Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI-BỘ Y TẾ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT

Hà Nội , ngày 17 tháng 3 năm 1999

 

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

CỦA BỘ BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI, BỘ Y TẾ SỐ 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT NGÀY 17 THÁNG 3 NĂM 1999 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰ NG HIỆN VẬT ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TRONG ĐIỀU KIỆN CÓ YẾU TỐ NGUY HIỂM, ĐỘC HẠI

Căn cứ Điều 104 của Bộ luật Lao động và điều 8 của Nghị định số 06/CP ngày 20/01/1995 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính tại công văn số 511TC/ CSTC ngày 30 tháng 1 năm 1999, của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam và các Cơ quan có liên quan, Liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Y Tế hướng dẫn thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại như sau:

I- ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG:

Đối tượng được bồi dưỡng bằng hiện vật là người lao động kể cả học sinh, sinh viên thực tập hay học nghề, tập nghề làm việc trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:

- Các doanh nghiệp Nhà nước;

- Các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác;

- Các tổ chức cá nhân có sử dụng lao động để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh;

- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao;

- Các cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức Quốc tế tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam;

- Các đơn vị sự nghiệp, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân, lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân;

- Cơ quan hành chính, sự nghiệp;

- Các cơ quan tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể nhân dân;

- Người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam đều thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này, trừ trường hợp điều ước Quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định khác.

II. ĐIỀU KIỆN VÀ MỨC BỒI DƯỠNG

1. Điều kiện bồi dưỡng hiện vật:

Người lao động làm việc thuộc các chức danh nghề công việc độc hại nguy hiểm theo danh mục nghề,công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm Nhà nước ban hành mà có các điều kiện sau đây thì được xét để hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật:

a/ Môi trường có một trong các yếu tố nguy hiểm, độc hại không đạt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ Y tế:

+ Nhóm yếu tố vật lí: Vi khí hậu, ồn, rung, áp suất, điện từ trường, ánh sáng, bức xạ ion và không ion, laze... ;

+ Nhóm các yếu tố hoá học : Hoá chất độc, hơi độc, khí độc, bụi độc...

b/ Trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm bởi các loại vi sinh vật gây bệnh cho người.

2. Mức bồi dưỡng:

Bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức sau:

Mức 1, có giá trị bằng 2000 đồng;

Mức 2, có giá trị bằng 3000 đồng;

Mức 3, có giá trị bằng 4500 đồng;

Mức 4, có giá trị bằng 6000 đồng.

III- NGUYÊN TẮC:

1- Việc chăm lo sức khoẻ, phòng chống bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động cho người lao động là trách nhiệm của người sử dụng lao động, chủ yếu bằng các biện pháp kỹ thuật để cải thiện điều kiện lao động, tăng cường các thiết bị an toàn và vệ sinh lao động, nhưng do chưa khắc phục được hết các yếu tố độc hại ; Người sử dụng lao động phải tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật cho người lao động để ngăn ngừa bệnh tật và bảo đảm sức khoẻ cho người lao động.

2- Việc tổ chức bồi dưỡng bằng hiện vật phải thực hiện trong ca làm việc, đảm bảo thuận tiện và vệ sinh; Không được trả bằng tiền; Không được đưa vào đơn giá tiền lương.

Trường hợp do tổ chức lao động không ổn định, không thể tổ chức bồi dưỡng tập trung tại chỗ được như làm việc lưu động, phân tán, ít người, ... người sử dụng lao động phải cấp hiện vật cho nguời lao động để người lao động có trách nhiệm tự bồi dưỡng theo quy định. Trường hợp này, người sử dụng lao động phải thường xuyên kiểm tra việc thực hiện của người lao động và đăng ký với Sở Lao động -Thương binh và Xã hội địa phương.

3- Người lao động làm việc trong môi trường có yếu tố nguy hiểm, độc hại từ 50% thời gian tiêu chuẩn trở lên của ngày làm việc thì được hưởng cả định suất bồi dưỡng, nếu làm dưới 50% thời gian tiêu chuẩn của ngày làm việc thì được hưởng nửa định suất bồi dưỡng

Trong trường hợp phải làm thêm giờ, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cũng được tăng lên tương ứng với số giờ làm thêm.

4- Người lao động làm việc trong các ngành, nghề đặc thù được hưởng chế độ ăn định lượng ban hành kèm theo quyết định số 611/TTg ngày 24/9/1996 của Thủ tướng Chính phủ , sẽ không được hưởng các mức bồi dưỡng theo Thông tư này.

5- Đối với các chức danh nghề, công việc trước đây đã được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thỏa thuận theo quy định của Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế thì thực hiện chuyển đổi mức như sau:

Mức 1 cũ sang mức 1 mới;

Mức 2 cũ sang mức 2 mới;

Mức 3, 4 cũ sang mức 3 mới;

Trong khi thực hiện chuyển đổi từ mức cũ sang mức mới, nếu có trường hợp bất hợp lý thì gửi văn bản đề nghị Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế xem xét và thỏa thuận theo quy định tại điểm 2 mục IV.

- Mức 4 mới chỉ áp dụng đối với các nghề, công việc mà môi trường lao động có các yếu tố đặc biệt độc hại, nguy hiểm.

6- Chi phí bồi dưỡng bằng hiện vật đối với đơn vị sản xuất, kinh doanh... được hạch toán vào giá thành sản phẩm hoặc phí lưu thông; đối với cơ quan hành chính sự nghiệp tính vào chi phí thường xuyên ; đối với các đối tượng là học sinh, sinh viên thực tập, học nghề, tập nghề...thuộc cơ quan nào quản lý thì cơ quan đó cấp kinh phí.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1- Trách nhiệm của người sử lao động trong các đơn vị, doanh nghiệp dụng:

a/ Giáo dục, tuyên truyền mục đích ý nghĩa của chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật, phổ biến nội dung thông tư và quy định của đơn vị về việc thực hiện chế độ này đến người lao động.

b/ Y tế cơ sở căn cứ vào kết quả đo môi trường lao động hàng năm của các nghề, công việc cụ thể có trách nhiệm giúp người sử dụng lao động quy định cơ cấu hiện vật dùng để bồi dưỡng phù hợp với việc thải độc và tăng cường sức đề kháng của cơ thể như: Đường, sữa, trứng, chè, hoa quả, bánh... ứng với các mức bồi dưỡng quy định tại khoản 2 mục II nói trên.

c/ Tổ chức chu đáo việc bồi dưỡng, đảm bảo người lao động được hưởng bồi dưỡng đầy đủ đúng chế độ.

2- Trách nhiệm của các Bộ, ngành và địa phương:

a/ Tổ chức hướng dẫn triển khai các quy định của Thông tư đến các đơn vị, doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý.

b/ Căn cứ vào đề nghị của các đơn vị, doanh nghiệp thuộc quyền quản lý và kết quả đo, đánh giá các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc hàng năm của cơ quan y tế, tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng hiện vật gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế để xem xét, quyết định theo quy định sau:

- Biểu tổng hợp các chức danh nghề, công việc cần thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật của ngành, địa phương theo mẫu của Thông tư này.

- Kết quả đo môi trường lao động hàng năm có các yếu tố nguy hiểm, độc hại tại nơi làm việc của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan đã được Bộ Y tế chấp thuận. Đối với các nghề, công việc trực tiếp tiếp xúc với các nguồn lây nhiễm như quy định tại khoản b, mục 1, phần II thì không phải kèm theo kết quả đo môi trường.

3- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Sở Y tế phối hợp với Liên đoàn Lao động các địa phương có trách nhiệm tổ chức triển khai và kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này đến các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn theo chức năng, thẩm quyền.

4- Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký ban hành và thay thế Thông tư số 20/TTLB ngày 24/9/1992 của Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế; các quy định khác trái với quy định của Thông tư này đều bãi bỏ.

Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc đề nghị các Bộ, nghành, địa phương phản ánh về Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (Vụ Bảo hộ lao động) và Bộ Y tế (Vụ y tế dự phòng) để nghiên cứu, giải quyết.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

Lê Ngọc Trọng

(Đã ký)

 

 

PHỤ LỤC
(Ban hành kèm Thông tư số :......../1999/ TTLT - BLĐTBXH - BYT
ngày...... tháng..... năm 1999 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế)

 

BỘ, NGÀNH
ĐỊA PHƯƠNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGIÃ VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạng phúc

.............., ngày tháng năm 199

BIỂU MẪU TỔNG HỢP CÁC CHỨC DANH NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC HƯỞNG CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG BẰNG HIỆN VẬT


TT

Chức danh nghề, công việc

Số lượng các yếu tố độc hại vượt tiêu chuẩn cho phép

Cơ quan thực hiện đo và ngày, tháng, năm đo

Mức bồi dưỡng đề nghị được hưởng

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lãnh đạo Bộ, ngành, UBND

các Tỉnh , Thành phố trực thuộc TƯ

(Ký tên và đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT
  • Loại văn bản: Thông tư liên tịch
  • Ngày ban hành: 17/03/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế
  • Người ký: Lê Duy Đồng, Lê Ngọc Trọng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 19
  • Ngày hiệu lực: 01/04/1999
  • Ngày hết hiệu lực: 15/07/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản