Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2002/TT-BNN | Hà Nội, ngày 12 tháng 08 năm 2002 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Thực hiện các quy định tại điều 104 chương IX của Bộ luật Lao động quy định " người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được bồi dưỡng bằng hiện vật, được hưởng chế độ ưu đãi về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định của pháp luật"; Bộ Nông nghiệp và PTNT hệ thống lại bảng danh mục quy định những công việc được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật trong ngành và được Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội thoả thuận và ban hành Quyết định số 558/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/5/2002 về danh mục nghề, công việc được hưởng bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành Nông nghiệp và PTNT.
Theo tinh thần Thông tư liên tịch số 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT ngày 17/3/1999; để thống nhất thực hiện Bảng danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật kèm theo Quyết định số 558/2002/QĐ-BLĐTBXH ngày 10/5/2002, Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG.
1. Đối tượng: người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp, các Chi cục BVTV, Chi cục Thú y, Chi cục Phát triển Lâm nghiệp, Chi cục Kiểm lâm ở các địa phương, nếu có chức danh nghề, công việc và các Điều kiện lao động giống như trong Quyết định số 558/2002/QĐ-BLĐTBXH thì cũng được áp dụng Thông tư này.
2. Điều kiện: người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề, công việc độc hại, nguy hiểm theo danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc độc hại nguy hiểm đã được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành tại các Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996, Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26/12/1996, Quyết định số 190/LĐTBXH-QĐ ngày 3/3/1999, Quyết định số 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ngày 26/12/2000.
3. Mức bồi dưỡng: tổng số nghề và công việc được hưởng chế độ bồi dưỡng hiện vật là 177 nghề, được chia làm 4 mức tính theo định suất và có giá trị bằng tiền như sau:
Mức 4: có 2 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 6.000 đồng/xuất/người
Mức 3: có 7 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 4.500 đồng/xuất/người
Mức 2: có 83 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 3.000 đồng/xuất/người
Mức1: có 85 nghề, giá trị bồi dưỡng bằng 2.000 đồng/xuất/người
1. Chế độ bồi dưỡng hiện vật là một trong 5 nội dung của công các bảo hộ lao động và không nằm trong chế độ tiền lương, do đó các đơn vị phải thực hiện nghiêm túc việc lập và duyệt kế hoạch BHLĐ hàng năm (trong đó có kế hoạch bồi dưỡng hiện vật ) theo phân cấp của Bộ
2. Tổ chức bồi dưỡng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, không được trả bằng tiền, không được đưa vào đơn giá tiền lương.
3. Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố độc hại, nguy hiểm từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc được hưởng cả định xuất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì chỉ được hưởng nửa định xuất bồi dưỡng. Trong trường hợp phải làm thêm giờ thì chế độ bồi dưỡng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.
4. Kinh phí chi trả cho chế độ bồi dưỡng hiện vật đối với các đơn vị sản xuất- kinh doanh được hoạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc chi phí lưu thông; đơn vị cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên; đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.
1. Bảng danh mục chỉ quy định trong phạm vi ngành nghề nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi; các nghề khác như cơ khí, vận tải, xây dựng,... được áp dụng theo quy định của Bộ LĐTBXH đối với các ngành hữu quan. Bảng danh mục còn chia theo mức bồi dưỡng để tiện cho việc quản lý và sử dụng.
2. Những cơ sở có tổ chức ăn giữa ca, ca 3 thì nên ghép xuất ăn bồi dưỡng hiện vật vào bữa ăn nói trên để tăng chất lượng, tiện quản lý và đỡ lãng phí thời gian.
3. Trong trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như : làm việc lưu động, phân tán, ít người... thì người sử dụng lao động phải cấp hiện vật để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định và người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện.
4. Bồi dưỡng hiện vật chỉ là biện pháp hỗ trợ, do đó các đơn vị cần có các biện pháp tích cực cải thiện điều kiện lao động, trang bị phòng hộ để hạn chế tới mức thấp nhất các yếu tố tác hại do nghề nghiệp gây ra.
5. Hàng năm, nếu các đơn vị có nhu cầu bổ sung thêm ngành nghề nặng nhọc, độc hại có thể mời các Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc các cơ quan khác đã được Bộ Y tế chấp thuận, tổ chức đo môi trường lao động. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh cho người thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường. Nếu các kết quả đo môi trường vượt quá tiêu chuẩn vệ sinh cho phép của Bộ Y tế thì đơn vị phải có văn bản gửi lên cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xem xét để trình Bộ giải quyết. Các đơn vị không tự đề ra các quy định bổ sung, sửa đổi về đối tượng cũng như mức bồi dưỡng.
6. Các Cục: Bảo vệ thực vật, Thú y, Phát triển lâm nghiệp, Kiểm lâm có trách nhiệm hướng dẫn các Chi cục thi hành Thông tư này.
7. Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế cho tất cả các văn bản thoả thuận trước đây về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật thuộc Bộ Công nghiệp thực phẩm, Bộ Lương thực, Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi .
Trong quá trình thực hiện nếu có gì khó khăn vướng mắc đề nghị các đơn vị phản ánh kịp thời về Bộ (Vụ Chính sách nông nghiệp và PTNT) để nghiên cứu, giải quyết./.
KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP |
- 1Công văn số 1072/LĐTBXH-ATLĐ ngày 07/04/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thoả thuận chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
- 2Công văn về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các đối tượng làm việc trong điều kiện độc hại
- 3Thông tư liên bộ 12-TT/LB năm 1981 thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, nhân viên làm việc trong các ngành nghề đặc biệt có hại đến sức khoẻ do Bộ Lao động-Bộ Y tế - Bộ Nội thương - Bộ Tài chính ban hành
- 1Công văn số 1072/LĐTBXH-ATLĐ ngày 07/04/2004 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc thoả thuận chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật
- 2Bộ luật Lao động 1994
- 3Quyết định 915/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặt biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn về chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các đối tượng làm việc trong điều kiện độc hại
- 5Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Quyết định 1453/LĐTBXH-QĐ về ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Thông tư liên bộ 12-TT/LB năm 1981 thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, nhân viên làm việc trong các ngành nghề đặc biệt có hại đến sức khoẻ do Bộ Lao động-Bộ Y tế - Bộ Nội thương - Bộ Tài chính ban hành
- 8Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 9Quyết định 1580/2000/QĐ-BLĐTBXH ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm của Bộ trưởng Bộ Lao dộng Thương binh và Xã hội
- 10Quyết định 558/2002/QĐ-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc được hưởng chế độ bằng hiện vật cho người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 71/2002/TT-BNN hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại của ngành Nông nghiệp và PTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 71/2002/TT-BNN
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/08/2002
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Cao Đức Phát
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 45
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra