Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1629/LĐTBXH-QĐ

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1996

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ 1629/LĐTBXH-QĐ NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1996 VỀ VIỆC BAN HÀNH TẠM THỜI DANH MỤC NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 96/CP ngày 7/12/1993 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Căn cứ Bộ luật lao động ngày 23/6/1994;

Sau khi có ý kiến thoả thuận của Bộ Y tế tại công văn số 10407/VS ngày 26 tháng 12 năm 1996.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1.- Ban hành kèm theo Quyết định này Bản danh mục tạm thời: "Nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm" và "Nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm".

Điều 2.- Người lao động làm các nghề, công việc nói ở Điều 1, được hưởng các chế độ bảo hộ lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội quy định tại Bộ luật lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 3.- Kể từ ngày 01/01/1997 thực hiện thống nhất trong cả nước việc áp dụng các danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đã được ban hành tại Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, tại Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 và tại Quyết định này của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Bãi bỏ những quy định về các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trái với Quyết định này.

Điều 4.- Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Đối với nghề, công việc chưa được quy định trong các danh mục ban hành kèm theo Quyết định này, Quyết định số 1453/LĐTBXH-QĐ ngày 13/10/1995, và Quyết định số 915/LĐTBXH-QĐ ngày 30/7/1996 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các Bộ, ngành cần soát xét và lập thành danh mục gửi liên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Y tế để xem xét, ban hành bổ sung.

Lê Duy Đồng

(Đã ký)

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)

I. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Nấu đúc phôi nhôm, đồng để cán dây điện

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, hơi khí độc

2

Nấu luyện ăngtimon bằng lò phản xạ

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, Sb.

3

Nấu, luyện thiếc có Asen bằng lò phản xạ

Thường xuyên tiếp với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, Sb.

4

Thiêu khử khí asen, lưu huỳnh trong quặng thiếc, quặng ăngtimon.

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, As, CO, SiO2, chì và Sb.

5

Luyện quặng chì.

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc với As, CO, SiO2, chì và Sb.

6

Tuyển nổi quặng kim loại mầu, thuỷ luyện kim loại (hoà, tách, ngâm, chiết)

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc H2SO4, CuSO4, ZnSO4, Clo và Sb.

7

Nấu luyện ZnO thành bột bằng lò phản xạ, lò quay

Thường xuyên tiếp xúc với nhiệt độ cao, Pb, CO, ZnO.

8

Vận hành, sửa chưa thiết bị thu bụi kim loại mầu trong buồng bụi tĩnh điện ZnO.

Thường xuyên làm việc trong điều kiện nhiệt độ vao, tiếp xúc với hơi chì,

9

Nấu rót kim loại.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng và hơi khí độc.

10

Nung, đúc liên tục phôi cán thép.

Công việc nặng nhọc,chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

II. ĐỊA CHẤT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Đào hào, giếng,lò địa chất trong vùng mỏ phóng xạ.

Lao động ngoài trời, công việc thủ công rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của phóng xạ.

2

Địa vật lý hàng không.

Công việc rất nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung mạnh.

3

Khoan tay, khoan máy trong vùng mỏ phóng xạ

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc lầy lội,công việc nặng nhọc, chịu tác động thường xuyên của phóng xạ.

Điều kiện lao động loại V

4

Đo carôta lỗ khoan.

Công việc rất nguy hiểm, vì phải tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở cường độ rất lớn.

5

Lộ trình lập bản đồ địa chất, địa chất thuỷ văn, địa vật lý, quan tắc địa chất thuỷ văn, tìm kiếm khoáng sản vùng phóng xạ hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, phải đi lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc, chịu tác động của phóng xạ.

6

Khảo sát, lấy mẫu quặng, mẫu phóng xạ trong các công trình (hào,lò,giếng)

Làm việc ở vùng núi cao, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của phóng xạ.

7

Khảo sát địa vật lý vùng phóng xạ.

Làm việc ngoài trời ở vùng núi cao, đi lại nhiều, chịu tác động của phóng xạ.

8

Đào hào, giếng, lò địa chất.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó.

9

Gia công, phân tích mẫu quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh và phóng xạ.

10

Lấy mẫu, đãi mẫu trọng sa

Làm việc ngoài trời,công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, phải đi lại nhiều.

11

Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp Rơnghen, nhiễu xa, phương pháp khối cho phổ đồng vị phóng xạ và phương pháp microzon hiển vi điện tử quét.

Thường xuyên chịu tác động của phóng xạ và điện từ trường vượt tiêu chuẩn phép nhiều lần.

12

Phân tích mẫu địa chất bằng quang phổ plasma (ICP)

Thường xuyên tiếp xúc với điện từ trường và các axit mạnh như: HF, HCL, H2SO4, HNO3.

13

Trắc địa địa hình,trắc địa công trình địa chất vùng núi cao, biên giới, hải đảo.

Làm việc ngoài trời ở các vùng địa hình khó khăn, phức tạp, công việc nặng nhọc.

14

Khảo sát địa chất, trắc địa, địa vật lý, địa chất thuỷ văn trên biển.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

15

Khoan tay địa chất

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc lầy lội, bẩn thỉu, khi khoan dưới sông, biển phải ngâm nước suốt ca làm việc.

III. HOÁ CHẤT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Hàn chì trong thùng tháp kín.

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì nồng độ rất cao.

2

Sản xuất hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật các loại.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

Điều kiện lao động loại V

3

Vận hành lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm

Làm việc trên sàn cao, công việc nặng nhọc, độc hại, tiếp xúc CO vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4

Sửa chữa hệ thống lò khí hoá than trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc CO.

5

Tổng hợp amôniắc (NH3) trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Độc hại, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc NH3 nồng độ cao.

6

Vận hành máy nén cao áp trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc ồn, NH3 nồng độ cao.

7

Vận hành bơm trung cao áp amôniắc và phân giải urê.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, tiếp xúc với NH3.

8

Cô đặc, tạo hạt và khống chế tập trung urê.

Tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

9

Sản xuất axít salixilic, HNO3, H3PO4.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc mạnh.

10

Trung hoà supe lân.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh.

11

Vận hành hệ thống tháp rửa khí nguyên liệu.

Công việc độc hại, thường xuyên tiếp xúc với SO2, SO3 và H2SO4.

12

Sấy hấp thụ khí SO2 và SO3 trong sản xuất axít SO2.

Thường xuyên tiếp xúc với H2SO4, SO3, H2SO4.

13

Vận hành thiết bị tiếp xúc trong công nghệ sản xuất axít H2SO4.

Tiếp xúc với SO2, SO3.

14

Sản xuất ôxít sắt trong khu vực sản xuất supe phốt phát.

Tiếp xúc nóng, bụi Fe2SO3 và hoá chất độc.

15

Trích ly axít H3PO4 từ supe lân

Tiếp xúc với bụi và các hợp chất chứa Flo.

16

Vận hành tời nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Độc hại, tiếp xúc CO, CO2, H2S.

17

Ra liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc với CO, Fluor và nhiệt độ cao.

18

Vận hành hệ thống tháp hấp thụ khí thải lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc khí độc HF, SiF4, sữa vôi, xỉ lò.

19

Vận hành lò đốt gió nóng (CO) trong công nghệ sản CO, xuất phân lân nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc khí độc nhiệt độ cao.

20

Sản xuất phụ gia thuốc trừ sâu

Chịu tác động của bụi độc, SiO2 và các ôxít kim loại.

21

Hoá lỏng, đóng bình Clo; sản xuất axít HCL tinh khiết.

Tiếp xúc với Clo, axít HCL rất độc.

22

Xử lý Clo thừa.

Độc hại, tiếp xúc với khí Clo rất độc.

23

Nghiền sàng, sấy, xử lý nguyên liệu thuốc bọc que hàn.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi SiO2, Silic và chất độc mạnh Na2SiF6...

24

Cân phối liệu, trộn khô thuốc bọc que hàn.

Tiếp xúc với hoá chất độc.

25

Sấy, nghiền, đóng bao quặng mangan.

Tiếp xúc với nóng, ồn và bụi mangan nồng độ cao.

26

Vận hành băng tải xích và băng tải cao su dưới hầm nhà máy tuyển apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, ẩm ướt, thiếu ánh sáng, thiếu không khí, chịu tác động của ồn, bụi nồng độ cao.

27

Vận hành máy sàng GHIT trong nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm, ẩm ướt, chịu tác động của ồn, bụi.

28

Vận hành máy đập hàm, đập búa dưới hầm nhà máy tuyển quặng apatít.

Làm việc dưới hầm sâu, âm ướt, chịu tác động của bụi và ồn cao.

29

Vận hành máy bơm bùn dưới hầm sâu

Làm việc dưới hầm sâu, thiếu ánh sáng, lầy lội, ẩm ướt, công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

30

Hàn chì trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Tiếp xúc hơi chì nồng độ cao.

31

Sửa chữa lò, thùng tháp trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nhiệt độ cao và hoá chất mạnh.

32

Bốc xếp, vận chuyển than đen thủ công.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than (bụi hô hấp) nồng độ rất cao.

33

Sửa chữa, nạo vét cống ngầm trong nhà máy hoá chất.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với các chất phế thải và hoá chất độc hại.

34

Sản xuất hợp chất crôm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

IV. VẬN TẢI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Sĩ quan máy, thợ máy, thợ điện tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu...

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động nóng, rung và ồn.

2

Lái xe vận tải chuyên dùng, có trọng tải từ 60 tấn trở lên.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm chịu tác động của ồn, rung và bụi.

Điều kiện lao động loại V

3

Sĩ quan boong, sĩ quan điện, vô tuyến điện, thuỷ thủ, cấp dưỡng, phục vụ, bác sĩ, quản trị trưởng trên tàu viễn dương, tàu ven biển vận tải hàng hoá, xăng, dầu...

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, ồn và rung.

4

Lái xe ôtô chở khách từ 80 ghế trở lên.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và rung.

5

Máy trưởng, thợ máy phà tự hành, ca nô lai dắt phà và tàu sông có công suất từ 90 CV trở lên.

Nơi làm việc chật hẹp, chịu tác động của ồn, rung, nóng, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu, tư thế lao động gò bó.

V. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Thợ lặn công trình.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

2

Quản lý và khai thác đèn biển trên quần đảo Trường Sa.

Thường xuyên chịu tác động của sóng, gió, ồn và khí hậu khắc nghiệt.

Điều kiện lao động loại V

3

Kích kéo lắp dầm thép trên cao

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của rung và ồn.

4

Đổ bê tông, xây mố, trụ cầu.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn và rung.

5

Gia công cọc, ván thép; lao lắp nâng hạ dầm cầu.

Công việc rất nặng nhọc,nguy hiểm,chịu tác động của ồn và rung.

6

Phun cát tẩy rỉ

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, bụi nồng độ rất cao.

7

Vận hành máy đóng cọc xây dựng công trình.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc dầu mỡ, ồn, tư thế làm việc gò bó.

8

Lái cẩu nổi thi công cầu và lao lắp dầm cầu.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn cao.

9

Tán đinh ri vê kết cấu thép.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, nóng, khí CO và CO2.

10

Khoan nhồi bê tông tạo cọc móng trụ cầu; vận hành máy tạo vữa Ben-tô-nít vào lỗ khoan cọc nhồi.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, luôn tiếp xúc với hoá chất và ồn.

11

Làm việc dưới móng trụ cầu trong vòng vây cọc, ván thép

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của tiếng ồn.

12

Pha chế sơn và phun sơn dầm cầu.

Tiếp xúc hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

13

Hàn đối đầu các dầm cầu thép.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, thường xuyên tiếp xúc hơi khí độc.

14

Sử dụng máy quang tuyến X chụp mối hàn dầm cầu, mặt cầu thép.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động trực tiếp của tia Rơn ghen.

15

Đào đất, đá hạ giếng chìm bằng thủ công.

Lao động thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi và ồn.

16

Phá đá, phá trụ cầu, phá dầm cầu dưới nước.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

17

Vận hành máy trộn bê tông nhựa nóng (không có buồng điều khiển).

Chịu tác động của nhiệt độ cao, ồn, rung mạnh, hơi khí độc và bụi nhiều.

18

Cấp nhựa cho máy nấu nhựa bằng thủ công.

Rất nặng nhọc, độc hại và nóng.

19

Nấu, tưới nhựa nóng vá láng mặt đường bằng thủ công.

Nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hơi, khí, bụi độc và bức xạ nhiệt.

20

Xây dựng, lắp ráp, sửa chữa thiết bị, công trình hải đăng, đèn đảo.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

21

Quản lý và khai thác đèn biển trên các đảo và cửa biển.

Chịu tác động của sóng, gió và khí hậu khắc nghiệt.

22

Gạt than, phân bón rời dưới hầm tàu biển, tàu sông, xà lan.

Nơi làm việc chật hẹp,thiếu dưỡng khí, công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

23

Thợ lặn căn kê tàu.

Lao động nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

24

Sơn, cạo rỉ đáy tàu.

Lao động nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc thiếu dưỡng khí, hôi thối.

25

Khảo sát, kiểm tra, thông báo luồng cửa sông, cửa biển.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, trên sông nước, môi trường hôi thối, bẩn thỉu.

26

Thắp đèn ở các phao trên luồng hàng hải, cửa sông, vùng hồ, dọc theo các sông có vận tải thuỷ.

Làm việc ngoài trời, nguy hiểm, chịu tác động của sóng gió, rung lắc, tư thế lao động gò bó.

VI. XÂY DỰNG (XÂY LẮP)

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành máy khoan trong hầm.

Làm việc trong hầm kín, thiếu dưỡng khí, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, thường xuyên chịu tác động của ồn, rung và bụi đá.

2

Nổ mìn trong hầm.

Công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi và NO2.

Điều kiện lao động loại V

3

Vận hành các loại xe, máy thi công, xây lắp trong hầm.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn,rung, bụi.

4

Vận hành, lắp ráp, sửa chữa các loại máy, thiết bị phục vụ thi công, xây lắp trong hầm.

Công việc nguy hiểm, làm việc trong môi trường ồn, bụi nhiều.

5

Chuyên xây lắp thủ công trong hầm.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của ồn và bụi.

6

Xây lắp, sửa chữa lớn thế từ 110 KV trở lên.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, đường dây, cột điện cao tư thế lao động gò bó.

7

Hàn điện, hàn hơi trong hầm.

Nơi làm việc chật hẹp,thiếu ánh sáng, thiếu khí, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của khí độc.

VII. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Nạo vét bùn cống ngầm đô thị.

Công việc thủ công, nặng nhọc, hôi thối, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

Điều kiện lao động loại V

2

Chôn, cất mồ mả.

Công việc rất nặng nhọc, độc hại, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Nạo vét bùn cống ngang.

Thường xuyên tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối, thiếu ánh sáng, thiếu dưỡng khí.

4

Xây lắp, sửa chữa cống ngầm.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nước bẩn, hôi thối.

5

Thu dọn, cải tạo hố xí hai ngăn và hố xí thùng.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với chất thải hôi thối, bẩn thỉu.

6

Xúc, san bãi rác.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng.

7

Chế biến rác.

Thường xuyên làm việc trong môi trường ô nhiễm.

8

Hạ cây, chặt cành.

Làm việc trên cao nguy hiểm, công việc thủ công, nặng nhọc.

VIII. SẢN XUẤT XI MĂNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Vận hành lò nung luyện clinker (lò đứng)

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi và hơi khí độc.

2

Đóng bao xi măng thủ công

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi nồng độ rất cao.

3

Cào, rửa gầm máy nghiền bùn.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn, thường xuyên ngâm mình dưới nước bẩn.

4

Pha, bổ đá hộc

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc.

IX. SẢN XUẤT GẠCH, GỐM, SỨ, ĐÁ, CÁT, SỎI, KÍNH XÂY DỰNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Đốt lò vôi, ra lò vôi và chọn vôi nóng (lò thủ công).

Làm việc trên lò cao, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng và bụi độc.

2

Tháo, đổ xi măng vào máy trộn bê tông.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi xi măng nồng độ rất cao.

3

Cắt, mài đá hoa Granito, đá ốp lát

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

4

Phun cát làm mờ kính

Làm việc trong môi trường bụi nhiều, chịu tác động của ồn, rung.

5

Vận hành máy đập, nghiền nguyên liệu sản xuất gạch lửa

Chịu tác động tiếng ồn cao, bụi có nồng độ SiO2 rất cao.

X. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Vận chuyển, bốc xếp thuốc lá thủ công.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với nicotin, bụi, nấm mốc.

2

Phun hương liệu (mentol).

Làm việc trong phòng kín, hẹp, tiếp xúc trực tiếp với mentol nồng độ cao và nicotin.

XI. SẢN XUẤT GIẤY

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Vận hành, sửa chữa máy điện giải và kiểm nghiệm xút-clo

Công việc nặng nhọc, độc hại, thường xuyên tiếp xúc với bụi amiăng và hoá chất độc hại.

2

Vận hành lò hơi thu hồi (đốt bằng dịch đen).

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

3

Xúc, vận chuyển, cấp vôi bột thủ công để điều chế dịch vôi.

Công việc thủ công, nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với bụi vôi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

XII. DƯỢC

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất cao thuốc phiện và các dẫn xuất từ cao thuốc phiện.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với thuốc phiện và các hoá chất độc, nóng.

2

Sản xuất Ete.

Công việc nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc với Ete, thuỷ ngân, cồn, a xít, ảnh hưởng thần kinh.

3

Sản xuất các sản phẩm hoá dược có sử dụng dung môi hữu cơ.

Điều kiện làm việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nóng, hoá chất độc mạnh, nguy hiểm.

4

Sản xuất nguyên liệu kháng sinh.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc, dễ gây dị ứng và gây kháng thuốc.

5

Sản xuất artemisinin và các dẫn xuất.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất độc mạnh, xăng, gây ảnh hưởng tới sắc tố da.

6

Chuyên bào chế sản xuất thuốc độc bảng A, B.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của độc dược, dung môi hữu cơ, vô cơ, nóng, bụi, ồn.

7

Chuyên xay, rây, pha chế các loại thuốc: kháng sinh, hoóc môn, hướng tâm thần, gây nghiện, thuốc sốt rét.

Thường xuyên tiếp xúc với chất độc gây kháng thuốc, di ứng, ảnh hưởng thần kinh.

XIII. LÂM NGHIỆP

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Điều tra quy hoạch ở vùng núi cao, rừng sâu và hải đảo.

Chuyên đi lưu động trên các địa hình hiểm trở, công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

XIV. THUỶ LỢI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Lặn khảo sát các công trình thuỷ lợi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

2

Sĩ quan máy, thợ máy tầu công trình.

Công việc rất nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn cao và rung mạnh.

3

Vận hành máy cạp lốp dung tích gầu từ 16m3 trở lên.

Công việc rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi, ồn cao và rung mạnh, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

4

Vận hành, sửa chữa máy bơm điện tại các trạm bơm có từ 5 máy trở lên với tổng công suất trên 100.000 m3/h.

Đi lại liên tục, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung kéo dài, tư thế lao động gò bó.

5

Vận hành máy xáng, cạp.

Làm việc ngoài trời, trên sông nước, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi, ồn, rung và dầu mỡ.

6

Vận hành máy cạp xích có công suất trên 220 CV.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của nóng, ồn, rung.

7

Lắp ráp cấu kiện trên cao.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8

Điều tra, khảo sát quy hoạch các công trình thuỷ lợi.

Thường xuyên lưu động ở vùng sâu, xa xôi hẻo lánh, công việc nặng nhọc.

9

Khoan xử lý thân và nền móng công trình thuỷ lợi.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung và bụi nồng độ rất cao.

XV. ĐỊA CHÍNH

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Trắc địa cơ bản ở vùng núi cao, rừng sâu, biên giới, hải đảo.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên đo đạc, khảo sát vùng núi cao và hải đảo.

2

Khảo sát, đo đạc bản đồ biên giới và hải đảo.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên đo đạc, khảo sát vùng núi cao và hải đảo.

XVI. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở quần đảo Trường Sa và Khu vực DK I.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

Điều kiện lao động loại V

2

Quan trắc các yếu tố khí tượng hải văn ở các đảo còn lại.

Làm việc ngoài trời, ngày đêm liên tục, nguy hiểm.

XVII. KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Lặn sưu tầm mẫu vật biển và nghiên cứu hệ sinh thái ngầm.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc trong điều kiện sóng lớn, tư thế lao động gò bó.

2

Đo liều phóng xạ, kiểm xa môi trường; vận hành, bảo dưỡng máy phát Notro NA-3C máy gia tốc Microtron M-17

Tiếp xúc thường xuyên với các nguồn phóng xạ liều cao.

Điều kiện lao động loại V

3

Gia công, chế tạo, đo đạc, phân tích mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

4

Nghiên cứu và sử dụng các nguồn phóng xạ trong các phòng thí nghiệm.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ cao.

5

Thủ kho, bảo quản các nguồn mẫu phóng xạ.

Tiếp xúc với các nguồn phóng xạ liều cao.

6

Nghiên cứu công nghệ chế tạo các vật liệu vô cơ và các chất xúc tác.

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: H2SO4, HNO3, xilen...

7

Phân tích thành phần hoá học và xác định cấu trúc mẫu xạ hiếm.

Chịu ảnh hưởng của các chất phóng xạ và các hoá chất độc như:Hg, H2SO4, HF, benzen...

8

Tổng hợp và phân tích các chất hữu cơ.Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ nồng độc cao như: benzen, toluen, clo, methanol...

9

Xử lý và làm tiêu bản thực vật.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại như: HgCl, alocol, asen, foomaldehyt.

10

Sinh học phân tử và công nghệ gen.

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại như: KCl, clorofooc,tretrodoxin và các chất gây đột biến gen.

11

Công nghệ vi sinh vật

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: HgCl2, clorofooc, axeton..., các chất gây đột biến gen và vi sinh vật gây bệnh.

12

Công nghệ tế bào động, thực vật.

Tiếp xúc hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, tuluen, clorofooc, axeton và các chất đồng vị phóng xạ.

XVIII. VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Diễn viên xiếc uốn dẻo, đế trụ, nhào lộn và xiếc khác trên cao.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng có cường độ cao.

Điều kiện lao động loại V

2

Khảo sát, khai quật khảo cổ.

Thường xuyên lưu động, công việc rất nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất và khí độc trong lăng mộ

3

Múa ballet, múa cổ truyền và hát tuồng.

Rất nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng có cường độ cao.

4

Diễn viên rối nước.

Luôn phải ngâm mình trong nước bẩn (cả mùa đông và mùa hè), công việc nặng nhọc, thường xuyên phải tiếp xúc với nấm, vi sinh vật gây bệnh, tiếng ồn và khói thuốc pháo.

5

Dạy thú và biểu diễn xiếc thú.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng cường độ cao.

6

Diễn viên xiếc.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn và ánh sáng cường độ cao.

7

Nhạc hơi, nhạc trưởng.

Rất căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng có cường độ mạnh.

8

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị kỹ thuật trong nhà hầm bảo tàng.

Làm việc trong hầm ngầm, thường xuyên chịu tác động của tiếng ồn cao, xăng, dầu.

XIX. HÀNG KHÔNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Lái máy bay.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn cao, rung, thay đổi nhiệt độ, áp suất.

2

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa radar ở các đài,trạm, sân bay; trắc thủ radar.

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường dải siêu cao tần.

Điều kiện lao động loại V

3

Tiếp viên hàng không.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, rung, thay đổi nhiệt độ, áp suất.

4

Cơ giới, đặc thiết, vô tuyến radar máy bay.

Chịu ảnh hưởng tiếng ồn cao và phóng xạ.

5

Kiểm soát không lưu: chỉ huy bay đường dài, tiếp cận, cất, hạ cánh tại sân bay.

Chịu ảnh hưởng tiếng ồn, điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý, trách nhiệm cao.

6

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy thông tin UHF tần số từ 300 đến 3000 MHZ

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường dải cao tần.

7

Lắp đặt radar.

Làm việc ngoài trời,chịu ảnh hưởng của điện từ trường siêu cao tần, tư thế lao động gò bó.

8

Bốc xếp hàng, hành lý lên, xuống máy bay.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của ồn, nóng, bụi.

9

Gò, hàn, tán vá, bọc cánh máy bay.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, chịu ảnh hưởng của hơi khí độc, bụi, ồn.

Điều kiện lao động loại V

10

Lái xe vận tải chuyên dùng chở xăng, dầu máy bay từ 16,5 tấn trở lên.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu ảnh hưởng nóng, ồn, rung.

11

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa anten hàng không cao từ 50 m trở lên.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu ảnh hưởng điện từ trường, bụi và dung môi pha sơn.

12

Lắp đặt, sửa chữa, bảo dưỡng đường dây thông tin liên lạc hàng không.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc,chịu tác động của điện từ trường, ồn và bụi

XX. THUỶ SẢN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tầu đánh cá ngoài khơi và ven biển.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế làm việc gò bó, chịu tác động của nóng, rung, xăng, dầu và tiếng ồn rất cao.

Điều kiện lao động loại V

2

Cán bộ, thuyền viên làm việc trên tầu đánh bắt hải sản ngoài khơi và ven biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu động của sóng, gió, ồn, rung.

3

Khai thác tổ yến.

Thường xuyên làm việc ngoài đảo xa, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm.

4

Vận hành máy xay, nghiền, sấy phế liệu hải sản làm thức ăn gia súc.

Làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu tiếp xúc với nóng, ồn, bụi, nấm và vi sinh vật gây bệnh.

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM
(Kèm theo Quyết định số 1629/LĐTBXH-QĐ ngày 26 tháng 12 năm 1996)

I. CƠ KHÍ - LUYỆN KIM

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Mạ kim loại và xyanua.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hơi chì.

2

Sơn, sấy lõi tôn silíc.

Tiếp xúc với nóng và dung môi pha sơn.

3

Hàn điện, hàn hơi.

Tiếp xúc với nóng và hơi khí độc.

4

Mài khô kim loại.

Tiếp xúc với bụi đá, bụi kim loại, rung và ồn.

5

Bả ma tít và sơn xì thân máy.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi, dung môi pha sơn và hơi xăng.

6

Tiện gang.

Bụi, căng thẳng thị giác, tập trung chú ý cao.

7

Đập gang bằng tay.

Nặng nhọc, tiếp xúc với bụi gang.

8

Pha trộn cát, đất sét để làm khuôn đúc.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng và bụi.

9

Phá khuôn đúc bằng chầy hơi.

Nặng nhọc, nóng, bụi, rung.

10

Sàng cát bằng máy để làm khuôn đúc.

Nặng nhọc, bụi, ồn, tư thế làm việc gò bó.

11

ép nhựa bakêlít.

Tiếp xúc với nóng, bụi và hơi khí độc.

12

Sấy khuôn, ruột khuôn đúc bằng lò than.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi, hơi khí độc.

13

Vận hành máy đột dập kim loại.

Nóng, ồn, rung, căng thẳng thị giác.

14

Lái cầu trục trong phân xưởng đúc cơ khí.

Nóng, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý

15

Tiện gang và cao su rulô xát gạo.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi gang, bụi cao su.

16

Kéo dây đồng và nhôm.

Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với tiếng ồn lớn.

17

Nung, ép định hình đồng, nhôm.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

18

Tráng, sơn cách điện dây điện.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn và hơi khí độc.

19

Tạo hạt nhựa PVC, PP, PE.

Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với tiếng ồn, bụi và hơi khí độc.

20

Bọc dây điện bằng nhựa PVC, PP, PE.

Chịu tác động thường xuyên của nóng và hơi khí độc.

21

Nấu, đúc gang trong phân xưởng cơ khí.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, bụi.

22

Làm sạch vật đúc.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

23

Đúc áp lực kim loại (nhôm, đồng).

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi.

24

Hàn thiếc thùng thuốc trừ sâu.

Tiếp xúc với nóng và hoá chất trừ sâu, tư thế lao động gò bó.

25

Kéo, cuộn dây thép.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn, bụi.

26

Lấy mẫu, phân tích quặng và sản phẩm kim loại.

Thường xuyên tiếp xúc nóng, bụi, As, CO, Mg.

27

Bảo quản, xếp dỡ, đóng gói quặng và sản phẩm kim loại mầu.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với As, Pb, SiO2, ZnO, Mg và Sb.

28

Sửa chữa cơ, điện trong dây chuyền chế biến thiếc, ZnO, Sb, tuyển từ, tuyển nổi.

Thường xuyên tiếp xúc với nóng, bụi và các loại hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.

29

Sấy, đóng bao quặng crôm.

Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với nóng, crôm, SiO2.

30

Khai thác thủ công quặng kim loại màu.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nóng, bụi.

31

Nhúng dung dịch xilen kìm điện.

Tiếp xúc với nóng, xilen, dầu thông và xăng.

32

ép gen kìm điện.

Tiếp xúc với nóng, hơi, khí độc.

II. ĐỊA CHẤT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Múc, đổ nước thí nghiệm trong công tác nghiên cứu địa chất thuỷ văn.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

2

Bơm, hút nước thí nghiệm lỗ khoan địa chất thuỷ văn

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc.

3

Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp hoá, lý, nhiệt và cơ học.

Chịu tác động của ồn, bụi, nóng và các hoá chất độc.

4

Gia công, tuyển khoáng mẫu địa chất.

Chịu tác động của ồn và bụi khoáng chất.

5

Phân tích mẫu địa chất bằng phương pháp quang phổ hồ quang.

Chịu tác động của nóng, điện từ trường và hơi khí độc.

6

Phân tích mẫu vàng, bạc bằng phương pháp nung luyện.

Chịu tác động của nhiệt độc cao và hoá chất độc.

7

Lái xe khoan địa chất.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

8

Vận hành máy khoan địa chất.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, tư thế lao động gò bó.

III. HOÁ CHẤT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Sàng, sấy hoá chất, phối liệu cao su.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi, hoá chất độc.

2

Chế tạo cao su tái sinh.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi than, và hoá chất độc.

3

Lưu hoá các sản phẩm cao su.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất độc.

4

Chế tạo băng tải công nghiệp.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với dung môi hữu cơ (benzen) và hoá chất độc.

5

ép suất thành hình săm, lốp ôtô, máy bay, máy kéo.

Công việc nặng nhọc,tiếp xúc với nhiệt độ cao, các hoá chất và dung môi hữu cơ

6

Tổng hợp nhựa ankýt sản xuất sơn.

Tiếp xúc với phênol, benzen, xilen.

7

Nấu cán kẽm trong công nghệ sản xuất pin.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi kẽm.

8

Vận hành lò nung cọc than trong công nghệ sản xuất pin.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao,dung môi hữu cơ và bụi.

9

Trộn bột cực dương trong công nghệ sản xuất pin.

Tiếp xúc với hoá chất điện giải và bụi

10

Trộn bột ép cọc than trong công nghệ sản xuất pin.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao và bụi than.

11

Sản xuất khí C2H2 và muội axêtylen.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với khí độc và bụi than.

12

Vận hành bơm cô đặc trong công nghệ tuyển quặng apatít.

Môi trường ẩm ướt, tiếp xúc với axít và muối axít.

13

Vận hành bơm cấp axít và thùng tiếp xúc trong công nghệ tuyển quặng apatít.

Tiếp xúc với các axít mạnh nồng độ rất cao.

14

Tái sinh dung dịch đồng.

Tiếp xúc với các axít vô cơ mạnh.

15

Sản xuất amôn bicácbônát.

Tiếp xúc với axít mạnh (HCl) và Cl2.

16

Vận hành tháp rửa bằng dung dịch đồng, kiềm trong công nghệ sản xuất phân đạm.

Tiếp xúc với các chất xút và dung dịch các muối hữu cơ ăn mòn.

17

Đóng bình nguyên liệu, thành phẩm khí và lỏng trong công nghiệp hoá chất

Làm việc trong môi trường nhiều hoá chất độc: C2H2, NH3, CO2.

18

Đóng bao, bốc xếp urê.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc bụi, NH3.

19

Sản xuất than hoạt tính.

Thường xuyên tiếp xúc với khí NH3.

20

Sản xuất Bari cabonát (BaCO3).

Nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, H2SO4.

21

Sản xuất các muối sunfít.

Tiếp xúc với axít H2SO4 đậm đặc.

22

Sản xuất tripoly.

Tiếp xúc với bụi, axít H3PO4.

23

Sản xuất nước lọc dùng trong công nghiệp sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc với Clo và zaven.

24

Vận hành cầu trục, máy vớt bán thành phầm phân lân nung chảy.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc với bụi và hoá chất độc mạnh (HF).

25

Nạp liệu lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Tiếp xúc bụi than đá, khí CO, H2S, CO2 ở nhiệt độ cao.

26

Vận hành băng tải bán thành phẩm phân lân nung chảy.

Phải đi lại nhiều, tiếp xúc với ồn, bụi nồng độ rất cao.

27

Vận hành quạt gió cao áp, lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Chịu tác động của ồn, rung và bụi.

28

Kiểm tra lò cao sản xuất phân lân nung chảy.

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, tiếp xúc CO, Fluor, HF.

29

Vận hành cầu trục nạp liệu máy sấy.

Tiếp xúc nhiệt độ cao, bụi.

30

Vận hành máy sấy thùng quay sản xuất phân lân.

Làm việc trong điều kiện nhiệt độ cao, bụi.

31

Vận hành máy nghiền thành phẩm phân lân.

Tiếp xúc với bụi, ồn.

32

Vận hành lò đốt cấp nhiệt cho máy sấy.

Tiếp xúc với nóng, bụi và khí CO.

33

Vận hành băng tải thành phẩm phân lân.

Tiếp xúc với bụi, ồn.

34

Vận hành máy đóng bao phân lân.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi nồng độ rất cao và ồn.

35

Bốc xếp, vận chuyển bao phân lân.

Công việc thủ công, rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi.

36

Vận hành máy đập quặng nguyên liệu sản xuất phân lân.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động bụi và ồn.

37

Vận hành băng tải trong dây chuyền sản xuất phân lân.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi và ồn.

38

Vận hành thiết bị sàng tuyển nguyên liệu khô, ướt trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Nơi làm việc ẩm ướt, tiếp xúc bụi, ồn.

39

Sàng tuyển, vận chuyển than trong công nghệ sản xuất phân bón hoá học.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi.

40

Vận chuyển bụi lò cao trong công nghệ sản xuất phân lân nung chảy.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi và hơi khí độc của khói lò cao.

41

ép bánh quặng apatít mịn, than cám trong công nghệ sản xuất phân lân.

Lao động ngoài trời, công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi.

42

Điện phân dung dịch NaCl sản xuất NaOH.

Làm việc trong môi trường có Clo và dung dịch bão hoà.

43

Cô đặc xút NaOH.

Tiếp xúc với xút ăn da.

44

Sửa chữa thùng điện giải trong công nghệ sản xuất NaOH.

Tiếp xúc với các chất độc mạnh như: NaOH, axít.

45

Sản xuất phèn.

Tiếp xúc với bụi, axít H2SO4, khí SO2 và SO3.

46

Trộn ướt, ép bánh thuốc bọc que hàn.

Tiếp xúc với bụi MnO2, SiO2.

47

Sấy que hàn bằng lò điện.

Tiếp xúc với nhiệt độ cao, bụi fri.

48

Gia công làm sạch bề mặt lõi que hàn điện.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi sắt và axít.

49

Nghiền, cán, khuấy, trộn, pha mầu; đóng hộp sơn.

Tiếp xúc với phenol, xylen, benzen, ôxít crôm, sắt, kẽm.

50

Nấu si, sáp trong công nghệ sản xuất pin.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, dễ cháy, độc hại.

51

Tuyển chọn Mangan theo phương pháp trọng lực trong công nghệ sản xuất pin.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi mangan.

52

Vận hành máy đạp, sàng quặng mangan.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, ồn.

53

Cắt vải, dán ống, lốp máy bay, máy kéo, ôtô, mô tô.

Tiếp xúc với xăng, dung môi hữu cơ.

54

Chế tạo ống cao su chịu áp lực.

Nặng nhọc, tiếp xúc với các hoá chất xúc tác, lưu huỳnh.

55

Đục khuôn mẫu lốp các loại

Chịu tác động của tiếng ồn và bụi kim loại

56

Sản xuất bột CaCO3

Tiếp xúc với bụi SiO2, sữa vôi

57

Vận hành băng tải xích, băng tải cao su trong tuyển quặng apatít.

Chịu tác động của rung, ồn và bụi.

58

Vận hành máy sàng ướt tuyển quặng apatít.

Nơi làm việc ẩm ướt, chịu tác động của ồn và rung.

59

Vận hành máy nghiền phân cấp tuyển quặng apatít.

Làm việc trong môi trường ẩm ướt, ồn, rung và bụi.

60

Vận hành thiết bị tiếp thuốc tuyển quặng apatít.

Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc.

61

Pha chế thuốc tuyển nổi quặng apatít.

Tiếp xúc thường xuyên với hoá chất độc

62

Vận hành hệ thống máy lọc thành phẩm quặng apatít.

Tiếp xúc dung môi hữu cơ và axít.

63

Vận hành hệ thống máy sấy thành phẩm quặng apaptít.

Chịu tác động của bụi, ồn, nhiệt độ cao.

64

Sản xuất ống PVC các loại

Tiếp xúc với nóng, bụi, hơi và khí độc.

65

Vận hành máy dệt bao PP, PE các loại.

Đứng suốt ca làm việc, chịu tác động của ồn, rung và bụi.

66

Vận hành nồi hơi trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Tiếp xúc với bụi, khói từ các loại nguyên liệu, các loại dầu nhớt và nhiệt độ cao.

67

Vận hành máy nén khí trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Chịu tác động của ồn, rung và hoá chất.

68

Sửa chữa cơ, điện trong dây chuyển sản xuất hoá chất.

Làm việc trong môi trường có hoá chất độc, tư thế lao động gò bó.

69

Bọc lót chống ăn mòn trong dây chuyển sản xuất hoá chất

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

70

Sửa chữa hệ thống, thiết bị đo lường trong công nghệ sản xuất hoá chất

Làm việc trong môi trường hoá chất độc hại, tư thế lao động gò bó.

71

Vận hành bơm các dung dịch axít, bazơ trong công nghệ sản xuất hoá chất.

Thường xuyên tiếp axít và bazơ độc hại.

72

Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy sản xuất hoá chất.

Làm việc trong môi trường hoá chất độc công việc thủ công, nặng nhọc.

73

Chỉ đạo kỹ thuật trực tiếp trong dây chuyền sản xuất hoá chất.

Xử lý nhiều công việc phức tạp, chịu tác động của ồn, bụi và hoá chất độc.

74

Sản xuất các hoá chất tinh khiết.

Công việc thủ công nặng nhọc, làm việc trong môi trường hoá chất độc hại.

75

Vận hành máy tuyển nổi quặng nguyên liệu.

Chịu tác động của ồn, rung.

76

Vận hành máy cấp thuốc tuyển.

Tiếp xúc với dung môi hữu cơ và axít.

77

Sản xuất xà phòng kem, xà phòng bột.

Thường xuyên chịu tác động của hoá chất, bụi độc.

IV. VẬN TẢI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Thuyền trưởng, thuyền phó, thuỷ phủ phà, canô lai dắt phà.

Chịu tác động của sóng, gió, ồn, rung, thường xuyên tiếp xúc với xăng, dầu.

2

Điều khiển máy bánh hơi thi công nền, mặt đường.

Làm việc nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, bụi và rung.

3

Lái xe vận tải từ 7 tấn đến dưới 20 tấn.

Nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, ồn, rung, nguy hiểm.

4

Lái xe ôtô khách từ 40 ghế đến dưới 80 ghế.

Lưu động, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh, chịu tác động của ồn, rung.

V. XÂY DỰNG GIAO THÔNG VÀ KHO TÀNG, BẾN BÃI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Đúc bê tông dầm cầu dự ứng lực, cọc ống ly tâm.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn cao, nóng và bụi.

2

Hàn ống thép phục vụ cọc khoan nhồi.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của khí độc (khí hàn).

3

Làm ván khuôn cấu kiện dầm cầu, mố trụ cầu; làm sắt cầu, cầu cáp.

Lao động ngoài trời, nặng nhọc, nguy hiểm.

4

Điều khiển máy đầm bê tông, cấu kiện bê tông.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, rung và bụi.

5

Đúc đẩy bê tông dự ứng lực

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, ồn và bụi.

6

Vận hành trạm trộn bê tông nhựa nóng tự động (có buồng điều khiển).

Chịu tác động của ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Vận hành máy nấu nhựa, máy sấy đá,nồi hơi bảo ôn trạm trộn bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của hơi khí độc và bụi nhiều.

8

Phục vụ trạm trộn bê tông nhựa nóng (vận chuyển nguyên liệu, nhiên liệu, tháo bao bột đá vào băng chuyền, xúc và vận chuyển bột đá ở máy sấy thải ra, quét dọn dầu, than... quét dầu, phun dầu vào thùng xe chở bê tông nhựa nóng).

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với hơi khí độc, bụi.

9

Sửa chữa cơ khí thiết bị tại trạm trộn bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hơi, khí, bụi độc.

10

Lái các loại xe lu lăn đường.

Nặng nhọc, ồn, rung, nóng và bụi nhiều.

11

Điều khiển xa máy ép hơi thổi bụi mặt đường, xe phun nhựa nóng, máy trải thảm bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, rung, bụi, hơi khí độc và nóng.

12

Cuốc, xúc bù, san mặt đường theo máy trải thảm bê tông nhựa nóng.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của nóng, hơi khí độc.

13

Sản xuất bê tông, nhựa đường, nhũ tương.

Tiếp xúc thường xuyên với nóng,bụi đá, hơi khí độc hyđrôcacbua axít và các hoá chất phụ gia khác).

14

Duy tu, sửa chữa cầu, đường bộ.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu tác động của bụi

15

Nhân viên hoa tiêu.

Làm việc trong buồng lái trên tàu biển, luôn đứng suốt hành trình dẫn tàu, tập trung quan sát cao, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16

Đóng bao phốt phát, apatít phân lân, urê,... ở các kho, bến, bãi, cảng sông, cảng biển, ga đường sắt.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi độc.

17

Trắc địa địa hình, địa chất khảo sát đường bộ, đường sông và đường biển.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên lưu động, chịu tác động của bụi, mưa,nắng.

18

Sửa chữa, lắp đặt hệ thống điện, đường ống trong hầm tàu thuỷ.

Nơi làm việc chật hẹp, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

19

Hoả công dưới hầm tàu thuỷ, xà lan.

ảnh hưởng nóng, ồn, thiếu dưỡng khí.

VI. XÂY DỰNG (XÂY LẮP)

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo kỹ thuật trong hầm.

Làm việc trong môi trường ồn và bụi nhiều.

2

Vận hành máy trộn bê tông.

Thường xuyên làm việc trong môi trường ồn và bụi.

3

Vận hành máy phun vữa, phun xi măng.

Chịu ảnh hưởng của ồn, công việc nặng nhọc.

4

Xây lắp, sửa chữa cột, đường dây điện dưới 110KV

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

VII. VỆ SINH MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vệ sinh chuồng thú.

Công việc thủ công, bẩn, hôi thối.

2

Trông coi nhà xác, trông coi nghĩa trang, điện táng

Công việc đơn điệu, ảnh hưởng thần kinh tâm lý.

3

Duy tu, nạo vét bùn mương, sông, cống thoát nước.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tiếp xúc bùn, nước bẩn.

4

Vận hành tầu cuốc, tầu hút bùn, máy bơm nước thải.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm nặng, chịu tác động của tiếng ồn.

5

Thu dọn rác bến tàu, xe; quét rác đường phố.

Thường xuyên tiếp xúc với rác bẩn và bụi nồng độ cao.

6

Nuôi thú dữ.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

7

Lái, vận hành các loại xe chuyên dùng chở phân, rác.

Chuyên làm việc trong môi trường bị ô nhiệm bởi rác bẩn.

8

Thu dọn nhà vệ sinh công cộng bến tàu, bến xe; chế biến đất độn phân.

Làm việc trong môi trường ô nhiễm, công việc thủ công, nặng nhọc.

9

Hút phân, hút bùn.

Thường xuyên làm việc trong môi trường hôi thối, bẩn thỉu.

VIII. SẢN XUẤT XI MĂNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vệ sinh công nghiệp đầu lò nung.

Công việc thủ công, nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nóng, bụi nhiều.

2

Vận chuyển xi măng bằng xe cầy.

Lao động thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi.

3

Bốc dỡ xỉ than, thạch cao.

Công việc thủ công, nặng nhọc,làm việc ngoài trời, bụi than vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

4

Gia công nguyên liệu sản xuất xi măng lò đứng (đập, xay, nghiền đá bán thủ công).

Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc ngoài trời, bụi vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

5

Sửa chữa các thiết bị sản xuất xi măng trong các phân xưởng sản xuất chính.

Công việc nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó ồn, nóng, bụi nhiều.

6

Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng sản xuất chính.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế làm việc gò bó, ồn, bụi nhiều.

7

Vê viên clinker trong sản xuất xi măng lò đứng.

Công việc thủ công nặng nhọc, môi trường làm việc nóng, bụi.

8

Vận hành lò quay nung clinker.

Làm việc trong điều kiện nóng, bụi, ồn.

9

Vận hành máy xúc clinker trong kho.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn và bụi nhiều.

10

Vận hành các xyclon trao đổi nhiệt.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nóng, bụi.

11

Chọc xylo xi măng.

Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi,ồn.

IX. SẢN XUẤT GẠCH, GỐM, SỨ, ĐÁ, CÁT, SỎI, KÍNH XÂY DỰNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành và sửa chữa lò nấu thuỷ tinh.

Chịu tác động của bụi và nóng.

2

Vận hành các thiết bị gia công nguyên liệu sản xuất kính (đập, xay, nghiền sa mốt).

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn và bụi có nồng độ SiO2 cao.

3

Đốt gạch lò vòng, lò tuynen, lò thủ công.

Thao tác thủ công trên đỉnh lò, chịu ảnh hưởng của nóng, bụi than, khí CO.

4

Chuyển xếp gạch vào, ra lò vòng.

Công việc thủ công nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, nóng, bụi nhiều.

5

Đóng bao vữa samốt, vá, đổi bao sôđa.

Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc nhiều bụi (có nồng độ SiO2 cao).

6

Thông sửa nồi hơi, đường ống dẫn dầu và bơm vét dầu từ xà lan.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, luôn tiếp xúc với bụi bẩn,khí SO2,dầu.

7

Vận hành và sửa chữa lò tôi kính.

Làm việc trong môi trường nóng, ồn, vượt tiêu chuẩn cho phép.

8

Đẩy xe goòng nạp liệu sản xuất kính.

Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc nóng, bụi.

9

Điều khiển buồng đốt máy sấy gạch chịu lửa.

Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

10

Sửa chữa, bảo dưỡng, kênh lò nung tuynen.

Công việc thủ công nặng nhọc, nơi làm việc chật hẹp, nóng, tư thế lao động gò bó.

11

Vận hành, sửa chữa máy kéo kính.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao

12

Sản xuất trục amiang máy kéo kính.

Môi trường làm việc bụi, ồn.

13

Tạo hình gạch chịu lửa bằng máy đầm rung và thủ công.

Môi trường làm việc bụi, ồn, rung.

14

Phun men, sửa và làm sạch sản phẩm sứ vệ sinh.

Công việc thủ công, nặng nhọc, môi trường làm việc ồn, bụi.

15

Sấy và vận hành trạm bơm dầu FO.

Làm việc dưới hầm sâu, nóng, ồn, thiếu dưỡng khí.

16

Vận hành máy quay ly tâm, máy đầm rung trong sản xuất bê tông đúc sẵn.

Làm việc trong môi trường ồn, rung lớn.

17

Cắt, bẻ, treo, tháo, mài và khoan kính.

Làm việc trong môi trường nhiệt độ cao, ồn và bụi.

18

Trực tiếp làm việc trong dây chuyền sản xuất má phanh ôtô.

Làm việc trong môi trường nóng, ồn, bụi amiang.

19

Vận hành máy ép gạch chịu lửa.

Tiếp xúc với bụi có nồng độ SiO2 cao.

20

Đập tuyển chọn sa mốt thủ công.

Công việc thủ công, nặng nhọc, làm việc ngoài trời.

21

Cạo xỉ và phân loại gạch chịu lửa.

Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

22

Rà gạch lò tuynen.

Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

23

Phơi, đảo gạch trong nhà kính.

Công việc thủ công, đi lại nhiều.

24

Gia công, đổ, rót hồ sản xuất sứ vệ sinh.

Làm việc trong môi trường ồn, bụi.

25

Làm khuôn sản phẩm sứ, thuỷ tinh.

Công việc thủ công, nặng nhọc, bụi nhiều.

26

Tháo khuôn thạch cao.

Công việc thủ công, nặng nhọc.

27

Chuyển, xếp sản phẩm sứ, thuỷ tinh ra, vào lò sấy.

Làm việc thủ công, trong môi trường nóng, bụi.

28

Vận hành máy nghiền sa luân.

Chịu ảnh hưởng của bụi, ồn, vượt tiêu chuẩn cho phép.

29

Gia công nguyên liệu sản xuất gạch ốp, lát, sứ vệ sinh.

Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

30

Trộn nguyên liệu sản xuất gạch lát hoa.

Làm việc trong môi trường nóng, bụi, ồn.

31

Gia công cốt thép trong sản xuất bê tông đúc sẵn.

Công việc thủ công, môi trường làm việc ồn, bụi.

32

Nấu keo dán; sản xuất matít, giấy ôjalit; pha chế thuốc in ôjalit.

Tiếp xúc thường xuyên hoá chất độc.

33

Hấp tấm bê tông.

Tiếp xúc với hoá chất độc.

34

Quét thuốc phòng mục.

Tiếp xúc với hoá chất độc.

35

Phơi cót đã tẩm keo phenol.

Công việc thủ công, tiếp xúc với các hoá chất độc như HCl, phenol.

X. SẢN XUẤT THUỐC LÁ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Kiểm tra chất lượng lá thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với nicotin, nấm, vi khuẩn gây bệnh, tư thế lao động gò bó.

2

Thủ kho, bảo quản lá thuốc lá.

Làm việc trong phòng kín, thiếu dưỡng khí, tiếp xúc nicotin nồng độ rất cao, tư thế lao động gò bó.

3

Sây, hấp chân không, cắt cuộng, ngọn thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với nicotin, nấm mốc, tạp khuẩn gây bệnh.

4

Vận hành dây chuyền chế biến sợi thuốc lá.

Chịu tác động của bụi, ồn, nicotin.

5

Hứng sợi, đóng kiện, vận chuyển phụ liệu, sợi thuốc lá trong xưởng.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với nicotin, bụi thuốc lá.

6

Vận hành máy cuốn điếu, đóng bao thuốc lá.

Tiếp xúc ồn bụi và nicotin.

7

Vệ sinh công nghiệp tại phân xưởng sản xuất thuốc lá và xử lý thuốc lá phế liệu, phế thải.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi thuốc lá, nicotin nồng độ cao.

8

Vận hành lò rang thuốc lá.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi thuốc lá và nicotin nồng độ cao.

9

Phân loại, chế biến lá thuốc; xử lý lá thuốc mốc.

Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với các loại nấm mốc, tạp khuẩn và nicotin nồng độ cao.

10

Vận hành máy xé, sàng điếu thuốc lá hỏng.

Nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi thuốc, nicotin.

11

Sàng, rang, nghiền bụi thuốc lá.

Chịu tác động của bụi thuốc lá nồng độ rất cao và nicotin vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

12

Trộn, cán thuốc lá tấm.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nicotin và bụi thuốc nồng độc rất cao

13

Làm sạch, xé, sàng giấy cuốn thuốc lá phế liệu.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nicotin và bụi.

14

Vận hành máy in bao bì và phụ liệu thuốc lá.

Thường xuyên tiếp xúc với ồn, toluen vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

15

Nấu thủ công hồ dán thuốc lá.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với bụi và các hoá chất: HCl, distrin, CO.

16

Vận hành hệ thống điều không thông gió.

Đi lại nhiều, chịu tác động của ồn, bụi và nicotin.

17

Tước cuộng, làm ẩm lá thuốc bằng thủ công.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc bụi,nấm mốc và nicotin nồng độ rất cao.

18

Vận hành máy khử bụi thuốc lá.

Làm việc trong phòng kín,chịu tác động của tiếng ồn cao, bụi nicotin vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

XI. SẢN XUẤT GIẤY

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận chuyển nguyên liệu (tre gỗ, nứa, bột thải) bằng thủ công.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, bụi.

2

Vận hành máy bóc vỏ gỗ, máy nạp, chặt, sàng nguyên liệu.

Làm việc trên sàn cao, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi và ồn vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

3

Sản xuất bột giấy bằng phương pháp hoá nhiệt cơ.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của tiếng ồn, nóng, bụi và các chất độc.

4

Vận hành máy xeo giấy.

Đứng quan sát suốt ca làm việc, chịu tác động của nóng, ồn và bụi.

5

Cuộn lại, cắt giấy vệ sinh bán thủ công.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của tiếng ồn, bụi.

6

Vận hành máy tráng phấn giấy.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nhiệt độ cao, hoá chất độc.

7

Sản xuất keo tráng phấn giấy.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn và nhiều loại hoá chất độc.

8

Sản xuất vôi.

Thường xuyên chịu tác động của nóng, ồn và bụi nồng độ rất cao.

9

Chưng bốc, xút hoá.

Phải đi lại nhiều, chịu tác động của nóng, bụi vôi và hoá chất độc.

10

Vệ sinh công nghiệp khu vực chưng bốc, xút hoá.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,chịu tác động của nóng, bụi và hoá chất.

11

Đổ muối sunphát (Na2SO4) vào lò thu hồi.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với hoá chất.

12

Vận hành hệ thống xử lý nước thải.

Nơi làm việc hôi thối, chịu tác động của ồn và các hoá chất (NaOH, H2SO4, H2S).

13

Vận hành máy mài lô.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi vợt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.

14

Sửa chữa, hàn ống nhựa PVC và derakene.

Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với bụi bông thuỷ tinh và hoá chất độc.

15

Vận hành máy thuỷ lực ép gỗ dán.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất độc.

16

Cắt cạnh gỗ dãn.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn lớn và bụi nồng độ cao.

17

Đánh bóng bề mặt gỗ dán.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi, ồn.

18

Pha chế, tráng keo phenol.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc mạnh.

19

Vận hành máy nghiền bột giấy.

Chịu tác động của hoá chất, ồn và bụi.

20

Điều chế phụ gia, hoá chất để phối chế sản xuất giấy.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

XII. DỆT - MAY

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành máy cung bông và máy chải cúi.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, ồn.

2

Vận hành dây chuyền sợi.

Đứng và đi lại suốt ca làm việc, chịu tác động nóng, bụi và ồn.

3

Vệ sinh máy chải, dây chuyền sợi, dệt, nhuộm.

Công việc thủ công, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, bụi, dầu mỡ.

4

Đổ sợi cho máy sợi con, máy se.

Phải đi lại nhiều, công việc đơn điệu, nhịp độ lao động cao, chịu tác động của ồn, bụi.

5

Vận hành máy hồ sợi dọc.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của nóng, ồn.

6

Vận hành máy dệt kiếm.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và bụi.

7

Vận hành máy sấy văng, máy sấy cuộn vải.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và các hoá chất độc.

8

Vận hành máy đốt lông, nấu tẩy vải bằng NaOH, Cl2.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất độc.

9

Vận chuyển kiện bông, kiện vải, trục sợi, trục vải, hoá chất, thuốc nhuộm.

Công việc thủ công rất nặng nhọc, chịu tác động của bụi, hoá chất độc.

10

Vận hành máy giặt, nhuộm liên hợp.

Chịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc.

11

Vận hành máy in hoa trên trục, trên lưới.

Chịu tác động của nóng, ồn và hoá chất độc.

12

Vận hành máy cào lông.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng, ồn và bụi nồng độ rất cao.

13

Nhuộm, hấp len, sợi tổng hợp.

Chịu tác động của nóng và các hoá chất tẩy, nhuộm.

14

Dệt len thủ công.

Công việc nặng nhọc, đơn điệu, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi.

15

Giặt, tẩy, mài quần bò.

Chịu tác động của nóng, bụi và hoá chất độc.

16

May công nghiệp.

Tư thế lao động gò bó, công việc đơn điệu, căng thẳng thị giác và mệt mọi thần kinh tâm lý.

17

Sửa chữa máy sợi, dệt, nhuộm tại phân xưởng.

Tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ, chịu tác động của nóng, ồn, bụi và hoá chất độc.

18

Đúc chì chân kim.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của nóng và hơi chì.

19

Mài ống côn giấy.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn và bụi nồng độ rất cao.

XIII. DƯỢC

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động củanghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Sản xuất các sản phẩm hoá dược ở các khâu sử dụng axít vô cơ mạnh,kiềm mạnh, cồn, tinh dầu thông.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc, cồn tinh dầu thông và nóng.

2

Nuôi và lấy nọc rắn độc.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu mùi hôi thối, tanh bẩn.

3

Sản xuất cloral và cloramin.

Chịu tác động của hoá chất độc như: Cl2, HCl, H2SO4.

4

Hoà tan, cô, vớt, vẩy,rửa, sấy, xay, rây, đóng gói hở các sản phẩm hoá dược.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hơi nóng, bụi và hoá chất độc.

5

Chiết xuất, tinh chế các hoạt chất từ dược liệu.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của hoá chất độc, bụi, nóng.

6

Chuyên nấu cao thảo mộc, cao động vật.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên chịu tác động của nóng.

7

Băm, chặt, sao, tẩm, phơi, sấy, chải mốc dược liệu bằng thủ công.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi nấm, mốc.

8

Xay, rây, nhào trộn, pha chế các loại dược chất, tá dược; vận hành máy dập và bao viên thuốc.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của bụi thuốc có nồng độ cao, nóng, ồn.

9

Pha chế, đóng thuốc dầu nước, cao xoa.

Chịu tác động của hơi tinh dầu, ảnh hưởng đến niêm mạc, da, mắt.

10

Pha chế, đóng, hàn thuốc tiêm bằng công nghệ chân không; đóng hàn kháng sinh ở dạng bột.

Phải làm việc trong buồng kín, thiếu không khí, nóng.

11

Sản xuất các loại thuốc từ phủ tạng, thuốc subtilit.

Công việc nặng nhọc, phải tiếp xúc với hoá chất độc, nóng, vi khuẩn gây bệnh.

12

Vận hành máy cất nước bằng phương pháp nhiệt.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của nhiệt độ cao.

13

Chuyên ủ, kéo, rửa, vẩy ống tiêm bằng thủ công.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu ảnh hưởng của nóng.

14

Chiết xuất và sản xuất thử các sản phẩm hoá dược.

Chịu tác động của hoá chất độc.

15

Chuyên bốc vác thủ công nguyên liệu, dược liệu, dược phẩm.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với bụi, hoá chất độc.

16

Trực tiếp kiểm nghiệm các sản phẩm hoá dược, dược phẩm, mỹ phẩm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

17

Thủ kho kiêm bảo quản nguyên liệu, dược liệu độc A, B.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hoá chất độc, nóng và bụi.

18

Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp sản xuất dược & trang thiết bị y tếnghiệp.

Công việc thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất, chất thải công

XIV. NÔNG NGHIỆP - LÂM NGHIỆP

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Sơ chế cà phê (phơi, xát tươi, xát khô, sàng phân loại, đánh bóng, đóng bao hạt).

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng bụi, nóng, ồn.

2

Rang, xay cà phê.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nóng, bụi cà phê (kích thích thần kinh)

3

Tiêu hoà vôi trong quy trình các bon nát hoá (trong sản xuất đường mía)

Lao động thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với bụi vôi và vôi sữa (ăn mòn da tay)

4

Sản xuất bột canh thủ công

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng nóng, CO, muối, tiêu, hành, tỏi (kích thích niêm mạc đường hô hấp).

5

Vệ sinh công nghiệp trong các xí nghiệp chế biến.

Lao động thủ công, nặng nhọc, tiếp xúc với các chất phế thải.

6

Sản xuất nhân giống, chiếu kính, bảo quản trứng tằm trong nhà lạnh.

Làm việc trong môi trường lạnh, thường giốngxuyên tiếp xúc với bụi phấn ngài, formon, axít HCl.

7

Nuôi tằm.

Lao động thủ công, tiếp xúc với phân tằm, formon, Bi58, CaCl2 (trừ bệnh cho tằm).

8

Ươm tơ

Thường xuyên tiếp xúc với hơi nóng, độ ẩm cao, mùi hôi của nhộng tằm, tay tiếp xúc với nước có protein phân huỷ gây dị ứng, căng thẳng thị giác.

9

Làm mềm tơ, lụa.

ảnh hưởng bụi, hoá chất độc,căng thẳng thị giác.

10

In hoa, tẩy chuội, nhuộm, hoàn tất lụa.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với nóng, hoá chất nhuộm, NaOH,dầu (làm mềm tơ).

11

Chế biến phế liệu tơ tằm.

Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với bụi phế liệu, hoá chất tẩy, mùi hôi của protein phân huỷ.

12

Vệ sinh công nghiệp trong các nhà máy ươm tơ, dệt lụa, in nhuộm.

Lao động thủ công, thường xuyên tiếp xúc với hoá chất, các chất thải công nghiệp.

13

Khảo nghiệm thuốc bảo vệ thực vật.

Làm việc trong môi trường độc hại, thường xuyên tiếp xúc hoá chất độc nguy hiểm như: asen, toluen, aceton, Bi58, este.

14

Điều tra, phát hiện dự tính, dự báo bảo vệ thực vật.

Làm việc ngoài đồng ruộng, tiếp xúc với các loại hoá chất trừ sâu và côn trùng.

15

Kiểm nghiệm, phân loại, bảo quản hạt giống trong phòng kín.

Chịu ảnh hưởng của nóng ẩm, hoá chất HCl, H2SO4, dithiocacbonat kẽm, cacbary, vectroon.

16

Vận hành máy sàng phân loại hạt điều.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của bụi và tiếng ồn cao.

17

Vận hành máy chao dầu hạt điều.

Lao động nặng nhọc, tiếp xúc thường xuyên nóng và dầu.

18

Tách hạt điều thủ công.

Lao động thủ công, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của bụi.

19

Xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh tại các nhà máy chế biến mủ cao su.

Làm việc ngoài trời, lặn, ngâm mình dưới nước bẩn, tiếp xúc với hoá chất độc.

20

Vận hành máy in túi PP, PE hữu cơ.

Thường xuyên tiếp xúc với dung môi

XV. THUỶ LỢI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Lái xe, máy thi công ở các công trình thuỷ lợi.

Chịu tác động của rung, ồn, bụi, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Sửa chữa xe, máy thi công ở các công trình xây dựng.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với dầu mỡ.

3

Đóng, mở cửa cống tại cầu công tác ở các đập thủy lợi.

Làm việc trên cao,trong mọi thời tiết, công việc nặng nhọc.

4

Thí nghiệm, xử lý đất, bê tông ngoài hiện trường công tại các công trình xây dựng thuỷ lợi.

Lao động ngoài trời, công việc thủ nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất, ồn, rung và bụi.

5

Kiểm tra đê điều.

Làm việc ngoài trời, thường xuyên phải đi lại, không kể ngày đêm.

XVI. ĐỊA CHÍNH

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Trắc địa cơ bản ở vùng trung du và đồng bằng.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên lưu động ngoài trời.

2

Trắc địa địa hình.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó,thường xuyên lưu động ngoài trời

3

Đo đạc địa chính.

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, lưu động phân tán ở mọi miền đất nước.

XVII. KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Lựa chọn, phân loại, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu ở kho lưu trữ trung tâm tư liệu khí tượng thuỷ văn.

Thường xuyên tiếp xúc với khí CO, formôn.

2

Khảo sát khí tượng thuỷ văn ở miền núi và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên lưu động ở các tỉnh miền núi và hải đảo.

3

Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật quan trắc, đo đạc khí tượng thuỷ văn tại các trạm, các điểm đo ở miền núi, hải đảo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi lưu động đến các trạm trong rừng, ngoài đảo.

4

Quan trắc lưu lượng nước và các yếu tố thuỷ văn ở các trạm thuỷ văn miền núi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

5

Quan trắc các yếu tố khí tượng cao không trong buồng radar: Meteosit 2, tổ hợp AKB, radar thời tiết.

Làm việc trong phòng kín, thiếu ánh sáng, chịu tác động thường xuyên của tia X, sóng siêu cao tần và ồn.

6

Hoá nghiệm phân tích đất, nước, không khí và vi sinh.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

XVIII. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Nghiên cứu công nghệ chế tạo vật liệu tạo nguồn năng lượng và xử lý môi trường.

Tiếp xúc các hoá chất độc hại: bột chì, H2SO4, SO3...

2

Nghiên cứu công nghệ sản xuất vật liệu compozit, sơn, nhựa, cao su.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi độc hại: phenol, butanol, toluen, và các axít.

3

Chiết tách các hợp chất có hoạt tính sinh học từ động, thực vật thử hoạt tính sinh học.

Tiếp xúc với các hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: benzen, toluen, methanol.

4

Phân tích tuổi tuyệt đối của các mẫu quặng.

Tiếp xúc với hoá chất, dung môi hữu cơ độc hại: HF, HCl, HNO3, benzen.

5

Quan trắc bức xạ điện từ trường trái đất dùng nguồn phóng xạ.

Điều kiện làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tia phóng xạ.

6

Xử lý và làm tiêu bản động vật (thuộc da, nhồi mẫu động vật...).

Tiếp xúc với các hoá chất độc hại: foocmaldehyt, Cr2O3 và các hợp chất chứa asen.

7

Sinh hoá và công nghệ enzim.

Tiếp xúc với các hoá chất và dung môi hữu cơ độc hại: HgCl2, clorofooc, toluen và CO2 vượt tiêu chuẩn cho phép

8

Làm tiêu bản hiển vi động vật không xương sống, côn trùng, ký sinh trùng.

Tiếp xúc các hoá chất, các loại alcol, các axít vô cơ, hữu cơ, phenol vượt tiêu chuẩn cho phép.

XIX. VĂN HOÁ - THÔNG TIN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành máy in opset, typo, máy xén, kẻ giấy.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi, ồn và các hoá chất độc.

2

Sửa chữa cơ, điện các máy công cụ, máy in, xén...

Tư thế lao động gò bó, thường xuyên tiếp xúc với ồn, bụi, hoá chất độc và dầu mỡ.

3

Tráng mạ phơi và sửa bản kẽm.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc và tia cực tím.

4

Chụp ảnh, truyền phim sang kẽm.

Thường xuyên làm việc trong buồng kín, thiếu ánh sáng, chịu tác động của hoá chất độc.

5

Sắp chữ điện tử.

Làm việc trong buồng kín,chịu tác động của bức xạ ion hoá.

6

Pha chế và bảo quản các loại hoá chất.

Thường xuyên tiếp xúc với các loại hoá chất độc.

7

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị sản xuất phim.

Thường xuyên lưu động, chịu tác động của ồn và hoá chất độc.

8

Dựng cảnh, khói lửa.

Thường xuyên lưu động theo đoàn làm phim, công việc nặng nhọc, tiếp xúc với hoá chất độc (thuốc súng...).

9

Dựng nhà bạt, rạp xiếc lưu dộng, nhà trưng bày triển lãm.

Công việc thủ công, nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên lưu động.

10

Chăm sóc, nuôi dưỡng thú.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên tiếp xúc các chất thải của động vật, nấm và vi sinh vật gây bệnh.

11

Nhạc công trong các dàn nhạc, đội nhạc.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng cường độ mạnh.

12

Làm con rối.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc như: xăng, axeton, sơn ta.

13

Kiểm kê, bảo quản, xử lý kỹ thuật các hiện vật, tài liệu, sách, báo, phim, ảnh trong kho lưu trữ của bảo tàng, thư viện và viện lưu trữ.

Thường xuyên làm việc trong kho kín, thiếu dưỡng khí,tiếp xúc với hoá chất, bụi nấm, mốc

14

Tu sửa, phục chế tài liệu, hiện vật của thư viện, viện lưu trữ và bảo tàng.

Tư thế lao động gò bó, chịu tác động của hoá chất, bụi nấm, mốc.

15

Mộc chạm các công trình di tích lịch sử, tạc tượng và điêu khắc.

Thường xuyên lưu động, công việc nặng nhọc,nguy hiểm,tư thế lao động gò bó.

16

Thông tin lưu động của các tỉnh (miền núi, hải đảo).

Thường xuyên lưu động, đi lại nhiều ở vùng rừng, núi và hải đảo.

17

Tráng phim, rửa ảnh.

Làm việc trong phòng kin, thiếu ánh sáng, dưỡng khí, tiếp xúc với hoá chất độc.

18

Diễn viên chèo, cải lương, dân ca, kịch, điện ảnh và ca sĩ chuyên nghiệp.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của tiếng ồn, ánh sáng có cường độ mạnh và nóng.

19

Hướng dẫn khách thăm quan Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Phải đi lại và nói nhiều, căng thẳng thần kinh tâm lý.

XX. HÀNG KHÔNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Rửa lọc bằng phương pháp siêu âm.

Chịu tác động của sóng siêu âm, hơi dầu, nóng.

2

Xúc nạp ắc quy tại sân bay, trung tâm ACC, APP.

Làm việc trong môi trường nóng, ồn, hơi độc axít.

3

Bảo quản suất ăn ở kho lạnh.

Công việc nặng nhọc, làm việc trong phòng kín, chịu tác động của hơi lạnh

4

Bảo vệ đường băng, sân đỗ máy bay, đài, trạm radar.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

5

Sửa chữa các loại xe đặc chủng, đôly tại sân bay.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, điện từ trường, hơi xăng, dầu, hoá chất.

6

Thu gom, xếp, đặt thùng cotainer ở sân bay.

Làm việc trong môi trường nóng,ồn cao, công việc nặng nhọc.

7

May, mộc công nghiệp máy bay.

Công việc nặng nhọc, chịu tác động của nóng, bụi, ồn.

8

Vận hành, sửa chữa máy nạp bình cứu hoả.Làm việc trong môi trường ồn, nóng, hơi khí độc CO2.

9

Cứu hoá sân bay.

ảnh hưởng tiếng ồn và điện từ trường.

10

Thủ kho và bảo quản hoá chất.

Công việc nặng nhọc, ảnh hưởng của hoá chất độc, ồn, bụi.

11

Nhân viên giao, nhận hàng hoá ở kho hàng.

Công việc nặng nhọc, bị ảnh hưởng của tiếng ồn, nóng, hơi khí độc.

12

Hướng dẫn máy bay vào sân đỗ.

Làm việc ngoài trời, trong môi trường nóng, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

13

Điều hành, khai thác, hiệp đồng, thông báo bay tại sân bay.

Chịu ảnh hưởng điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

14

Vận hành máy soi chiếu hành lý, kiểm tra an ninh.

Chịu ảnh hưởng của phóng xạ, điện từ trường.

15

Sửa chữa, lập trình máy vi tính.

Chịu ảnh hưởng bức xạ ion hoá, căng thẳng thần kinh tâm lý.

16

Vận hành, sửa chữa máy, thiết bị đo lường kiểm chuẩn.

Chịu tác động của điện từ trường, nóng, ồn.

17

Theo dõi màn hình rada, thiết bị AMSS, AFTN.

Chịu ảnh hưởng sóng điện từ, căng thẳng thần kinh tâm lý.

18

Tiếp nhận, cấp phát, vận hành, tra nạp, hoá nghiệm dầu, xăng, dầu hàng không.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc xăng, nóng, ồn.

19

Bảo vệ, sửa chữa và vệ sinh đường ống, kho, bể xăng, dầu.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hơi bồn, xăng, dầu.

20

Thủ kho xăng, dầu hàng không.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc với xăng, dầu.

21

Xây dựng, duy tu, bảo dưỡng nhà ga, đường băng, đường lăn, sân đỗ máy bay.

Công việc nặng nhọc, làm việc ngoài trời, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, bụi.

22

Vận hành máy ép nhựa phun thổi, in, cắt, dán polime, hút màng PVC, in lưới.

Công việc nặng nhọc, tiếp xúc hoá chất độc, bụi, nóng, ồn.

23

Nấu, chế biến thức ăn cho hành khách.

Lao động thủ công nặng nhọc, tiếp xúc với nóng.

24

Vận hành máy thi công xây dựng nhà ga, sân bay.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc tiếng ồn, bụi.

25

Thợ cơ khí máy bay.

Làm việc trong môi trường ồn, công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó.

26

Nhiệt luyện chi tiết máy bay.

Lao động nặng nhọc, ảnh hưởng của nóng, ồn.

27

Sửa chữa, bảo dưỡng cấu kiện sắt, thép ở sân bay.

Công việc thủ công, nặng nhọc,làm việc ngoài trời trong môi trường ồn, điện từ trường.

28

Bốc xếp hàng hoá, hành lý ở các đội thương vụ, kho hàng hoá.

Công việc nặng nhọc, nóng, ồn.

29

Lái xe tra nạp xăng, dầu máy bay.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường hơi độc của xăng, dầu.

30

Lái xe đưa, đón khách tại sân đỗ máy bay.

Chịu tác động của nóng, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

31

Phân tích, cân đong hoá chất.

Thường xuyên tiếp xúc với hoá chất độc.

32

Vệ sinh đường băng, sân đậu máy bay, sân đỗ ôtô, đài, trạm radar.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, bụi.

33

Giám sát dịch vụ mặt đất, trên không tại sân đỗ máy bay.

Đi lại nhiều, chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

34

Rửa bát đĩa, dụng cụ đựng suất ăn.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, nơi làm việc ẩm ướt.

35

Sửa chữa điện, nước tại sân bay.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường.

36

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị trung tâm ACC, APP.

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

37

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa anten hàng không cao dưới 50m.

Làm việc ngoài trời, tư thế lao động gò bó, công việc thủ công, nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của bụi, dung môi pha sơn.

38

Quan trắc khí tượng hàng không.

Chịu ảnh hưởng của tiếng ồn, điện từ trường.

39

Vệ sinh máy bay,phun thuốc phòng dịch, diệt côn trùng trên máy bay.

Công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của hoá chất độc, ồn, điện từ trường.

40

Vệ sinh công nghiệp máy bay; xử lý chất thải môi trường; giặt, bọc thảm máy bay.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với bụi bẩn, vi sinh vật gây bệnh.

41

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy thông tin VHF tần số từ 30 đến dưới 300 MHZ.

Chịu tác động của tiếng ồn, điện từ trường.

42

Lắp đặt máy thu, phát.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của điện từ trường, tư thế lao động gò bó.

43

Lái, vận hành các loại xe đặc chủng tại sân đỗ máy bay.

Làm việc trong môi trường nóng, ồn và điện từ trường.

XXI. THUỶ SẢN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Nuôi trai lấy ngọc.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, thường xuyên phải ngâm mình dưới nước.

XXII. SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN MUỐI ĂN

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Sản xuất muối ăn thủ công.

Lao động ngoài trời, công việc thủ công, rất nặng nhọc.

2

Bốc vác, pha trộn và đóng gói muối iốt thủ công và bán thủ công.

Lao động thủ công, nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, môi trường làm việc có độ ẩm cao.

3

Công nhân sản xuất hoá chất (MgCO3, MgCl2, MgSO4) sau muối ăn.

Công việc thủ công, tiếp xúc với nóng, ẩm và các hoá chất: kiềm, Cl2, NaCO3.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1629/LĐTBXH-QĐ năm 1996 ban hành tạm thời danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1629/LĐTBXH-QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 26/12/1996
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Lê Duy Đồng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/12/1996
  • Ngày hết hiệu lực: 01/03/2021
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản