Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 05/2024/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 19 tháng 4 năm 2024 |
QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA RỪNG
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng.
Thông tư này quy định định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng, gồm:
1. Điều tra diện tích rừng;
2. Điều tra trữ lượng rừng;
3. Điều tra cấu trúc rừng;
4. Điều tra tăng trưởng rừng;
5. Điều tra tái sinh rừng;
6. Điều tra lâm sản ngoài gỗ;
7. Điều tra lập địa;
8. Điều tra cây cá lẻ;
9. Điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng;
10. Điều tra đa dạng thực vật rừng;
11. Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống;
12. Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng;
13. Điều tra sinh khối và trữ lượng các-bon rừng;
14. Điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
1. Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư có hoạt động liên quan đến điều tra rừng sử dụng ngân sách nhà nước.
2. Khuyến khích áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tại Thông tư này đối với hoạt động điều tra rừng sử dụng nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước.
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng là mức tiêu hao về lao động, vật tư, máy móc thiết bị cho các công việc trong điều tra rừng.
2. Hệ số điều chỉnh (K) là hệ số được sử dụng để tính toán, điều chỉnh mức hao phí lao động khi các yếu tố hình thành định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng thay đổi.
3. Cự ly di chuyển là khoảng cách di chuyển không sử dụng được phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa có động cơ để đến nơi thực hiện điều tra rừng.
Điều 4. Quy định chung về định mức kinh tế - kỹ thuật
1. Căn cứ vào điều kiện cụ thể từng nơi và biện pháp kỹ thuật, áp dụng hệ số điều chỉnh (K) để tính toán mức hao phí lao động cần thiết cho từng hạng mục công việc khi lập đề cương, dự toán.
2. Việc áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật tuân thủ yêu cầu được quy định trong tiêu chí, tiêu chuẩn, quy chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
3. Chi phí và hệ số được áp dụng trong điều tra rừng:
a) Hệ số lương cấp bậc theo quy định; phụ cấp lưu động; phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm; bảo hiểm xã hội; bảo hiểm y tế; bảo hiểm thất nghiệp; đoàn phí công đoàn;
b) Hệ số khó khăn là hệ số dùng để điều chỉnh mức lao động thực địa khi người lao động thực hiện công việc tại hiện trường có mức độ khó khăn khác nhau;
c) Mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật thực địa.
4. Chi phí máy móc, thiết bị điều tra rừng không quá 5% chi phí công lao động.
5. Chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc không quá 5% chi phí công lao động.
6. Định mức kinh tế - kỹ thuật của các loại điều tra rừng tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Cục Kiểm lâm tổ chức hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng quy định tại Thông tư này.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức phổ biến, tuyên truyền, triển khai thực hiện định mức kinh tế - kỹ thuật quy định tại Thông tư này tại địa phương.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành từ ngày 22 tháng 6 năm 2024.
2. Quyết định số 487/QĐ-BNN-TCCB ngày 26 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về định mức lao động trong công tác điều tra quy hoạch rừng hết hiệu lực kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành.
3. Chương trình, dự án áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng đã phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì được tiếp tục thực hiện đến khi kết thúc chương trình, dự án đó. Trường hợp chương trình, dự án đã phê duyệt phải điều chỉnh sau ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành thì áp dụng định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng quy định tại Thông tư này.
4. Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được viện dẫn áp dụng tại Thông tư này được sửa đổi, bổ sung, thay thế thì thực hiện theo văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế đó.
5. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân kịp thời phản ánh về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để xem xét, giải quyết./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số /2024/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
Hệ số bậc lương thực hiện theo quy định tại Nghị định số 204/2004/NĐ- CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang; Nghị định số 117/2016/NĐ-CP ngày 21 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
2. Chi phí 01 ngày công lao động
Tngày = | (LCS * (K1 + K2 + K3) + LCS * (K1 + K2 + K3) * K4) * K5 * K6 |
Số ngày làm việc trong tháng theo quy định hiện hành |
- Tngày: chi phí cho 01 ngày công lao động
- LCS: mức lương cơ sở theo quy định tại thời điểm lập dự toán
- K1: hệ số lương cấp bậc theo quy định
- K2: phụ cấp lưu động (chỉ áp dụng cho công việc cần phải đi lại thường xuyên theo Thông tư số 06/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức, trong đó phụ cấp lưu động công tác điều tra rừng là K3 = 0,6
- K3: phụ cấp nghề độc hại, nguy hiểm theo Thông tư số 11/2020/TT-BLĐTBXH ngày 12 tháng 11 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: phụ cấp công tác điều tra rừng phần thực địa có điều kiện lao động loại IV và loại V áp dụng mức K4 = 0,3
- K4: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, đoàn phí công đoàn do đơn vị sử dụng lao động đóng
- K5: hệ số khó khăn do yếu tố địa hình, địa vật, giao thông đi lại, dân cư,... ảnh hưởng đến mức tiêu hao lao động thực địa trong điều tra rừng. Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ Nội vụ, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Dân tộc hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp khu vực, K5 được xác định như sau:
+ K5 = 1,0: áp dụng cho công tác thực địa điều tra rừng tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0 đến 0,2
+ K5 = 1,2: áp dụng cho công tác thực địa điều tra rừng tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,3 đến 0,5
+ K5 = 1,4: áp dụng cho công tác thực địa điều tra rừng tại cấp xã có hệ số phụ cấp khu vực lớn hơn 0,5
- K6: mức lao động kỹ thuật ngừng nghỉ việc do thời tiết của lao động kỹ thuật thực địa được tính thêm 25% mức thực địa (K6 = 1,25 nếu là công thực địa; K6 = 1,0 nếu là công nội nghiệp)
3. Tổng chi phí cho một nhiệm vụ điều tra rừng
T = T1 + T2 + VAT
Trong đó:
T: Tổng chi phí cho một nhiệm vụ điều tra rừng.
T1: chi phí thực hiện nhiệm vụ
T2: chi phí quản lý của chủ đầu tư
VAT: thuế giá trị gia tăng
a) Chi phí thực hiện nhiệm vụ (T1)
T1 = P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8 + P9 + P10 + P11 + P12
Trong đó:
- P1: chi phí công tác chuẩn bị
- P2: chi phí công tác thực địa
- P3: chi phí kiểm tra, nghiệm thu thực địa[1]: P3 = P2 * 7%
- P4: chi phí lán trại: P4 = P2 * 2%
- P5: chi phí công tác nội nghiệp
- P6: chi phí kiểm tra, nghiệm thu nội nghiệp[2]: P6 = P5 * 15%
- P7: chi phí phục vụ: P7 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6) * 6,7%
- P8: chi phí quản lý của đơn vị thực hiện[3]:
P8 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7) * 12%
- P9: chi phí máy móc, thiết bị điều tra rừng
P9 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%
- P10: chi phí vật tư dụng cụ, điện nước, thông tin liên lạc
P10 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8) * 5%
- P11: các chi phí khác (nếu có)[1]
- P12: thu nhập chịu thuế tính trước:
P12 = (P1 + P2 + P3 + P4 + P5 + P6 + P7 + P8 + P9 + P10 + P11) * 5,5%
b) Chi phí quản lý của chủ đầu tư (T2): áp dụng theo quy định về quản lý dự án không quá 7% chi phí thực hiện nhiệm vụ (T1).
c) Thuế giá trị gia tăng (VAT): theo quy định hiện hành
AGB: Sinh khối trên mặt đất
BGB: Sinh khối dưới mặt đất
CO2: Carbon dioxide
D1,3: Đường kính thân cây ở vị trí 1,3 mét
FREL/FRL: Đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng
GPS: Thiết bị định vị toàn cầu
Hvn: Chiều cao vút ngọn
Hdc: Chiều cao dưới cành
MRV: Hệ thống đo đạc, báo cáo, thẩm định
OBT: Ô cây bụi, thảm tươi
ODD: Ô đo đếm
ODL: Ô dây leo
ODV: Ô định vị
ONC: Ô nghiên cứu
OTC: Ô tiêu chuẩn
OTS: Ô tái sinh
OTT-TM: Ô thảm tươi, thảm mục
OTN: Ô tre nứa
OGC-GC: Ô gỗ chết, gốc chặt
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA RỪNG
1. Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ: hệ thống bản đồ và các thông tin, tư liệu thứ cấp theo quy mô diện tích của công trình/dự án/nhiệm vụ (sau đây gọi chung là nhiệm vụ).
2. Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ: tổng hợp, phân tích số liệu, xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp và sản phẩm để viết đề cương nhiệm vụ điều tra rừng; xác định khối lượng công việc và xây dựng dự toán nhiệm vụ điều tra rừng.
3. Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị)[1].
4. Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ: chỉnh sửa, bổ sung đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí theo ý kiến kết luận của hội nghị.
5. Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ: sau khi đề cương kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt, tiến hành thiết kế chi tiết biện pháp kỹ thuật để thực hiện nhiệm vụ.
6. Thống nhất biện pháp kỹ thuật: thống nhất kỹ thuật cho lực lượng tham gia thực hiện nhiệm vụ để thống nhất kỹ thuật thực hiện và thời gian thực hiện.
7. Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ: kế hoạch chi tiết thực hiện nhiệm vụ được xây dựng bao gồm các nội dung thực hiện nhiệm vụ; địa điểm thực hiện nhiệm vụ; thời gian thực hiện nhiệm vụ; nhân sự tham gia thực hiện nhiệm vụ; các sản phẩm dự kiến đạt được; báo cáo kế hoạch triển khai nhiệm vụ và các mẫu biên bản làm việc, mẫu biểu, biểu điều tra, khảo sát, mẫu biểu phỏng vấn, tham vấn.
8. Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ: các loại bản đồ phục vụ điều tra rừng được cung cấp bởi các cơ quan quản lý các cấp; sau khi tiếp nhận cần được kiểm tra, đánh giá đủ số lượng, đảm bảo chất lượng, chủng loại trước khi đưa vào sử dụng.
9. Thành lập bình đồ ảnh viễn thám: thu thập, đăng ký thu ảnh viễn thám có độ phân giải cao; đo khống chế ảnh (chỉ áp dụng cho bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:5.000, 1:10.000); thành lập mô hình số độ cao (chỉ áp dụng cho bản đồ chuyên đề tỷ lệ 1:5.000); nhập dữ liệu đầu vào; tăng dày khối ảnh viễn thám; nắn chỉnh hình học ảnh viễn thám; xử lý, tăng cường chất lượng ảnh; nắn, ghép ảnh, cắt mảnh bản đồ ảnh viễn thám; dựng khung, lưới tọa độ, chú giải và phần ngoài khung bản đồ ảnh viễn thám. Trường hợp tiếp nhận ảnh đã xử lý ở mức 3B thì không thực hiện nội dung công việc này.
10. Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả: thu thập bản đồ địa hình hoặc dữ liệu nền địa lý cùng tỷ lệ bản đồ chuyên đề cần thành lập; nắn chuyển về Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ Quốc gia VN-2000 (nếu khác hệ), ghép dữ liệu và cắt dữ liệu theo phạm vi thành lập bản đồ; xây dựng các lớp dữ liệu nền thông qua việc tổng hợp, lược bỏ nội dung dữ liệu bản đồ địa hình hoặc dữ liệu nền địa lý; biên tập các lớp dữ liệu nền.
11. Thiết kế, lập hệ thống điểm lấy mẫu khóa ảnh trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dùng.
12. Tiếp nhận tài liệu mẫu khóa ảnh thu thập ngoài thực địa và kiểm tra.
13. Phân tích, đối chiếu bộ mẫu khóa ảnh thu thập thực địa với bộ mẫu khóa ảnh trong phòng: tổng hợp xây dựng bộ mẫu phân loại hiện trạng rừng từ ảnh.
14. Giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng: tiếp nhận tài liệu, nghiên cứu văn bản kỹ thuật, chuẩn bị dụng cụ, thiết bị; chiết xuất các yếu tố nội dung bản đồ chuyên đề; lấy mẫu khóa ảnh trong phòng; biên tập dữ liệu phân loại; lập sơ đồ điều tra bổ sung thực địa: thiết kế các tuyến khảo sát thực địa qua các khu vực cần kiểm tra và khoanh vẽ bổ sung; lập danh sách các nội dung đi điều tra thực địa; kiểm tra, hoàn thiện kết quả.
15. Chồng xếp bản đồ, xác định diện tích cần kiểm tra hiện trường trong quá trình điều tra rừng.
16. Khoanh vẽ bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng (bản đồ phác thảo): khoanh vẽ, xây dựng bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng trước khi ra thực địa.
17. Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra (OTC, tuyến điều tra, điểm điều tra, cây tiêu chuẩn, phẫu diện đất…): chọn phương án thiết kế và thiết kế hệ thống mẫu điều tra.
18. Thăm dò biến động mẫu điều tra: xác định dung lượng mẫu, tính toán sai số.
19. Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật: chuẩn bị các loại thiết bị, vật tư, dụng cụ; các mẫu báo cáo, mẫu biểu, biểu điều tra rừng phục vụ công tác điều tra thực địa.
20. Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị)[1]: tổ chức hội nghị triển khai thực hiện nhiệm vụ điều tra rừng theo đề cương, kế hoạch và các nội dung cần triển khai ở các cấp (xã, huyện, tỉnh, chủ rừng).
21. Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở: sơ thám khu rừng thực hiện nhiệm vụ điều tra; làm thủ tục hành chính với cơ quan chuyên môn, chính quyền địa phương, chủ rừng; thu thập các thông tin, tài liệu liên quan.
22. Di chuyển trong quá trình điều tra: di chuyển giữa các khu vực thực hiện nhiệm vụ điều tra rừng.
23. Điều tra, thu thập thông tin mẫu khóa ảnh ngoài thực địa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám: xác định vị trí lấy mẫu khoá ảnh, điều tra, chụp ảnh, thu thập thông tin mẫu khoá ảnh phục vụ giải đoán ảnh viễn thám.
24. Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái: xác định diện tích rừng cần chụp ảnh, vị trí điều khiển thiết bị, chụp hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái.
25. Điều tra, chỉnh lý, bổ sung bản đồ hiện trạng rừng sau giải đoán ảnh ngoài thực địa: thiết kế các tuyến khảo sát thực địa; lập danh sách các nội dung đi điều tra thực địa; điều tra, khoanh vẽ bổ sung các yếu tố nội dung chuyên môn (đối với ảnh bị mây và ảnh cũ so với thời điểm thành lập bản đồ); hoàn thiện kết quả điều tra: tiếp biên, sửa chữa, hoàn thiện kết quả. Hoàn thiện hệ thống các bảng thống kê, các sơ đồ, các tài liệu chỉ dẫn bổ sung; chuyển vẽ các thông tin điều tra bổ sung thực địa lên bản đồ.
26. Đo đạc đường lô, đường khoảnh, đường tiểu khu; đường ranh giới chủ quản lý rừng; đường ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đường ranh cản lửa; đường tuyến điều tra; đường tuần tra lâm nghiệp bằng GPS
27. Làm và chôn mốc, bảng tiểu khu, khoảnh, lô.
28. Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến: chọn tuyến và mở tuyến ngoài thực địa, mô tả từng đoạn trên tuyến, thu thập số liệu chi tiết trên tuyến theo chuyên đề.
29. Điều tra, khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ngoài thực địa: xác định ranh giới các trạng thái rừng; khoanh vẽ trực tiếp lên bản đồ.
30. Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 2 ngoài thực địa: sử dụng bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng ra thực địa so sánh, đối chiếu các dạng lập địa, chỉnh lý các dạng lập địa, bổ sung địa hình, địa vật lên bản đồ; ghi chú.
31. Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 1 ngoài thực địa: dựa vào bản đồ địa hình, dạng thực bì, kết quả điều tra phẫu diện đất, tiến hành khoanh vẽ trực tiếp các dạng lập địa lên bản đồ; bổ sung địa hình, địa vật lên bản đồ; ghi chú, mô tả dạng lập địa vào phiếu mô tả.
32. Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; lâm sản ngoài gỗ; các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng: xác định các loài cần đưa vào bản đồ; căn cứ các OTC, tuyến, điểm điều tra xác định phạm vi phân bố của các loài trên bản đồ và ngoài thực địa; khoanh vẽ trực tiếp trên bản đồ.
33. Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố không gian các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng: xác định các tuyến, vị trí các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; điều tra thực trạng và khoanh vẽ trên bản đồ.
34. Điều tra, khoanh vẽ bản đồ dân sinh, kinh tế - xã hội ngoài thực địa: căn cứ vào bản đồ hành chính, ra thực địa khoanh vẽ bổ sung trực tiếp các yếu tố địa hình, địa vật, hệ thống giao thông, các công trình xây dựng, cầu cống, trường học, bệnh viện, trạm, trại, các yếu tố dân sinh, kinh tế - xã hội lên bản đồ; mô tả và ghi chép.
35. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung bản đồ ranh giới chủ quản lý rừng; ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; ranh giới lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng: căn cứ vào bản đồ hiện trạng rừng đã được chuyển họa các loại ranh giới trong phòng, ra thực địa trực tiếp rà soát, điều chỉnh, bổ sung các loại ranh giới lên bản đồ.
36. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên[1]: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu, mẫu vật phục vụ tính toán trữ lượng rừng, trữ lượng các-bon rừng.
37. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng[2]: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu, mẫu vật phục vụ tính toán trữ lượng rừng, trữ lượng các-bon rừng.
38. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt[3]: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu, mẫu vật phục vụ tính toán trữ lượng rừng, trữ lượng các-bon rừng.
39. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa[4]: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu, mẫu vật phục vụ tính toán trữ lượng rừng, trữ lượng các-bon rừng.
40. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu, mẫu vật phục vụ tính toán trữ lượng rừng, trữ lượng các-bon rừng.
41. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng: chọn vị trí lập OTC, thiết lập OTC, điều tra, đo đếm và thu thập các chỉ tiêu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng.
42. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh (16 m2, 25 m2): chọn vị trí lập ô tái sinh, thiết lập ô tái sinh, điều tra, đo đếm và thu thập thông tin cây tái sinh.
43. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi (16 m2, 25 m2): chọn vị trí lập ô đo đếm, thiết lập ô đo đếm cây bụi, điều tra, đo đếm và thu thập thông tin cây bụi.
44. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu dây leo trên ô đo đếm dây leo (100 m2): chọn vị trí lập ô đo đếm, thiết lập ô đo đếm, điều tra, đo đếm và thu thập thông tin dây leo.
45. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục (1,0 m2): chọn vị trí lập ô đo đếm, thiết lập ô đo đếm, điều tra, cân đo, thu mẫu và thu thập thông tin thảm tươi, thảm mục.
46. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu gỗ chết, gốc chặt trên ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt (100 m2): chọn vị trí lập ô đo đếm, thiết lập ô đo đếm, điều tra, cân đo, thu mẫu và thu thập thông tin gỗ chết, gốc chặt.
47. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu động vật rừng có xương sống trên OTC (2.000 m2), điểm điều tra: xác định vị trí, thiết lập OTC, điểm điều tra; tiến hành điều tra, đo đếm, chụp ảnh và thu thập thông tin động vật rừng có xương sống.
48. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu côn trùng rừng, động vật không xương sống khác trên OTC (2.000 m2), điểm điều tra: xác định vị trí, thiết lập OTC, điểm điều tra; tiến hành điều tra, đo đếm, chụp ảnh và thu thập thông tin côn trùng rừng, động vật không xương sống khác.
49. Chọn cây tiêu chuẩn, điều tra côn trùng rừng hoặc sâu, bệnh hại rừng hoặc động vật không xương sống khác: xác định cây tiêu chuẩn, tiến hành điều tra, đo đếm, chụp ảnh và thu thập thông tin côn trùng hoặc sâu, bệnh hại rừng, động vật không xương sống khác.
50. Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu sâu, bệnh hại rừng trên OTC (2.500 m2), điểm điều tra: xác định vị trí, thiết lập OTC, điểm điều tra; tiến hành điều tra, đo đếm, chụp ảnh và thu thập thông tin sâu, bệnh hại rừng.
51. Điều tra, vẽ trắc đồ ngang cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200: xác định vị trí vẽ trắc đồ; điều tra, đo đếm và tiến hành vẽ trắc đồ ngang.
52. Điều tra, vẽ trắc đồ dọc cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200: xác định vị trí vẽ trắc đồ; điều tra, đo đếm và tiến hành vẽ trắc đồ dọc.
53. Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng tự nhiên: lựa chọn cây tiêu chuẩn chặt ngả; tiến hành chặt ngả, giải tích thân cây rừng tự nhiên.
54. Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng trồng: lựa chọn cây tiêu chuẩn chặt ngả; tiến hành chặt ngả, giải tích thân cây rừng trồng.
55. Chọn cây tiêu chuẩn và khoan tăng trưởng: lựa chọn cây tiêu chuẩn; tiến hành khoan tăng trưởng và lấy mẫu phục vụ tính toán tăng trưởng.
56. Đào và mô tả phẫu diện đất chính: xác định vị trí, tiến hành đào phẫu diện, mô tả các tầng đất trong phẫu diện, lấy mẫu phân tích.
57. Đào và mô tả phẫu diện đất phụ: xác định vị trí, tiến hành đào phẫu diện, mô tả các tầng đất trong phẫu diện.
58. Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ dạng đất: kiểm tra, chỉnh lý bản đồ dạng đất ngoài thực địa.
59. Điều tra năng suất lập địa cây trồng trên OTC (100 m2): chọn vị trí, lập OTC, điều tra các chỉ tiêu trong OTC.
60. Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã: các tài liệu thống kê, điều tra tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội.
61. Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện: các tài liệu thống kê, điều tra tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội.
62. Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh: các tài liệu thống kê, điều tra tình hình dân sinh, kinh tế - xã hội.
63. Điều tra, thu thập số liệu các giá trị cảnh quan, môi trường: cảnh quan thiên nhiên, cảnh quan nhân tạo, môi trường sống.
64. Điều tra, thu thập số liệu các giá trị lịch sử: các di tích, sự kiện lịch sử và các giá trị lịch sử khác.
65. Điều tra, thu thập số liệu các giá trị văn hóa, ẩm thực: các khu di tích văn hóa, các hoạt động văn hóa, truyền thống văn hóa… các thực phẩm, các món ăn đặc trưng và cách thức sử dụng đặc trưng.
66. Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học: thu thập số liệu về đánh giá các tác động và nguyên nhân dẫn đến các tác động làm mất sinh cảnh sống, ô nhiễm môi trường sống và các hoạt động tác động trực tiếp, gián tiếp khác tới hệ sinh thái, các loài động vật, thực vật.
67. Thu thập số liệu về đánh giá tác động môi trường (nếu có).
68. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ: xác định thời kỳ biến động, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá xu hướng biến động sử dụng đất theo thời kỳ.
69. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ: xác định thời kỳ diễn biến, điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng theo thời kỳ.
70. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng; nguy cơ mất rừng; suy thoái rừng; cháy rừng; suy giảm tính đa dạng sinh học và các tác động tiêu cực khác đến rừng.
71. Điều tra lát cắt thôn (lát cắt ngang, lát cắt dọc): vẽ sơ đồ lát cắt, điều tra, thu thập thông tin trên lát cắt.
72. Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng: xác định các yếu tố tự nhiên, các chỉ tiêu về khí hậu, thủy văn và tiến hành điều tra, thu thập số liệu.
73. Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện: xác định các yếu tố tự nhiên, các chỉ tiêu về khí hậu, thủy văn và tiến hành điều tra, thu thập số liệu.
74. Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh: xác định các yếu tố tự nhiên, các chỉ tiêu về khí hậu, thủy văn và tiến hành điều tra, thu thập số liệu.
75. Điều tra, thu thập các chỉ tiêu, định mức, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật.
76. Điều tra, thu hái mẫu tiêu bản thực vật: xác định cây lấy mẫu, thu hái mẫu, ép mẫu và xử lý sơ bộ ngoài thực địa, mô tả mẫu.
77. Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản động vật có xương sống (thú, chim, bò sát, lưỡng cư, cá): điều tra xác định loài thu mẫu, tiến hành thu mẫu và xử lý sơ bộ ngoài thực địa, mô tả mẫu.
78. Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác: điều tra xác định loài thu mẫu, tiến hành thu mẫu và xử lý sơ bộ ngoài thực địa, mô tả mẫu, mô tả loài.
79. Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng giao thông liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp.
80. Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng: cơ sở hạ tầng, nhà xưởng, đường lâm sinh, trụ sở quản lý, trạm bảo vệ rừng, vườn ươm,… và hệ thống trang thiết bị.
81. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu.
82. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá năng lực hoạt động; hiệu quả ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tại các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; lâm sản ngoài gỗ; trồng cây dược liệu.
83. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã: thu thập số liệu các dự án lâm nghiệp; đánh giá hiệu quả của các hoạt động từ các dự án.
84. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã: thu thập các tài liệu, số liệu về cơ chế, chính sách lâm nghiệp; đánh giá kết quả thực hiện.
85. Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình phát triển du lịch, dịch vụ: sản phẩm du lịch, dịch vụ; thị trường khách du lịch; hạ tầng kỹ thuật phục vụ du lịch, dịch vụ.
86. Điều tra, thu thập số liệu sản phẩm, thị trường, tiêu thụ các loại lâm sản: chủng loại loại lâm sản trên thị trường, thị trường tiêu thụ trong nước và xuất khẩu, nhập khẩu.
87. Điều tra, thu thập số liệu hệ thống tổ chức, quản lý ngành lâm nghiệp: bộ máy tổ chức quản lý, cơ cấu tổ chức quản lý, nhân lực quản lý ngành lâm nghiệp.
88. Điều tra, đánh giá nông thôn có sự tham gia, phỏng vấn người dân: họp dân/họp nhóm thảo luận, phỏng vấn cá nhân, hộ gia đình, các bên liên quan.
89. Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở: điều tra, thu thập, bổ sung các loại tài liệu, tư liệu, bản đồ hiện có tại địa phương, cơ sở liên quan đến nhiệm vụ điều tra rừng.
90. Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa: rà soát bản đồ, số liệu; chỉnh lý, tính toán sơ bộ trước khi chuyển sang công việc nội nghiệp.
91. Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở: thống nhất số liệu, bản đồ đã thu thập với địa phương, cơ sở trước khi hoàn thiện nhiệm vụ điều tra rừng trình phê duyệt.
92. Chuyển quân và rút quân thực địa.
93. Ghép ảnh, xử lý ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và tính toán các chỉ tiêu của trạng thái rừng từ ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái.
94. Hiệu chỉnh kết quả sau điều tra thực địa và biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng rừng: rà soát, xử lý các vấn đề về dữ liệu trước khi hiệu chỉnh; thu nhận, số hóa bổ sung các yếu tố nội dung thực địa; chuẩn hóa dữ liệu gồm chỉnh hợp các yếu tố chuyên môn bảo đảm tương quan địa lý với yếu tố nền; biểu thị các yếu tố chuyên môn theo ý tưởng tác giả bằng hệ thống các ký hiệu thiết kế trong kế hoạch biên tập (hình dáng, màu sắc, kích thước ký hiệu, chữ, ghi chú …).
95. Tạo bảng thuộc tính và nhập thông tin cho từng lô rừng, đất chưa có rừng.
96. Phân chia và đánh số lô trên bản đồ hiện trạng rừng.
97. Tính toán diện tích các lô rừng và đất chưa có rừng.
98. Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra.
99. Tính toán số liệu điều tra đa dạng thực vật rừng, hệ sinh thái rừng; tái sinh rừng trên tuyến điều tra.
100. Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra.
101. Tính toán số liệu điều tra động vật rừng trên tuyến điều tra.
102. Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên tuyến điều tra.
103. Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng; sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên cây tiêu chuẩn.
104. Tính toán số liệu điều tra lâm sản ngoài gỗ trên tuyến điều tra.
105. Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên.
106. Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng.
107. Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa.
108. Tính toán số liệu trên OTC, điểm điều tra: Điều tra cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng động vật rừng có xương sống, côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng, động vật không xương sống khác.
109. Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh.
110. Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi.
111. Tính toán số liệu ô đo đếm dây leo.
112. Tính toán số liệu ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt.
113. Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục.
114. Tính toán số liệu cây giải tích.
115. Xử lý mẫu xác định sinh khối và các-bon rừng: cân mẫu, sấy mẫu, đốt mẫu và ghi chép.
116. Tính toán số liệu điều tra sinh khối.
117. Tính toán số liệu quy đổi trữ lượng các-bon rừng.
118. Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu.
119. Xây dựng bản chú giải chi tiết các dạng lập địa.
120. Xây dựng chỉ tiêu phân chia vùng chức năng; chỉ tiêu lựa chọn cây trồng.
121. Lập danh mục các loài thực vật rừng.
122. Lập danh mục các loài động vật rừng.
123. Lập danh mục các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác.
124. Lập danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
125. Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng: xử lý bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật; chế tác mẫu tiêu bản trưng bày; xử lý bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ.
126. Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản động vật rừng có xương sống: xử lý bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật; chế tác mẫu tiêu bản trưng bày; xử lý bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ.
127. Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác: xử lý bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật; chế tác mẫu tiêu bản trưng bày; xử lý bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ.
128. Giám định mẫu tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng, côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác: giám định bằng phân tích hình thái; giám định bằng phân tích phân tử.
129. Phân tích mẫu đất: phân tích các chỉ tiêu mẫu đất lâm nghiệp.
130. Vẽ bản đồ và bình sai theo điểm đo.
131. Hoàn thiện bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
132. Hoàn thiện bản đồ phân bố không gian các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng.
133. Hoàn thiện bản đồ dân sinh, kinh tế - xã hội.
134. Hoàn thiện trắc đồ ngang cấu trúc rừng.
135. Hoàn thiện trắc đồ dọc cấu trúc rừng.
136. Hoàn thiện sơ đồ lát cắt ngang thôn.
137. Hoàn thiện sơ đồ lát cắt dọc thôn.
138. Nhân bản, lưu trữ sản phẩm bản đồ (dạng số).
139. Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện: tổng hợp hoá các yếu tố nội dung bản đồ cấp huyện; biên tập trình bày bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện.
140. Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh: Tổng hợp hoá lớp hiện trạng rừng bản đồ cấp tỉnh từ bản đồ cấp huyện; biên tập trình bày bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh.
141. Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng, toàn quốc.
142. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng.
143. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng.
144. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện.
145. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện.
146. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh.
147. Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh.
148. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc.
149. Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc.
150. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo phương án/quy chế quản lý rừng, bảo vệ rừng; phương án phục hồi rừng, định giá rừng, phân định ranh giới rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án/đề án về các-bon rừng; dự án thành lập khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; dự án/đề án phát triển lâm nghiệp, chế biến và thương mại lâm sản; dự án/đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; kế hoạch bảo vệ rừng, sử dụng rừng; … (trên cơ sở kết quả điều tra rừng).
151. Viết báo cáo phương án/quy chế quản lý rừng, bảo vệ rừng; phương án phục hồi rừng, định giá rừng, phân định ranh giới rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án/đề án về các-bon rừng; dự án thành lập khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; dự án/đề án phát triển lâm nghiệp, chế biến và thương mại lâm sản; dự án/đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; kế hoạch bảo vệ rừng, sử dụng rừng;… (trên cơ sở kết quả điều tra rừng).
152. Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị, hội thảo)[1].
153. Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị, hội thảo)[2].
154. Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo.
155. In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả.
B. BẢNG 01: ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA RỪNG
TT | Tên công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[3] |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |||
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | |||
1.1 | Dưới 500 ha | Nhiệm vụ | 5,0 | 2,67-3,66 |
1.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Nhiệm vụ | 6,0 | 2,67-3,66 |
1.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Nhiệm vụ | 7,0 | 2,67-3,66 |
1.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Nhiệm vụ | 8,0 | 2,67-3,66 |
1.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Nhiệm vụ | 9,0 | 2,67-3,66 |
1.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Nhiệm vụ | 11,0 | 2,67-3,66 |
1.7 | Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 13,0 | 2,67-3,66 |
1.8 | Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha | Nhiệm vụ | 15,0 | 2,67-3,66 |
1.9 | Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 17,0 | 2,67-3,66 |
1.10 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 19,0 | 2,67-3,66 |
1.11 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 21,0 | 2,67-3,66 |
1.12 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 23,0 | 2,67-3,66 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | Nhiệm vụ | 20,0 | 4,65-5,76 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | Hội nghị | 20,0 | 4,65-5,76 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | Nhiệm vụ | 3,5 | 4,65-5,76 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | Nhiệm vụ | 10,0 | 4,65-5,76 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | Nhiệm vụ | 5,0 | 2,67-3,66 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | Nhiệm vụ | ||
7.1 | Dưới 500 ha | Nhiệm vụ | 2,0 | 3,00-3,99 |
7.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Nhiệm vụ | 3,0 | 3,00-3,99 |
7.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Nhiệm vụ | 4,0 | 3,00-3,99 |
7.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Nhiệm vụ | 5,0 | 3,00-3,99 |
7.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Nhiệm vụ | 6,0 | 3,00-3,99 |
7.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Nhiệm vụ | 7,0 | 3,00-3,99 |
7.7 | Từ 30.000 ha đến dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 8,0 | 3,00-3,99 |
7.8 | Từ 50.000 ha đến dưới 100.000 ha | Nhiệm vụ | 9,0 | 3,00-3,99 |
7.9 | Từ 100.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 10,0 | 3,00-3,99 |
7.10 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 11,0 | 3,00-3,99 |
7.11 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 12,0 | 3,00-3,99 |
7.12 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 13,0 | 3,00-3,99 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | Xã | 2,0 | 2,06-3,33 |
9 | Thành lập bình đồ ảnh viễn thám | |||
9.1 | Tỷ lệ 1/5.000 | Mảnh | 15,6 | 3,33-4,32 |
9.2 | Tỷ lệ 1/10.000 | Mảnh | 18,7 | 3,33-4,32 |
9.3 | Tỷ lệ 1/25.000 | Mảnh | 22,4 | 3,33-4,32 |
9.4 | Tỷ lệ 1/50.000 | Mảnh | 26,9 | 3,33-4,32 |
9.5 | Tỷ lệ 1/100.000 | Mảnh | 32,3 | 3,33-4,32 |
9.6 | Tỷ lệ 1/250.000 | Mảnh | 38,7 | 3,33-4,32 |
9.7 | Tỷ lệ 1/500.000 | Mảnh | 46,4 | 3,33-4,32 |
9.8 | Mua bình đồ ảnh đã có đơn giá (thực hiện theo quy định hiện hành) | |||
10 | Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả | |||
10.1 | Tỷ lệ 1/1.000 | Mảnh | 4,0 | 3,99-4,98 |
10.2 | Tỷ lệ 1/2.000 | Mảnh | 5,0 | 3,99-4,98 |
10.3 | Tỷ lệ 1/5.000 | Mảnh | 6,0 | 3,99-4,98 |
10.4 | Tỷ lệ 1/10.000 | Mảnh | 7,0 | 3,99-4,98 |
10.5 | Tỷ lệ 1/25.000 | Mảnh | 8,0 | 3,99-4,98 |
10.6 | Tỷ lệ 1/50.000 | Mảnh | 9,0 | 3,99-4,98 |
10.7 | Tỷ lệ 1/100.000 | Mảnh | 10,0 | 3,99-4,98 |
11 | Thiết kế, lập hệ thống điểm lấy mẫu khóa ảnh trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dùng | |||
11.1 | Dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 6,0 | 3,66-4,65 |
11.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 7,0 | 3,66-4,65 |
11.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 8,0 | 3,66-4,65 |
11.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 9,0 | 3,66-4,65 |
11.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 10,0 | 3,66-4,65 |
12 | Tiếp nhận tài liệu mẫu khóa ảnh thu thập ngoài thực địa và kiểm tra | |||
12.1 | Dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 10,0 | 3,66-4,65 |
12.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 15,0 | 3,66-4,65 |
12.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 20,0 | 3,66-4,65 |
12.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 25,0 | 3,66-4,65 |
12.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 30,0 | 3,66-4,65 |
13 | Phân tích, đối chiếu bộ mẫu khóa ảnh thu thập thực địa với bộ mẫu khóa ảnh trong phòng | Mẫu | 0,2 | 3,66-4,65 |
14 | Giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | |||
14.1 | Tỷ lệ 1/1.000 | Mảnh | 5,0 | 3,99-4,98 |
14.2 | Tỷ lệ 1/2.000 | Mảnh | 7,0 | 3,99-4,98 |
14.3 | Tỷ lệ 1/5.000 | Mảnh | 9,0 | 3,99-4,98 |
14.4 | Tỷ lệ 1/10.000 | Mảnh | 10,8 | 3,99-4,98 |
14.5 | Tỷ lệ 1/25.000 | Mảnh | 13,0 | 3,99-4,98 |
14.6 | Tỷ lệ 1/50.000 | Mảnh | 15,6 | 3,99-4,98 |
14.7 | Tỷ lệ 1/100.000 | Mảnh | 18,7 | 3,99-4,98 |
15 | Chồng xếp bản đồ, xác định diện tích cần kiểm tra hiện trường trong quá trình điều tra rừng | Xã, chủ rừng | 5,0 | 3,99-4,98 |
16 | Khoanh vẽ bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng | Ha | 0,005 | 4,65-5,76 |
17 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | |||
17.1 | Dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 18,0 | 4,65-5,76 |
17.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 19,0 | 4,65-5,76 |
17.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 20,0 | 4,65-5,76 |
17.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 21,0 | 4,65-5,76 |
17.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 22,0 | 4,65-5,76 |
18 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | |||
18.1 | Dưới 50.000 ha | Nhiệm vụ | 50,0 | 3,33-4,32 |
18.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Nhiệm vụ | 55,0 | 3,33-4,32 |
18.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Nhiệm vụ | 60,0 | 3,33-4,32 |
18.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Nhiệm vụ | 65,0 | 3,33-4,32 |
18.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Nhiệm vụ | 70,0 | 3,33-4,32 |
19 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | Nhiệm vụ | 10,0 | 2,06-3,33 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |||
20 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | Hội nghị | 12,0 | 3,66-4,65 |
21 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | |||
21.1 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với cấp xã, chủ rừng | |||
21.1.1 | Dưới 500 ha | Xã, chủ rừng | 5,0 | 3,99-4,98 |
21.1.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Xã, chủ rừng | 8,0 | 3,99-4,98 |
21.1.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Xã, chủ rừng | 9,0 | 3,99-4,98 |
21.1.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Xã, chủ rừng | 10,0 | 3,99-4,98 |
21.1.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Xã, chủ rừng | 12,0 | 3,99-4,98 |
21.1.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Xã, chủ rừng | 15,0 | 3,99-4,98 |
21.1.7 | Từ 30.000 ha trở lên | Xã, chủ rừng | 20,0 | 3,99-4,98 |
21.2 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với cấp huyện | |||
21.2.1 | Dưới 5.000 ha | Huyện | 16,0 | 3,99-4,98 |
21.2.2 | Từ 5.000 ha đến dưới 20.000 ha | Huyện | 17,0 | 3,99-4,98 |
21.2.3 | Từ 20.000 ha đến dưới 40.000 ha | Huyện | 18,0 | 3,99-4,98 |
21.2.4 | Từ 40.000 ha đến dưới 60.000 ha | Huyện | 19,0 | 3,99-4,98 |
21.2.5 | Từ 60.000 ha trở lên | Huyện | 20,0 | 3,99-4,98 |
21.3 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với cấp tỉnh | |||
21.3.1 | Dưới 50.000 ha | Tỉnh | 16,0 | 3,99-4,98 |
21.3.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Tỉnh | 17,0 | 3,99-4,98 |
21.3.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Tỉnh | 18,0 | 3,99-4,98 |
21.3.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Tỉnh | 19,0 | 3,99-4,98 |
21.3.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Tỉnh | 20,0 | 3,99-4,98 |
22 | Di chuyển trong quá trình điều tra | Km | 0,2 | 3,33-4,32 |
23 | Điều tra, thu thập thông tin mẫu khóa ảnh ngoài thực địa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám | Mẫu | 0,5 | 3,00-3,99 |
24 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | |||
24.1 | Bay dạng tuyến | 50 ha | 3,0 | 3,99-4,98 |
24.2 | Bay dạng vùng | 100 ha | 3,0 | 3,99-4,98 |
25 | Điều tra, chỉnh lý, bổ sung bản đồ hiện trạng rừng sau giải đoán ảnh ngoài thực địa | |||
25.1 | Tỷ lệ 1/1.000 | Mảnh | 8,0 | 4,32-5,08 |
25.2 | Tỷ lệ 1/2.000 | Mảnh | 10,0 | 4,32-5,08 |
25.3 | Tỷ lệ 1/5.000 | Mảnh | 12,5 | 4,32-5,08 |
25.4 | Tỷ lệ 1/10.000 | Mảnh | 15,0 | 4,32-5,08 |
25.5 | Tỷ lệ 1/25.000 | Mảnh | 18,5 | 4,32-5,08 |
25.6 | Tỷ lệ 1/50.000 | Mảnh | 23,0 | 4,32-5,08 |
25.7 | Tỷ lệ 1/100.000 | Mảnh | 28,8 | 4,32-5,08 |
26 | Đo đạc đường lô, đường khoảnh, đường tiểu khu; đường ranh giới chủ quản lý rừng; đường ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đường ranh cản lửa; đường tuyến điều tra; đường tuần tra lâm nghiệp bằng GPS | Km | 0,5 | 2,06-3,33 |
27 | Làm và chôn mốc, bảng tiểu khu, khoảnh, lô | Mốc | 2,0 | 2,06-3,33 |
28 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | |||
28.1 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra đa dạng thực vật rừng; hệ sinh thái rừng; tái sinh rừng trên tuyến điều tra | Km | 7,3 | 3,99-4,98 |
28.2 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | Km | 9,8 | 3,99-4,98 |
28.3 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra động vật rừng trên tuyến điều tra | Km | 6,8 | 3,99-4,98 |
28.4 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác trên tuyến điều tra | Km | 9,8 | 3,66-4,65 |
28.5 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra lâm sản ngoài gỗ trên tuyến điều tra | Km | 4,8 | 3,66-4,65 |
29 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ngoài thực địa | |||
29.1 | Điều tra, khoanh vẽ theo phương pháp khoanh lô dốc đối diện | Ha | 0,02 | 2,06-3,33 |
29.2 | Điều tra, khoanh vẽ theo phương pháp khoanh lô trên tuyến điều tra | Ha | 0,7 | 2,06-3,33 |
30 | Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 2 ngoài thực địa | Ha | 0,004 | 3,33-4,32 |
31 | Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 1 ngoài thực địa | Ha | 0,05 | 3,33-4,32 |
32 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; lâm sản ngoài gỗ; các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng | Ha | 0,02 | 2,67-3,66 |
33 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố không gian các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng | Ha | 0,02 | 2,67-3,66 |
34 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ dân sinh, kinh tế - xã hội ngoài thực địa | Ha | 0,005 | 3,33-4,32 |
35 | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung bản đồ ranh giới chủ quản lý rừng; ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; ranh giới lưu vực nơi cung ứng dịch vụ môi trường rừng. | Ha | 0,004 | 3,33-4,32 |
36 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên | |||
36.1 | Diện tích 500 m2 | OTC | 5,0 | 3,00-3,99 |
36.2 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 8,5 | 3,00-3,99 |
37 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng | |||
37.1 | Diện tích 100 m2 | OTC | 1,5 | 2,67-3,66 |
37.2 | Diện tích 500 m2 | OTC | 3,0 | 2,67-3,66 |
37.3 | Ô mẫu 6 cây | OTC | 1,5 | 2,67-3,66 |
38 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt | |||
38.1 | Diện tích 500 m2 | OTC | 5,5 | 3,00-3,99 |
38.2 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 10,0 | 3,00-3,99 |
39 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa | |||
39.1 | Diện tích 100 m2 đối với tre nứa mọc tản; ô 6 bụi đối với tre nứa mọc bụi | OTC | 2,0 | 3,00-3,99 |
39.2 | Diện tích 500 m2 | OTC | 3,5 | 3,00-3,99 |
39.3 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 6,0 | 3,00-3,99 |
40 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | |||
40.1 | Diện tích 500 m2 | OTC | 4,0 | 3,00-3,99 |
40.2 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 7,5 | 3,00-3,99 |
41 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng | |||
41.1 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 8,0 | 3,66-4,65 |
41.2 | Diện tích 2.000 m2 | OTC | 13,0 | 3,66-4,65 |
41.3 | Diện tích 2.500 m2 | OTC | 15,0 | 3,66-4,65 |
41.4 | Diện tích 5.000 m2 | OTC | 29,0 | 3,66-4,65 |
42 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | |||
42.1 | Diện tích 16 m2 | OTS | 0,42 | 3,00-3,99 |
42.2 | Diện tích 25 m2 | OTS | 0,65 | 3,00-3,99 |
43 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | |||
43.1 | Diện tích 16 m2 | OCB | 0,25 | 2,67-3,66 |
43.2 | Diện tích 25 m2 | OCB | 0,39 | 2,67-3,66 |
44 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu dây leo trên ô đo đếm dây leo | ODL | 1,14 | 2,67-3,66 |
45 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | OTT-TM | 0,34 | 2,67-3,66 |
46 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu gỗ chết, gốc chặt trên ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | OGC-GC | 1,5 | 2,67-3,66 |
47 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu động vật rừng có xương sống trên OTC, điểm điều tra | OTC, điểm điều tra | 10,5 | 4,32-5,08 |
48 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu côn trùng rừng hoặc động vật không xương sống khác trên OTC, điểm điều tra | OTC, điểm điều tra | 15,0 | 4,32-5,08 |
49 | Chọn cây tiêu chuẩn, điều tra côn trùng rừng hoặc sâu, bệnh hại rừng hoặc động vật không xương sống khác | Cây | 2,0 | 3,66-4,65 |
50 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu sâu, bệnh hại rừng trên OTC, điểm điều tra | OTC, điểm điều tra | 13,0 | 3,66-4,65 |
51 | Điều tra, vẽ trắc đồ ngang cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | Trắc đồ | 6,0 | 3,66-4,65 |
52 | Điều tra, vẽ trắc đồ dọc cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | Trắc đồ | 3,0 | 3,66-4,65 |
53 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng tự nhiên | Cây | 3,2 | 3,66-4,65 |
54 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng trồng | Cây | 1,7 | 3,66-4,65 |
55 | Chọn cây tiêu chuẩn và khoan tăng trưởng | Cây | 1,0 | 3,66-4,65 |
56 | Đào và mô tả phẫu diện đất chính | Phẫu diện | 1,8 | 3,66-4,65 |
57 | Đào và mô tả phẫu diện đất phụ | Phẫu diện | 0,5 | 3,66-4,65 |
58 | Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ dạng đất | |||
58.1 | Có bản đồ thổ nhưỡng | Ha | 0,004 | 3,33-4,32 |
58.2 | Không có bản đồ thổ nhưỡng | Ha | 0,01 | 3,33-4,32 |
59 | Điều tra năng suất lập địa cây trồng trên OTC | OTC | 2,5 | 3,33-4,32 |
60 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | |||
60.1 | Dưới 500 ha | Xã | 14,0 | 2,67-3,66 |
60.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Xã | 15,0 | 2,67-3,66 |
60.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Xã | 16,0 | 2,67-3,66 |
60.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Xã | 17,0 | 2,67-3,66 |
60.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Xã | 18,0 | 2,67-3,66 |
60.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Xã | 19,0 | 2,67-3,66 |
60.7 | Từ 30.000 ha trở lên | Xã | 20,0 | 2,67-3,66 |
61 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | |||
61.1 | Dưới 5.000 ha | Huyện | 18,0 | 2,67-3,66 |
61.2 | Từ 5.000 ha đến dưới 20.000 ha | Huyện | 19,0 | 2,67-3,66 |
61.3 | Từ 20.000 ha đến dưới 40.000 ha | Huyện | 20,0 | 2,67-3,66 |
61.4 | Từ 40.000 ha đến dưới 60.000 ha | Huyện | 21,0 | 2,67-3,66 |
61.5 | Từ 60.000 ha trở lên | Huyện | 22,0 | 2,67-3,66 |
62 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | |||
62.1 | Dưới 50.000 ha | Tỉnh | 18,0 | 2,67-3,66 |
62.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Tỉnh | 19,0 | 2,67-3,66 |
62.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Tỉnh | 20,0 | 2,67-3,66 |
62.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Tỉnh | 21,0 | 2,67-3,66 |
62.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Tỉnh | 22,0 | 2,67-3,66 |
63 | Điều tra, thu thập số liệu các giá trị cảnh quan, môi trường | Điểm điều tra | 7,0 | 2,67-3,66 |
64 | Điều tra, thu thập số liệu các giá trị lịch sử | Điểm điều tra | 5,0 | 2,67-3,66 |
65 | Điều tra, thu thập số liệu các giá trị văn hóa, ẩm thực | Điểm điều tra | 5,0 | 2,67-3,66 |
66 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học | Điểm điều tra | 10,0 | 2,67-3,66 |
67 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động môi trường | Điểm điều tra | 10,0 | 2,67-3,66 |
68 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | Điểm điều tra | 10,0 | 2,67-3,66 |
69 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | Điểm điều tra | 10,0 | 2,67-3,66 |
70 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng; nguy cơ mất rừng; suy thoái rừng; cháy rừng; suy giảm tính đa dạng sinh học và các tác động tiêu cực khác đến rừng | Điểm điều tra | 10,0 | 2,67-3,66 |
71 | Điều tra lát cắt thôn (lát cắt ngang, lát cắt dọc) | Lát cắt | 4,5 | 2,67-3,66 |
72 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | Xã, trạm | 5,0 | 2,67-3,66 |
72.1 | Dưới 500 ha | Xã, chủ rừng | 14,0 | 2,67-3,66 |
72.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Xã, chủ rừng | 15,0 | 2,67-3,66 |
72.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Xã, chủ rừng | 16,0 | 2,67-3,66 |
72.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Xã, chủ rừng | 17,0 | 2,67-3,66 |
72.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Xã, chủ rừng | 18,0 | 2,67-3,66 |
72.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Xã, chủ rừng | 19,0 | 2,67-3,66 |
72.7 | Từ 30.000 ha trở lên | Xã, chủ rừng | 20,0 | 2,67-3,66 |
73 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | |||
73.1 | Dưới 5.000 ha | Huyện | 18,0 | 2,67-3,66 |
73.2 | Từ 5.000 ha đến dưới 20.000 ha | Huyện | 19,0 | 2,67-3,66 |
73.3 | Từ 20.000 ha đến dưới 40.000 ha | Huyện | 20,0 | 2,67-3,66 |
73.4 | Từ 40.000 ha đến dưới 60.000 ha | Huyện | 21,0 | 2,67-3,66 |
73.5 | Từ 60.000 ha trở lên | Huyện | 22,0 | 2,67-3,66 |
74 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | |||
74.1 | Dưới 50.000 ha | Tỉnh | 18,0 | 2,67-3,66 |
74.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Tỉnh | 19,0 | 2,67-3,66 |
74.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Tỉnh | 20,0 | 2,67-3,66 |
74.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Tỉnh | 21,0 | 2,67-3,66 |
74.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Tỉnh | 22,0 | 2,67-3,66 |
75 | Điều tra, thu thập các chỉ tiêu, định mức, quy trình, hướng dẫn kỹ thuật | Cơ sở, mô hình | 16,0 | 2,67-3,66 |
76 | Điều tra, thu hái mẫu tiêu bản thực vật | Mẫu | 3,0 | 3,66-4,65 |
77 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản động vật có xương sống | |||
77.1 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản loài thú lớn, loài nguy cấp, quý, hiếm | Mẫu | Theo thực tế | |
77.2 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản không thuộc loài thú lớn, không thuộc loài nguy cấp, quý, hiếm | Mẫu | 3,5 | 3,66-4,65 |
78 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | Mẫu | 2,5 | 3,66-4,65 |
79 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng giao thông liên quan đến các hoạt động lâm nghiệp | Km | 0,5 | 2,67-3,66 |
80 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | Trạm, trại | 6,0 | 2,67-3,66 |
81 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu | Cơ sở, mô hình | 6,0 | 2,67-3,66 |
82 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá năng lực hoạt động; hiệu quả ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ tại các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; lâm sản ngoài gỗ; trồng cây dược liệu | Cơ sở, mô hình | 6,0 | 2,67-3,66 |
83 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá hiệu quả các dự án lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã | Dự án | 6,0 | 2,67-3,66 |
84 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá kết quả thực hiện các cơ chế, chính sách lâm nghiệp trên địa bàn cấp xã | Cơ chế, chính sách | 6,0 | 2,67-3,66 |
85 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình phát triển du lịch, dịch vụ | Tuyến, điểm du lịch | 6,0 | 2,67-3,66 |
86 | Điều tra, thu thập số liệu sản phẩm, thị trường, tiêu thụ các loại lâm sản | Cơ sở, mô hình, điểm | 6,0 | 2,67-3,66 |
87 | Điều tra, thu thập số liệu hệ thống tổ chức, quản lý ngành lâm nghiệp | Huyện, tỉnh | 6,0 | 2,67-3,66 |
88 | Điều tra, đánh giá nông thôn có sự tham gia, phỏng vấn người dân | |||
88.1 | Tổ chức họp thôn/họp nhóm thảo luận | Cuộc họp | 28,0 | 2,67-3,66 |
88.2 | Điều tra, phỏng vấn người dân, hộ gia đình, các bên liên quan | Người | 0,5 | 2,67-3,66 |
89 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | Nhiệm vụ | 15,0 | 3,00-3,99 |
90 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa | Ha | 0,005 | 4,65-5,76 |
91 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | Nhiệm vụ | 2,0 | 4,65-5,76 |
92 | Chuyển quân và rút quân thực địa | |||
92.1 | Cự ly ≤ 200 km | Người | 2,0 | 3,33-4,32 |
92.2 | Cự ly > 200 km | Người | 4,0 | 3,33-4,32 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |||
93 | Ghép ảnh, xử lý ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và tính toán các chỉ tiêu của trạng thái rừng từ ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái | |||
93.1 | Tỷ lệ 1/1.000 | Ha | 0,3 | 3,99-4,98 |
93.2 | Tỷ lệ 1/2.000 | Ha | 0,2 | 3,99-4,98 |
93.3 | Tỷ lệ 1/5.000 | Ha | 0,1 | 3,99-4,98 |
93.4 | Tỷ lệ 1/10.000 | Ha | 0,05 | 3,99-4,98 |
94 | Hiệu chỉnh kết quả sau điều tra thực địa và biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | |||
94.1 | Tỷ lệ 1/1.000 | Mảnh | 6,6 | 3,99-4,98 |
94.2 | Tỷ lệ 1/2.000 | Mảnh | 7,9 | 3,99-4,98 |
94.3 | Tỷ lệ 1/5.000 | Mảnh | 9,5 | 3,99-4,98 |
94.4 | Tỷ lệ 1/10.000 | Mảnh | 11,4 | 3,99-4,98 |
94.5 | Tỷ lệ 1/25.000 | Mảnh | 13,7 | 3,99-4,98 |
94.6 | Tỷ lệ 1/50.000 | Mảnh | 16,4 | 3,99-4,98 |
94.7 | Tỷ lệ 1/100.000 | Mảnh | 18,5 | 3,99-4,98 |
95 | Tạo bảng thuộc tính và nhập thông tin cho từng lô rừng, đất chưa có rừng | Lô | 0,0075 | 3,00-3,99 |
96 | Phân chia và đánh số lô trên bản đồ hiện trạng rừng | Lô | 0,01 | 3,00-3,99 |
97 | Tính toán diện tích các lô rừng và đất chưa có rừng | Lô | 0,001 | 3,00-3,99 |
98 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | Biểu | 0,1 | 3,00-3,99 |
99 | Tính toán số liệu điều tra đa dạng thực vật rừng; hệ sinh thái rừng; tái sinh rừng trên tuyến điều tra | Km | 0,2 | 3,00-3,99 |
100 | Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | Km | 0,2 | 3,00-3,99 |
101 | Tính toán số liệu điều tra động vật rừng trên tuyến điều tra | Km | 0,2 | 3,00-3,99 |
102 | Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng; sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên tuyến điều tra | Km | 0,2 | 3,00-3,99 |
103 | Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng; sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên cây tiêu chuẩn | Cây | 0,2 | 3,00-3,99 |
104 | Tính toán số liệu điều tra lâm sản ngoài gỗ trên tuyến điều tra | Km | 0,2 | 3,00-3,99 |
105 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | |||
105.1 | Diện tích 500 m2 | OTC | 0,125 | 3,99-4,98 |
105.2 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 0,25 | 3,99-4,98 |
105.3 | Diện tích 2.000 m2 | OTC | 0,50 | 3,99-4,98 |
105.4 | Diện tích 2.500 m2 | OTC | 0,75 | 3,99-4,98 |
105.5 | Diện tích 5.000 m2 | OTC | 1,5 | 3,99-4,98 |
106 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | |||
106.1 | Diện tích 100 m2 (hoặc ô mẫu 6 cây) | OTC | 0,05 | 3,99-4,98 |
106.2 | Diện tích 500 m2 | OTC | 0,125 | 3,99-4,98 |
106.3 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 0,25 | 3,99-4,98 |
107 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | |||
107.1 | Diện tích 100 m2 đối với tre nứa mọc tản; ô 6 bụi đối với tre nứa mọc bụi | OTC | 0,05 | 3,33-4,32 |
107.2 | Diện tích 500 m2 | OTC | 0,125 | 3,33-4,32 |
107.3 | Diện tích 1.000 m2 | OTC | 0,25 | 3,33-4,32 |
108 | Tính toán số liệu trên OTC, điểm điều tra | OTC, điểm điều tra | 4,0 | 3,33-4,32 |
109 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | OTS | 0,02 | 3,33-4,32 |
110 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | OCB | 0,02 | 3,33-4,32 |
111 | Tính toán số liệu ô đo đếm dây leo | ODL | 0,04 | 3,33-4,32 |
112 | Tính toán số liệu ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | OGC-GC | 0,02 | 3,33-4,32 |
113 | Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | OTT-TM | 0,04 | 3,33-4,32 |
114 | Tính toán số liệu cây giải tích | Cây | 1,5 | 3,33-4,32 |
115 | Xử lý mẫu xác định sinh khối và các- bon rừng | Mẫu | 3,0 | 3,33-4,32 |
116 | Tính toán số liệu điều tra sinh khối | OTC | 0,8 | 3,99-4,98 |
117 | Tính toán quy đổi trữ lượng các-bon rừng | Trạng thái rừng | 0,2 | 3,99-4,98 |
118 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | |||
118.1 | Biểu kết quả phân tích đất | Biểu | 4,0 | 3,99-4,98 |
118.2 | Biểu chỉ tiêu tăng trưởng cho loài, nhóm loài, trạng thái rừng | Biểu | 40,0 | 3,66-4,65 |
118.3 | Biểu chỉ tiêu năng suất các kiểu trạng thái rừng tự nhiên | Biểu | 40,0 | 3,66-4,65 |
118.4 | Biểu chỉ tiêu tăng trưởng rừng trồng | Biểu | 25,0 | 3,66-4,65 |
118.5 | Biểu chỉ tiêu cấu trúc rừng cho các kiểu trạng thái rừng | Biểu | 25,0 | 3,66-4,65 |
118.6 | Biểu chỉ tiêu sinh khối và trữ lượng các- bon rừng | Biểu | 25,0 | 3,66-4,65 |
118.7 | Tính toán thống kê các loại biểu khác | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
119 | Xây dựng bản chú giải chi tiết các dạng lập địa | Bản chú giải | 7,0 | 4,32-5,08 |
120 | Xây dựng chỉ tiêu phân chia vùng chức năng; chỉ tiêu lựa chọn cây trồng | Chỉ tiêu | 7,0 | 4,32-5,08 |
121 | Lập danh mục các loài thực vật rừng | Danh mục | 60,0 | 4,98-6,44 |
122 | Lập danh mục các loài động vật rừng | Danh mục | 60,0 | 4,98-6,44 |
123 | Lập danh mục các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | Danh mục | 60,0 | 4,98-6,44 |
124 | Lập danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | Danh mục | 60,0 | 4,98-6,44 |
125 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng | |||
125.1 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật | Mẫu | 0,8 | 3,66-4,65 |
125.2 | Chế tác mẫu tiêu bản trưng bày | Mẫu | 1,0 | 3,66-4,65 |
125.3 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ | Mẫu | 0,2 | 3,66-4,65 |
126 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản động vật rừng có xương sống | |||
126.1 | Mẫu tiêu bản các loài thú lớn | |||
126.1.1 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật | Mẫu | Theo thực tế | |
126.1.2 | Chế tác mẫu tiêu bản trưng bày | Mẫu | Theo thực tế | |
126.1.3 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ | Mẫu | 1,0 | 3,66-4,65 |
126.2 | Mẫu tiêu bản không thuộc các loài thú lớn | |||
126.2.1 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật | Mẫu | Theo thực tế | |
126.2.2 | Chế tác mẫu tiêu bản trưng bày | Mẫu | Theo thực tế | |
126.2.3 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ | Mẫu | 0,6 | 3,66-4,65 |
127 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | |||
127.1 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản mới, hoàn thiện hồ sơ mẫu vật | Mẫu | 0,8 | 3,66-4,65 |
127.2 | Chế tác mẫu tiêu bản trưng bày | Mẫu | 1,0 | 3,66-4,65 |
127.3 | Xử lý, bảo quản mẫu tiêu bản định kỳ | Mẫu | 0,2 | 3,66-4,65 |
128 | Giám định mẫu tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng, côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | |||
128.1 | Giám định bằng hình thái | Mẫu | 0,5 | 3,99-4,98 |
128.2 | Giám định bằng phân tử | Mẫu | Theo thực tế | |
129 | Phân tích mẫu đất | Mẫu | 5,0 | 3,99-4,98 |
130 | Vẽ bản đồ và bình sai theo điểm đo | Điểm | 0,05 | 2,06-3,33 |
131 | Hoàn thiện bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | Bản đồ | 2,0 | 3,00-3,99 |
132 | Hoàn thiện bản đồ phân bố không gian các tuyến, điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí dưới tán rừng | Bản đồ | 4,0 | 3,00-3,99 |
133 | Hoàn thiện bản đồ dân sinh, kinh tế - xã hội | Bản đồ | 2,0 | 3,00-3,99 |
134 | Hoàn thiện trắc đồ ngang cấu trúc rừng | Trắc đồ | 2,0 | 3,00-3,99 |
135 | Hoàn thiện trắc đồ dọc cấu trúc rừng | Trắc đồ | 1,0 | 3,00-3,99 |
136 | Hoàn thiện sơ đồ lát cắt ngang thôn | Sơ đồ | 2,0 | 3,00-3,99 |
137 | Hoàn thiện sơ đồ lát cắt dọc thôn | Sơ đồ | 1,0 | 3,00-3,99 |
138 | Nhân bản, lưu trữ sản phẩm bản đồ (dạng số) | Nhiệm vụ | 3,0 | 2,06-3,00 |
139 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện | |||
139.1 | Tổng hợp hóa các yếu tố nội dung bản đồ cấp huyện | Mảnh | 65,0 | 2,67-3,66 |
139.2 | Biên tập trình bày bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện | Mảnh | 14,0 | 2,67-3,66 |
140 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh | |||
140.1 | Tổng hợp hóa lớp hiện trạng rừng bản đồ cấp tỉnh từ bản đồ cấp huyện | Mảnh | 80,0 | 2,67-3,66 |
140.2 | Biên tập trình bày bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh | Mảnh | 17,0 | 2,67-3,66 |
141 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng, toàn quốc | |||
141.1 | Tổng hợp hóa các yếu tố nội dung bản đồ cấp vùng, toàn quốc | Mảnh | 85,0 | 2,67-3,66 |
141.2 | Biên tập trình bày bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng, toàn quốc | Mảnh | 14,0 | 2,67-3,66 |
142 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | |||
142.1 | Dưới 500 ha | Xã, chủ rừng | 6,0 | 3,99-4,98 |
142.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Xã, chủ rừng | 8,0 | 3,99-4,98 |
142.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Xã, chủ rừng | 10,0 | 3,99-4,98 |
142.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Xã, chủ rừng | 12,0 | 3,99-4,98 |
142.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Xã, chủ rừng | 16,0 | 3,99-4,98 |
142.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Xã, chủ rừng | 20,0 | 3,99-4,98 |
142.7 | Từ 30.000 ha trở lên | Xã, chủ rừng | 22,0 | 3,99-4,98 |
143 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | |||
143.1 | Dưới 500 ha | Xã, chủ rừng | 10,0 | 3,99-4,98 |
143.2 | Từ 500 ha đến dưới 1.000 ha | Xã, chủ rừng | 15,0 | 3,99-4,98 |
143.3 | Từ 1.000 ha đến dưới 3.000 ha | Xã, chủ rừng | 20,0 | 3,99-4,98 |
143.4 | Từ 3.000 ha đến dưới 5.000 ha | Xã, chủ rừng | 25,0 | 3,99-4,98 |
143.5 | Từ 5.000 ha đến dưới 10.000 ha | Xã, chủ rừng | 30,0 | 3,99-4,98 |
143.6 | Từ 10.000 ha đến dưới 30.000 ha | Xã, chủ rừng | 35,0 | 3,99-4,98 |
143.7 | Từ 30.000 ha trở lên | Xã, chủ rừng | 40,0 | 3,99-4,98 |
144 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | |||
144.1 | Dưới 5.000 ha | Huyện | 25,0 | 3,99-4,98 |
144.2 | Từ 5.000 ha đến dưới 20.000 ha | Huyện | 30,0 | 3,99-4,98 |
144.3 | Từ 20.000 ha đến dưới 40.000 ha | Huyện | 35,0 | 3,99-4,98 |
144.4 | Từ 40.000 ha đến dưới 60.000 ha | Huyện | 40,0 | 3,99-4,98 |
144.5 | Từ 60.000 ha trở lên | Huyện | 45,0 | 3,99-4,98 |
145 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | |||
145.1 | Dưới 5.000 ha | Huyện | 30,0 | 3,99-4,98 |
145.2 | Từ 5.000 ha đến dưới 20.000 ha | Huyện | 35,0 | 3,99-4,98 |
145.3 | Từ 20.000 ha đến dưới 40.000 ha | Huyện | 40,0 | 3,99-4,98 |
145.4 | Từ 40.000 ha đến dưới 60.000 ha | Huyện | 45,0 | 3,99-4,98 |
145.5 | Từ 60.000 ha trở lên | Huyện | 50,0 | 3,99-4,98 |
146 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | |||
146.1 | Dưới 50.000 ha | Tỉnh | 35,0 | 3,99-4,98 |
146.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Tỉnh | 40,0 | 3,99-4,98 |
146.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Tỉnh | 45,0 | 3,99-4,98 |
146.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Tỉnh | 50,0 | 3,99-4,98 |
146.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Tỉnh | 55,0 | 3,99-4,98 |
147 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | |||
147.1 | Dưới 50.000 ha | Tỉnh | 40,0 | 3,99-4,98 |
147.2 | Từ 50.000 ha đến dưới 200.000 ha | Tỉnh | 45,0 | 3,99-4,98 |
147.3 | Từ 200.000 ha đến dưới 400.000 ha | Tỉnh | 50,0 | 3,99-4,98 |
147.4 | Từ 400.000 ha đến dưới 600.000 ha | Tỉnh | 55,0 | 3,99-4,98 |
147.5 | Từ 600.000 ha trở lên | Tỉnh | 60,0 | 3,99-4,98 |
148 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | Vùng, toàn quốc | 150,0 | 3,99-4,98 |
149 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | Vùng, toàn quốc | 66,0 | 3,99-4,98 |
150 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo phương án/quy chế quản lý rừng, bảo vệ rừng; phương án phục hồi rừng, định giá rừng, phân định ranh giới rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án/đề án về các-bon rừng; dự án thành lập khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; dự án/đề án phát triển lâm nghiệp, chế biến và thương mại lâm sản; dự án/đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; kế hoạch bảo vệ rừng, sử dụng rừng; … (trên cơ sở kết quả điều tra rừng) | |||
150.1 | Dưới 10.000 ha | Báo cáo | 120,0 | 3,99-4,98 |
150.2 | Từ 10.000 ha đến dưới 25.000 | Báo cáo | 130,0 | 3,99-4,98 |
150.3 | Từ 25.000 ha đến dưới 50.000 ha | Báo cáo | 140,0 | 3,99-4,98 |
150.4 | Từ 50.000 ha trở lên | Báo cáo | 150,0 | 3,99-4,98 |
151 | Viết báo cáo phương án/quy chế quản lý rừng, bảo vệ rừng; phương án phục hồi rừng, định giá rừng, phân định ranh giới rừng, chuyển loại rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng; dự án/đề án về các-bon rừng; dự án thành lập khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; dự án/đề án phát triển lâm nghiệp, chế biến và thương mại lâm sản; dự án/đề án du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí; kế hoạch bảo vệ rừng, sử dụng rừng;… (trên cơ sở kết quả điều tra rừng). | |||
151.1 | Dưới 10.000 ha | Báo cáo | 50,0 | 3,99-4,98 |
151.2 | Từ 10.000 ha đến dưới 25.000 | Báo cáo | 55,0 | 3,99-4,98 |
151.3 | Từ 25.000 ha đến dưới 50.000 ha | Báo cáo | 60,0 | 3,99-4,98 |
151.4 | Từ 50.000 ha trở lên | Báo cáo | 66,0 | 3,99-4,98 |
152 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | Hội nghị, hội thảo | 22,0 | 4,32-5,08 |
153 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | Hội nghị, hội thảo | 100,0 | 4,32-5,08 |
154 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | Báo cáo | 15,0 | 4,32-5,08 |
155 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | Nhiệm vụ | 8,0 | 3,00-3,99 |
ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA RỪNG THEO CHUYÊN ĐỀ
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | 8 |
9 | Thành lập bình đồ ảnh viễn thám | 9 |
10 | Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả | 10 |
11 | Thiết kế, lập hệ thống điểm lấy mẫu trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dùng | 11 |
12 | Tiếp nhận tài liệu mẫu khóa ảnh thu thập ngoài thực địa và kiểm tra | 12 |
13 | Phân tích, đối chiếu bộ mẫu thu thập thực địa với bộ mẫu khóa ảnh trong phòng | 13 |
14 | Giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | 14 |
15 | Chồng xếp bản đồ, xác định diện tích cần kiểm tra hiện trường trong quá trình điều tra rừng | 15 |
16 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
17 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
18 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
19 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
20 | Điều tra, thu thập thông tin mẫu khóa ảnh ngoài thực địa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám | 23 |
21 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | 24 |
22 | Điều tra, chỉnh lý, bổ sung bản đồ hiện trạng rừng sau giải đoán ảnh ngoài thực địa | 25 |
23 | Đo đạc đường lô, đường khoảnh, đường tiểu khu; đường ranh giới chủ quản lý rừng; đường ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đường ranh cản lửa; đường tuyến điều tra; đường tuần tra lâm nghiệp bằng GPS | 26 |
24 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ngoài thực địa | 29 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu | 81 |
35 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
36 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa | 90 |
37 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
38 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
39 | Ghép ảnh, xử lý ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và tính toán các chỉ tiêu của trạng thái rừng từ ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái | 93 |
40 | Hiệu chỉnh kết quả sau điều tra thực địa và biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | 94 |
41 | Tạo bảng thuộc tính và nhập thông tin cho từng lô rừng, đất chưa có rừng | 95 |
42 | Phân chia và đánh số lô trên bản đồ hiện trạng rừng | 96 |
43 | Tính toán diện tích các lô rừng và đất chưa có rừng | 97 |
44 | Nhân bản, lưu trữ sản phẩm bản đồ (dạng số) | 138 |
45 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện | 139 |
46 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh | 140 |
47 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng, toàn quốc | 141 |
48 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
49 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
50 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
51 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
52 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
53 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
54 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
55 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
56 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
57 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
58 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
59 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | 24 |
15 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên | 36 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng | 37 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt | 38 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa | 39 |
20 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 40 |
21 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
22 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
23 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu dây leo trên ô đo đếm dây leo | 44 |
24 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
25 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu gỗ chết, gốc chặt trên ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | 46 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
35 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu | 81 |
36 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
37 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
38 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
39 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
40 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
41 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
42 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
43 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
44 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
45 | Tính toán số liệu ô đo đếm dây leo | 111 |
46 | Tính toán số liệu ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | 112 |
47 | Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 113 |
48 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
49 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
50 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
51 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
52 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
53 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
54 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
55 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
56 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
57 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
58 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
59 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
60 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | 24 |
15 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng. (rừng gỗ lá rộng, lá kim; rừng hỗn giao gỗ và tre nứa; rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt) | 41 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
20 | Điều tra, vẽ trắc đồ ngang cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | 51 |
21 | Điều tra, vẽ trắc đồ dọc cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | 52 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu các giá trị cảnh quan, môi trường | 63 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
33 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
34 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
35 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
36 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
37 | Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | 100 |
38 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
39 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
40 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
41 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
42 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
43 | Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 113 |
44 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
45 | Hoàn thiện trắc đồ ngang cấu trúc rừng | 134 |
46 | Hoàn thiện trắc đồ dọc cấu trúc rừng | 135 |
47 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
48 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
49 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
50 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
51 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
52 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
53 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
54 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
55 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
56 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
57 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
58 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng | 41 |
15 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng tự nhiên | 53 |
16 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng trồng | 54 |
17 | Chọn cây tiêu chuẩn và khoan tăng trưởng | 55 |
18 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
19 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
20 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
21 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
28 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
29 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
30 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
31 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
32 | Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | 100 |
33 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
34 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
35 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
36 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
37 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
38 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
39 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
40 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
41 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
42 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
43 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
44 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
45 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
15 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
17 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
18 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
19 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
20 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
21 | Điều tra, thu hái mẫu tiêu bản thực vật | 76 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
24 | Điều tra, đánh giá nông thôn có sự tham gia, phỏng vấn người dân | 88 |
25 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
26 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
27 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
28 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
29 | Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | 100 |
30 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
31 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
32 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
33 | Lập danh mục các loài thực vật rừng | 121 |
34 | Lập danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 124 |
35 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng | 125 |
36 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
37 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
38 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
39 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
40 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
41 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
42 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
43 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
44 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
45 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
46 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
47 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
15 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên | 36 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng | 37 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt | 38 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa | 39 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 40 |
20 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
21 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
22 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu dây leo trên ô đo đếm dây leo | 44 |
23 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
24 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu gỗ chết, gốc chặt trên ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | 46 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
35 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
36 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
37 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
38 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
39 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
40 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
41 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
42 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
43 | Lập danh mục các loài thực vật rừng | 121 |
44 | Lập danh mục các loài động vật rừng | 122 |
45 | Lập danh mục các loài côn trùng rừng; động vật không xương sống khác và sâu, bệnh hại rừng | 123 |
46 | Lập danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 124 |
47 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng | 125 |
48 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
49 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
50 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
51 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
52 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
53 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
54 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
55 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
56 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
57 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
58 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
59 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | 8 |
9 | Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả | 10 |
10 | Khoanh vẽ bản đồ lập địa cấp 2 trong phòng | 16 |
11 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
12 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
13 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
14 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
15 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
16 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
17 | Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 2 ngoài thực địa | 30 |
18 | Điều tra, khoanh vẽ bổ sung bản đồ lập địa cấp 1 ngoài thực địa | 31 |
19 | Đào và mô tả phẫu diện đất chính | 56 |
20 | Đào và mô tả phẫu diện đất phụ | 57 |
21 | Kiểm tra, chỉnh lý bản đồ dạng đất | 58 |
22 | Điều tra năng suất lập địa cây trồng trên OTC | 59 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
33 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
34 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
35 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
36 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
37 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
38 | Xây dựng bản chú giải chi tiết các dạng lập địa | 119 |
39 | Xây dựng chỉ tiêu phân chia vùng chức năng; chỉ tiêu lựa chọn cây trồng. | 120 |
40 | Phân tích mẫu đất | 129 |
41 | Biên tập, trình bày bản đồ | 139 |
42 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
43 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
44 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
45 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
46 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
47 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
48 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
49 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
50 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
51 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
52 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
53 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng tự nhiên | 53 |
15 | Chọn cây, chặt ngả cây và giải tích thân cây rừng trồng | 54 |
16 | Chọn cây tiêu chuẩn và khoan tăng trưởng | 55 |
17 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
18 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
19 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
20 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
21 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
26 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
27 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
28 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
29 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
30 | Tính toán số liệu cây giải tích | 114 |
31 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
32 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
33 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
34 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
35 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
36 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
37 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
38 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
39 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
40 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
41 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
42 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
43 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
IX. ĐIỀU TRA ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI RỪNG
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | 8 |
9 | Thành lập bình đồ ảnh viễn thám | 9 |
10 | Kế thừa, thành lập các lớp bản đồ nền về lâm nghiệp cần thiết cho bản đồ thành quả | 10 |
11 | Thiết kế, lập hệ thống điểm lấy mẫu trên bản đồ bằng phần mềm chuyên dùng | 11 |
12 | Tiếp nhận tài liệu mẫu khóa ảnh thu thập ngoài thực địa và kiểm tra | 12 |
13 | Phân tích, đối chiếu bộ mẫu thu thập thực địa với bộ mẫu khóa ảnh trong phòng | 13 |
14 | Giải đoán ảnh viễn thám và xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | 14 |
15 | Chồng xếp bản đồ, xác định diện tích cần kiểm tra hiện trường trong quá trình điều tra rừng | 15 |
16 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
17 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
18 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
19 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
20 | Điều tra, thu thập thông tin mẫu khóa ảnh ngoài thực địa phục vụ giải đoán ảnh viễn thám | 23 |
21 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | 24 |
22 | Điều tra, chỉnh lý, bổ sung bản đồ hiện trạng rừng sau giải đoán ảnh ngoài thực địa | 25 |
23 | Đo đạc đường lô, đường khoảnh, đường tiểu khu; đường ranh giới chủ quản lý rừng; đường ranh giới rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất; đường ranh cản lửa; đường tuyến điều tra; đường tuần tra lâm nghiệp bằng GPS | 26 |
24 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
25 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ngoài thực địa | 29 |
26 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng | 41 |
27 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
28 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
29 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
30 | Điều tra, vẽ trắc đồ ngang cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | 51 |
31 | Điều tra, vẽ trắc đồ dọc cấu trúc rừng tỷ lệ 1/100 - 1/200 | 52 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu các giá trị cảnh quan, môi trường | 63 |
35 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học | 66 |
36 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
37 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
38 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
39 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
40 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
41 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
42 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
43 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
44 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
45 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
46 | Ghép ảnh, xử lý ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và tính toán các chỉ tiêu của trạng thái rừng từ ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái. | 93 |
47 | Hiệu chỉnh kết quả sau điều tra thực địa và biên tập xây dựng bản đồ hiện trạng rừng | 94 |
48 | Tạo bảng thuộc tính và nhập thông tin cho từng lô rừng, đất chưa có rừng | 95 |
49 | Phân chia và đánh số lô trên bản đồ hiện trạng rừng | 96 |
50 | Tính toán diện tích các lô rừng và đất chưa có rừng | 97 |
51 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
52 | Tính toán số liệu điều tra đặc điểm lâm học; cấu trúc; tăng trưởng rừng trên tuyến điều tra | 100 |
53 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
54 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
55 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
56 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
57 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
58 | Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 113 |
59 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
60 | Hoàn thiện trắc đồ ngang cấu trúc rừng | 134 |
61 | Hoàn thiện trắc đồ dọc cấu trúc rừng | 135 |
62 | Nhân bản, lưu trữ sản phẩm bản đồ (dạng số) | 138 |
63 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp huyện | 139 |
64 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp tỉnh | 140 |
65 | Tổng hợp hóa dữ liệu, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng, toàn quốc | 141 |
66 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
67 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
68 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
69 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
70 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
71 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
72 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
73 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
74 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
75 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
76 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
77 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | 8 |
9 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
10 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
11 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
12 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
13 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
14 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 23 |
15 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
16 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; lâm sản ngoài gỗ; các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng | 32 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cấu trúc rừng, tăng trưởng rừng, đa dạng thực vật rừng, đa dạng hệ sinh thái rừng | 41 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
20 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
21 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 63 |
24 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học | 66 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng; nguy cơ mất rừng; suy thoái rừng; cháy rừng; suy giảm tính đa dạng sinh học và các tác động tiêu cực khác đến rừng. | 70 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
31 | Điều tra, thu hái mẫu tiêu bản thực vật | 76 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
34 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
35 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa | 90 |
36 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
37 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
38 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
39 | Tính toán số liệu điều tra đa dạng thực vật rừng; hệ sinh thái rừng; tái sinh rừng trên tuyến điều tra | 99 |
40 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
41 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
42 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
43 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
44 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
45 | Tính toán thống kê các loại biểu khác | 118 |
46 | Lập danh mục các loài thực vật rừng | 121 |
47 | Lập danh mục các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 124 |
48 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng | 125 |
49 | Giám định mẫu tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng, côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 128 |
50 | Hoàn thiện bản đồ phân bố các loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 131 |
51 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
52 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
53 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
54 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
55 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
56 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
57 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
58 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
59 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
60 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
61 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
62 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
XI. ĐIỀU TRA ĐỘNG VẬT RỪNG CÓ XƯƠNG SỐNG
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Tiếp nhận các loại bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | 8 |
9 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
10 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
11 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
12 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
13 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
14 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
15 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
16 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; lâm sản ngoài gỗ; các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng | 32 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu động vật rừng có xương sống trên OTC, điểm điều tra | 47 |
18 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
19 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
20 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
21 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học | 66 |
22 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng; nguy cơ mất rừng; suy thoái rừng; cháy rừng; suy giảm tính đa dạng sinh học và các tác động tiêu cực khác đến rừng. | 70 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
27 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản động vật có xương sống | 77 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
30 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
31 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa | 90 |
32 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
33 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
34 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
35 | Tính toán số liệu điều tra động vật rừng trên tuyến điều tra | 101 |
36 | Tính toán số liệu trên OTC, điểm điều tra | 108 |
37 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
38 | Lập danh mục các loài động vật rừng | 122 |
39 | Lập danh mục các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 124 |
40 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản động vật rừng có xương sống | 126 |
41 | Giám định mẫu tiêu bản | 128 |
42 | Hoàn thiện bản đồ phân bố các loài động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm | 131 |
43 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
44 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
45 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
46 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
47 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
48 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
49 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
50 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
51 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
52 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
53 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
54 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
XII. ĐIỀU TRA CÔN TRÙNG RỪNG, SÂU, BỆNH HẠI RỪNG VÀ ĐỘNG VẬT KHÔNG XƯƠNG SỐNG KHÁC
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Mở tuyến điều tra, mô tả đoạn, điều tra thu thập số liệu trên tuyến | 28 |
15 | Điều tra, khoanh vẽ bản đồ phân bố các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 32 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên | 36 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng | 37 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt | 38 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa | 39 |
20 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 40 |
21 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu côn trùng rừng hoặc động vật không xương sống khác trên OTC, điểm điều tra | 48 |
22 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu sâu, bệnh hại rừng trên OTC, điểm điều tra | 50 |
23 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
24 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
26 | Thu thập số liệu về đánh giá tác động đa dạng sinh học | 66 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng; nguy cơ mất rừng; suy thoái rừng; cháy rừng; suy giảm tính đa dạng sinh học và các tác động tiêu cực khác đến rừng. | 70 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
32 | Điều tra, thu hái mẫu tiêu bản thực vật | 76 |
33 | Điều tra, thu thập mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 78 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
35 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
36 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá năng lực hoạt động; hiệu quả ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ. tại các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp; lâm sản ngoài gỗ; trồng cây dược liệu. | 82 |
37 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
38 | Hoàn chỉnh bản đồ, số liệu thực địa | 90 |
39 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
40 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
41 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
42 | Tính toán số liệu điều tra động vật rừng trên tuyến điều tra | 101 |
43 | Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng; sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên tuyến điều tra | 103 |
44 | Tính toán số liệu điều tra côn trùng rừng; sâu, bệnh hại rừng; động vật không xương sống khác trên cây tiêu chuẩn | 103 |
45 | Tính toán số liệu điều tra lâm sản ngoài gỗ trên tuyến điều tra | 104 |
46 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
47 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
48 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
49 | Tính toán số liệu trên OTC, điểm điều tra | 108 |
50 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
51 | Lập danh mục các loài thực vật rừng | 121 |
52 | Lập danh mục các loài động vật rừng | 122 |
53 | Lập danh mục các loài côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 123 |
54 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản thực vật rừng | 125 |
55 | Xử lý, bảo quản, chế tác mẫu tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 127 |
56 | Giám định mẫu tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng, côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng và động vật không xương sống khác | 128 |
57 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
58 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
59 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
60 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
61 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
62 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
63 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
64 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
65 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
66 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
67 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
68 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
XIII. ĐIỀU TRA SINH KHỐI VÀ TRỮ LƯỢNG CÁC-BON RỪNG
TT | Các bước công việc | Định mức tại Bảng 01 |
I | CÔNG TÁC CHUẨN BỊ | |
1 | Thu thập thông tin, tư liệu liên quan phục vụ nhiệm vụ | 1 |
2 | Xây dựng đề cương, dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 2 |
3 | Hội nghị thông qua đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 3 |
4 | Chỉnh sửa đề cương kỹ thuật và dự toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ | 4 |
5 | Thiết kế kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ | 5 |
6 | Thống nhất biện pháp kỹ thuật | 6 |
7 | Lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ | 7 |
8 | Phân tích, thiết kế hệ thống mẫu điều tra | 17 |
9 | Thăm dò biến động mẫu điều tra | 18 |
10 | Chuẩn bị vật tư, kỹ thuật | 19 |
II | CÔNG TÁC THỰC ĐỊA | |
11 | Hội nghị triển khai nhiệm vụ ở các cấp | 20 |
12 | Sơ thám, thu thập số liệu, làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | 21 |
13 | Di chuyển trong quá trình điều tra | 22 |
14 | Chụp ảnh hiện trạng rừng bằng thiết bị bay không người lái | 24 |
15 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ tự nhiên | 36 |
16 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng gỗ trồng | 37 |
17 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng ngập mặn, rừng ngập phèn, rừng ngập nước ngọt | 38 |
18 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng tre nứa | 39 |
19 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu trữ lượng rừng trên OTC rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 40 |
20 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu tái sinh rừng trên ô đo đếm tái sinh | 42 |
21 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu cây bụi trên ô đo đếm cây bụi | 43 |
22 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu dây leo trên ô đo đếm dây leo | 44 |
23 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu thảm tươi, thảm mục trên ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 45 |
24 | Chọn, lập, điều tra, thu thập số liệu gỗ chết, gốc chặt trên ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | 46 |
25 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp xã | 60 |
26 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp huyện | 61 |
27 | Điều tra, thu thập số liệu dân sinh, kinh tế - xã hội cấp tỉnh | 62 |
28 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá biến động sử dụng đất lâm nghiệp qua các thời kỳ | 68 |
29 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá diễn biến rừng qua các thời kỳ | 69 |
30 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp xã, chủ rừng | 72 |
31 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp huyện | 73 |
32 | Điều tra, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên; khí hậu, thủy văn cấp tỉnh | 74 |
33 | Điều tra, thu thập số liệu hạ tầng kỹ thuật phục vụ quản lý, bảo vệ rừng | 80 |
34 | Điều tra, thu thập số liệu, đánh giá thực trạng các cơ sở, tổ chức, cá nhân kinh doanh, chế biến, sản xuất lâm nghiệp; các mô hình phát triển nông lâm kết hợp, lâm sản ngoài gỗ, trồng cây dược liệu. | 81 |
35 | Điều tra, thu thập tư liệu hiện có tại địa phương, cơ sở | 89 |
36 | Làm việc thống nhất số liệu với địa phương, cơ sở | 91 |
37 | Chuyển quân và rút quân thực địa | 92 |
III | CÔNG TÁC NỘI NGHIỆP | |
38 | Ghép ảnh, xử lý ảnh, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng và tính toán các chỉ tiêu của trạng thái rừng từ ảnh chụp bằng thiết bị bay không người lái. | 93 |
39 | Nhập số liệu điều tra vào máy tính theo các biểu điều tra | 98 |
40 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ tự nhiên | 105 |
41 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng gỗ trồng | 106 |
42 | Tính toán số liệu điều tra OTC rừng tre nứa | 107 |
43 | Tính toán số liệu ô đo đếm tái sinh | 109 |
44 | Tính toán số liệu ô đo đếm cây bụi | 110 |
45 | Tính toán số liệu ô đo đếm dây leo | 111 |
46 | Tính toán số liệu ô đo đếm gỗ chết, gốc chặt | 112 |
47 | Tính toán số liệu ô đo đếm thảm tươi, thảm mục | 113 |
48 | Xử lý mẫu xác định sinh khối và các-bon rừng | 115 |
49 | Tính toán số liệu điều tra sinh khối | 116 |
50 | Tính toán số liệu quy đổi trữ lượng các-bon rừng | 117 |
51 | Tính toán, thống kê xây dựng các loại biểu | 118 |
52 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 142 |
53 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp xã, chủ rừng | 143 |
54 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp huyện | 144 |
55 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp huyện | 145 |
56 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 146 |
57 | Viết báo cáo thuyết minh kết quả điều tra rừng cấp tỉnh | 147 |
58 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 148 |
59 | Viết báo cáo kết quả điều tra rừng cấp vùng, toàn quốc | 149 |
60 | Hội nghị, hội thảo tại địa phương, cơ sở | 152 |
61 | Hội nghị, hội thảo cấp vùng, toàn quốc | 153 |
62 | Chỉnh sửa tài liệu, báo cáo sau hội nghị, hội thảo | 154 |
63 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | 155 |
NỘI DUNG VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ - KỸ THUẬT ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ RỪNG THEO CHU KỲ
A. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TRỮ LƯỢNG RỪNG I. Nội dung công việc
Công tác chuẩn bị
1. Thu thập tài liệu và nghiên cứu thông tin khu vực điều tra: thu thập và nghiên cứu thông tin các báo cáo về điều tra tài nguyên thiên nhiên, chính sách lâm nghiệp; nhập tọa độ chùm ô và bản đồ khu vực điều tra vào GPS/máy tính bảng; xác định vị trí điều tra trên bản đồ và ảnh viễn thám; xác định phương án tiếp cận chùm ô/ODD trên bản đồ; tập huấn nghiệp vụ, thống nhất kỹ thuật và kế hoạch.
2. Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư, thuốc y tế và cọc mốc bằng bê tông: in biểu điều tra, bản đồ; chuẩn bị các thiết bị, dụng cụ, vật liệu, bảo hộ lao động, thực phẩm, dụng cụ lán trại và thuốc men; cọc mốc tâm chùm ô, mốc tâm ODD.
Công tác thực địa
3. Sơ thám và làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở: liên hệ với địa phương làm thủ tục hành chính; sơ thám hiện trường chùm ô, xác định (lại) hướng đi, đường đến khu vực chùm ô/ODD; di chuyển đến chùm ô; ghi lại sơ đồ đường đi trên thiết bị công nghệ.
4. Thiết lập và mô tả thông tin về ODD (diện tích 1000 m2):
4.1. Xác định vị trí tâm chùm ô, tâm các ODD: xác định tâm chum ô, tâm ODD từ bản đồ và sử dụng công nghệ ngoài thực địa;
4.2. Làm, vận chuyển và chôn mốc tâm chùm ô, tâm các ODD;
4.3. Xác định và thiết lập các điểm tham chiếu cho các ODD;
4.4. Thiết lập tuyến theo các hướng để xác định ranh giới ODD: Thiết lập 8 tuyến theo 8 hướng để xác định ranh giới ODD;
4.5. Mô tả thông tin về ODD: khoanh vẽ trạng thái rừng; mô tả độ tàn che; mô tả chức năng rừng.
4.6. Mô tả sơ đồ đường đi tới vị trí chùm ô: vẽ và mô tả đường đi hoặc sử dụng công nghệ xác định tuyến đi tới vị trí chùm ô.
5. Điều tra tầng cây gỗ trong ODD (diện tích 1.000 m2): thiết lập ODD; đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành; xác định phẩm chất cây gỗ; xác định độ tàn che; xác định trạng thái ODD.
6. Điều tra cây tái sinh, cây bụi trong OTS (diện tích 16 m2): thiết lập OTS; điều tra đo đếm cây tái sinh và cây bụi.
7. Điều tra tre, nứa OTN (diện tích 100 m2): thiết lập OTN; xác định thành phần loài, đo đếm tre nứa
8. Điều tra gỗ chết, gốc chặt trong OGC-GC (diện tích 100 m2): thiết lập OGC-GC đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều dài, mức độ mục rữa gỗ chết; đo đếm các chỉ tiêu đường kính, chiều cao, mức độ mục rữa gốc chặt.
9. Điều tra thảm tươi, thảm mục trong OTT-TM (diện tích 1,0 m2): thiết lập ODD-TM. Đối với thảm tươi xác định tên loài thảm tươi chủ yếu; ước lượng độ che phủ thảm tươi; chiều cao thảm tươi; cắt và cân trọng lượng thảm tươi, lấy mẫu thảm tươi. Đối với thảm mục: xác định tỷ lệ diện tích có thảm mục; độ dày thảm mục; lấy mẫu: thu thập tất cả các vật rơi rụng, cân trọng lượng thảm mục, lấy mẫu thảm mục.
10. Điều tra dây leo trong ODL (diện tích 100 m2): thiết lập ODL; xác định tên loài, đo đếm dây leo (đường kính, chiều dài, số đoạn).
11. Điều tra lâm sản ngoài gỗ: xác định thành phần lâm sản ngoài gỗ và điều tra các thông tin lâm sản ngoài gỗ.
12. Điều tra thu thập các chỉ số kinh tế - xã hội: thu thập thông tin kinh tế - xã hội cấp xã, phỏng vấn hộ gia đình.
13. Chuyển quân và rút quân thực địa
Công tác nội nghiệp
14. Nhập số liệu theo các biểu điều tra: nhập các thông tin chung, các chỉ tiêu đo đếm chùm ô vào phần mềm.
15. Tính toán, xử lý số liệu tầng cây gỗ.
16. Tính toán, xử lý số liệu cây tái sinh, cây bụi.
17. Tính toán, xử lý số liệu tre, nứa.
18. Tính toán, xử lý số liệu thảm tươi, thảm mục.
19. Tính toán, xử lý số liệu dây leo.
20. Tính toán, xử lý số liệu gỗ chết, gốc chặt.
21. Tính toán, xử lý số liệu lâm sản ngoài gỗ.
22. Tính toán, xử lý số liệu kinh tế - xã hội.
23. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo đánh giá, giám sát trữ lượng rừng.
24. Viết báo cáo đánh giá, giám sát trữ lượng rừng.
25. In ấn giao nộp tài liệu, thành quả.
II. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật
TT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[1] |
A | Công tác chuẩn bị | |||
1 | Thu thập và nghiên cứu thông tin khu vực điều tra | Chùm ô | 0,5 | 3,33-4,32 |
2 | Chuẩn bị thiết bị, dụng cụ, vật tư, thuốc y tế và cọc mốc bằng bê tông | Chùm ô | 0,5 | 2,06-3,33 |
B | Công tác thực địa | |||
3 | Sơ thám và làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | Chùm ô | 1,0 | 3,99-4,98 |
4 | Thiết lập và mô tả thông tin về ODD | |||
4.1 | Xác định vị trí tâm chùm ô, tâm các ODD | ODD | 0,2 | 3,00-3,99 |
4.2 | Làm, vận chuyển và chôn mốc tâm chùm ô, tâm các ODD | Mốc | 0,3 | 2,06-3,00 |
4.3 | Xác định và thiết lập các điểm tham chiếu cho các ODD | Điểm tham chiếu | 0,2 | 3,00-3,99 |
4.4 | Thiết lập tuyến theo các hướng để xác định ranh giới ODD | ODD | 0,45 | 3,00-3,99 |
4.5 | Mô tả thông tin về ODD | Biểu | 0,3 | 3,66-4,65 |
4.6 | Mô tả sơ đồ đường đi tới vị trí chùm ô | Sơ đồ | 0,5 | 3,00-3,99 |
5 | Điều tra tầng cây gỗ trong ODD | ODD | 3,7 | 3,66-4,65 |
6 | Điều tra cây tái sinh, cây bụi trong OTS | OTS | 0,42 | 3,00-3,99 |
7 | Điều tra tre, nứa trong OTN | OTN | 2,0 | 3,00-3,99 |
8 | Điều tra gỗ chết, gốc chặt trong OGC-GC | OGC-GC | 1,5 | 2,67-3,66 |
9 | Điều tra thảm tươi, thảm mục trong OTT-TM | OTT-TM | 0,34 | 2,67-3,66 |
10 | Điều tra dây leo trong ODL | ODL | 1,14 | 2,67-3,66 |
11 | Điều tra lâm sản ngoài gỗ | Chùm ô | 1,82 | 3,66-4,65 |
12 | Điều tra, thu thập các chỉ số kinh tế - xã hội | Biểu | 1,5 | 2,67-3,66 |
13 | Chuyển quân và rút quân thực địa | |||
13.1 | Cự ly ≤ 200 km | Người | 2,0 | 3,33-4,32 |
13.2 | Cự ly > 200 km | Người | 4,0 | 3,33-4,32 |
C | Công tác nội nghiệp | |||
14 | Nhập số liệu theo các biểu điều tra | Biểu | 0,1 | 3,00-3,99 |
15 | Tính toán, xử lý số liệu tầng cây gỗ | ODD | 0,7 | 3,66-4,65 |
16 | Tính toán, xử lý số liệu cây tái sinh, cây bụi | OTS, OCB | 0,04 | 3,33-4,32 |
17 | Tính toán, xử lý số liệu tre, nứa | ODD | 0,05 | 3,33-4,32 |
18 | Tính toán, xử lý số liệu thảm tươi, thảm mục | OTT-TM | 0,04 | 3,33-4,32 |
19 | Tính toán, xử lý số liệu dây leo | ODL | 0,04 | 3,33-4,32 |
20 | Tính toán, xử lý số liệu gỗ chết, gốc chặt | OGC-GC | 0,02 | 3,33-4,32 |
21 | Tính toán, xử lý số liệu lâm sản ngoài gỗ | Chùm ô | 0,04 | 3,00-3,99 |
22 | Tính toán, xử lý số liệu kinh tế - xã hội | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
23 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo đánh giá, giám sát trữ lượng rừng | Vùng, toàn quốc | 150,0 | 3,99-4,98 |
24 | Viết báo cáo đánh giá, giám sát trữ lượng rừng | Vùng, toàn quốc | 66,0 | 3,99-4,98 |
25 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | Nhiệm vụ | 8,0 | 3,00-3,99 |
B. ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ HỆ SINH THÁI RỪNG
Công tác chuẩn bị
1. Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ: thu thập tài liệu, bản đồ; tập huấn thống nhất kỹ thuật và kế hoạch.
2. Chuẩn bị vật tư kỹ thuật, văn phòng phẩm; lương thực thực phẩm và vật tư y tế: kiểm tra thiết bị, dụng cụ kỹ thuật; chuẩn bị vật tư làm mốc bảng, biển, văn phòng phẩm và phiếu biểu; chuẩn bị lương thực, thực phẩm, bảo hộ lao động, y tế.
Công tác thực địa
3. Sơ thám và làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở: làm việc với chính quyền cấp xã, chủ rừng; thu thập các thông tin kinh tế - xã hội địa phương ký giấy cam kết bảo vệ ODV.
4. Thiết lập ODV (100 ha):
4.1. Khảo sát xác định địa chỉ ODV ở thực địa: khảo sát thực địa, xác định vị trí tâm ô, đóng mốc tạm thời;
4.2. Xác định ranh giới ODV trên thực địa: xác định 4 góc, cắm tiêu, phát đường ranh giới ODV;
4.3. Làm, vận chuyển, chôn mốc tâm ODV, mốc góc ODV, mốc ranh giới ODV: đúc mốc, vận chuyển và chôn mốc, ghi thông tin trên mốc;
4.4. Làm, vận chuyển và treo bảng lý lịch ODV: làm bảng lý lịch ô, ghi thông tin ô và treo bảng;
4.5. Mở tuyến điều tra phục vụ khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng: thiết lập tuyến, phát tuyến trong ODV;
4.6. Khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ODV: mô tả tuyến, khoanh vẽ bổ sung bản đồ hiện trạng rừng trên tuyến cho ODV.
5. Thiết lập ONC (diện tích 1,0 ha):
5.1. Xác lập ONC: Chọn, xác định vị trí ONC, xác định tâm ONC, xác định góc và ranh giới ONC;
5.2. Làm, vận chuyển và chôn mốc góc ONC: làm mốc, chôn mốc và ghi thông tin trên mốc.
6. Thiết lập ODD (diện tích 400 m2):
6.1. Làm và chôn mốc ODD: đo đạc xác định vị trí ODD; làm mốc và cắm mốc;
6.2. Xác lập ranh giới ODD.
7. Điều tra, thu thập số liệu tầng cây gỗ trong ODD (diện tích 400 m2):
7.1. Đo đường kính thân cây gỗ (D1,3): xác định vị trí đo và đo đường kính tại điểm cao 1,3 m trên thân cây;
7.2. Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) cây gỗ: xác định vị trí đứng đo, vị trí đỉnh ngọn cây, vị trí dưới cành để đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) của các ODD lẻ;
7.3. Xác định phẩm chất cây gỗ trong ODD: được xác định theo 03 cấp (tốt, trung bình, xấu hoặc a, b và c);
7.4. Xác định tên loài cây: theo tên phổ thông và tên khoa học;
7.5. Xác định, gắn biển số hiệu cây gỗ: mỗi cây gỗ đo đếm được gắn một biển tên cây;
7.6. Lập sơ đồ vị trí cây trong ODD: xác định vị trí, vẽ sơ đồ vị trí cây gỗ trên giấy kẻ li, tỷ lệ 1/100.
8. Vẽ trắc đồ rừng:
8.1. Vẽ trắc đồ dọc: xác định vị trí, hình dáng cây, hình dáng và kích thước tán, ghi tên cây và vẽ trên giấy kẻ li, tỷ lệ/100;
8.2. Vẽ trắc đồ ngang: đo đường kính tán cây gỗ trong ODD, xác định hình dáng tán cây trên giấy kẻ li, tỷ lệ 1/100.
9. Điều tra tre nứa: xác định tên loài, đếm số cây; đo đường kính tại vị trí 1,3 m và chiều cao vút ngọn 03 cây cho mỗi tổ tuổi.
10. Điều tra tái sinh: lập ô tái sinh; đo đếm số cây theo chiều cao vút ngọn, theo chất lượng, theo nguồn gốc.
11. Điều tra cây bụi, thảm tươi: lập ô điều tra; xác định tên loài và đo đếm cây bụi theo 3 cấp chiều cao; xác định loài cây và xác định chiều cao trung bình, xác định độ nhiều theo 4 cấp.
12. Thu hái tiêu bản thực vật và chụp ảnh tư liệu: thu hái mẫu, ép và xử lý sơ bộ mẫu tiêu bản thực vật; chụp ảnh trạng thái rừng, các mốc tâm ô, bảng lý lịch ô, nhóm công tác, ảnh tiêu bản thực vật.
13. Điều tra lâm sản ngoài gỗ: xác định tên loài lâm sản ngoài gỗ và thống kê theo công dụng; xác định sản lượng/ha; đánh giá tình hình sử dụng theo 3 mức; đánh giá cường độ khai thác thực tế.
14. Đào phẫu diện, mô tả và lấy mẫu: đào phẫu diện có kích thước dài
120cm, rộng 80cm, sâu ≥120 cm (hoặc gặp tầng mẫu chất); xác định, phân tách và đo độ dày tầng; phân tích, mô tả các đặc trưng hình thái phẫu diện; lấy mẫu tại ba vị trí của ba tầng đất: (1) từ 0 cm đến 20 cm, (2) từ 21 cm đến 40 cm, (3) từ 41 đến 60cm (xác định thể tích lấy mẫu tại ba vị trí bằng ống dung trọng đạt tiêu chuẩn), trộn lẫn ba mẫu rồi cân trọng lượng đất bằng cân điện tử và ghi vào biểu, đơn vị lấy đến 0,1 g.
15. Chuyển quân và rút quân thực địa.
Công tác nội nghiệp
16. Xử lý mẫu tiêu bản thực vật, giám định loài bằng hình thái: xử lý hóa chất, ép, sấy, khâu tiêu bản lên bìa giấy cứng; xác định tên phổ thông và tên khoa học; hoàn thành lý lịch mẫu.
17. Nhập số liệu vào máy tính và tạo cơ sở dữ liệu: nhập, biên tập dữ liệu theo cấu trúc cơ sở dữ liệu.
18. Xây dựng bản đồ vị trí cây ODV: nhập toạ độ vị trí cây, biên tập xây dựng bản đồ vị trí cây 03 ONC trong ODV, tỷ lệ 1/1.000, diện tích 100 ha.
19. Hoàn thiện trắc đồ ngang, trắc đồ dọc.
20. Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng ODV: số hóa, tạo trường và biên tập bản đồ.
21. Lập danh mục cây gỗ, cây tái sinh, lâm sản ngoài gỗ trong ODV: xác định danh mục loài cây gỗ, cây tái sinh và chuẩn hóa tên phổ thông, tên khoa học; sắp xếp theo họ, lớp, ngành thực vật; xác định danh mục loài lâm sản ngoài gỗ theo tên phổ thông, tên khoa học, công dụng, bộ phận dùng.
22. Phân tích đất: phân tích đất theo 7 chỉ tiêu.
23. Xử lý, tính toán số liệu ODV: rà soát, chuẩn hóa dữ liệu; tính toán các chỉ số bình quân; tính toán các chỉ số cấu trúc rừng; tính toán các chỉ số về cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi; tính toán các chỉ số đa dạng sinh học.
24. Phân tích, viết báo cáo kết quả thực hiện ODV
25. In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả
II. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật
TT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[1] | |
Điều tra lần đầu | Điều tra lặp lại | ||||
A | Công tác chuẩn bị | ||||
1 | Thu thập tài liệu, bản đồ phục vụ thực hiện nhiệm vụ | ODV | 3,0 | 3,0 | 2,67-3,66 |
2 | Chuẩn bị thiết bị dụng cụ, vật tư kỹ thuật, văn phòng phẩm; lương thực thực phẩm và vật tư y tế | ODV | 7,0 | 7,0 | 2,06-3,33 |
B | Công tác thực địa | ||||
3 | Sơ thám và làm thủ tục hành chính với địa phương, cơ sở | ODV | 5,0 | 5,0 | 3,99-4,98 |
4 | Thiết lập ODV | ||||
4.1 | Khảo sát xác định vị trí ODV ở thực địa | ODV | 5,0 | 3,0 | 3,00-3,99 |
4.2 | Xác định ranh giới ODV trên thực địa | Km | 3,3 | 4,0 | 3,00-3,99 |
4.3 | Làm, vận chuyển, chôn mốc tâm ODV, mốc góc ODV, mốc ranh giới ODV | ||||
4.3.1 | Mốc tâm ODV | Mốc | 4,0 | 4,0 | 2,06-3,00 |
4.3.2 | Mốc góc ODV | Mốc | 1,2 | 1,2 | 2,06-3,00 |
4.3.3 | Mốc ranh giới ODV | Mốc | 0,3 | 0,3 | 2,06-3,00 |
4.4 | Làm, vận chuyển và treo bảng lý lịch ODV | Cái | 2 | 1,5 | 2,06-3,00 |
4.5 | Mở tuyến điều tra phục vụ khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng | Km | 3,3 | 3,3 | 3,00-3,99 |
4.6 | Khoanh vẽ bản đồ hiện trạng rừng ODV | ha | 0,7 | 0,7 | 3,00-3,99 |
5 | Thiết lập ONC | ||||
5.1 | Xác lập ONC | Km | 3,3 | 4,0 | 3,00-3,99 |
5.2 | Làm, vận chuyển và chôn mốc góc ONC | Mốc | 1,2 | 1,2 | 2,06-3,00 |
6 | Thiết lập ODD | ||||
6.2 | Làm và chôn mốc ODD | Mốc | 0,3 | 0,3 | 2,06-3,00 |
6.1 | Xác lập ranh giới ODD | Km | 3,3 | 4,0 | 3,00-3,99 |
7 | Điều tra, thu thập số liệu tầng cây gỗ trong ODD | ||||
7.1 | Đo đường kính thân cây gỗ (D1,3) | ODD | 0,5 | 0,5 | 3,66-4,65 |
7.2 | Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) cây gỗ | ODD | 1,0 | 1,2 | 3,66-4,65 |
7.3 | Xác định phẩm chất cây gỗ | ODD | 0,2 | 0,2 | 3,66-4,65 |
7.4 | Xác định tên loài cây | ODD | 0,4 | 0,4 | 3,66-4,65 |
7.5 | Xác định, gắn biển số hiệu cây gỗ | ||||
7.5.1 | Xác định, ghi số hiệu cây | ODD | 0,2 | 0,6 | 3,66-4,65 |
7.5.2 | Làm và gắn biển số hiệu cây | ODD | 0,4 | 0,2 | 3,66-4,65 |
7.6 | Lập sơ đồ vị trí cây trong ODD | ODD | 0,6 | 0,6 | 3,66-4,65 |
8 | Vẽ trắc đồ rừng | ||||
8.1 | Vẽ trắc đồ dọc (10m x 20m) | Trắc đồ | 6,0 | 6,0 | 3,66-4,65 |
8.2 | Vẽ trắc đồ ngang (20m x 20m) | Trắc đồ | 3,0 | 3,0 | 3,66-4,65 |
9 | Điều tra tre nứa | ODD | 0,5 | 0,5 | 3,00-3,99 |
10 | Điều tra tái sinh | OTS | 0,2 | 0,2 | 3,00-3,99 |
11 | Điều tra cây bụi, thảm tươi | OBT | 0,2 | 0,2 | 2,67-3,66 |
12 | Thu hái tiêu bản thực vật và chụp ảnh tư liệu | Mẫu | 1,0 | 1,0 | 3,66-4,65 |
13 | Điều tra lâm sản ngoài gỗ | ODD | 0,5 | 0,5 | 3,66-4,65 |
14 | Đào phẫu diện, mô tả và lấy mẫu | Phẫu diện | 1,8 | 1,5 | 3,66-4,65 |
15 | Chuyển quân và rút quân thực địa | ||||
15.1 | Cự ly ≤ 200 km | Người | 2,0 | 2,0 | 3,33-4,32 |
15.2 | Cự ly > 200 km | Người | 4,0 | 4,0 | 3,33-4,32 |
C | Công tác nội nghiệp | ||||
16 | Xử lý mẫu tiêu bản thực vật, giám định loài bằng hình thái | ||||
16.1 | Xử lý mẫu tiêu bản thực vật | Mẫu | 0,8 | 0,8 | 3,66-4,65 |
16.2 | Giám định bằng hình thái | Mẫu | 0,5 | 0,5 | 3,99-4,98 |
17 | Nhập số liệu vào máy tính và tạo cơ sở dữ liệu | Biểu | 0,1 | 0,1 | 3,00-3,99 |
18 | Xây dựng bản đồ vị trí cây trong ODV, tỷ lệ 1/1.000 | Mảnh | 2,0 | 2,0 | 3,66-4,65 |
19 | Hoàn thiện trắc đồ ngang, dọc | ||||
19.1 | Hoàn thiện trắc đồ ngang cấu trúc rừng | Trắc đồ | 2,0 | 2,0 | 3,00-3,99 |
19.2 | Hoàn thiện trắc đồ dọc cấu trúc rừng | Trắc đồ | 1,0 | 1,0 | 3,00-3,99 |
20 | Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng ODV | Mảnh | 6,6 | 6,6 | 3,99-4,98 |
21 | Lập danh mục cây gỗ, cây tái sinh, lâm sản ngoài gỗ trong ODV | Danh mục | 20,0 | 20,0 | 4,98-6,44 |
22 | Phân tích đất | Biểu kết quả | Theo thực tế | ||
23 | Xử lý, tính toán số liệu ODV | Chỉ số | 2,0 | 2,0 | 4,32-5,08 |
24 | Phân tích, viết báo cáo kết quả thực hiện ODV | ||||
24.1 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo | ODV | 25 | 30 | 3,99-4,98 |
24.2 | Viết báo cáo kết quả thực hiện | ODV | 30 | 35 | 3,99-4,98 |
25 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | ODV | 8,0 | 8,0 | 3,00-3,99 |
C. ĐÁNH GIÁ VỀ GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TỪ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
I.1. Tạo lập dữ liệu hoạt động
Công tác chuẩn bị
1. Chuẩn bị máy móc thiết bị: chuẩn bị máy tính, cài đặt phần mềm; chuẩn bị máy in.
2. Thu thập bản đồ nền tỷ lệ 1/250.000: bản đồ hiện trạng rừng thời kỳ trước, bản đồ nền địa hình.
3. Thu thập, xử lý, thiết kế, giải đoán ảnh viễn thám, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng:
3.1. Thu thập ảnh viễn thám và thông tin kèm theo (ảnh viễn thám có độ phân giải trung bình): loại ảnh, thời gian chụp, khu vực chụp, độ mây che phủ, chất lượng ảnh.
3.2. Xử lý ảnh viễn thám: thành lập bình đồ ảnh viễn thám (nắn chỉnh hình học; chuyển đổi phổ phản xạ; loại bỏ mây, bóng mây; ảnh đa thời gian không mây; tăng cường ảnh; cắt, ghép ảnh theo khu vực thực hiện).
3.3. Thiết kế hệ thống mẫu khóa ảnh phục vụ phân loại ảnh trong phòng: xác định tọa độ các điểm mẫu khóa ảnh, các thông tin trên ảnh và giải đoán trạng thái rừng.
3.4. Giải đoán ảnh viễn thám xây dựng bản đồ hiện trạng rừng: phân đoạn ảnh, lựa chọn mẫu, bóc tách các đối tượng trên ảnh thành hiện trạng rừng bằng các phần mềm chuyên dùng.
3.5. Biên tập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm chứng thực địa (theo từng đơn vị cấp tỉnh).
3.6. Xây dựng bản đồ thiết kế lấy mẫu các điểm điều tra thực địa phục vụ kiểm chứng thực địa bản đồ hiện trạng rừng (theo từng đơn vị cấp tỉnh).
3.7. Giao nhận bản đồ thiết kế lấy mẫu các điểm điều tra thực địa phục vụ kiểm chứng thực địa bản đồ hiện trạng rừng (theo từng đơn vị cấp tỉnh).
Công tác thực địa
4. Điều tra thực địa, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng:
4.1. Điều tra thực địa hoàn thiện mẫu khóa ảnh: xác định vị trí ô mẫu và trạng thái rừng của ô mẫu trên thực địa; chụp ảnh trạng thái rừng của ô mẫu; ước lượng hoặc mục trắc các chỉ tiêu định lượng và định tên trạng thái rừng; mô tả hoàn thành mẫu khóa ảnh cho một đối tượng rừng và đất lâm nghiệp
4.2. Điều tra khoanh vẽ bổ sung bản đồ thực địa: quan sát, xác định nhanh một số nhân tố định lượng: độ tàn che, chiều cao, loài cây ưu thế; chụp ảnh và ghi lại thông tin về ảnh chụp thực địa: trạng thái, hướng chụp, khoảng cách chụp, thời gian chụp; khoanh vẽ điều chỉnh lại ranh giới các lô trạng thái; chỉnh sửa lại tên trạng thái nếu có sự sai khác; xác định tên chính xác cho các lô khoanh vẽ trong quá trình giải đoán ảnh trong phòng.
4.3. Kiểm chứng mức độ chính xác hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng phục vụ đánh giá REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng): điều tra, kiểm chứng tại các điểm ngoài thực địa.
Công tác nội nghiệp
5. Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng và toàn quốc:
5.1. Tiếp nhận bản đồ, điểm điều tra thực địa.
5.2. Cập nhật, số hóa bản đồ hiện trạng rừng sau thực địa.
5.3. Biên tập bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng; tổng hợp biên tập bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc.
6. Đánh giá sai số của bản đồ chuyển đổi trạng thái rừng:
6.1. Thiết kế hệ thống điểm lấy mẫu trên bản đồ để đánh giá sai số.
6.2. Phân tích, đối chiếu bộ mẫu khóa ảnh trong phòng
6.3. Lập ma trận sai lẫn giữa trạng thái giải đoán trong phòng và trạng thái trên bản đồ
7. Hiệu chỉnh diện tích chuyển đổi trạng thái rừng:
7.1. Tính toán, hiệu chỉnh số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng cấp vùng dựa trên kết quả đánh giá sai số của bản đồ chuyển đổi trạng thái rừng.
7.2. Tổng hợp số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng toàn quốc.
8. Tạo lập dữ liệu hoạt động phục vụ báo cáo kiểm kê khí nhà kính:
8.1. Trích xuất số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng từ bản đồ: chồng xếp bản đồ hiện trạng rừng giữa hai thời kỳ; trích xuất số liệu diện tích chuyển đổi các trạng thái rừng giữa hai thời kỳ.
8.2. Lập ma trận diện tích chuyển đổi trạng thái rừng: lập ma trận diện tích chuyển đổi trạng thái rừng giữa 2 thời kỳ.
9. Phân tích, viết báo cáo tạo lập dữ liệu hoạt động: phân tích số liệu biến động diện tích do mất rừng, suy thoái rừng, nâng cao chất lượng rừng, trồng rừng mới; viết báo cáo.
I.2. Tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2
Công tác chuẩn bị
10. Tiếp nhận dữ liệu điều tra, đánh giá và giám sát trữ lượng rừng
11. Rà soát và chỉnh lý dữ liệu
Công tác nội nghiệp
12. Tính toán sinh khối trên mặt đất (AGB) bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái:
12.1. Tính toán AGB cây gỗ bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: gán khối lượng thể tích cho từng loài cây; tính AGB của từng bản ghi cây gỗ; tính AGB cây gỗ của từng ODD; tính AGB cây gỗ bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.2. Tính toán AGB tre nứa bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính AGB cho từng bản ghi tre nứa; tính AGB tre nứa cho từng OTN; tính AGB tre nứa bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.3. Tính toán AGB cây tái sinh bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính AGB của từng bản ghi cây tái sinh; tính AGB cây tái sinh của từng OTS; tính AGB cây tái sinh bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.4. Tính toán AGB cây bụi bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính AGB của từng bản ghi cây bụi ; tính AGB cây bụi của từng OTS; tính AGB cây bụi bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.5. Tính toán AGB thảm tươi bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính AGB của từng bản ghi thảm tươi; tính AGB thảm tươi của từng OTT-TM; tính AGB thảm tươi bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.6. Tính toán AGB dây leo bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính AGB của từng bản ghi dây leo; tính AGB dây leo của từng ODL; tính AGB dây leo bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
12.7. Tính toán AGB thực vật sống (cây gỗ, tre nứa, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi, dây leo) bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
13. Tính toán sinh khối dưới mặt đất (BGB) thực vật sống bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: Tính BGB thực vật sống bình quân của và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
14. Tính toán sinh khối (AGB + BGB) thực vật sống bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
15. Tính toán sinh khối thảm mục bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính sinh khối của từng bản ghi thảm mục; tính sinh khối thảm mục của từng OTT-TM; tính sinh khối thảm mục bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
16. Tính toán sinh khối gỗ chết, gốc chặt bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: tính sinh khối của từng bản ghi gỗ chết, gốc chặt; tính sinh khối gỗ chết, gốc chặt của từng OGC-GC; tính sinh khối gỗ chết, gốc chặt bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
17. Tính toán sinh khối (thực vật sống, thảm mục, gỗ chết, gốc chặt) bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
18. Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối trên mặt đất theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
19. Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối dưới mặt đất theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
20. Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối thảm mục theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
21. Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối gỗ chết, gốc chặt theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
22. Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong các bể sinh khối theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: Tính trữ lượng các-bon bình quân trong các bể sinh khối trên mặt đất, dưới mặt đất, thảm mục, gỗ chết, gốc chặt và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái.
23. Tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 và sai số theo từng vùng sinh thái:
23.1. Tính hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 theo từng vùng sinh thái.
23.2. Tính sai số của hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 theo từng vùng sinh thái.
24. Phân tích, viết báo cáo kết quả tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2.
I.3. Tính toán lượng giảm phát thải và lượng tăng hấp thụ khí nhà kính
Công tác chuẩn bị
25. Tiếp nhận kết quả tạo lập dữ liệu hoạt động và tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2.
26. Phân tích, đánh giá kết quả tạo lập dữ liệu hoạt động và kết quả tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 phục vụ tính toán lượng giảm phát thải và lượng tăng hấp thụ khí nhà kính .
Công tác nội nghiệp
27. Tính toán lượng giảm phát thải ròng khí CO2 hằng năm: tính toán lượng phát thải khí CO2 hằng năm; tính toán lượng giảm phát thải khí CO2 hằng năm; tính toán lượng hấp thụ khí CO2 hằng năm; tính toán lượng tăng hấp thụ khí CO2 hằng năm; tính toán lượng giảm phát thải ròng khí CO2 hằng năm.
28. Tính toán độ không chắc chắn của lượng giảm phát thải ròng khí CO2: tính toán độ không chắc chắn của lượng giảm phát thải khí CO2; tính toán độ không chắc chắn của lượng tăng hấp thụ khí CO2; tính toán độ không chắc chắn của lượng giảm phát thải ròng khí CO2
29. Phân tích, viết báo cáo đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính.
29.1. Phân tích, viết báo cáo kết quả thực hiện MRV (đo đạc, kiểm chứng và báo cáo) về REDD+ (Giảm phát thải khí nhà kính thông qua nỗ lực hạn chế mất rừng và suy thoái rừng, quản lý bền vững tài nguyên rừng, bảo tồn và nâng cao trữ lượng các-bon rừng).
29.2. Phân tích, viết báo cáo cập nhật FREL/FRL (đường phát thải tham chiếu rừng/đường tham chiếu rừng).
II. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật
TT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[1] |
I.1 | Tạo lập dữ liệu hoạt động | |||
Công tác chuẩn bị | ||||
1 | Chuẩn bị máy móc thiết bị | Nhiệm vụ | 10,0 | 2,06-3,33 |
2 | Thu thập bản đồ nền tỷ lệ 1/250.000 | Vùng | 10,0 | 3,99-4,98 |
3 | Thu thập, xử lý, thiết kế, giải đoán ảnh viễn thám, biên tập, xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng | |||
3.1 | Thu thập ảnh viễn thám và thông tin kèm theo | Mảnh | 5,0 | 3,99-4,98 |
3.2 | Xử lý ảnh viễn thám | Mảnh | 38,7 | 3,33-4,32 |
3.3 | Thiết kế hệ thống mẫu khóa ảnh phục vụ phân loại ảnh trong phòng | Vùng | 90,0 | 3,66-4,65 |
3.4 | Giải đoán ảnh viễn thám | Mảnh | 30,0 | 3,99-4,98 |
3.5 | Biên tập bản đồ hiện trạng rừng phục vụ kiểm chứng thực địa | Bản đồ | 15,0 | 3,99-4,98 |
3.6 | Xây dựng bản đồ thiết kế lấy mẫu các điểm điều tra thực địa phục vụ kiểm chứng thực địa bản đồ hiện trạng rừng | Bản đồ | 10,0 | 4,32-5,08 |
3.7 | Giao nhận bản đồ thiết kế lấy mẫu các điểm điều tra thực địa phục vụ kiểm chứng thực địa bản đồ hiện trạng rừng | Bản đồ | 2,0 | 2,06-3,33 |
Công tác thực địa | ||||
4 | Điều tra thực địa, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng | |||
4.1 | Điều tra thực địa hoàn thiện mẫu khóa ảnh. | Mẫu | 0,5 | 3,00-3,99 |
4.2 | Điều tra khoanh vẽ bổ sung bản đồ thực địa | Ha | 0,02 | 2,06-3,33 |
4.3 | Kiểm chứng mức độ chính xác hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng phục vụ đánh giá REDD+ | Điểm | 0,5 | 3,99-4,98 |
Công tác nội nghiệp | ||||
5 | Xây dựng bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng và toàn quốc | |||
5.1 | Tiếp nhận bản đồ hiện trạng rừng, điểm điều tra thực địa | Bản đồ | 2,0 | 2,06-3,33 |
5.2 | Cập nhật, số hóa bản đồ hiện trạng rừng sau thực địa | Mảnh | 18,5 | 3,99-4,98 |
5.3 | Biên tập bản đồ hiện trạng rừng cấp vùng; tổng hợp biên tập bản đồ hiện trạng rừng toàn quốc. | Mảnh | 99,0 | 2,67-3,66 |
6 | Đánh giá sai số của bản đồ chuyển đổi trạng thái rừng | |||
6.1 | Thiết kế hệ thống điểm lấy mẫu trên bản đồ để đánh giá sai số. | Vùng | 10,0 | 3,66-4,65 |
6.2 | Phân tích, đối chiếu bộ mẫu khóa ảnh trong phòng | Vùng | 80,0 | 3,66-4,65 |
6.3 | Lập ma trận sai lẫn giữa trạng thái giải đoán trong phòng và trạng thái trên bản đồ | Vùng | 20,0 | 3,99-4,98 |
7 | Hiệu chỉnh diện tích chuyển đổi trạng thái rừng | |||
7.1 | Tính toán, hiệu chỉnh số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng cấp vùng dựa trên kết quả đánh giá sai số của bản đồ chuyển đổi trạng thái rừng | Vùng | 25,0 | 2,67-3,66 |
7.2 | Tổng hợp số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng toàn quốc | Toàn quốc | 20,0 | 3,99-4,98 |
8 | Tạo lập dữ liệu hoạt động phục vụ báo cáo kiểm kê khí nhà kính | |||
8.1 | Trích xuất số liệu diện tích chuyển đổi trạng thái rừng từ bản đồ | Vùng | 40,0 | 3,99-4,98 |
8.2 | Lập ma trận diện tích chuyển đổi trạng thái rừng từ bản đồ | Vùng | 25,0 | 3,99-4,98 |
9 | Phân tích, viết báo cáo tạo lập dữ liệu hoạt động | Báo cáo | 160,0 | 3,99-4,98 |
9.1 | Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo | Vùng, toàn quốc | 150 | 3,99-4,98 |
I.2 | Tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 | |||
Công tác chuẩn bị | ||||
10 | Tiếp nhận dữ liệu điều tra, đánh giá và giám sát trữ lượng rừng | Vùng, toàn quốc | 8,0 | 2,06-3,33 |
11 | Rà soát và chỉnh lý dữ liệu | Vùng, toàn quốc | 20,0 | 3,99-4,98 |
Công tác nội nghiệp | ||||
12 | Tính toán sinh khối trên mặt đất (AGB) bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | |||
12.1 | Tính toán AGB cây gỗ bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.2 | Tính toán AGB tre nứa bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.3 | Tính toán AGB cây tái sinh bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.4 | Tính toán AGB cây bụi bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.5 | Tính toán AGB thảm tươi bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.6 | Tính toán AGB dây leo bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
12.7 | Tính toán AGB thực vật sống (cây gỗ, tre nứa, cây tái sinh, cây bụi, thảm tươi, dây leo) bình quân và sai số | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
13 | Tính toán sinh khối dưới mặt đất (BGB) thực vật sống bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
14 | Tính toán sinh khối (AGB + BGB) thực vật sống bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
15 | Tính toán sinh khối thảm mục bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
16 | Tính toán sinh khối gỗ chết, gốc chặt bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái: | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
17 | Tính toán sinh khối (thực vật sống, thảm mục, gỗ chết, gốc chặt) bình quân và sai số theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
18 | Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối trên mặt đất theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
19 | Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối dưới mặt đất theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
20 | Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối thảm mục theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
21 | Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong bể sinh khối gỗ chết, gốc chặt theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
22 | Tính toán trữ lượng các-bon bình quân và sai số trong các bể sinh khối theo từng trạng thái rừng và vùng sinh thái | Biểu | 0,2 | 3,66-4,65 |
23 | Tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 và sai số theo từng vùng sinh thái | |||
23.1 | Tính hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 theo từng vùng sinh thái | Vùng | 35,0 | 2,67-3,66 |
23.2 | Tính sai số của hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 theo từng vùng sinh thái. | Vùng | 35,0 | 2,67-3,66 |
24 | Phân tích, viết báo cáo kết quả tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 | Báo cáo | 40,0 | 3,99-4,98 |
I.3 | Tính toán lượng giảm phát thải và lượng tăng hấp thụ khí nhà kính | |||
Công tác chuẩn bị | ||||
25 | Tiếp nhận kết quả dữ liệu hoạt động, kết quả tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2. | Vùng, toàn quốc | 8,0 | 2,06-3,33 |
26 | Phân tích, đánh giá kết quả tạo lập dữ liệu hoạt động và kết quả tính toán hệ số phát thải/hệ số hấp thụ khí CO2 phục vụ tính toán lượng giảm phát thải và lượng tăng hấp thụ khí nhà kính | Vùng, toàn quốc | 22,0 | 3,99-4,98 |
Công tác nội nghiệp | ||||
27 | Tính toán lượng giảm phát thải ròng khí CO2 hằng năm | Vùng, toàn quốc | 24,0 | 3,00-3,99 |
28 | Tính toán độ không chắc chắn của lượng giảm phát thải ròng khí CO2 | Vùng, toàn quốc | 24,0 | 3,00-3,99 |
29 | Phân tích, viết báo cáo đánh giá về giảm phát thải khí nhà kính | |||
29.1 | Phân tích, viết báo cáo kết quả thực hiện MRV (đo đạc, kiểm chứng và báo cáo) về REDD+ | Vùng, toàn quốc | 40,0 | 3,99-4,98 |
29.2 | Phân tích, viết báo cáo cập nhật FREL/FRL | Vùng, toàn quốc | 40,0 | 3,99-4,98 |
1. Xây dựng/cập nhật phần mềm quản lý, cập nhật dữ liệu:
1.1. Phần mềm nhập dữ liệu ODV tại hiện trường;
1.2. Phần mềm nhập dữ liệu chùm ô tại hiện trường;
1.3. Phần mềm quản lý dữ liệu về tài nguyên rừng,
2. Chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu với hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp:
2.1. Xây dựng tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu;
2.2. Chuẩn hóa dữ liệu;
2.3. Chuyển đổi dữ liệu;
2.4. Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu;
2.5. Nhập/cập nhật dữ liệu.
3. Xây dựng quy chế quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu:
3.1. Thu thập tham khảo thông tin các quy chế;
3.2. Phân tích số liệu phục vụ xây dựng quy chế;
3.3. Viết quy chế;
3.4. Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo quy chế (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC);
3.5. Chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế;
3.6. In ấn, giao nộp quy chế.
I.2. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật
TT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[1] |
1 | Xây dựng/cập nhật phần mềm quản lý, cập nhật dữ liệu | |||
1.1 | Phần mềm nhập dữ liệu ODV tại hiện trường | Chức năng (Module) | 210,0 | 4,32-5,08 |
1.2 | Phần mềm nhập dữ liệu chùm ô tại hiện trường | Chức năng (Module) | 210,0 | 4,32-5,08 |
1.3 | Phần mềm quản lý dữ liệu về tài nguyên rừng | Chức năng (Module) | 210,0 | 4,32-5,08 |
2 | Chuẩn hóa, tích hợp dữ liệu với hệ thống thông tin ngành lâm nghiệp | |||
2.1 | Xây dựng tài liệu hướng dẫn chuẩn hóa dữ liệu | Tài liệu | 10,0 | 4,32-5,08 |
2.2 | Chuẩn hóa dữ liệu | Tệp tin (file) | 0,05 | 4,32-5,08 |
2.3 | Chuyển đổi dữ liệu | Tệp tin (file) | 0,04 | 4,32-5,08 |
2.4 | Chuyển đổi cấu trúc dữ liệu | Bảng | 18,75 | 4,32-5,08 |
2.5 | Nhập/cập nhật dữ liệu | Tệp tin (file) | 0,05 | 2,67-3,66 |
3 | Xây dựng quy chế quản lý, khai thác cơ sở dữ liệu | Quy chế | ||
3.1 | Thu thập tham khảo thông tin các quy chế | Nhiệm vụ | 15,0 | 2,67-3,66 |
3.2 | Phân tích số liệu phục vụ xây dựng quy chế | Quy chế | 60,0 | 3,99-4,98 |
3.3 | Viết quy chế | Quy chế | 40,0 | 3,99-4,98 |
3.4 | Hội nghị lấy ý kiến chuyên gia về dự thảo quy chế | Công | 20,0 | 3,66-4,65 |
3.5 | Chỉnh sửa, hoàn thiện quy chế | Quy chế | 10,0 | 3,66-4,65 |
3.6 | In ấn, giao nộp quy chế | Quy chế | 8,0 | 3,00-3,99 |
II. Xây dựng thuyết minh dự án, kế hoạch, báo cáo kết quả, nghiệm thu hằng năm và chu kỳ
1. Xây dựng thuyết minh và dự toán dự án theo chu kỳ 5 năm.
2. Xây dựng kế hoạch hằng năm.
3. Viết báo cáo kết quả dự án hằng năm: báo cáo kết quả thực hiện hợp phần; báo cáo tổng hợp kết quả dự án.
4. Phân tích lý số liệu phục vụ viết các báo cáo chuyên đề cấp vùng, toàn quốc.
5. Viết báo cáo chuyên đề cấp vùng, toàn quốc.
6. Phân tích số liệu phục vụ viết báo cáo tổng kết chu kỳ.
7. Viết báo cáo tổng kết chu kỳ.
8. Hội nghị hội đồng nghiệm thu các cấp (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
9. Hội nghị, hội thảo cấp quốc gia (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
10. Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo sau hội đồng, hội nghị, hội thảo.
11. Hội nghị sơ kết/tổng kết dự án theo chu kỳ (không bao gồm các nội dung chi tổ chức hội nghị quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC).
12. In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả.
II.2. Bảng định mức kinh tế - kỹ thuật
TT | Nội dung công việc | Đơn vị tính | Định mức (công) | Hệ số lương[1] |
1 | Xây dựng thuyết minh và dự toán dự án theo chu kỳ 5 năm | Thuyết minh | 20,0 | 4,65-5,76 |
2 | Xây dựng kế hoạch hằng năm | Kế hoạch | 13,0 | 3,00-3,99 |
3 | Viết báo cáo kết quả dự án hằng năm | |||
3.1 | Báo cáo kết quả thực hiện hợp phần | Báo cáo | 20,0 | 3,99-4,98 |
3.2 | Báo cáo tổng hợp kết quả dự án | Báo cáo | 40,0 | 3,99-4,98 |
4 | Phân tích số liệu phục vụ viết các báo cáo chuyên đề cấp vùng, toàn quốc | Báo cáo | 120,0 | 3,99-4,98 |
5 | Viết báo cáo chuyên đề cấp vùng, toàn quốc | Báo cáo | 60,0 | 3,99-4,98 |
6 | Phân tích số liệu phục vụ báo cáo tổng kết chu kỳ | Báo cáo | 150,0 | 3,99-4,98 |
7 | Viết báo cáo tổng kết chu kỳ | Báo cáo | 66,0 | 3,99-4,98 |
8 | Hội nghị hội đồng nghiệm thu các cấp | Hội nghị | 22,0 | 4,32-5,08 |
9 | Hội nghị, hội thảo cấp quốc gia | Hội thảo | 100,0 | 4,32-5,08 |
10 | Chỉnh sửa, bổ sung báo cáo sau hội đồng, hội thảo | Báo cáo | 15,0 | 4,32-5,08 |
11 | Hội nghị sơ kết/tổng kết dự án theo chu kỳ | Hội nghị | 100,0 | 4,32-5,08 |
12 | In ấn, giao nộp tài liệu, thành quả | Nhiệm vụ | 8,0 | 3,00-3,99 |
[1] Đối với điều tra rừng theo chu kỳ là chi phí thực hiện đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC) công tác thực địa.
[2] Đối với điều tra rừng theo chu kỳ là chi phí thực hiện đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC) công tác nội nghiệp.
[3] Tiền công, tiền lương và các khoản đóng góp theo lương, các chi phí của bộ phận quản lý, chi phí chung của toàn nhiệm vụ.
[1] Chế độ công tác phí, chi phí khác để thực hiện điều tra rừng.
[1] Chi phí tổ chức hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
[1] Chi phí tổ chức hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
[1] Không bao gồm rừng gỗ tự nhiên trên đất ngập nước.
[2] Không bao gồm rừng gỗ trồng trên đất ngập nước.
[3] Bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
[4] Bao gồm cả rừng tự nhiên và rừng trồng.
[1] Chi phí tổ chức hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC ngày 28 tháng 4 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị.
[2] Chi phí tổ chức hội nghị theo quy định tại Thông tư số 40/2017/TT-BTC.
[3] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
[1] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
[1] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
[1] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
[1] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
[1] Hệ số lương cụ thể cho từng công việc do cơ quan phê duyệt điều tra rừng quyết định; nhân lực thực hiện được hưởng theo hệ số lương cụ thể của công việc đó.
- 1Quyết định 487/QĐ-BNN-TCCB năm 2007 về định mức lao động điều tra quy hoạch rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 4290/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng tại 25 tỉnh năm 2014-2015 thuộc dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 2235/QĐ-BCĐTW năm 2024 về Phương án Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 do Ban Chỉ đạo Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp năm 2025 trung ương ban hành
- 1Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
- 2Thông tư 06/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp lưu động đối với cán bộ, công chức, viên chức do Bộ Nội vụ ban hành
- 3Thông tư liên tịch 11/2005/TTLT-BNV-BLĐTBXH-BTC-UBDT hướng dẫn chế độ phụ cấp khu vực do Bộ Nội vụ - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội - Bộ Tài chính - Uỷ ban Dân tộc ban hành
- 4Nghị định 117/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công, viên chức và lực lượng vũ trang
- 5Thông tư 40/2017/TT-BTC quy định chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 4290/QĐ-BNN-TCLN năm 2016 phê duyệt kết quả điều tra, kiểm kê rừng tại 25 tỉnh năm 2014-2015 thuộc dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Luật Lâm nghiệp 2017
- 8Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 9Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Thông tư 11/2020/TT-BLĐTBXH về Danh mục nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 11Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 12Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 05/2024/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 19/04/2024
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 669 đến số 670
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra