối với tàu cấp mấy.

(11). Tính chống chìm:

Nếu không có yêu cầu gì đặc biệt thì ghi là theo yêu cầu của quy phạm nào.

(12).

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 58 TCN 20:1974 về nội dung và phương pháp xây dựng nhiệm vụ thiết kế tàu cá

  • Số hiệu: 58TCN20:1974
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 01/01/1974
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản