TIÊU CHUẨN NGÀNH
10TCN 776:2006
TIÊU CHUẨN RAU QUẢ SẢN PHẨM RAU QUẢ - XÁC ĐỊNH pH
Tiêu chuẩn này hoàn toàn tương đương với ISO 1842:1991
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp điện thế để đo pH của các sản phẩm rau quả.
2. Nguyên tắc
Đo sự chênh lệch điện thế giữa 2 điện cực ngâm trong dung dịch mẫu thử.
3. Dụng cụ
Sử dụng các dụng cụ thí nghiệm thông thường và đặc biệt như sau :
3.1. Máy đo pH, với đơn vị của thang chia là 0,05pH hoặc nhỏ hơn càng tốt
Nếu máy không có bộ hiệu chỉnh nhiệt độ thì có thể áp dụng phép đo ở 200C.
3.2. Điện cực (có thể thay thế bằng 3.3)
3.2.1. Điện cực thuỷ tinh
Có thể sử dụng các điện cực thuỷ tinh với hình dạng khác nhau. Các điện cực được bảo quản trong nước.
3.2.2. Điện cực calomel có chứa dung dịch kali clorua (KCl) bão hoà.
Bảo quản điện cực calomel theo chỉ dẫn của nhà sản xuất. Nếu không có thì có thể bảo quản trong dung dịch kali clorua bão hoà.
3.3. Hệ thống điện cực liên kết (có thể thay thế bằng 3.2)
Điện cực calomel và điện cực thuỷ tinh có thể lắp ráp vào hệ thống điện cực liên kết. Bảo quản hệ thống này trong nước. Mức dung dịch kali clorua bão hoà trong điện cực calomel phải trên mức nước.
4. Chuẩn bị mẫu thử
4.1. Sản phẩm dạng lỏng và sản phẩm dễ lọc (ví dụ: nước quả ép, các dung dịch từ quả ngâm nước đường, dầm hoặc muối, các dịch lên men,...).
Trộn mẫu thí nghiệm cẩn thận cho tới khi đồng nhất.
4.2. Sản phẩm dạng đặc, dạng sệt và các sản phẩm khó tách phần chất lỏng, như: xi - rô, mứt, rau quả nghiền nhừ (pure), thạch...
Trộn một phần mẫu thí nghiệm và nghiền, nếu cần có thể dùng máy nghiền hoặc cối. Nếu sản phẩm thu được vẫn còn quá đặc thì thêm một lượng nước cất tương đương và trộn kỹ trong máy nghiền hoặc cối giã.
4.3. Sản phẩm đông lạnh
Làm rã đông sản phẩm, loại bỏ sạn và vỏ cứng của hạt. Tiến hành tiếp như mô tả ở 4.1 hay 4.2.
4.4. Sản phẩm đã sấy khô
Cắt một phần mẫu thí nghiệm thành những miếng nhỏ, loại bỏ sạn và vỏ cứng của hạt, cho vào cốc thuỷ tinh, thêm nước cất với số lượng bằng 2-3 lần lượng mẫu (hoặc có thể thêm nhiều hơn cho tới khi vừa đủ) đun nóng dung dịch trong bình cách thủy trong 30 phút khuấy đều bằng đũa thuỷ tinh. Sau đó nghiền sản phẩm bằng máy nghiền hoặc cối.
4.5. Các sản phẩm tươi bao gồm thể rắn và thể lỏng riêng biệt.
Tiến hành như 4.2
5. Tiến hành
5.1. Mẫu thử
Từ mẫu thí nghiệm đã chuẩn bị (mục 4) lấy một lượng mẫu thử vừa đủ để nhúng các điện cực tuỳ theo dụng cụ sử dụng.
5.2. Hiệu chuẩn máy đo pH
Hiệu chuẩn máy đo pH bằng cách sử dụng dung dịch đệm (xem mục 7) đã biết chính xác pH và có pH gần như pH của mẫu thử tại nhiệt độ khi thực hiện phép đo. Để phép đo được chính xác, bù cho sự suy giảm độ nhạy của các điện cực (do thời gian sử dụng đã lâu) dùng 2 dung dịch đệm để hiệu chuẩn máy đo pH. Một trong các dung dịch đệm có pH gần tới điểm 0 của máy đo pH.
Nếu máy đo pH không có hệ thống hiệu chỉnh nhiệt độ, thì nhiệt độ của dung dịch đệm
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn ngành 10TCN 776:2006 về tiêu chuẩn rau quả - Sản phẩm rau quả - Xác định pH
- Số hiệu: 10TCN776:2006
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn ngành
- Ngày ban hành: 01/01/2006
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định