Hệ thống pháp luật

CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/2022/NĐ-CP

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022

NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ KHI CHUYỂN ĐỔI SỞ HỮU, SẮP XẾP LẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN MỘT THÀNH VIÊN DO NHÀ NƯỚC NẮM GIỮ 100% VỐN ĐIỀU LỆ

n cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11m 2019;

Căn cứ Bộ luật Lao động ngày 20 tháng 11 năm 2019;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

Chính phủ ban hành Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Nghị định này quy định chính sách đối với người lao động dôi dư trong công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (gồm: công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước; công ty mẹ của tổng công ty nhà nước; công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con; công ty độc lập) khi thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt (sau đây gọi chung là doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại), bao gồm:

1. Cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp.

2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.

3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.

4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.

5. Giải thể, phá sản.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Người lao động dôi dư trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (thời điểm thực hiện Chỉ thị số 20/1998/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước), tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm; làm việc ở doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm và không được giao khoán đất, giao khoán rừng;

b) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (thời điểm Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11 tháng 4 năm 2002 của Chính phủ về chính sách đối với lao động dôi dư khi sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước có hiệu lực thi hành);

c) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau, tại thời điểm sắp xếp lại, doanh nghiệp không bố trí được việc làm;

d) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, có tên trong danh sách lao động và được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau;

đ) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, được doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại ủy quyền bằng văn bản để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác và làm việc chuyên trách trong ban quản lý, điều hành tại doanh nghiệp đó (sau đây gọi là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp), gồm: người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà doanh nghiệp không bố trí được việc làm; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

2. Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này.

3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

4. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện quy định tại Nghị định này.

Chương II

CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ

Điều 3. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002

Người lao động dôi dư quy định tại điểm a và b khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:

1. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn từ đủ 01 tuổi đến đủ 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao độngĐiều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP ngày 18 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ quy định về tuổi nghỉ hưu (sau đây gọi là Nghị định số 135/2020/NĐ-CP), có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương cho mỗi năm (đủ 12 tháng, không tính tháng lẻ) nghỉ hưu trước tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao độngĐiều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP;

c) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,4 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

2. Người lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao độngĐiều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP, có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc trở lên thì được hưởng lương hưu và được hưởng thêm các chế độ sau:

a) Không bị trừ tỷ lệ hưởng lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;

b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội.

3. Người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao độngĐiều 4 Nghị định số 135/2020/NĐ-CP nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc tối đa 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí. Tổng số tiền Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu bằng tổng mức đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất thuộc trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động của tháng liền kề trước khi người lao động nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu.

4. Người lao động dôi dư quy định tại điểm a khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

a) Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao độngkhoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về điều kiện lao động và quan hệ lao động (sau đây gọi là Nghị định số 145/2020/NĐ-CP);

b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

5. Người lao động dôi dư quy định tại điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này không đủ điều kiện hưởng chế độ quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thì thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và được hưởng chế độ sau:

a) Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP;

b) Hỗ trợ một khoản tiền bằng 0,2 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại.

Điều 4. Chính sách đối với người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau

Người lao động dôi dư quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 2 Nghị định này được hưởng chính sách như sau:

1. Trợ cấp mất việc làm quy định tại Điều 47 Bộ luật Lao động và khoản 2 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này.

2. Trợ cấp thôi việc quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 1 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP đối với người lao động trong doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này.

Điều 5. Chính sách đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp

1. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 được hưởng chính sách quy định tại Điều 3 Nghị định này.

2. Người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau được hưởng chính sách quy định tại Điều 4 Nghị định này.

Điều 6. Thời gian làm việc để làm căn cứ tính chế độ

1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 3 Nghị định này là thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3 và Điều 4 Nghị định này thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 47, khoản 2 Điều 46 Bộ luật Lao động và khoản 3, khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

3. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại. Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 3 và khoản 4 Điều 8 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP.

4. Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2, điểm b khoản 4 và điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này được tính theo năm (đủ 12 tháng), trường hợp có tháng lẻ thì từ đủ 01 tháng đến đủ 06 tháng được tính bằng 1/2 năm, trên 06 tháng được tính bằng 01 năm làm việc.

Điều 7. Tiền lương làm căn cứ tính chế độ

1. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội tính bình quân của 05 năm cuối cùng trước khi nghỉ việc.

2. Mức lương tối thiểu tháng tính bình quân quy định tại điểm c khoản 1, điểm b khoản 2 và điểm b khoản 4 Điều 3 Nghị định này được xác định bằng bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng do Chính phủ quy định tại thời điểm người lao động nghỉ việc.

3. Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc quy định tại điểm a khoản 4, điểm a khoản 5 Điều 3, Điều 4 và tiền lương làm căn cứ tính khoản tiền hỗ trợ quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định này gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc ghi trong hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 8. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư

1. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 3 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ về quản lý, sử dụng nguồn thu từ chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn thu từ chuyển nhượng vốn nhà nước và chênh lệch vốn chủ sở hữu lớn hơn vốn điều lệ tại doanh nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 148/2021/NĐ-CP);

b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP;

c) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

2. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư quy định tại Điều 4 và người đại diện phần vốn của doanh nghiệp quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định này được quy định như sau:

a) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách được hạch toán vào chi phí sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại;

b) Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này, nguồn kinh phí thực hiện chính sách từ các khoản thu giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Chương III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Trách nhiệm của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư đến người lao động trong doanh nghiệp trước và trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động.

2. Xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 44 Bộ luật Lao động và quy trình quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

3. Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động; trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt; công khai cho người lao động biết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt.

4. Thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động và thông báo bằng văn bản đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này; giải quyết chế độ cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; thanh toán, quyết toán kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.

5. Đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư hưởng chính sách quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định này; đồng thời, cung cấp hồ sơ liên quan đến việc giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư theo quy định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

6. Báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu tình hình giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Mẫu số 12 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư.

Điều 10. Trách nhiệm của doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại

1. Thực hiện phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt; bố trí sử dụng lao động phù hợp với tình hình sản xuất, kinh doanh.

2. Trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm đối với người lao động từ doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại chuyển sang theo phương án sử dụng lao động đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi người lao động đó thôi việc, mất việc làm tại doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại theo quy định tại Điều 46, Điều 47 Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Điều 11. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức

1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

a) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;

b) Tổng hợp và báo cáo tình hình thực hiện Nghị định này theo yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

2. Bộ Tài chính có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan cân đối, bố trí dự toán chi thường xuyên để giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư quy định tại Nghị định này theo phân cấp ngân sách.

3. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm cân đối, bố trí dự toán chi thường xuyên để giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư quy định tại Nghị định này theo phân cấp ngân sách.

4. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trực thuộc như sau:

a) Chỉ đạo các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại xây dựng phương án sử dụng lao động theo quy định của pháp luật và giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này;

b) Phê duyệt phương án sử dụng lao động theo quy định tại Nghị định này trước khi phê duyệt phương án sắp xếp lại; phê duyệt phương án sử dụng lao động điều chỉnh (nếu có);

c) Giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư ở doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản;

d) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện quyết toán kinh phí giải quyết chế độ cho người lao động dôi dư;

đ) Kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này;

e) Báo cáo tình hình thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư theo Mẫu số 13 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

5. Bảo hiểm xã hội Việt Nam có trách nhiệm:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra cơ quan bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương việc thu bảo hiểm xã hội và thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều 3 và khoản 5 Điều 13 Nghị định này;

b) Báo cáo tình hình thực hiện thu bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động dôi dư theo Mẫu số 14 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này theo yêu cầu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

6. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam:

a) Chỉ đạo, hướng dẫn tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở phối hợp với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại thực hiện: tuyên truyền, phổ biến chính sách lao động dôi dư theo quy định của pháp luật; tham gia ý kiến về phương án sử dụng lao động; giám sát việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại;

b) Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan đại diện chủ sở hữu kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định này.

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 12. Điều khoản chuyển tiếp

Đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động theo Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trước ngày Nghị định này có hiệu lực thì tiếp tục thực hiện giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư theo phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt; kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp được thay thế bằng ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

Điều 13. Áp dụng quy định của Nghị định đối với các đối tượng khác

1. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được vận dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư từ tiền bán cổ phần lần đầu, bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản hoặc từ nguồn kinh phí hợp pháp của cơ quan đại diện chủ sở hữu đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ nguồn kinh phí hợp pháp khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu quyết định.

2. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên nông nghiệp, lâm nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo hình thức duy trì, củng cố và phát triển được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì thực hiện giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư theo quy định tại Nghị định này.

3. Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện cổ phần hóa theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền được áp dụng các quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần theo phương án sử dụng lao động. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không bố trí được việc làm trong công ty cổ phần được lấy từ tiền bán cổ phần lần đầu khi thực hiện cổ phần hóa đơn vị sự nghiệp công lập; trường hợp không đủ thì được bổ sung từ ngân sách nhà nước theo quy định tại Nghị định số 148/2021/NĐ-CP.

4. Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con quy định tại Điều 1 Nghị định này nắm giữ 100% vốn điều lệ (doanh nghiệp cấp II), khi thực hiện sắp xếp lại theo phương án được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được áp dụng quy định tại Nghị định này để thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp từ tiền bán cổ phần lần đầu; bán doanh nghiệp đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp hoặc từ nguồn thu hợp pháp khác theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp thực hiện chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản. Trường hợp không đủ thì công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con có trách nhiệm chi bù đắp phần còn thiếu và được tính vào chi phí hoạt động tài chính của công ty mẹ.

5. Đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam khi cơ cấu lại theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ mà có người lao động được tuyển dụng vào làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam trước ngày 31 tháng 7 năm 2019 thuộc đối tượng lao động dôi dư, lao động có nguyện vọng nghỉ hưu trước tuổi và Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm thì được hưởng chính sách quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 3 Nghị định này, trong đó những người trước đây đã có thời gian làm việc tại Tổng cục Đầu tư phát triển, Quỹ Hỗ trợ phát triển sau đó tiếp tục chuyển sang làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam và thời gian này chưa tính hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm theo quy định thì được cộng nối vào thời gian làm việc tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam để tính chế độ trợ cấp mất việc làm và hỗ trợ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lao động quy định tại khoản này được hạch toán vào chi hoạt động bộ máy của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.

Điều 14. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

1. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 15 tháng 01 năm 2023.

2. Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Thông tư số 44/2015/TT-BLĐTBXH ngày 22 tháng 10 năm 2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

3. Khoản 3 Điều 40 Nghị định số 46/2021/NĐ-CP ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về chế độ quản lý tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với Ngân hàng Phát triển Việt Nam hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.

4. Trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn trong Nghị định này được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo văn bản mới ban hành.

5. Ngoài các chế độ quy định tại Điều 3 và Điều 4 Nghị định này, khuyến khích các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại Điều 1 Nghị định này hỗ trợ thêm đối với người lao động dôi dư bằng nguồn kinh phí hợp pháp của công ty sau khi thống nhất với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.

6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng thành viên các tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con, công ty độc lập chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này


Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT,
các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (2).

TM. CHÍNH PHỦ
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ
THỦ TƯỚNG




Minh Khái

PHỤ LỤC I

QUY TRÌNH XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
(Kèm theo Nghị định số 97/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ)

Sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động theo trình tự và nội dung sau đây:

1. Bước 1: Rà soát, lập danh sách toàn bộ người lao động của doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này, bao gồm:

a) Người lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp);

b) Người lao động đang phải ngừng việc theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động;

c) Người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau, thai sản theo quy định; người lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Người lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại khoản 3 Điều 115 Bộ luật Lao động;

đ) Người lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 30 Bộ luật Lao động (bao gồm người đại diện phần vốn của doanh nghiệp).

2. Bước 2: Rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại để tiến hành phân loại toàn bộ người lao động, lập danh sách người lao động, bao gồm:

a) Danh sách người lao động tiếp tục được sử dụng, người lao động được đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có), người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có) theo Mẫu số 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Danh sách người lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động theo Mẫu số 03 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Danh sách người lao động nghỉ hưu theo Mẫu số 04 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Danh sách người lao động dôi dư theo thời điểm tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp, bao gồm:

- Danh sách người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này) hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 theo Mẫu số 05a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này), gồm:

Danh sách người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định này;

Danh sách người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này;

Danh sách người lao động dôi dư chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 và 5 Điều 3 Nghị định này.

- Danh sách người lao động dôi dư được tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau theo Mẫu số 06 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 1 Nghị định này) hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau theo Mẫu số 06a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này (đối với doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định này).

3. Bước 3: Doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại chốt danh sách lao động tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp sắp xếp lại theo các khoản 1, 2 và 3 Điều 1 Nghị định này) hoặc thời điểm ban hành quyết định sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể doanh nghiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán (đối với trường hợp sắp xếp lại theo khoản 4 và 5 Điều 1 Nghị định này).

4. Bước 4: Dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, tính toán chế độ và dự toán kinh phí giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư, bao gồm:

a) Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo quy định tại khoản 1 và 2 Điều 3 Nghị định này theo Mẫu số 07 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

b) Chế độ đối với người lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Nghị định này theo Mẫu số 08 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

c) Chế độ đối với người lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Nghị định này theo Mẫu số 09 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 3 Nghị định này theo Mẫu số 09a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này;

d) Chế độ đối với người lao động dôi dư tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định này theo Mẫu số 10 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này theo Mẫu số 10a Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

5. Bước 5: Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo Mẫu số 11 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.

6. Bước 6. Phối hợp với tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở tổ chức đối thoại tại nơi làm việc hoặc Hội nghị người lao động để lấy ý kiến về phương án sử dụng lao động.

7. Bước 7: Hoàn thiện phương án sử dụng lao động trình cơ quan đại diện chủ sở hữu phê duyệt.

8. Bước 8. Sau khi cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phương án sắp xếp lại, doanh nghiệp xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động, rà soát danh sách và chế độ của từng người lao động; công khai phương án sử dụng lao động trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được phê duyệt; trường hợp có sự thay đổi so với phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, doanh nghiệp tính toán lại và trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh.

PHỤ LỤC II

HỆ THỐNG BIỂU MẪU
(Kèm theo Nghị định số 97/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ)

TT

Nội dung

Mẫu số 01

Danh sách người lao động, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp tại thời điểm ...

Mẫu số 02

Danh sách lao động tiếp tục được sử dụng sau khi sắp xếp lại tại thời điểm ...

Mẫu số 03

Danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ...

Mẫu số 04

Danh sách lao động nghỉ hưu tại thời điểm ...

Mẫu số 05

Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 dôi dư tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Mẫu số 05a

Danh sách lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 dôi dư tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 06

Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau dôi dư tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Mẫu số 06a

Danh sách lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau dôi dư tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 07

Chế độ đối với lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi tại thời điểm ...

Mẫu số 08

Chế độ đối với lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tại thời điểm ...

Mẫu số 09

Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Mẫu số 09a

Chế độ đối với lao động tuyển dụng trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 10

Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Mẫu số 10a

Chế độ đối với lao động tuyển dụng từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau phải nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động tại thời điểm ...

(áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Mẫu số 11

Phương án sử dụng lao động

Mẫu số 12

Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư tính đến ngày ... tháng ... năm ...

Mẫu số 13

Báo cáo kết quả giải quyết lao động dôi dư năm ...

Mẫu số 14

Báo cáo kết quả thu bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ nghỉ hưu trước tuổi đối với người lao động dôi dư năm ...

Mẫu số 01

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH NGƯỜI LAO ĐỘNG, NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP
T
ẠI THỜI ĐIỂM …(1)...

Số TT

Họ và tên

Ngày/tháng/ năm sinh

Chức danh/ công việc đang làm

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ/ bậc lương hiện hưởng

Ngày/tháng/ năm được tuyển lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Loại hợp đồng lao động (HĐLĐ)

Tiền lương theo HĐLĐ (đồng)

Tình trạng làm việc

01. Đang làm việc theo HĐLĐ

02. Đang phải ngừng việc

03. Đang nghỉ hưởng chế độ ốm đau, thai sản; TNLĐ, BNN

04. Đang nghỉ việc không hưởng lương

05. Đang tạm hoãn thực hiện HĐLĐ

Thời điểm bắt đầu ngừng việc/ nghỉ việc/ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ

Ghi chú

Nam

Nữ

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I

NGƯỜI LAO ĐỘNG

1

2

II

NGƯỜI ĐẠI DIỆN PHẦN VỐN CỦA DOANH NGHIỆP

1


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: hướng dẫn này được áp dụng chung cho các biểu mẫu ban hành kèm theo Nghị định này:

- (1) Thời điểm: ghi theo thời điểm chốt danh sách lao động quy định tại bước 3 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.

- Cột 4: Ghi trình độ cao nhất (sau đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, sơ cấp) hoặc ghi bậc lương hiện hưởng theo tháng, bảng lương của doanh nghiệp.

- Cột 5: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm được tuyển dụng vào doanh nghiệp (trường hợp trước đó có thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, chuyển đổi thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thì ghi thời điểm tuyển dụng vào doanh nghiệp trước khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách hoặc chuyển đổi).

- Cột 6: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ký hiệu (A); xác định thời hạn không quá 36 tháng ký hiệu (B); giao kết bằng lời nói được ghi ký hiệu (C); tuyển dụng theo chế độ biên chế nhà nước, nhưng chưa chuyển sang ký hợp đồng lao động được ghi ký hiệu (D); không thuộc đối tượng ký hợp đồng lao động ghi ký hiệu là (K). Đối với người đại diện phần vốn của doanh nghiệp thì ghi loại hợp đồng lao động đang tạm hoãn.

- Cột 7: Tiền lương (gồm: mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) ghi trong hợp đồng lao động.

- Cột 9: Ghi cụ thể ngày, tháng, năm người lao động bắt đầu ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

- Cột 10: Ghi cụ thể lý do ngừng việc, nghỉ việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

Mẫu số 02

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TIẾP TỤC ĐƯỢC SỬ DỤNG SAU KHI SẮP XẾP LẠI
TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ/ bậc lương hiện hưởng

Chức danh/ công việc đang làm

Chức danh/ công việc dự kiến sau sắp xếp lại

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Sốm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

I. LAO ĐỘNG TIẾP TỤC SỬ DỤNG

1

2

II. LAO ĐỘNG ĐƯỢC ĐÀO TẠO LẠI ĐỂ TIẾP TỤC SỬ DỤNG

1

2

III. LAO ĐỘNG CHUYỂN SANG LÀM VIỆC KHÔNG TRỌN THỜI GIAN

1

2


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 7 và 8: ghi theo thời gian tính hưởng chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Mẫu số 03

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
TẠI THỜI ĐIỂM
...(1)...

Số TT

Họ vàn

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/ năm sinh

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Lý do chấm dứt HĐLĐ

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

2

3


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - Cột 6, 7: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995.

- Cột 10: Ghi lý do chấm dứt hợp đồng lao động theo các khoản tại Điều 34 Bộ luật Lao động (ví dụ: hết hạn hợp đồng lao động ghi là 1; hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động ghi là 2, v.v...).

Mẫu số 04

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG NGHỈ HƯU
TẠI THỜI ĐIỂM
...(1)...

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Chức danh/ công việc đang làm

Đơn vị (phòng, ban, phân xưởng)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Thời điểm dự kiến nghỉ hưu (ngày/tháng/năm)

Nơi ở khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

2

3


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 05

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
...(1)...
p dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/ năm sinh

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Sốm

Số tháng

Sốm

Số tháng

Sốm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I. NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI

1

2

II. ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU NHƯNG THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

1

2

III. PHẢI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1

2


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 05a

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 DÔI DƯ
TẠI THỜI ĐIỂM
...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

I. NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI

1

2

...

II. ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU NHƯNG THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI

1

2

III. PHẢI CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

1

2


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 06

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 TRỞ VỀ SAU DÔI DƯ TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
p dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

2


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 06a

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

DANH SÁCH LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 TRỞ VỀ SAU DÔI DƯ TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Ngày/tháng/năm được tuyển lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian đã đóng bảo hiểm xã hội

Nam

Nữ

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

Số năm

Số tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

1

2


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 07

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI
TẠI THỜI ĐIỂM
...(1)...

STT

Họ và tên

Số thtự Mẫu số 01

Ngày/tháng/ năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

Thời gian đã đóng BHXH làm tròn (năm)

Tin lương tháng đóng BHXH được tính bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc (đồng/tháng)

Số năm về hưu trước tuổi (năm)

Tiền tr cp 03 tháng lương cho mi năm nghỉ hưu trước tuổi (đồng)

Tiền hỗ trợ 0,4 mức lương tối thiu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH (đồng)

Tiền hỗ trợ 0,2 mức lương tối thiu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc có đóng BHXH (đồng)

Tổng tiền được nhận (đồng)

Nơi khi nghỉ hưu

Nam

N

Snăm

Stháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

I. Lao đng dôi dư có tuổi thấp hơn từ đ 01 tui đến đ 05 tui so với tuổi nghỉ hưu

1

x

(=9 10)

2

x

x

II. Lao động dôi dư có tuổi thấp hơn dưới 01 tuổi so với tuổi nghỉ hưu

1

x

x

x

x

(=11)

2

x

x

x

x

x

x

x

x

Tng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - Cột 9 = cột 7 x cột 8 x 3 tháng; trong đó cột 8 tính theo năm đủ 12 tháng (không tính tháng lẻ).

- Cột 10 = 0,4 x (bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng) x cột 6; trong đó cột 6 làm tròn năm theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

- Cột 11 = 0,2 x (bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng) x cột 6; trong đó cột 6 làm tròn năm theo nguyên tắc quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

Mẫu số 08

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG DÔI DƯ ĐỦ TUỔI NGHỈ HƯU NHƯNG THIẾU THỜI GIAN ĐÓNG BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...

Số TT

Họ và tên

Số thứ tự ở Mẫu số 01

Ngày/tháng/năm sinh

Thời gian đã đóng BHXH

Số tháng còn thiếu chưa đóng BHXH

Tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHXH (đồng)

Tổng số tiền Nhà nước đóng cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất ng)

Nơi ở khi nghỉ hưu

Nam

Nữ

Năm

Tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

2

3

Tổng

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 8 = cột 6 x cột 7 x tỷ lệ % đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất của người lao động và người sử dụng lao động.

Mẫu số 09

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trởn, chuyển thành đơn vị sư nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

STT

Họ và tên

Sthứ tự ở Mẫu s 01

Ngày/ tháng/ năm được tuyn lần cuối vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nưc trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thi gian đã được doanh nghiệp trtrợ cấp thôi việc, mất việc làm (nếu có)

Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm

Thời gian làm việc đtính trợ cấp mt việc làm tròn (năm)

Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ

Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng liền k theo HĐLĐ trước khi nghviệc ng)

Trợ cấp mất việc làm (đồng)

Tiền hỗ trợ 0,05 mức lương tối thiểu tháng tính bình quân cho mỗi năm làm việc ng)

Tổng tiền trợ cp, hỗ trợ được nhận (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

=(3 5)

=(4 6)

=(7-9-11)

=(8-10-12)

=(15*19)

=(20 21)

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 3, 4: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và xác định theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn.

- Cột 18: được xác định theo khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

- Cột 21 = 0,05 x (bình quân của tất cả các mức lương tối thiểu tháng theo vùng) x cột 18.

Mẫu số 09a

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TRƯỚC NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

STT

Họ và tên

Sthứ tự ở Mẫu s 01

Ngày/ tháng/ năm được tuyn lần cuối vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nưc trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Tổng thời gian đã làm việc thực tế

Thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Thi gian đã được doanh nghiệp trtrợ cấp thôi việc, mất việc làm (nếu có)

Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc

Thời gian làm việc đtính trợ cấp thôi việc làm tròn (năm)

Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ

Thời gian làm việc để tính khoản tiền hỗ trợ làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng liền k theo HĐLĐ trước khi nghviệc ng)

Trợ cấp thôi việc (đồng)

Tiền hỗ trợ 0,2 tháng lương theo hợp đồng lao động cho mỗi năm làm việc ng)

Tổng tiền trợ cp, hỗ trợ được nhận (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

(22)

1

=(3 5)

=(4 6)

=(7-9-11)

=(8-10-12)

=(15*19)*1/2

=(20 21)

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: - Cột 3, 4: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và xác định theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn.

- Cột 18: được xác định theo khoản 4 Điều 6 Nghị định này.

- Cột 21 = 0,2 x (tiền lương tháng theo hợp đồng lao động) x cột 18.

Mẫu số 10

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 21 THÁNG 4 NĂM 1998 TRỞ VỀ SAU PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp)

STT

Họ và tên

Sthứ tự ở Mẫu s01

Ngày/ tháng/ năm được tuyn lần cuối vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Tổng thời gian đã làm việc thc tế

Thời gian tham bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được doanh nghiệp trả tr cp thôi việc, mất việc làm (nếu có)

Thi gian làm việc để tính trcấp mất việc làm

Thời gian làm việc đtính trợ cấp mất việc làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng liền k theo HĐLĐ trước khi nghviệc ng)

Tổng tin trợ cấp mất việc làm (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

1

=(3 5)

=(4 6)

=(7-9-11)

=(8-10-12)

=(15*16)

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 3, 4: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và xác định theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn.

Mẫu số 10a

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI LAO ĐỘNG TUYỂN DỤNG TỪ NGÀY 26 THÁNG 4 NĂM 2002 TRỞ VỀ SAU PHẢI NGHỈ VIỆC VÀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG TẠI THỜI ĐIỂM ...(1)...
(Áp dụng đối với trường hợp giải thể, phá sản)

STT

Họ và tên

Sthứ tự ở Mẫu s 01

Ngày/ tháng/ năm được tuyn lần cuối vào doanh nghiệp

Thời gian làm việc thực tế trong khu vực nhà nước trước đó (nếu có)

Thời gian làm việc thực tế tại doanh nghiệp

Tổng thời gian đã làm việc thc tế

Thời gian tham bảo hiểm thất nghiệp

Thời gian đã được doanh nghiệp trả tr cp thôi việc, mất việc làm (nếu có)

Thi gian làm việc để tính trcấp thôi việc

Thời gian làm việc đtính trợ cấp thôi việc làm tròn (năm)

Tiền lương bình quân 06 tháng liền k theo HĐLĐ trước khi nghviệc ng)

Tổng tin trợ cấp thôi việc (đồng)

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Tháng

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

1

=(3 5)

=(4 6)

=(7-9-11)

=(8-10-12)

=(15*16)

2

Tổng

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THẨM ĐỊNH CỦA CƠ QUAN ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột 3, 4: áp dụng đối với người lao động chuyển đến làm việc tại doanh nghiệp trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 và xác định theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn.

Mẫu số 11

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

PHƯƠNG ÁN SỬ DỤNG LAO ĐỘNG

I. Đặc điểm chung

- Tên doanh nghiệp: ...........................................................................................................

- Ngày/tháng/năm thành lập: ..............................................................................................

- Địa chỉ: ...........................................................................................................................

- Nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh chính: ...............................................................................

- Hình thức chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại: ........................................................................

- Thuận lợi: ........................................................................................................................

- Khó khăn: .......................................................................................................................

II. Phương án sử dụng lao động

1. Lao động trước khi sắp xếp

Tổng số lao động thường xuyên: …………. người, trong đó nữ: ..................... người.

Trong đó:

a) Số lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động: .................................. người.

b) Số lao động đang ngừng việc: .................................................................. người.

c) Số lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội: ....................... người.

d) Số lao động đang nghỉ việc không hưởng lương: ....................................... người.

đ) Số lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: ......................... người.

Trong đó: Số lao động là người đại diện phần vốn của doanh nghiệp: ............. người.

2. Phương án sử dụng lao động

a) Số lao động tiếp tục sử dụng tại doanh nghiệp sau khi sắp xếp lại: ............. người,

trong đó nữ: ……………………….người.

Trong đó:

- Số lao động tiếp tục sử dụng: ..................................................................... người.

- Số lao động được đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng (nếu có): ............... người.

- Số lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có): .................. người.

b) Số lao động chấm dứt hợp đồng lao động: ............................................... người.

c) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 (đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản): …….. người, trong đó nữ: ………….. người.

Trong đó:

- Số lao động nghỉ hưu trước tuổi: ................................................................. người.

- Số lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội: ... người.

- Số lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động: .......................................... người.

d) Số lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau (đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản): …………. người, trong đó nữ: ……………… người.

3. Kinh phí dự kiến

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ................................................... đồng.

Trong đó:

a) Thực hiện chế độ đối với lao động dôi dư nghỉ hưu trước tuổi (Mẫu số 07): ………….. đồng.

b) Thực hiện chế độ đối với lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội (Mẫu số 08): …………………….. đồng.

c) Thực hiện chế độ đối với lao động tuyển dụng lần cuối cùng trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (Mẫu số 09) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trước ngày 26 tháng 4 năm 2002 đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản (Mẫu số 09a): ……… đồng.

d) Thực hiện chế độ đối với lao động được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau đối với doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, bán toàn bộ doanh nghiệp, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách (Mẫu số 10) không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động hoặc từ ngày 26 tháng 4 năm 2002 trở về sau đối với doanh nghiệp thực hiện giải thể, phá sản (Mẫu số 10a): ……………… đồng.

4. Nguồn kinh phí đảm bảo

Tổng kinh phí dự kiến thực hiện chính sách: ................................................... đồng.

Trong đó:

a) Nguồn từ tiền bán cổ phần/bán doanh nghiệp: ............................................ đồng.

b) Chi phí của doanh nghiệp: ......................................................................... đồng.

c) Ngân sách nhà nước: ................................................................................ đồng.


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
PHÊ DUYỆT CỦA CƠ QUAN
ĐẠI DIỆN CHỦ SỞ HỮU
(Chức danh, ký tên, đóng dấu)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG DOANH NGHIỆP
(Ký tên, đóng dấu)


Mẫu số 12

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
TÊN DOANH NGHIỆP
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
TÍNH ĐẾN NGÀY …. THÁNG …. NĂM …..

STT

Tuyển dụng lần cuối cùng vào doanh nghiệp

Loại lan động

Phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

Slao động

Kinh phí (ngàn đồng)

Số lao động

Kinh phí (ngàn đồng)

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Thu từ bán cổ phần/bán doanh nghip

Chi phí của doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác

Thu từ bán cổ phần/bán doanh nghip

Chi phí của doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

Trước 21/4/1998 (hoặc trước ngày 26/4/2002)

1. Nghỉ hưu trước độ tuổi quy định

2. Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

3. Phải chấm dứt hợp đồng lao động

2

Từ 21/4/1998 (hoặc 26/4/2002) trở về sau phải chấm dứt hợp đồng lao động

Tổng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

Mẫu số 13

CƠ QUAN ĐẠI DIỆN
CHỦ SỞ HỮU
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ GIẢI QUYẾT LAO ĐỘNG DÔI DƯ
NĂM …..

STT

Tên doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

Hình thức sắp xếp lại

Phương án được duyệt

Kết quthực hiện

Số lao động dôi dư

Kinh phí (ngàn đng)

Số lao động dôi dư

Kinh phí (ngàn đng)

Tổng

Trong đó:

Tổng

Trong đó:

Thu từ bán cổ phần/bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác

Thu từ bán cổ phần/bán doanh nghiệp

Chi phí của doanh nghiệp

Ngân sách nhà nước

Nguồn khác

(A)

(B)

(C)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

1

2

3

Tổng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

Ghi chú: Cột C: ghi theo hình thức sắp xếp lại quy định tại Điều 1 Nghị định này.

Mẫu số 14

BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

BÁO CÁO KẾT QUẢ THU BẢO HIỂM XÃ HỘI VÀ GIẢI QUYẾT CHẾ ĐỘ NGHỈ HƯU TRƯỚC TUỔI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG DÔI DƯ
NĂM ……

STT

Tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương

Số doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại

Theo phương án được duyệt

Kết quả thực hiện

Số lao động dôi dư nghỉ hưu trước độ tuổi quy định

Lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Số lao động dôi dư nghỉ hưu trước độ tuổi quy định

Lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội

Số người

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất

Số người

Đóng một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí, tử tuất

Số tháng còn thiếu

Số tiền phải đóng ng)

Số tháng còn thiếu đã thu

Số tiền đã thu (đồng)

(A)

(B)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

2

3

….

Tổng


NGƯỜI LẬP BIỂU
(Ký, ghi rõ họ tên)

…., ngày … tháng …. năm ...
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký tên, đóng dấu)

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Nghị định 97/2022/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

  • Số hiệu: 97/2022/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 29/11/2022
  • Nơi ban hành: Chính phủ
  • Người ký: Lê Minh Khái
  • Ngày công báo: 10/12/2022
  • Số công báo: Từ số 893 đến số 894
  • Ngày hiệu lực: 15/01/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản