- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 3Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 4Quyết định 21/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Bộ Luật lao động 2012
- 6Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 7Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 8Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 9Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 10Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 11Thông tư 47/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng
BỘ QUỐC PHÒNG ------- | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 154/2016/TT-BQP | Hà Nội, ngày 12 tháng 10 năm 2016 |
Căn cứ Nghị định số 35/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Quốc phòng;
Căn cứ Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu;
Theo đề nghị của Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị,
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Bộ Quốc phòng.
Thông tư này hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư; trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, công ty khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng làm chủ sở hữu (sau đây gọi là công ty thực hiện sắp xếp lại) quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP ngày 22 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu (sau đây viết tắt là Nghị định số 63/2015/NĐ-CP), bao gồm:
1. Cổ phần hóa, bán.
2. Chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
3. Chuyển thành đơn vị sự nghiệp.
4. Sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
5. Giải thể, phá sản.
1. Người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động theo quy định trong các công ty hướng dẫn tại
a) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
b) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
c) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
d) Người lao động có tên trong danh sách lao động thường xuyên của công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
2. Các cơ quan, đơn vị, công ty và cá nhân liên quan đến việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Bộ Quốc phòng làm đại diện chủ sở hữu.
Người lao động dôi dư hướng dẫn tại Điểm a và b
1. Nam từ đủ 55 tuổi đến đủ 59 tuổi; nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 54 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi) và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Trợ cấp 03 tháng tiền lương theo hướng dẫn tại
c) Hỗ trợ 01 tháng tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 1: Ông Trần Văn Đức, lao động hợp đồng thuộc Công ty Z, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường, tại thời điểm nghỉ việc (ngày 01 tháng 10 năm 2015) đủ 57 tuổi 04 tháng (nghỉ hưu trước tuổi theo quy định là 02 năm 08 tháng); có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc 32 năm 07 tháng; diễn biến tiền lương 05 năm cuối của ông Đức như sau:
- Từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2011 (07 tháng), mức lương cơ sở là 730.000 đồng/tháng, hệ số tiền lương: 3,45 (bậc 5, nhóm III, thang lương A.1 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004);
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2011 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2012 (12 tháng), mức lương cơ sở là 830.000 đồng/tháng, hệ số tiền lương: 3,45;
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2012 đến hết ngày 30 tháng 4 năm 2013 (12 tháng) mức lương cơ sở là 1.050.000 đồng/tháng, hệ số tiền lương: 4,07 (bậc 6, nhóm III, nhóm ngành VI, thang lương A. 1 ban hành kèm theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004);
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2013 đến hết ngày 30 tháng 9 năm 2015 (29 tháng) (giả sử, công ty thực hiện chuyển xếp lương hệ số tiền lương 4,07 của ông Đức theo Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 sang thang, bảng lương do công ty ban hành theo Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ; mức tiền lương để đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 5.550.000 đồng/tháng).
Tiền lương bình quân của 05 năm cuối trước khi nghỉ việc để làm căn cứ tính trợ cấp là [(3,45 x 730.000đ x 07 th) (3,45 x 830.000đ x 12 th) (4,07 x 1.050.000đ x 12 th) (5.550.000đ x 29 th)] : 60 tháng = 4.403.725 đồng/tháng.
Ông Đức ngoài được hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (không bị trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi), còn được hưởng các chế độ như sau:
- Trợ cấp do nghỉ hưu trước tuổi.
Số năm nghỉ hưu trước tuổi: 02 năm 08 tháng (được tính hưởng 02 năm).
Số tiền trợ cấp: 02 năm x 03 tháng x 4.403.725 đồng = 26.242.350 đồng.
- Hỗ trợ 01 tháng tiền lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ hưu (1.150.000 đồng/tháng) cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Số năm được tính hỗ trợ: 32 năm 07 tháng (được tính tròn 33 năm).
Số tiền được hỗ trợ: 33 năm x 01 tháng x 1.150.000 đồng = 37.950.000 đồng.
- Tổng số tiền ông Đức được nhận trước khi nghỉ việc hưởng lương hưu hằng tháng là:
26.242.350 đồng 37.950.000 đồng = 64.192.350 đồng.
2. Nam trên 59 tuổi đến dưới 60 tuổi; nữ trên 54 tuổi đến dưới 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu theo quy định tại Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016), theo Khoản 4 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) và được hưởng thêm các chế độ sau:
a) Không bị trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi;
b) Hỗ trợ 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm nghỉ hưu cho mỗi năm làm việc có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Ví dụ 2: Bà Nguyễn Thị Hà, lao động hợp đồng thuộc Công ty X, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường, tại thời điểm nghỉ việc nhận lương hưu ngày 01 tháng 4 năm 2016, bà Hà đủ 54 tuổi 02 tháng; có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc là 30 năm 02 tháng.
Bà Hà ngoài được hưởng lương hưu hằng tháng theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (không bị trừ tỷ lệ % lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi), còn được hỗ trợ như sau:
- Số năm được tính hỗ trợ: 30 năm 02 tháng (được tính bằng 30,5 năm).
- Số tiền được hỗ trợ: 30,5 năm x 0,5 tháng x 1.150.000 đồng = 17.537.500 đồng.
3. Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 50 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2006 (đối với trường hợp nghỉ hưu trước ngày 01 tháng 01 năm 2016) hoặc Điểm a Khoản 1 Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 (đối với trường hợp nghỉ hưu từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở về sau) nhưng còn thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội tối đa không quá 06 tháng để đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng thì được Nhà nước đóng một lần cho số tháng còn thiếu (bao gồm cả phần trách nhiệm đóng của người lao động và người sử dụng lao động) vào quỹ hưu trí và tử tuất để giải quyết chế độ hưu trí.
Mức tiền đóng bảo hiểm xã hội cho số tháng còn thiếu bằng số tiền đóng bảo hiểm xã hội vào quỹ hưu trí và tử tuất của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với số tháng còn thiếu. Thời điểm giải quyết chế độ hưu trí được tính từ tháng đóng đầy đủ số tiền bảo hiểm xã hội cho các tháng còn thiếu theo quy định.
Ví dụ 3: Ông Trịnh Đình Dũng, lao động hợp đồng thuộc Công ty Y, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường, tính đến tháng 02 năm 2016 đủ 60 tuổi, có 19 năm 07 tháng đóng bảo hiểm xã hội; mức đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất 22% (giả sử tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc của ông Dũng là 5.000.000 đồng/tháng).
- Số tháng đóng bảo hiểm xã hội còn thiếu để đủ điều kiện hưởng chế độ hưu trí theo Điểm a Khoản 1 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 là:
20 năm - 19 năm 07 tháng = 05 tháng.
- Số tiền Nhà nước đóng bảo hiểm xã hội một lần cho số tháng còn thiếu vào quỹ hưu trí và tử tuất là:
5.000.000 đồng x 22% x 05 tháng = 5.500.000 đồng.
4. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng hướng dẫn tại Điểm a
a) Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động;
b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 1,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 0,5 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
- Đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 0,2 tháng lương cơ sở do Chính phủ quy định tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động;
Ví dụ 4: Ông Nguyễn Đình Ân, lao động hợp đồng thuộc Công ty K, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường, tại thời điểm nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động (ngày 01 tháng 4 năm 2016) đủ 45 tuổi và có 15 năm làm việc đóng bảo hiểm xã hội (từ tháng 4 năm 2001 đến tháng 3 năm 2016; trong đó có 07 năm 03 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 3 năm 2016) tại Công ty K (giả sử tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 4.500.000 đồng/tháng).
Ông Ân ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, còn được hưởng các chế độ như sau:
- Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động.
Số năm làm việc được tính trợ cấp mất việc làm; hỗ trợ là:
15 năm - 07 năm 03 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp = 07 năm 09 tháng (được tính tròn 08 năm).
Số tiền trợ cấp mất việc làm được hưởng:
08 năm x 01 tháng x 4.500.000 đồng = 36.000.000 đồng.
- Số tiền hỗ trợ cho số năm làm việc tại công ty được hưởng:
08 năm x 1,5 tháng x 1.150.000 đồng = 13.800.000 đồng.
- Tổng số tiền ông Ân được nhận trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là:
36.000.000 đồng 13.800.000 đồng = 49.800.000 đồng.
5. Người lao động dôi dư thuộc đối tượng hướng dẫn tại Điểm b
a) Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động;
b) Hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại như sau:
- Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 15 năm thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 02 tháng tiền lương;
- Đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 0,7 tháng tiền lương;
- Đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm trở lên thì mỗi năm làm việc được hỗ trợ bằng 0,3 tháng tiền lương.
Tiền lương tháng làm căn cứ tính hỗ trợ tại Điểm này được thực hiện theo hướng dẫn tại
Ví dụ 5: Bà Nguyễn Thị Huệ, lao động hợp đồng không xác định thời hạn với Công ty M, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường, tại thời điểm nghỉ việc, chấm chứt hợp đồng lao động (ngày 01 tháng 8 năm 2016) đủ 33 tuổi và có 14 năm 07 tháng làm việc đóng bảo hiểm xã hội (từ tháng 01 năm 2002 đến tháng 7 năm 2016; trong đó có 07 năm 07 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 7 năm 2016) làm việc tại Công ty M (giả sử mức tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 3.600.000 đồng/tháng).
Bà Huệ ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, còn được hưởng các chế độ như sau:
- Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động.
Số năm làm việc được tính trợ cấp thôi việc; hỗ trợ là:
14 năm 07 tháng - 07 năm 07 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp = 07 năm.
Số tiền trợ cấp thôi việc được hưởng:
07 năm x 0,5 tháng x 3.600.0000 đồng = 12.600.000 đồng.
- Hỗ trợ mức 02 tháng tiền lương cho mỗi năm làm việc tại công ty.
07 năm x 02 tháng x 3.600.0000 đồng = 50.400.000 đồng.
- Tổng số tiền bà Huệ nhận được trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là:
12.600.000 đồng 50.400.000 đồng = 63.000.000 đồng.
Người lao động dôi dư theo hướng dẫn tại Điểm c hoặc Điểm d
1. Trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
Ví dụ 6: Ông Vũ Văn Đô, lao động hợp đồng không xác định thời hạn tại Công ty B, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường; do Công ty B thực hiện cổ phần hóa, ông Đô thuộc diện dôi dư, không sắp xếp được việc làm phải nghỉ việc từ ngày 01 tháng 7 năm 2016, thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội 17 năm 10 tháng (từ tháng 9 năm 1998 đến tháng 6 năm 2016; trong đó có 07 năm 06 tháng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 6 năm 2016) tại Công ty B (giả sử tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 5.210.000 đồng/tháng).
Ông Đô ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, còn được hưởng trợ cấp mất việc làm theo Điều 49 của Bộ luật Lao động như sau:
- Số năm được tính hưởng trợ cấp mất việc làm là:
17 năm 10 tháng - 07 năm 06 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp = 10 năm 4 tháng (được tính bằng 10,5 năm).
- Số tiền trợ cấp mất việc làm ông Đô nhận được là:
10,5 năm x 01 tháng x 5.210.000 đồng = 54.705.000 đồng.
2. Trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư theo hướng dẫn tại
Ví dụ 7: Bà Nguyễn Thị Đào, lao động hợp đồng không xác định thời hạn tại Công ty A, Bộ Quốc phòng, làm việc trong điều kiện bình thường; ngày 01 tháng 12 năm 2016, Công ty A phá sản, bà Đào phải nghỉ việc, có thời gian làm việc đóng bảo hiểm bắt buộc là 14 năm 07 tháng (từ tháng 5 năm 2002 đến tháng 11 năm 2016; trong đó, thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp là 07 năm 11 tháng, từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 11 năm 2016) tại Công ty A (giả sử tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề trước khi nghỉ việc là 4.850.000 đồng/tháng).
Bà Đào ngoài được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, còn được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động như sau:
- Số năm được tính hưởng trợ cấp thôi việc là:
14 năm 07 tháng - 07 năm 11 tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp = 06 năm 08 tháng (được tính tròn 07 năm).
- Số tiền trợ cấp thôi việc bà Đào nhận được là:
07 năm x 0,5 tháng x 4.850.0000 đồng = 16.975.000 đồng.
Điều 5. Thời gian làm việc để tính hưởng chế độ
1. Thời gian làm việc có đóng bảo hiểm xã hội để tính khoản hỗ trợ hướng dẫn tại Điểm c Khoản 1 và Điểm b
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ hướng dẫn tại Khoản 4, 5 trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc hướng dẫn tại
Thời gian người lao động đã làm việc thực tế tại công ty thực hiện sắp xếp lại, thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp được xác định theo quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ luật Lao động (sau đây viết là Nghị định số 05/2015/NĐ-CP).
3. Trường hợp người lao động chuyển đến làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì thời gian để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc, khoản tiền hỗ trợ hướng dẫn tại các
4. Thời gian làm việc để tính chế độ hướng dẫn tại Điểm c Khoản 1, Điểm b Khoản 2,
Điều 6. Tiền lương làm căn cứ để tính chế độ
1. Tiền lương làm căn cứ để tính hưởng chế độ trợ cấp theo hướng dẫn tại Điểm b
Trong đó:
TLbq5 là tiền lương bình quân 05 năm cuối trước khi nghỉ việc.
TLi là tiền lương tháng thứ i được xác định như sau:
a) Đối với thời gian người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, tiền lương tháng được xác định bằng hệ số lương cộng phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 205/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước, nhân với mức lương tối thiểu hoặc hệ số lương cộng với phụ cấp lương (nếu có) theo công việc hoặc chức danh được xếp theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang nhân với mức lương tối thiểu hoặc mức lương cơ sở do Chính phủ quy định tương ứng với từng thời kỳ;
b) Đối với thời gian công ty thực hiện sắp xếp lại chưa xây dựng thang lương, bảng lương theo quy định tại Nghị định số 49/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2016, tiền lương tháng là tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của người lao động;
c) Đối với thời gian người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, tiền lương tháng là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động (bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác) theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
2. Tiền lương làm căn cứ để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc hướng dẫn tại Điểm a Khoản 4, Điểm a
Nguồn kinh phí thực hiện chính sách đối với người lào động dôi dư hướng dẫn tại
Điều 8. Trách nhiệm của công ty thực hiện sắp xếp lại
1. Xây dựng phương án sử dụng lao động
Sau khi được Thủ trưởng Bộ Quốc phòng thông báo hoặc thông qua kế hoạch sắp xếp lại, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành xây dựng phương án sử dụng lao động. Phương án sử dụng lao động bao gồm: Lao động công ty tiếp tục sử dụng hoặc đào tạo lại để tiếp tục sử dụng; lao động chấm dứt hợp đồng lao động và giải quyết chế độ, cụ thể như sau:
a) Lập danh sách lao động thường xuyên của công ty theo Mẫu số 1 ban hành kèm theo Thông tư này, gồm:
- Danh sách lao động đang làm việc theo hợp đồng lao động (kể cả lao động làm việc theo hợp đồng lao động mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng);
- Danh sách lao động phải ngừng việc (được trả lương hoặc không được trả lương theo Điều 98 của Bộ luật Lao động);
- Danh sách lao động đang nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội;
- Danh sách lao động đang nghỉ việc không hưởng lương theo quy định tại Khoản 3 Điều 116 Bộ luật Lao động;
- Danh sách lao động đang tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 32 Bộ luật Lao động (bao gồm cả người lao động được công ty cử làm đại diện phần vốn và làm việc tại doanh nghiệp có vốn góp của công ty).
b) Lập danh sách lao động tiếp tục được sử dụng ở công ty sau khi sắp xếp lại theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo Thông tư này trên cơ sở rà soát cơ cấu tổ chức, hệ thống định mức, các vị trí chức danh công việc trong từng tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban và định hướng chiến lược phát triển công ty sau khi sắp xếp lại, gồm:
- Danh sách lao động tiếp tục sử dụng (không cần đào tạo lại và làm việc trọn thời gian);
- Danh sách lao động phải đào tạo lại (nếu có);
- Danh sách lao động chuyển sang làm việc không trọn thời gian (nếu có).
c) Lập danh sách lao động nghỉ việc và chấm dứt hợp đồng lao động hoặc sẽ chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 36 Bộ luật Lao động theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
d) Lập danh sách lao động không bố trí được việc làm ở công ty sau khi sắp xếp lại và phải chấm dứt hợp đồng lao động (sau đây gọi là danh sách người lao động dôi dư), gồm:
- Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty trước ngày 21 tháng 4 năm 1998 theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Thông tư này (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
Danh sách lao động nghỉ hưu trước tuổi theo hướng dẫn tại
Danh sách lao động đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại
Danh sách lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại Khoản 4 (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
- Danh sách lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động được tuyển dụng lần cuối cùng vào công ty từ ngày 21 tháng 4 năm 1998 trở về sau (đối với công ty thực hiện sắp xếp lại theo hướng dẫn tại
đ) Công ty chốt danh sách lao động tại thời điểm công bố giá trị doanh nghiệp (đối với trường hợp cổ phần hóa công ty) hoặc thời điểm bán tại hợp đồng mua bán (đối với trường hợp bán công ty) hoặc thời điểm chuyển đổi tại quyết định chuyển đổi của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp chuyển thành công ty trách nhiệm hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp) hoặc thời điểm sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể tại quyết định của cơ quan có thẩm quyền (đối với trường hợp sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể công ty) hoặc thời điểm quyết định mở thủ tục phá sản của Thẩm phán có hiệu lực thi hành (đối với trường hợp phá sản công ty) để đưa vào phương án sắp xếp công ty.
e) Xác định thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính chế độ đối với người lao động dôi dư, gồm:
- Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu trước tuổi theo hướng dẫn tại
- Chế độ đối với người lao động nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại
- Chế độ đối với người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại
- Chế độ đối với người lao động không bố trí được việc làm và phải chấm dứt hợp đồng lao động theo hướng dẫn tại
g) Tổng hợp phương án sử dụng lao động theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư này.
h) Phối hợp với tổ chức đại diện tập thể người lao động tại cơ sở tổ chức công khai phương án sử dụng lao động (trong phương án sắp xếp công ty) ít nhất 10 ngày và gửi tới từng tổ, đội, phân xưởng, phòng, ban để nghiên cứu trước khi tổ chức Hội nghị để lấy ý kiến người lao động về phương án sử dụng lao động. Việc tổ chức Hội nghị lấy ý kiến người lao động được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 60/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết Khoản 3 Điều 63 Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.
i) Hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động trong phương án sắp xếp lại công ty, báo cáo Thủ trưởng đơn vị, hoặc Thủ trưởng công ty cấp trên trực tiếp cho đến cấp trực thuộc Bộ thẩm định, trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế) phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty.
Trước khi trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo phương án sử dụng lao động dôi dư theo các mẫu (từ Mẫu số 1 đến Mẫu số 9a) ban hành kèm theo Thông tư này về Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng để đối chiếu, xác nhận làm cơ sở giải quyết chế độ, chính sách cho người lao động.
k) Sau khi có quyết định phê duyệt phương án sắp xếp lại công ty, công ty rà soát lại danh sách, dự kiến thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động và tính toán lại chế độ đối với người lao động dôi dư; hoàn thiện lại phương án sử dụng lao động dôi dư; công khai phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư trong thời gian 05 ngày làm việc để người lao động kiểm tra, đối chiếu; trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư.
2. Tổ chức thực hiện chế độ, chính sách
a) Tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến chính sách đối với lao động dôi dư đến người lao động trong toàn công ty trước, trong quá trình xây dựng phương án sử dụng lao động và thực hiện chế độ, chính sách đối với người lao động dôi dư, bảo đảm công khai, minh bạch.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định phê duyệt phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư của Bộ Quốc phòng, công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm dự toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo phương án đã được phê duyệt và lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí cho lao động dôi dư theo Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ (nếu có).
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được kinh phí thực hiện chế độ từ các nguồn theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, công ty thực hiện chấm dứt hợp đồng lao động đối với người lao động dôi dư.
d) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, công ty có trách nhiệm chi trả đầy đủ các chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định.
đ) Thực hiện thanh toán, quyết toán kinh phí thực hiện chế độ đối với người lao động dôi dư theo quy định của pháp luật.
e) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hoàn thành việc giải quyết chế độ đối với người lao động dôi dư, công ty thực hiện sắp xếp lại có trách nhiệm báo cáo cấp trên trực tiếp công ty cho đến cấp trực thuộc Bộ để tổng hợp, báo cáo Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế) tình hình giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Công ty sau khi sắp xếp lại có trách nhiệm chi trả trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc đối với người lao động từ công ty thực hiện sắp xếp lại chuyển sang khi người lao động đó mất việc làm, thôi việc tại công ty sau khi sắp xếp lại đối với thời gian làm việc tại công ty sau khi sắp xếp lại và thời gian làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp lại, kể cả thời gian người lao động làm việc tại các công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực Nhà nước nếu chuyển đến công ty thực hiện sắp xếp lại trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 mà chưa nhận trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.
2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc tại Khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 48, Khoản 2 Điều 49 Bộ luật Lao động và Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP.
3. Thời gian người lao động làm việc tại công ty, cơ quan, đơn vị khác thuộc khu vực Nhà nước tại Khoản 1 Điều này thực hiện theo hướng dẫn tại
Điều 10. Trách nhiệm của đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
1. Tổ chức phổ biến, quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và Thông tư này.
2. Đôn đốc, hướng dẫn các công ty xây dựng phương án sử dụng lao động khi tổ chức sắp xếp lại công ty theo quyết định của Bộ Quốc phòng.
3. Tiếp nhận, thẩm định phương án sử dụng lao động của công ty
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đầy đủ văn bản đề nghị phê duyệt phương án sử dụng lao động của công ty phải có ý kiến thẩm định và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế - Cơ quan thường trực) phê duyệt phương án.
4. Kiểm tra, đôn đốc công ty giải quyết chế độ đối với người lao động đúng quy định của pháp luật.
Điều 11. Trách nhiệm của các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng
1. Cục Kinh tế/Bộ Quốc phòng
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các công ty Bộ Quốc phòng xây dựng kế hoạch, phương án sắp xếp lại theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
b) Tiếp nhận kế hoạch, phương án sắp xếp lại của công ty do các đơn vị, công ty báo cáo lên; thẩm định và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
c) Thông báo kết quả phê duyệt, triển khai cho các đơn vị, công ty sắp xếp lại và thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty trong Bộ Quốc phòng.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được phương án sử dụng lao động và giải quyết lao động dôi dư của công ty, Cục Kinh tế thẩm định và trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt. Trường hợp phải sửa đổi, bổ sung, Cục Kinh tế có trách nhiệm hướng dẫn sửa đổi, bổ sung theo quy định. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày được hướng dẫn, công ty phải hoàn thiện và gửi về Cục Kinh tế đế trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt.
d) Tiếp nhận hồ sơ quyết toán, kiểm tra và phê duyệt để công ty quyết toán với Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp.
đ) Hướng dẫn tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện giải quyết lao động dôi dư và báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cục Chính sách/Tổng cục Chính trị
Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng (Cục Kinh tế, Cục Tài chính, Cục Quân lực, Bảo hiểm xã hội BQP) chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
3. Cục Tài chính/Bộ Quốc phòng
Căn cứ vào chế độ, chính sách quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Thông tư này hướng dẫn, kiểm tra việc chi trả, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.
4. Cục Quân lực/Bộ Tổng Tham mưu
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp chỉ đạo các công ty thực hiện kế hoạch, phương án sắp xếp lại theo quyết định của cấp có thẩm quyền; cùng với các cơ quan chức năng Bộ Quốc phòng kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty theo quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
5. Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng
a) Tiếp nhận phương án sử dụng lao động do các đơn vị, công ty báo cáo; thực hiện đối chiếu, xác nhận về thời gian tham gia, mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp (nếu có) đối với người lao động trước khi trình Thủ trưởng Bộ Quốc phòng phê duyệt; đồng thời, hướng dẫn việc thu nộp bảo hiểm xã hội đối với người lao động dôi dư đủ tuổi nghỉ hưu nhưng thiếu thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo hướng dẫn tại
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư tại các công ty theo hướng dẫn tại Thông tư này.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 28 tháng 12 năm 2016 và thay thế Thông tư số 50/2012/TT-BQP ngày 20 tháng 6 năm 2012 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Quân đội.
2. Chính sách đối với người lao động dôi dư hướng dẫn tại Thông tư này được thực hiện kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2015; riêng đối tượng là người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng thì được thực hiện chính sách kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2018.
3. Trường hợp phương án sử dụng lao động của các công ty đã được Bộ Quốc phòng phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành, công ty thực hiện sắp xếp lại tiến hành rà soát lại chế độ đối với người lao động dôi dư trong phương án sử dụng lao động đã được phê duyệt, báo cáo Bộ Quốc phòng kết quả rà soát; trường hợp, phải sửa đổi, bổ sung chế độ đối với người lao động dôi dư (nếu có), báo cáo Bộ Quốc phòng xem xét, phê duyệt sửa đổi, bổ sung và thực hiện chi trả chế độ đối với người lao động dôi dư theo đúng quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do công ty mẹ của tập đoàn kinh tế Nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ-con khi thực hiện sắp xếp lại theo quyết định của Bộ Quốc phòng được áp dụng các quy định tại Nghị định số 63/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông này để giải quyết chính sách đối với người lao động dôi dư.
5. Các chức danh thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát không phải là quân nhân thuộc các doanh nghiệp sắp xếp lại được thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo quy định tại Nghị định số 108/2014/NĐ-CP ngày 20 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về chính sách tinh giản biên chế và hướng dẫn tại Thông tư số 47/2016/TT-BQP ngày 11 tháng 4 năm 2016 của Bộ Quốc phòng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng.
1. Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Thông tư này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, đề nghị các cơ quan, đơn vị báo cáo về Bộ Quốc phòng (qua Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị) để xem xét, giải quyết./.
- 1Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 2Thông tư 50/2012/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong quân đội do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành
- 3Công văn 4230/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Hướng dẫn 409/HD-TLĐ năm 2011 về công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 91/2010/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 6Công văn 1523/VPCP-ĐMDN năm 2017 sắp xếp Công ty Quý Cao do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Công văn 998/BHXH-CSXH năm 2017 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 8Công văn 4421/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2018 về báo cáo thực hiện chính sách lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 1Luật Bảo hiểm xã hội 2006
- 2Nghị định 205/2004/NĐ-CP quy định hệ thống thang lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước
- 3Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 4Quyết định 21/2012/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Bộ Luật lao động 2012
- 6Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương
- 7Nghị định 60/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc
- 8Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế
- 9Luật Bảo hiểm xã hội 2014
- 10Nghị định 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động
- 11Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu
- 12Thông tư 44/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện Nghị định 63/2015/NĐ-CP quy định chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Công văn 4230/LĐTBXH-LĐTL năm 2015 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 14Công văn 1290/LĐTBXH-LĐTL năm 2016 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 15Thông tư 47/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện Nghị định 108/2014/NĐ-CP về chính sách tinh giản biên chế trong Bộ Quốc phòng
- 16Hướng dẫn 409/HD-TLĐ năm 2011 về công đoàn tham gia thực hiện Nghị định 91/2010/NĐ-CP chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 17Công văn 1523/VPCP-ĐMDN năm 2017 sắp xếp Công ty Quý Cao do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 18Công văn 998/BHXH-CSXH năm 2017 hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động khi chuyển đơn vị sự nghiệp công lập thành công ty cổ phần theo Quyết định 22/2015/QĐ-TTg do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành
- 19Công văn 4421/LĐTBXH-QHLĐTL năm 2018 về báo cáo thực hiện chính sách lao động dôi dư do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
Thông tư 154/2016/TT-BQP hướng dẫn thực hiện chính sách đối với người lao động dôi dư khi sắp xếp lại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu trong Bộ Quốc phòng
- Số hiệu: 154/2016/TT-BQP
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 12/10/2016
- Nơi ban hành: Bộ Quốc phòng
- Người ký: Lê Chiêm
- Ngày công báo: 06/11/2016
- Số công báo: Từ số 1159 đến số 1160
- Ngày hiệu lực: 28/12/2016
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực