- 1Thông tư 2086-CB/LTC năm 1958 hướng dẫn Thông tư 143-Tg về chế độ tập sự do Bộ Nội vụ ban hành
- 2Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
- 3Thông tư 143-TTg năm 1959 về chế độ tập sự và đãi ngộ đối với sinh viên và học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và đại học do Phủ Thủ Tướng ban hành.
- 1Thông tư liên tịch 75-NV/LB năm 1958 hướng dẫn thi hành Nghị định Liên bộ 263-NV/LB quy định chính sách đối với cán bộ đi học do Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục ban hành
- 2Nghị định 263-NV/LB năm 1958 quy định chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ, công nhân viên, quân nhân được chọn cử đi học các trường đại học, trường chuyên nhgiệp và trường bổ túc văn hóa công nông do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ- Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Bộ trưởng Bộ Lao Động- Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
- 3Thông tư 22-TT/LB năm 1959 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân thi vào các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1959-1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành.
BỘ GIÁO DỤC-BỘ NỘI VỤ | VIỆT |
Số: 37-TT/LB | Hà Nội, ngày 27 tháng 07 năm 1959 |
THÔNG TƯ
VỀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI CÁN BỘ, NHÂN VIÊN, CÔNG NHÂN, QUÂN NHÂN ĐỦ TIÊU CHUẨN ĐƯỢC CHỌN, GIỚI THIỆU ĐI HỌC CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÀ TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP NIÊN KHOÁ 1959 – 1960
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ - BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC
Kính gửi: | - Các Bộ |
Thông tư số 22-TT/LB ngày 25-5-1959 của Liên Bộ Nội vụ Giáo dục đã quy định tiêu chuẩn về việc chọn giới thiệu cán bộ đi học các trường đại học, trung cấp chuyên nghiệp trong niên khoá 1959-1960; về chế độ đãi ngộ thì Liên bộ căn cứ vào Nghị định số 263-NV/LB ngày 6-9-1958 của Liên Bộ Nội vụ-Giáo dục-Lao động-Tài chính và Thông tư số 75-NV/LB ngày 24-11-1958 của Liên Bộ Nội vụ-Giáo dục để quy định cho sát với tình hình chọn, giới thiệu cán bộ đi học niên khoá 1959-1960.
I. ĐỐI TƯỢNG ĐƯỢC HƯỞNG CÁC CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ
Các loại cán bộ sau đây sau khi được chọn, giới thiệu vào các trường đại học rồi thì được hưởng:
1. Cán bộ, nhân viên, quân nhân có 4 năm công tác liên tục trở lên (kể từ ngày 1-7-1959 trở về trước);
2. Cán bộ, nhân viên người Kinh công tác ở miền Núi, công nhân trực tiếp lao động ở công, nông, lâm trường, xí nghiệp, lao động chân tay ở các ngành, các cấp, cán bộ nhân viên phụ nữ có đủ 3 năm công tác liên tục trở lên (kể từ ngày 1-7-1959 trở về trước);
3. Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân miền
4. Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân không đủ thâm niên công tác, nhưng trong quá trình công tác đã được thử thách, có nhiều thành tích tốt, thuộc thành phần cơ bản, được tập thể đề nghị và Thủ trưởng quyết định và ít nhất đã qua 1 năm công tác.
Các đối tượng đã quy định trên thì được hưởng các chế độ sau đây:
1. Sinh hoạt phí:
a) Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân ở trong biên chế, đủ tiêu chuẩn được Cơ quan, đơn vị chọn giới thiệu đi học tại các trường đại học và chuyên nghiệp trung cấp, trong thời gian học tập (kể cả những tháng nghỉ hè) được hưởng sinh hoạt phí bằng 95% bậc lương trên cơ sở chế độ lương năm 1958 (và phụ cấp khu vực nếu có). Riêng quân nhân trong thời gian 6 tháng tối đa là 9 tháng, sau khi chuyển ngành đi học được hưởng 95% mức lương hoặc sinh hoạt phí của bộ đội, sau đó sẽ định bậc lương để hưởng 95% trên bậc lương được xếp.
b) Công nhân, công chức lưu dụng hưởng 95% bậc lương đã được xếp, không bảo lưu. Những người năm 1958 chưa được xếp vào các thang lương chung thì cơ quan định bậc lương tương đương với loại nhân viên cùng chức vụ rồi hưởng 95% bậc lương được xếp.
2. Các quyền lợi khác:
a) Cán bộ phụ nữ khi sinh đẻ được nghỉ 2 tháng có sinh hoạt phí và được hưởng các khoản trợ cấp thai sản khác như cán bộ, nhân viên, công nhân tại chức.
b) Cán bộ phụ nữ có con mọn thì Nhà trường sẽ tổ chức để chị em gửi các cháu vào nhóm trẻ chung của cán bộ, nhân viên trong trường, mà không áp dụng Thông tư số 36-TT/LB ngày 19-10-1957, nghĩa là không trả tiền thuê người giữ trẻ cho cá nhân; các cháu cũng được hưởng tiêu chuẩn thuốc men như con cháu cán bộ, nhân viên, công nhân tại chức.
c) Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân được hưởng trợ cấp con theo chế độ chung hiện nay.
d) Khi ốm đau, anh chị em được hưởng chế độ y dược phí, và tiền bồi dưỡng như cán bộ tại chức; khi đi điều trị thì tuỳ theo chức vụ và bậc lương được giới thiệu đến các bệnh viện cán bộ; thời gian nằm viện, anh chị em phải trả tiền ăn theo quy định chung còn tiền thuốc và tiền bồi dưỡng thì do Nhà trường thanh toán.
đ) Chế độ nghỉ hàng năm theo đúng tinh thần Thông tư số 14-TT/LB ngày 23-3-1959.
e) Cán bộ ăn, ở tại các trường thì phải trả tiền nhà ở, điện nước, v.v… như cán bộ đang công tác.
Ngoài ra, các chế độ tập thể phí đều hưởng thống nhất như sinh viên, học viên. Tiền mua sách vở do anh chị em tự túc.
3. Chế độ khi thôi học, tốt nghiệp:
a) Cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân được chọn, giới thiệu đi học, nhưng vì điều kiện ốm đau, trình độ văn hoá kém không tiếp tục theo học được thì Nhà trường giới thiệu về cơ quan, đơn vị cũ để bố trí công tác; nếu xin thôi việc được trợ cấp theo chế độ hiện hành (thời gian đi học cũng được tính thâm niên để trợ cấp). Đối với người bị kỷ luật nặng mà phải đuổi ra khỏi trường thì coi như cán bộ bị cách chức, sa thải và không được trợ cấp thôi việc.
b) Khi tốt nghiệp ra công tác, nói chung được miễn thời gian tập sự và được sắp xếp lương theo Thông tư số 143-TTg ngày 9-4-1959 của Thủ tướng phủ và công văn số 2086-CB/LTC ngày 26-6-1959 của Bộ Nội vụ.
Thông tư này thi hành kể từ ngày khai giảng niên khoá 1959-1960. Còn việc thanh toán thì quy định như sau: khai giảng từ ngày 01 đến 15 thì tính sinh hoạt phí cả tháng, từ ngày 16 đến cuối tháng thì tính nửa tháng.
BỘ TRƯỞNG | KT. BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ |
- 1Nghị định 250-TTg năm 1957 ban hành bản điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên do Thủ Tướng ban hành
- 2Thông tư 287-TTg năm 1960 về chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức đi học do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư 23-TT/LB năm 1960 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân vào học các trường Đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1960-1961 do Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ ban hành
- 1Nghị định 250-TTg năm 1957 ban hành bản điều lệ quy định về chính sách đối với quân nhân phục viên do Thủ Tướng ban hành
- 2Thông tư 287-TTg năm 1960 về chế độ đối với cán bộ, công nhân viên chức đi học do Phủ Thủ Tướng ban hành
- 3Thông tư liên tịch 75-NV/LB năm 1958 hướng dẫn thi hành Nghị định Liên bộ 263-NV/LB quy định chính sách đối với cán bộ đi học do Bộ Nội vụ và Bộ Giáo dục ban hành
- 4Nghị định 263-NV/LB năm 1958 quy định chế độ sinh hoạt phí cho cán bộ, công nhân viên, quân nhân được chọn cử đi học các trường đại học, trường chuyên nhgiệp và trường bổ túc văn hóa công nông do Bộ trưởng Bộ Nội Vụ- Bộ trưởng Bộ Giáo Dục- Bộ trưởng Bộ Lao Động- Bộ trưởng Bộ Tài Chính ban hành.
- 5Thông tư 23-TT/LB năm 1960 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân vào học các trường Đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1960-1961 do Bộ Giáo dục và Bộ Nội vụ ban hành
- 6Thông tư 2086-CB/LTC năm 1958 hướng dẫn Thông tư 143-Tg về chế độ tập sự do Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư 14-TT/LB năm 1959 hướng dẫn Nghị định 028-TTg về những ngày lễ chính thức, chế độ nghỉ hàng năm và nghỉ phép về việc riêng do Bộ Lao Động- Bộ Nội Vụ ban hành
- 8Thông tư 22-TT/LB năm 1959 về chính sách đối với cán bộ, công nhân, quân nhân thi vào các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp năm 1959-1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành.
- 9Thông tư 143-TTg năm 1959 về chế độ tập sự và đãi ngộ đối với sinh viên và học sinh tốt nghiệp các trường chuyên nghiệp và đại học do Phủ Thủ Tướng ban hành.
Thông tư 37-TT/LB năm 1959 về chế độ đối với cán bộ, nhân viên, công nhân, quân nhân đủ tiêu chuẩn được chọn, giới thiệu đi học các trường đại học và trung cấp chuyên nghiệp niên khoá 1959 – 1960 do Bộ Nội Vụ- Bộ Giáo Dục ban hành
- Số hiệu: 37-TT/LB
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 27/07/1959
- Nơi ban hành: Bộ Giáo dục, Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Văn Huyên, Tô Quang Đẩu
- Ngày công báo: 05/08/1959
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 05/09/1959
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định