Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN NGÀNH

28TCN 135:1999

TÀU CÁ - ÐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO AN TOÀN VỆ SINH THỰC PHẨM

Fishing vessel - Conditions for food safety

LỜI NÓI ĐẦU :

28 TCN 135 :1999 'Tàu cá - Điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm 'do Vụ Khoa học Công nghệ đề nghị và biên soạn, Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số : 664/1999/QÐ-BTS ngày 30 tháng 9 năm 1999.

1 Ðối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định những điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh trên các tàu đánh bắt, xử lý, bảo quản và vận chuyển thuỷ sản dùng làm thực phẩm (dưới đây gọi tắt là tàu cá)

2 Quy định đối với tàu cá

2.1 Yêu cầu về kết cấu và bố trí trên tàu cá

2.1.2 Tàu cá phải có kết cấu thuận tiện cho việc tiếp nhận, xử lý, bảo quản thuỷ sản, dễ làm vệ sinh và khử trùng.

2.1.2 Các khu vực tiếp nhận, xử lý và bảo quản thuỷ sản phải được bố trí ngăn cách với các khu vực khác có thể gây nhiễm cho thuỷ sản như : buồng máy, khu vực dành cho thuỷ thủ đoàn, khu vệ sinh, các đường dẫn nước thải ...

2.2 Yêu cầu về cấu trúc, vật liệu của bề mặt tiếp xúc trực tiếp với thuỷ sản

2.2.1 Sàn tàu

a. Ðược làm bằng vật liệu cứng, chắc, không độc;

b. Phẳng, kín, không trơn trượt;

c. Dễ làm vệ sinh, khử trùng;

d. Ðảm bảo thoát nước tốt.

2.2.2 Hầm chứa của tàu

a. Có giàn giá đỡ di chuyển được, thoát nước tốt, khoảng cách giữa hai giá đỡ không lớn hơn 0,8m;

b. Mặt trong của hầm chứa tiếp xúc với thuỷ sản được làm bằng vật liệu nhẵn, không gỉ, không độc, không thấm nước, dễ cọ rửa và khử trung;

c. Ðược thiết kế đảm bảo nước đã tan không bị đọng lại gây nhiễm bẩn thuỷ sản;

d. Vách ngăn sát với buồng máy hoặc với các đường ống dẫn khí thải, đường dẫn nước nóng phải được cách nhiệt tốt.

2.2.3 Dụng cụ chứa thuỷ sản

a. Ðược làm bằng vật liệu chống ăn mòn, không độc;

b. Có bề mặt nhẵn, không ngấm nước, dễ làm vệ sinh và khử trùng;

c. Ðược bọc cách nhiệt và có nắp đậy khi cần thiết;

d. Có cấu trúc chắc chắn để khi chồng lên nhau không làm dập nát thuỷ sản;

đ. Có lỗ thoát nước đá tan ở đáy;

e. Thường xuyên được giữ gìn sạch sẽ, hợp vệ sinh.

2.3 Yêu cầu về thiết bị, dụng cụ

2.3.1 thiết bị cấp đông, làm lạnh (đối với những tàu có thiết bị cấp đông)

a. Phải có công suất đủ mạnh để nhiệt độ sản phẩm đạt tới nhiệt độ đóng bắn càng nhanh càng tốt.

b. Nếu sử dụng thiết bị có dùng nước muối để làm lạnh, thì thiết bị lành và khấy phải đủ công suất để duy trì nhiệt độ của thủy sản theo quy định. Nước muối phải được thay mới trước mỗi chuyến biển.

c. Chỉ được pép sử dụng các tác nhân lạnh bay hơi tiếp súc trực tiếp với thủy sản là : không khí, nitơ lỏng, điôxyt cacbon rắn.

2.3.2 Kho bảo quản lạnh

a. Được cách nhiệt tốt; làm bằng vật liệu bền, nhẵn, không thấm nước và không gỉ.

b. Thiết bị làm lạnh phải có công suất đủ mạnh để giữ thủy sản trong kho ở nhiệt độ bảo quản thích hợp và ổn định.

c. Có nhiệt kế tự ghi đặt ở nơi dễ đọc. Nếu không có nhiệt kế tự ghi, phải theo dõi nhiệt độ của kho với tần suất 2 giờ/lần trong trường hợp bình thường và 30 phút/lần trong trường hợp có sựcố. Bộ cảm nhiệt được đặt ở nơi có nhiệt độ cao nhất trong kho.

2.3.3 Máy xay đá

a. Có kết cấu thích hợp, dễ làm vệ sinh;

b. Được làm bằng vật liệu bền, không gỉ và không gây nhiễm độc cho thủy sản.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn ngành 28TCN 135:1999 về tàu cá - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành

  • Số hiệu: 28TCN135:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
  • Ngày ban hành: 30/09/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Thuỷ sản
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản