Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 44/2015/TT-BLĐTBXH | Hà Nội, ngày 22 tháng 10 năm 2015 |
Căn cứ Nghị định số 106/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Lao động - Tiền lương;
Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại) quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây gọi là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP).
Người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại; người đại diện phần vốn của công ty; cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu quy định tại Điều 2 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
Điều 3. Xây dựng phương án sử dụng lao động
Sau khi được cơ quan có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ như sau:
1. Lập danh sách lao động thường xuyên của công ty theo mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
a) Danh sách lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng).
b) Danh sách lao động đang phải ngừng việc (được trả lương hoặc không được trả lương theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật Lao động);
c) Danh sách lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
d) Danh sách lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 của Bộ luật Lao động;
đ) Danh sách lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động (bao gồm cả người lao động được công ty cử làm người đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).
2. Lập danh sách lao động tiếp tục được sử dụng ở công ty sau khi sắp xếp lại theo mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, gồm:
a) Danh sách lao động tiếp tục sử dụng (không cần đào tạo lại và làm việc trọn thời gian);
b) Danh sách lao động phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có);
c) Danh sách lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).
3. Lập danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 của Bộ luật Lao động theo mẫu số 3 ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty sau khi sắp xếp lại và phải chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là danh sách người lao động dôi dư), gồm:
a) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 theo mẫu số 4a ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP), gồm:
- Danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;
- Danh sách lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP;
- Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) hoặc Khoản 5 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
b) Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Khoản 5 Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP) theo mẫu số 5a ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Công ty chốt danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty) hoặc thời điểm bán tại hợp đồng mua bán (đối với trường hợp bán công ty) hoặc thời điểm chuyển đổi tại quyết định chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) hoặc thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể công ty) hoặc thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp phá sản công ty) để đưa vào phương án sắp xếp công ty.
6. Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:
a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 6 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Chế độ đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 8a ban hành kèm theo Thông tư này.
d) Chế độ đối với người lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9 ban hành kèm theo Thông tư này hoặc theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 9a ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
8. Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở tổ chức công khai phương án sử dụng lao động (trong phương án sắp xếp lại công ty) ít nhất 10 ngày và gửi tới từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị người lao động để lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động. Việc tổ chức Hội nghị người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 của Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
9. Hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động trong phương án sắp xếp lại công ty, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty.
10. Sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty rà soát lại danh sách, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính toán lại chế độ đối với người lao động dôi dư; hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra, đối chiếu; trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư.
Điều 4. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ
1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản hỗ trợ quy định tại điểm c Khoản 1 và điểm b Khoản 2 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Thời gian làm việc làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 4 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP là thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian người lao động đã được công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả trợ cấp thôi việc hoặc trợ cấp mất việc làm (nếu có).
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây gọi là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
3. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại các Khoản 4, 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định 63/2015/NĐ-CP bao gồm thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ quy định tại Khoản 2 Điều này và thời gian người lao động làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (bao gồm: cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, nông, lâm trường quốc doanh).
Điều 5. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ
1. Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc quy định tại điểm a Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được tính như sau:
Trong đó:
TLbq5 là tiền lương bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc.
TLi là tiền lương tháng thứ i được xác định như sau:
a) Đối với thời gian người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tiền lương tháng được xác định bằng hệ số lương cộng phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước, nhân với mức lương tối thiểu chung hoặc hệ số lương cộng phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương tối thiểu chung hoặc mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tương ứng với từng thời kỳ;
b) Đối với thời gian công ty thực hiện sắp xếp lại chưa xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, tiền lương tháng là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Đối với thời gian người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2. Tiền lương bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc quy định tại điểm b Khoản 1 Điều 7 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được tính theo mức tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ghi trong sổ bảo hiểm xã hội của người đại diện phần vốn của công ty.
3. Tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người được công ty thực hiện sắp xếp lại ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của công ty đối với phần vốn của công ty vào doanh nghiệp khác được xác định như quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này.
Điều 6. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại trong thực hiện chế độ
Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại trong thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Thực hiện công khai phương án sử dụng lao động theo quy định tại Khoản 8,
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong toàn công ty trước, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư.
3. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư của cơ quan có thẩm quyền, công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm dự toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo phương án đã được phê duyệt và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện chế độ từ các nguồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, công ty thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động dôi dư.
5. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm chi trả các chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định.
6. Thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của công ty sau khi sắp xếp lại đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang làm việc tại công ty tại điểm b Khoản 2 Điều 9 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP được quy định như sau:
1. Công ty sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty sau khi sắp xếp lại đối với thời gian làm việc tại công ty sau khi sắp xếp lại và thời gian làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại, kể cả thời gian người lao động làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước nếu chuyển đến công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 48, Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động và Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
3. Thời gian người lao động làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực nhà nước tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
Điều 8. Trách nhiệm của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
1. Hướng dẫn việc thu bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 3 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
Điều 9. Báo cáo tình hình thực hiện chế độ
1. Công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo chủ sở hữu tình hình giải quyết chính sách lao động dôi dư theo quy định tại mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.
2. Đại diện chủ sở hữu của công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư năm trước liền kề về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.
3. Bảo hiểm xã hội Việt Nam báo cáo việc thực hiện thu bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư của năm trước liền kề theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP theo mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư này trước ngày 30 tháng 01 hàng năm.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 12 năm 2015.
Thông tư số 38/2010/TT-BLĐTBXH ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP ngày 20 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
2. Trường hợp phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành rà soát lại chế độ đối với người lao động dôi dư trong phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, báo cáo chủ sở hữu kết quả rà soát; trường hợp phải sửa đổi, bổ sung chế độ đối với người lao động dôi dư (nếu có), báo cáo chủ sở hữu xem xét, phê duyệt sửa đổi, bổ sung và thực hiện chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
3. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu, khi thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền vận dụng các quy định tại Nghị định 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư thì vận dụng quy định tại Thông tư này.
4. Công ty nhà nước, công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp chưa thực hiện chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu nay sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP hoặc sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định số 118/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 12 năm 2014 của Chính phủ về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp áp dụng Nghị định số 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
5. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, khi thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền áp dụng các quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư thì thực hiện theo quy định tại Thông tư này.
6. Trường hợp công ty thực hiện sắp xếp lại hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp của công ty theo quy định tại Khoản 7 Điều 11 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP thì công ty phải xây dựng các điều kiện, tiêu chí, danh sách người lao động nhận hỗ trợ và mức hỗ trợ, thống nhất với tổ chức đại diện tập thể lao động và thực hiện hỗ trợ đảm bảo công khai, minh bạch trong công ty.
Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để bổ sung, hướng dẫn./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
(Ban hành kèm theo Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
TT | Nội dung |
Mẫu số 1 | Danh sách lao động thường xuyên tại thời điểm …………… |
Mẫu số 2 | Danh sách lao động tiếp tục được sử dụng sau khi sắp xếp lại tại thời điểm ………………… |
Mẫu số 3 | Danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ………………… |
Mẫu số 4 | Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 dôi dư tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Mẫu số 4a | Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 dôi dư tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Mẫu số 5 | Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 về sau dôi dư tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Mẫu số 5a | Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 về sau dôi dư tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Mẫu số 6 | Chế độ đối với lao động dôi dư nghỉ hưu trước độ tuổi quy định tính đến thời điểm ………………… |
Mẫu số 7 | Chế độ đối với lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm …………… |
Mẫu số 8 | Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Mẫu số 8a | Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Mẫu số 9 | Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Mẫu số 9a | Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ………………… (áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Mẫu số 10 | Phương án sử dụng lao động |
Mẫu số 11 | Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư tính đến ngày ... tháng ... năm... |
Mẫu số 12 | Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư năm... |
Mẫu số 13 | Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư năm... |
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG THƯỜNG XUYÊN |
Nhóm | Số TT | Họ và tên | Ngày/ tháng/ năm sinh | Chức danh/công việc đang làm | Trình độ chuyên môn/ bậc thợ | Ngày/tháng/ năm được tuyển lần cuối vào công ty | Loại HĐLĐ | Tiền lương theo HĐLĐ (đồng) | Thời điểm bắt đầu ngừng/nghỉ/ tạm hoãn HĐLĐ | Ghi chú |
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
1. Đang làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) | 1 | x | ||||||||
2 | x | |||||||||
3 | x | |||||||||
… | x | |||||||||
… | x | |||||||||
2. Đang phải ngừng việc | ||||||||||
3. Đang nghỉ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội | ||||||||||
4. Đang nghỉ không hưởng lương | ||||||||||
5. Đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (bao gồm cả người đại diện phần vốn của công ty) | ||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú: hướng dẫn này được áp dụng chung cho các phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này
- (1) Thời điểm: ghi theo thời điểm lập danh sách (có thông báo kế hoạch sắp xếp lại hoặc thời điểm chốt danh sách đối với từng trường hợp sắp xếp lại theo quy định tại
- Cột 3: Ghi trình độ cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp) hoặc tên nghề, bậc thợ.
- Cột 4: HĐLĐ không xác định thời hạn ký hiệu (A); Xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng ghi ký hiệu là (B); Dưới 12 tháng hoặc mùa vụ hoặc giao kết bằng miệng được ghi ký hiệu (C); Tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D); Không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động ghi ký hiệu là (K).
- Cột 5: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào công ty (trường hợp công ty sáp nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi thành TNHH1TV thì ghi thời điểm tuyển dụng vào công ty trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia tách hoặc chuyển đổi)
- Cột 6: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm người lao động ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện HĐLĐ.
- Cột 7: Tiền lương (gồm: mức lương theo chức danh công việc, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) ghi trong HĐLĐ.
- Cột 8: Ghi cụ thể lý do ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (bao gồm cả trường hợp người được cử làm đại diện phần vốn của công ty làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG TIẾP TỤC ĐƯỢC SỬ DỤNG SAU KHI SẮP XẾP LẠI |
Nhóm | Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Trình độ chuyên môn/ bậc thợ | Chức danh/công việc đang làm | Chức danh/công việc dự kiến sau sắp xếp lại | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | ||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
1. Tiếp tục được sử dụng | 1 | |||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
… | ||||||||||
... | ||||||||||
2. Phải đào tạo lại để tiếp tục sử dụng | ||||||||||
3. Chuyển sang làm việc không trọn thời gian | ||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú: - Cột 7 và 8: ghi theo thời gian tính hưởng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Thời gian làm việc thực tế tại công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | Lý do chấm dứt HĐLĐ | ||||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | ||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
3 | |||||||||||
… | |||||||||||
… | |||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 5, 6: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 9: Ghi lý do chấm dứt HĐLĐ theo các khoản tại Điều 36 của Bộ luật lao động (ví dụ: hết hạn hợp đồng lao động ghi là 1; hoàn thành công việc trong hợp đồng lao động ghi là 2, v.v.).
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 DÔI DƯ (Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Nhóm | Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế tại công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | ||||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | |||||
(A) | (B) | (C) | (D) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1. Nghỉ hưu trước tuổi | 1 | |||||||||||
2 | ||||||||||||
2. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH | ||||||||||||
… | ||||||||||||
3. Phải chấm dứt HĐLĐ | … | |||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 DÔI DƯ (Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Nhóm | Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế tại công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | ||||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | |||||
(A) | (B) | (C) | (D) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
4. Nghỉ hưu trước tuổi | 1 | |||||||||||
2 | ||||||||||||
5. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH | ||||||||||||
… | ||||||||||||
6. Phải chấm dứt HĐLĐ | … | |||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU DÔI DƯ (Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế tại công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | ||||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | ||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
… | |||||||||||
… | |||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
CHỦ SỞ HỮU | DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2000 VỀ SAU DÔI DƯ (Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/ tháng/ năm sinh | Ngày/tháng /năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế tại công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội | ||||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | Số năm | Số tháng | ||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1 | |||||||||||
2 | |||||||||||
… | |||||||||||
… | |||||||||||
| Ngày ….. tháng ….. năm... |
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ NGHỈ HƯU TRƯỚC ĐỘ TUỔI QUY ĐỊNH |
Nhóm | Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/tháng/ năm sinh | Thời gian đã đóng BHXH | Thời gian đã đóng BHXH làm tròn (năm) | Mức lương tháng bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc (đồng/ tháng) | Số năm về hưu trước tuổi (năm) | Mức trợ cấp 03 tháng lương/ năm nghỉ hưu trước tuổi (đồng) | Mức hỗ trợ 01 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng) | Mức hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở/năm đóng BHXH (đồng) | Tổng tiền được nhận (đồng) | Nơi ở khi nghỉ hưu | ||
Nam | Nữ | Số năm | Số tháng | ||||||||||||
(A) | (B) | (C) | (D) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
1. Từ đủ 55 đến dưới 59 tuổi (nam), từ đủ 50 đến dưới 54 tuổi (nữ) | 1 | x | (=8+9) | ||||||||||||
2 | x | ||||||||||||||
… | x | ||||||||||||||
| x | ||||||||||||||
x | |||||||||||||||
2. Từ đủ 59 đến dưới 60 tuổi (nam), từ đủ 54 đến dưới 55 tuổi (nữ) | x | x | x | x | (=10) | ||||||||||
x | x | x | x | ||||||||||||
x | x | x | x | ||||||||||||
x | x | x | x | ||||||||||||
x | x | x | x | ||||||||||||
Tổng |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 8 = (cột 6 x 3 tháng) x cột 7; trong đó cột 7 tính năm đi 12 tháng (không tính tháng lẻ)
- Cột 9 = Mức lương cơ sở x (cột 5); trong đó cột 5 làm tròn năm theo nguyên tắc quy định tại Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 10 = 0,5 tháng lương cơ sở x cột 5;
- Cột 11 = cột 8 + cột 9 (đối với nhóm 1) hoặc = cột 10 (đối với nhóm 2).
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày/tháng năm sinh | Thời gian đã đóng BHXH | Số tháng còn thiếu chưa đóng BHXH | Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH (đồng) | Tổng số tiền đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất (đồng) | Nơi ở khi nghỉ hưu | ||
Nam | Nữ | Năm | Tháng | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
… | ||||||||||
.... | ||||||||||
Tổng | x | x | x | x | x | x | x |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú: Cột 7 = cột 5 x cột 6 x tỷ lệ % đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người lao động và người sử dụng lao động.
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 (Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian làm việc tại công ty | Tổng thời gian đã làm việc thực tế | Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp | Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc và hỗ trợ | Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc và hỗ trợ làm tròn (năm) | Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng) | Trợ cấp mất việc làm (đồng) | Mức hỗ trợ theo tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc (đồng) | Tổng tiền trợ cấp, hỗ trợ được nhận (đồng) | ||||||
Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | |||||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
1 | =14*15 | =16+17 | ||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||
... | ||||||||||||||||||||
Tổng | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 17: được tính theo điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 (Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian làm việc tại công ty | Tổng thời gian đã làm việc thực tế | Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp | Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc và hỗ trợ | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc và hỗ trợ làm tròn (năm) | Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng) | Trợ cấp thôi việc (đồng) | Mức hỗ trợ theo tháng lương cơ sở cho mỗi năm làm việc (đồng) | Tổng tiền trợ cấp, hỗ trợ được nhận (đồng) | ||||||
Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | |||||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
1 | =14*15 * 1/2 | =16+17 | ||||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||||
... | ||||||||||||||||||||
Tổng | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 2,3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 17: được tính theo điểm b Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 VỀ SAU (Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán, chuyển thành TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách công ty) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian làm việc tại công ty | Tổng thời gian đã làm việc thực tế | Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp | Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm tròn (năm) | Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng) | Tổng tiền trợ cấp mất việc làm (đồng) | ||||||
Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1 | =14*15 | |||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||
... | ||||||||||||||||||
Tổng | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
CHỦ SỞ HỮU | CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 VỀ SAU (Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản) |
Số TT | Họ và tên | Số thứ tự ở phụ lục 1 | Ngày, tháng năm được tuyển lần cuối vào công ty | Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có) | Thời gian làm việc tại công ty | Tổng thời gian đã làm việc thực tế | Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp | Thời gian đã được công ty trả trợ cấp thôi việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc | Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làm tròn (năm) | Tiền lương bình quân 06 tháng cuối trước khi nghỉ việc (đồng) | Tổng tiền trợ cấp thôi việc làm (đồng) | ||||||
Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | Năm | Tháng | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
1 | =14*15 | |||||||||||||||||
2 | ||||||||||||||||||
... | ||||||||||||||||||
Tổng | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x | x |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Cột 2, 3: áp dụng đối với người lao động về chuyển đến làm việc tại công ty trước ngày 01/01/1995 và được xác định theo Khoản 2 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
- Cột 14: được xác định theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
CHỦ SỞ HỮU | PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG |
I. Đặc điểm chung
- Tên công ty: ……………………………………………………………………………………………
- Thành tháng năm thành lập: …………………………………………………………………………
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………
- Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ……………………………………………………………..
- Hình thức sắp xếp lại: ………………………………………………………………………………..
- Thuận lợi: ………………………………………………………………………………………………
- Khó khăn: ………………………………………………………………………………………………
II. Phương án sử dụng lao động
1. Lao động trước khi sắp xếp
Tổng số lao động thường xuyên: ……………….. người, trong đó nữ: …………………… người.
Trong đó:
a) Số lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động: ……………………………… người.
b) Số lao động đang ngừng việc: ………………………………………………………… người.
c) Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ………………………..người.
d) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng lương: …………………………………… người.
đ) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: …………………………người.
Trong đó: Số đang là người đại diện phần vốn của công ty: ……………………………người.
2. Phương án sử dụng lao động
a) Số lao động tiếp tục sử dụng tại công ty sau khi sắp xếp lại: ………………………. người, trong đó nữ: …………………….. người.
Trong đó:
- Số lao động tiếp tục sử dụng: ……………………………………………………………. người.
- Số lao động được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có): …………………..người;
- Số lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có): ……………………người.
b) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………………………………người.
c) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………… người, trong đó nữ: …………………………… người.
Trong đó:
- Số lao động nghỉ hưu trước tuổi: …………………………………………………….. người;
- Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH: …………………. người;
- Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động: ……………………………………….. người;
d) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: …………………… người, trong đó nữ: ……………….. người
3. Kinh phí dự kiến
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ………………………………………… đồng,
Trong đó:
a) Thực hiện chế độ đối với số lao động về hưu trước độ tuổi quy định (phụ lục 6) ……………………… đồng;
b) Đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất với số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH (phụ lục 7): …………………… đồng;
c) Thực hiện chế độ đối với lao động tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (phụ lục 8) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản (phụ lục 8a) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: ………………… đồng;
d) Thực hiện chế độ đối với số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau đối với công ty thực hiện cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (phụ lục 9) hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau đối với công ty thực hiện giải thể, phá sản (phụ lục 9a) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động: …………………….. đồng.
4. Nguồn kinh phí đảm bảo
Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ………………………………………………đồng,
Trong đó:
a) Nguồn từ tiền bán cổ phần/bán doanh nghiệp: …………….………………………….. đồng.
b) Chi phí của doanh nghiệp: ………………………………………….……………………..đồng.
c) Đề nghị Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp: ……………………………đồng./.
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... | ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
CHỦ SỞ HỮU | BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ |
STT | Tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty | Loại lao động | Phương án được duyệt | Kết quả thực hiện | ||||||||||
Số lao động | Kinh phí (ngàn đồng) | Số lao động | Kinh phí (ngàn đồng) | |||||||||||
Tổng | Trong đó: | Tổng | Trong đó: | |||||||||||
Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp | Chi phí của doanh nghiệp | Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp | Nguồn khác | Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp | Chi phí của doanh nghiệp | Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp | Nguồn khác | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
1 | Trước 21/4/1998 (hoặc trước ngày 26/4/2002) | 1. Nghỉ hưu trước độ tuổi quy định | ||||||||||||
2. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng BHXH | ||||||||||||||
3. Phải chấm dứt hợp đồng lao động | ||||||||||||||
2 | Từ 21/4/1998 (hoặc 26/4/2002) trở về sau phải chấm dứt HĐLĐ | |||||||||||||
Tổng |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú: - Thời hạn báo cáo trong 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với lao động dôi dư.
ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU | BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ |
STT | Tên doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại | Hình thức sắp xếp lại | Phương án được duyệt | Kết quả thực hiện | ||||||||||
Số lao động dôi dư | Kinh phí (ngàn đồng) | Số lao động dôi dư | Kinh phí (ngàn đồng) | |||||||||||
Tổng | Trong đó: | Tổng | Trong đó: | |||||||||||
Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp | Chi phí của doanh nghiệp | Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp | Nguồn khác | Thu từ bán cổ phần/ bán doanh nghiệp | Chi phí của doanh nghiệp | Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và Phát triển doanh nghiệp | Nguồn khác | |||||||
(A) | (B) | (C) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
1 | ||||||||||||||
2 | ||||||||||||||
3 | ||||||||||||||
… | ||||||||||||||
Tổng |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú:
- Thời hạn báo cáo trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
- Cột C: ghi theo hình thức sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP.
BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM | BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ |
STT | Tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương | Số doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại | Theo phương án được duyệt | Kết quả thực hiện | ||||||
Số lao động dôi dư về hưu trước độ tuổi quy định | Số lao động dôi dư đủ tuổi về hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội | Số lao động dôi dư về hưu trước độ tuổi quy định | Kinh phí (ngàn đồng) | |||||||
Số người | Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất | Số người | Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất | |||||||
Số tháng còn thiếu | Số tiền phải đóng (đồng) | Số tháng còn thiếu đã thu | Số tiền đã thu (đồng) | |||||||
(A) | (B) | (1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
1 | ||||||||||
2 | ||||||||||
3 | ||||||||||
… | ||||||||||
Tổng |
| ….., ngày ….. tháng ….. năm... |
Ghi chú: - Thời hạn báo cáo trước ngày 30 tháng 01 năm sau.
- 1Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Công văn 237/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 730/QĐ-BTC năm 2009 xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương cho Sở Công Thương Hà Nội để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư tại Công ty Phát triển công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Công văn 5266/VPCP-KTTH năm 2014 về chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 1024/VPCP-ĐMDN năm 2016 về xây dựng Điều Lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 280/QĐ-BTC năm 2016 về hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chế độ lao động dôi dư tại Công ty cổ phần Nạo vét và Xây dựng đường biển 2 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 7Thông tư 154/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Bộ Quốc phòng
- 8Hướng dẫn 409/HD-TLĐ năm 2011 về công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 91/2010/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 9Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 10Quyết định 135/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- 11Quyết định 225/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ hệ thống hoá 2019-2023
- 1Thông tư 38/2010/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nghị định 91/2010/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ
- 3Quyết định 135/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội
- 4Quyết định 225/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội kỳ hệ thống hoá 2019-2023
- 1Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 2Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 3Quyết định 21/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Bộ Luật lao động 2012
- 5Nghị định 106/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- 6Công văn 237/LĐTBXH-LĐTL hướng dẫn chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 730/QĐ-BTC năm 2009 xuất Quỹ Hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp Trung ương cho Sở Công Thương Hà Nội để giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư tại Công ty Phát triển công nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 8Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 9Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 10Công văn 5266/VPCP-KTTH năm 2014 về chế độ chính sách đối với người lao động dôi dư do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 118/2014/NĐ-CP về sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp
- 12Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 13Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 14Công văn 67/BHXH-CSXH năm 2016 hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo Nghị định 63/2015/NĐ-CP do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 15Công văn 1024/VPCP-ĐMDN năm 2016 về xây dựng Điều Lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 16Quyết định 280/QĐ-BTC năm 2016 về hỗ trợ kinh phí từ Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp để giải quyết chế độ lao động dôi dư tại Công ty cổ phần Nạo vét và Xây dựng đường biển 2 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 17Thông tư 154/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Bộ Quốc phòng
- 18Hướng dẫn 409/HD-TLĐ năm 2011 về công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 91/2010/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- Số hiệu: 44/2015/TT-BLĐTBXH
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 22/10/2015
- Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Người ký: Phạm Minh Huân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1161 đến số 1162
- Ngày hiệu lực: 10/12/2015
- Ngày hết hiệu lực: 14/01/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra