- 1Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
BỘ LAO ĐỘNG;BỘ NỘI THƯƠNG-BỘ TÀI CHÍNH-BỘ Y TẾ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12-TT/LB | Hà Nội , ngày 29 tháng 8 năm 1981 |
Căn cứ Quyết định số 218-CP ngày 29/5/1981 của Hội đồng Chính phủ về chế độ và phương thức cung cấp hàng hoá năm 1981, sau khi thoả thuận với Tổng công Đoàn Việt Nam, liên bộ Lao Động - Y tế - Nội thương - Tài chính hướng dẫn lại chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, viên chức làm việc trong các ngành nghề đặc biệt có hại đến sức khoẻ như sau:
Mức I: 1,5 đồng/suất (ứng với mức 0,3 đồng cũ).
Mức II: 2,2 đồng/suất (ứng với mức 0,45 đồng cũ).
Mức III: 3,0 đồng/suất (ứng với mức 0,60 đồng cũ).
Mức IV: 4,5 đồng/suất (ứng với mức 1 đồng cũ).
Hàng tháng cơ quan thương nghiệp bảo đảm cung ứng đủ hiện vật cho:
Mức I: Thịt: 0,300 Kg (hoặc 6 quả trứng gà, vịt).
Đường: 1,000 Kg.
Đỗ các loại: 0,500 Kg.
Mức II: Thịt: 0,300 Kg (hoặc 6 quả trứng gà, vịt).
Đường: 1,000 Kg.
Đỗ các loại: 0,500 Kg.
Mức III: Thịt: 0,300 Kg (hoặc 6 quả trứng gà, vịt).
Đường: 1,000 Kg.
Đỗ các loại: 0,500 Kg.
Sữa: 1 hộp.
Mức IV: Thịt: 0,500 Kg (hoặc 10 quả trứng gà, vịt).
Đường: 1,000 Kg.
Đỗ các loại: 0,500 Kg.
Sữa: 1 hộp.
(Nếu lúc nào, nơi nào không có sữa thì bán thay thế bằng thịt theo tỷ lệ 1 hộp sữa bằng 0,300 Kg thịt).
Những cơ quan, xí nghiệp tự túc được hiện vật thì được dùng số tiền chi cho các mức bồi dưỡng nêu trên để giải quyết mà không phải mua ở ngành thương nghiệp, nhưng phải bảo đảm yêu cầu về chất lượng của suất bồi dưỡng. Cơ quan, xí nghiệp cần chú ý khâu chế biến bảo đảm chất lượng và tổ chức bữa ăn thích hợp. Nơi nào có bữa ăn giữa ca thì suất bồi dưỡng nên là chè đỗ, hoa quả...phối hợp linh hoạt giữa bữa ăn giữa ca với bữa ăn bồi dưỡng trên nguyên tắc thực hiện đúng các mức bồi dưỡng theo tiêu chuẩn quy định. Có thể mua thêm gạo, miến, thực phẩm khác, hoa quả có chất dinh dưỡng cao để bồi dưỡng, sử dụng hết số tiền quy định ở từng mức.
5. Về thủ tục xét duyệt, liên bộ hướng dẫn thêm một số điểm sau:
a. Các Bộ, Tổng cục, các ngành phối hợp với công đoàn ngành soát xét, lập lại danh mục các nghề cần được bồi dưỡng theo các mức, sau khi được sự thoả thuận của Bộ Lao Động, Bộ y tế, ban hành chế độ áp dụng trong các cơ sở thuộc quyền quản lý. (trừ các Bộ, Tổng cục đã lập danh mục và đã được Bộ Lao Động thoả thuận năm 1980).
b. Các sở, ty và các ngành ở địa phương phối hợp với công đoàn ngành cùng cấp soát xét, lập lại danh mục nghề cần được bồi dưỡng dựa trên danh mục của Bộ, Tổng cục, ngành chủ quản đã ban hành và phải được sự thoả thuận của cơ quan lao động, y tế địa phương. Trước khi trình Uỷ ban nhân dân xét duyệt ban hành, Sở, Ty lao động và y tế cần trao đổi thống nhất với liên hiệp công đoàn tỉnh, thành phố, đặc khu và báo cáo với Bộ Lao động, Bộ Y tế để bảo đảm chế độ bồi dưỡng hiện vật được thi hành thống nhất trong cả nước.
c. Khi duyệt chức danh bồi dưỡng bằng hiện vật phải căn cứ vào điều kiện làm việc thực tế và tài liệu xét nghiệm của cơ quan y tế. Đối với các cơ sở thuộc các ngành Trung ương có trạm vệ sinh công nghiệp thì tài liệu xét nghiệm của trạm cũng là cơ sở để xét duyệt mức bồi dưỡng.
d. Thủ trưởng cơ quan, xí nghiệp căn cứ vào danh mục nghề được bồi dưỡng hiện vật đã quy định để lập danh sách công nhân, viên chức được bồi dưỡng thuộc đơn vị mình, lập kế hoạch xin cấp hiện vật theo các mức nêu trên, gửi kế hoạch đó đến các Sở, Ty thương nghiệp địa phương và phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về sự đúng đắn của kế hoạch đó.
Các Sở, Ty thương nghiệp xét duyệt kế hoạch đó và bảo đảm cung ứng đủ, đúng thời hạn các mặt hàng đã quy định tại điểm 2 của thông tư này cho cơ quan xí nghiệp.
Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu chỉ đạo các ngành ở địa phương thực hiện tốt thông tư này.
Hàng quý, các Sở, Ty lao động, tài chính, nội thương, y tế tổng hợp tình hình và số liệu cụ thể việc thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật báo cáo lên cấp trên theo ngành dọc.
Trong quá trình thi hành, nếu có vấn đề gì vướng mắc, đề nghị các Bộ, các địa phương phản ánh để liên bộ nghiên cứu giải quyết.
Đào Thiện Thi (Đã ký) | Võ Trí Cao (Đã ký) |
Trần Phương (Đã ký) | Nguyễn Tăng Ấm (Đã ký) |
- 1Thông tư 71/2002/TT-BNN hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại của ngành Nông nghiệp và PTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 3Quyết định 06/2001/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư liên tịch 10/1999/TTLT-BLĐTBXH-BYT thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại do Bộ Lao động,thương binh và xã hội - Bộ Y tế ban hành
- 2Quyết định 471/2000/QĐ-BLĐTBXH bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1395/QĐ-LĐTBXH năm 2015 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đến hết ngày 10 tháng 6 năm 2015
- 1Thông tư 71/2002/TT-BNN hướng dẫn chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với người lao động làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm độc hại của ngành Nông nghiệp và PTNT do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 06/2001/QĐ-TTg về chế độ bồi dưỡng đối với một số chức danh tư pháp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Thông tư liên bộ 12-TT/LB năm 1981 thực hiện chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật cho công nhân, nhân viên làm việc trong các ngành nghề đặc biệt có hại đến sức khoẻ do Bộ Lao động-Bộ Y tế - Bộ Nội thương - Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 12-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư liên tịch
- Ngày ban hành: 29/08/1981
- Nơi ban hành: Bộ Lao động, Bộ Nội thương, Bộ Tài chính, Bộ Y tế
- Người ký: Đào Thiện Thi, Nguyễn Tăng ấm, Trần Phương, Võ Trí Cao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 17
- Ngày hiệu lực: 13/09/1981
- Ngày hết hiệu lực: 01/04/1999
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực