Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 16/2023/TT-BNNPTNT | Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 2023 |
Căn cứ Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp; Nghị định số 83/2020/NĐ-CP ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 156/2018/NĐ-CP;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Kiểm lâm;
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng
1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 3 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 như sau: “7. Lô kiểm kê rừng là một phần hoặc toàn bộ lô trạng thái rừng có diện tích khoảng 10 ha thuộc một chủ quản lý.”.
b) Sửa đổi, bổ sung khoản 14 như sau: “14. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài cây gỗ và các loài tre, nứa mỗi loại từ 25% đến 75% độ tàn che của rừng.”.
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 19 như sau: “19. Rừng tre nứa là rừng có độ tàn che của các loài tre, nứa chiếm từ 75% độ tàn che của rừng trở lên.”.
d) Bổ sung khoản 20 vào sau khoản 19 như sau: “20. Chủ quản lý rừng bao gồm chủ rừng quy định tại Điều 8 Luật Lâm nghiệp và Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý diện tích rừng chưa giao, chưa cho thuê quy định tại điểm c khoản 3 Điều 102 Luật Lâm nghiệp.”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 6 như sau:
“3. Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.”.
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 9 như sau:
“1. Nhiệm vụ điều tra rừng theo chuyên đề, bao gồm: điều tra diện tích rừng; điều tra trữ lượng rừng; điều tra cấu trúc rừng; điều tra tăng trưởng rừng; điều tra tái sinh rừng; điều tra lâm sản ngoài gỗ; điều tra lập địa; điều tra cây cá lẻ; điều tra đa dạng hệ sinh thái rừng; điều tra đa dạng thực vật rừng; điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống; điều tra côn trùng rừng và sâu, bệnh hại rừng; điều tra trữ lượng các-bon rừng.”.
4. Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 1 Điều 11 như sau:
“c) Điều tra trữ lượng gỗ và trữ lượng tre nứa của rừng hỗn giao gỗ và tre nứa.”.
5. Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 12 như sau:
“b) Đo đếm, thu thập các chỉ tiêu, bao gồm: tên cây rừng, đường kính tại vị trí 1,3 m, chiều cao vút ngọn, chiều cao dưới cành, đường kính tán cây, độ tàn che; vẽ trắc đồ dọc và trắc đồ ngang của tầng cây gỗ tỷ lệ 1/100;”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm a và bổ sung điểm đ sau điểm d khoản 2 Điều 25 như sau:
“a) Cục Kiểm lâm trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản chỉ đạo kiểm kê rừng theo quy định của pháp luật;”.
“đ) Cơ quan quyết định dự án kiểm kê rừng có trách nhiệm phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định của pháp luật.”.
7. Sửa đổi, bổ sung Điều 26 như sau:
“Điều 26. Quy trình kiểm kê rừng
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn tổ chức thực hiện kiểm kê rừng trên địa bàn tỉnh.
2. Cơ quan chuyên ngành về lâm nghiệp thực hiện các nội dung kỹ thuật, bao gồm:
a) Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm chồng ghép bản đồ hiện trạng rừng cấp xã, bản đồ giao đất, giao rừng lên nền ảnh vệ tinh để xây dựng bản đồ phục vụ kiểm kê rừng; xác định cụ thể vị trí, ranh giới của các chủ quản lý rừng trên bản đồ phục vụ kiểm kê rừng; bàn giao kết quả điều tra rừng cho Hạt Kiểm lâm cấp huyện trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hoàn thành điều tra rừng.
b) Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm cấp huyện bàn giao kết quả theo quy định tại điểm a khoản này cho các chủ quản lý rừng trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được kết quả điều tra rừng.
3. Chủ quản lý rừng kiểm tra hiện trạng rừng tại thời điểm kiểm kê và điền thông tin theo Biểu số 01 và 02 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
4. Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm cấp huyện phối hợp với chủ quản lý rừng và các cơ quan có liên quan thực hiện các công việc:
a) Kiểm tra hiện trường để hiệu chỉnh vị trí, ranh giới và những thông tin khác của lô kiểm kê trong trường hợp cần thiết;
b) Hiệu chỉnh thông tin thuộc tính, ranh giới lô kiểm kê rừng trên bản đồ số trong trường hợp có sự thay đổi;
c) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp xã, cấp huyện; lập hồ sơ quản lý rừng theo quy định tại Điều 31 của Thông tư này.
5. Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng cấp xã gửi Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận bản đồ kiểm kê rừng và hồ sơ quản lý rừng cấp huyện gửi Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm.
6. Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các công việc:
a) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng cấp tỉnh;
b) Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng theo cấp hành chính, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 16 và 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Lập hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Thông tư này;
d) Tổng hợp, tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng cấp tỉnh gửi Cục Kiểm lâm.
7. Cục Kiểm lâm phối hợp với các cơ quan có liên quan thực hiện các công việc:
a) Biên tập và hoàn thiện bản đồ kiểm kê rừng toàn quốc;
b) Xây dựng biểu tổng hợp kết quả kiểm kê rừng toàn quốc, theo các Biểu số 03, 04, 05, 06, 07, 08, 09, 10, 16 và 17 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Tổng hợp, trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt, công bố kết quả kiểm kê rừng toàn quốc.”.
8. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 30 như sau:
“1. Bản đồ kết quả kiểm kê rừng sử dụng Hệ quy chiếu và Hệ tọa độ quốc gia VN-2000 theo tỷ lệ như sau:
a) Cấp xã, huyện, tỉnh và chủ rừng nhóm II: Tỷ lệ 1:5.000 đối với quy mô diện tích tự nhiên nhỏ hơn 3.000 ha; tỷ lệ 1:10.000 đối với quy mô diện tích tự nhiên từ 3.000 ha đến 12.000 ha; tỷ lệ 1:25.000 đối với quy mô diện tích tự nhiên lớn hơn 12.000 ha đến 100.000 ha; tỷ lệ 1:50.000 đối với quy mô diện tích tự nhiên lớn hơn 100.000 ha đến 350.000 ha; tỷ lệ 1:100.000 đối với quy mô diện tích tự nhiên lớn hơn 350.000 ha.
b) Toàn quốc: Tỷ lệ 1:1.000.000.”
9. Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Điều 31 như sau:
a) Sửa đổi tên Điều 31 như sau: “Điều 31. Hồ sơ quản lý rừng”.
b) Bổ sung khoản 3 sau khoản 2 như sau:
“3. Quản lý và lưu trữ hồ sơ quản lý rừng (dạng giấy hoặc dạng số) quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này:
a) Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm I được quản lý và lưu trữ tại chủ rừng và Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm;
Hồ sơ quản lý rừng của chủ rừng nhóm II được quản lý và lưu trữ tại chủ rừng và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm;
b) Hồ sơ quản lý rừng cấp xã được quản lý và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm;
Hồ sơ quản lý rừng cấp huyện được quản lý và lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm;
Hồ sơ quản lý rừng cấp tỉnh được quản lý và lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm;
Dữ liệu toàn quốc được quản lý và lưu trữ tại Cục Kiểm lâm.”.
10. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 32 như sau:
“2. Yêu cầu theo dõi diễn biến rừng:
a) Sử dụng kết quả kiểm kê rừng được tích hợp vào cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng trung tâm đặt tại Cục Kiểm lâm (gọi tắt là Dữ liệu trung tâm) làm dữ liệu gốc để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm. Dữ liệu công bố năm trước là cơ sở dữ liệu thực hiện theo dõi diễn biến rừng năm sau;
b) Sử dụng phần mềm cập nhật diễn biến rừng do Cục Kiểm lâm ban hành;
c) Sử dụng các thiết bị, dụng cụ đo vẽ, cập nhật cần thiết, bao gồm: máy vi tính, máy định vị vệ tinh, máy tính bảng để khoanh vẽ các lô rừng có biến động.”.
11. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 33 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm c khoản 3 như sau: “c) Cục Kiểm lâm tổng hợp kết quả theo dõi diễn biến rừng; xây dựng cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng toàn quốc;”.
b) Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm d khoản 4 như sau:
“a) Hồ sơ phê duyệt kết quả, bao gồm: Tờ trình phê duyệt kết quả theo dõi diễn biến rừng; biểu kết quả tổng hợp theo các Biểu số 02, 03, 04, 05 và 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; báo cáo đánh giá tình hình diễn biến rừng, phân tích nguyên nhân tăng, giảm diện tích rừng, diện tích chưa thành rừng trong kỳ và so với cùng kỳ năm trước; cơ sở dữ liệu theo dõi diễn biến rừng, bao gồm: bản đồ hiện trạng rừng (dạng số hoặc dạng giấy) và thông tin thuộc tính bản đồ (dạng số);”.
“d) Cục Kiểm lâm lập hồ sơ phê duyệt kết quả theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều này trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định công bố hiện trạng rừng toàn quốc trước ngày 31 tháng 3 năm sau.”.
12. Sửa đổi, bổ sung điểm a, điểm b khoản 2 Điều 34 như sau:
“a) Diện tích có cây tái sinh đang trong giai đoạn khoanh nuôi, phục hồi để thành rừng;
“b) Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng;”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 38 như sau:
“Điều 38. Thành quả theo dõi diễn biến rừng
1. Bản đồ kết quả diễn biến rừng theo tỷ lệ quy định tại khoản 1 Điều 30 Thông tư này.
2. Biểu tổng hợp theo dõi diễn biến rừng và diện tích chưa thành rừng của các cấp hành chính và chủ rừng nhóm II thực hiện theo các Biểu số 02, 03, 04, 05 và 06 Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Quản lý và lưu trữ kết quả theo dõi diễn biến rừng:
a) Dữ liệu kết quả theo dõi diễn biến rừng (dạng giấy hoặc dạng số) quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này được quản lý và lưu trữ hằng năm;
b) Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp xã được quản lý và lưu trữ tại Ủy ban nhân dân cấp xã và Hạt Kiểm lâm cấp huyện hoặc Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh đối với những địa phương không thành lập Hạt Kiểm lâm;
Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp huyện được quản lý và lưu trữ tại Hạt Kiểm lâm cấp huyện và Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm;
Dữ liệu kết quả dạng giấy của cấp tỉnh được quản lý và lưu trữ tại Chi cục Kiểm lâm cấp tỉnh hoặc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với những địa phương không thành lập Chi cục Kiểm lâm;
Dữ liệu kết quả dạng giấy toàn quốc được quản lý và lưu trữ tại Cục Kiểm lâm;
c) Dữ liệu kết quả dạng số được tích hợp vào dữ liệu trung tâm và được quản lý lưu trữ tại các cấp huyện, tỉnh và Cục Kiểm lâm
1. Thay thế các cụm từ, phụ lục:
a) Thay thế cụm từ “pháp luật về bản đồ” bằng cụm từ “pháp luật về đo đạc và bản đồ” tại điểm a khoản 3 Điều 10, điểm a khoản 3 Điều 16 và điểm a khoản 3 Điều 18;
b) Thay thế cụm từ “Tổng cục Lâm nghiệp” bằng cụm từ “Cục Kiểm lâm” tại điểm a, điểm c khoản 3 Điều 23, điểm d khoản 2 Điều 25 và khoản 1 Điều 40;
c) Thay thế cụm từ “chủ rừng” bằng cụm từ “chủ quản lý rừng” tại Điều 35 và Điều 39;
d) Thay thế các Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III và Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng bằng các Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III và Phụ lục IV tương ứng ban hành kèm theo Thông tư này.
a) Bãi bỏ từ “gỗ” tại khoản 1 Điều 8.
b) Bãi bỏ cụm từ “đầu tư” tại điểm a khoản 3 Điều 23.
c) Bãi bỏ cụm từ “cán bộ” tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 Điều 33.
d) Bãi bỏ cụm từ “lấn chiếm đất rừng” tại điểm d khoản 2 Điều 37.
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 3 năm 2024
2. Các địa phương bố trí đủ nguồn lực để thực hiện theo dõi diễn biến rừng hằng năm theo quy định tại Điều 102 Luật Lâm nghiệp.
3. Các chương trình, dự án áp dụng các nội dung, quy trình, phương pháp điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng đã được phê duyệt trước ngày Thông tư này có hiệu lực, thực hiện theo quy định tại Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT ngày 16/11/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng.
4. Trong quá trình thực hiện Thông tư nếu có vướng mắc, cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh kịp thời về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để hướng dẫn, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung./.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
PHÂN CHIA TRẠNG THÁI RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 củaBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT | Trạng thái rừng và đất không có rừng | Mã trạng thái rừng | Ký hiệu trạng thái rừng | Trữ lượng (M) (Đơn vị: m3) |
I | DIỆN TÍCH CÓ RỪNG |
| ||
1 | Rừng tự nhiên | |||
1.1 | Rừng nguyên sinh | |||
1.1.1 | Rừng nguyên sinh núi đất | 1 | NS | |
1.1.2 | Rừng nguyên sinh núi đá | 2 | NSD | |
1.1.3 | Rừng nguyên sinh ngập nước | 3 | NSN | |
1.2 | Rừng thứ sinh | |||
1.2.1 | Rừng gỗ | |||
1.2.1.1 | Rừng núi đất | |||
1.2.1.1.1 | Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | |||
Rừng giàu | 4 | TXG | M > 200 | |
Rừng trung bình | 5 | TXB | 100 < M ≤ 200 | |
Rừng nghèo | 6 | TXN | 50 < M ≤ 100 | |
Rừng nghèo kiệt | 7 | TXK | 10 ≤ M ≤ 50 | |
Rừng chưa có trữ lượng | 8 | TXP | M < 10 | |
1.2.1.1.2 | Rừng lá rộng rụng lá | |||
Rừng giàu | 9 | RLG | M > 200 | |
Rừng trung bình | 10 | RLB | 100 < M ≤ 200 | |
Rừng nghèo | 11 | RLN | 50 < M ≤ 100 | |
Rừng nghèo kiệt | 12 | RLK | 10 ≤ M ≤ 50 | |
Rừng chưa có trữ lượng | 13 | RLP | M < 10 | |
1.2.1.1.3 | Rừng lá kim | |||
Rừng giàu | 14 | LKG | M > 200 | |
Rừng trung bình | 15 | LKB | 100 < M ≤ 200 | |
Rừng nghèo | 16 | LKN | 50 < M ≤ 100 | |
Rừng nghèo kiệt | 17 | LKK | 10 ≤ M ≤ 50 | |
Rừng chưa có trữ lượng | 18 | LKP | M < 10 | |
1.2.1.1.4 | Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | |||
Rừng giàu | 19 | RKG | M > 200 | |
Rừng trung bình | 20 | RKB | 100 < M ≤ 200 | |
Rừng nghèo | 21 | RKN | 50 < M ≤ 100 | |
Rừng nghèo kiệt | 22 | RKK | 10 ≤ M ≤ 50 | |
Rừng chưa có trữ lượng | 23 | RKP | M < 10 | |
1.2.1.2 | Rừng núi đá | |||
Rừng giàu | 24 | TXDG | M > 200 | |
Rừng trung bình | 25 | TXDB | 100 < M ≤ 200 | |
Rừng nghèo | 26 | TXDN | 50 < M ≤ 100 | |
Rừng nghèo kiệt | 27 | TXDK | 10 ≤ M ≤ 50 | |
Rừng chưa có trữ lượng | 28 | TXDP | M < 10 | |
1.2.1.3 | Rừng ngập nước | |||
Rừng ngập mặn | 29 | RNM | ||
Rừng ngập phèn | 30 | RNP | ||
Rừng ngập nước ngọt | 31 | RNN | ||
1.2.1.4 | Rừng trên cát | 32 | RTNC | |
1.2.2 | Rừng tre nứa | |||
Rừng tre, nứa núi đất | 33 | TN | ||
Rừng tre nứa núi đá | 34 | TND | ||
1.2.3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | |||
Rừng hỗn giao núi đất | 35 | HG | ||
Rừng hỗn giao núi đá | 36 | HGD | ||
1.2.4 | Rừng cau dừa | |||
Rừng cau dừa núi đất | 37 | CD | ||
Rừng cau dừa núi đá | 38 | CDD | ||
Rừng cau dừa ngập nước | 39 | CDN | ||
Rừng cau dừa trên cát | 40 | CDC | ||
2 | Rừng trồng | |||
2.1 | Rừng gỗ (loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc) | |||
Rừng gỗ trồng núi đất | 41 | TG | ||
Rừng gỗ trồng núi đá | 42 | TGD | ||
Rừng gỗ trồng ngọt | 43 | TGNN | ||
Rừng gỗ trồng ngập mặn | 44 | TGNM | ||
Rừng gỗ trồng ngập phèn | 45 | TGNP | ||
Rừng gỗ trồng đất cát | 46 | TGC | ||
2.2 | Rừng tre nứa | |||
Rừng tre nứa trồng núi đất | 47 | TTN | ||
Rừng tre nứa trồng núi đá | 48 | TTND | ||
2.3 | Rừng cau dừa | |||
Rừng cau dừa núi đất | 49 | TCD | ||
Rừng cau dừa núi đá | 50 | TCDD | ||
Rừng cau dừa ngập nước | 51 | TCDN | ||
Rừng cau dừa trên cát | 52 | TCDC | ||
II | DIỆN TÍCH CHƯA CÓ RỪNG | |||
1 | Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng | 53 | DTR | |
2 | Diện tích có cây tái sinh | 54 | DTTS | |
3 | Diện tích khác | 55 | DTK |
a) Nhóm điều kiện lập địa |
| b) Nhóm trữ lượng gỗ | |||||
TT | Ký hiệu | Tên lập địa |
| TT | Ký hiệu | Tên cấp trữ lượng | Trữ lượng (m3) |
1 | D | Núi đá |
| 1 | G | Giàu | >200 |
2 | NĐ | Núi đất |
| 2 | B | Trung bình | >100-200 |
3 | NM | Ngập mặn |
| 3 | N | Nghèo | >50-100 |
4 | NP | Ngập phèn |
| 4 | K | Nghèo kiệt | 10-50 |
5 | NN | Ngập ngọt |
| 5 | P | Rừng chưa có trữ lượng | <10 |
6 | C | Bãi cát |
|
|
|
|
|
c) Nhóm trữ lượng tre, nứa
TT | Trạng thái | Đường kính D (cm) | Mật độ N (cây/ha) |
1 | Nứa to | ≥ 5 |
|
- Rừng giàu | > 8.000 | ||
- Rừng trung bình | 5.000 - 8.000 | ||
- Rừng nghèo | < 5.000 | ||
2 | Nứa nhỏ | < 5 | |
- Rừng giàu | > 10.000 | ||
- Rừng trung bình | 6.000 - 10.000 | ||
- Rừng nghèo | < 6.000 | ||
3 | Vầu, tre, luồng to | ≥ 6 |
|
- Rừng giàu | > 3.000 | ||
- Rừng trung bình | 1.000 - 3.000 | ||
- Rừng nghèo | < 1.000 | ||
4 | Vầu, tre, luồng nhỏ | < 6 | |
- Rừng giàu | > 5.000 | ||
- Rừng trung bình | 2.000 - 5.000 | ||
- Rừng nghèo | < 2.000 | ||
5 | Lồ ô to | ≥ 5 | |
- Rừng giàu | > 4.000 | ||
- Rừng trung bình | 2.000 - 4.000 | ||
- Rừng nghèo | < 2.000 | ||
6 | Lồ ô nhỏ | < 5 | |
- Rừng giàu | > 6.000 | ||
- Rừng trung bình | 3.000 - 6.000 | ||
- Rừng nghèo | < 3.000 |
HỆ THỐNG BIỂU ĐIỀU TRA RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 củaBộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều tra cây gỗ | |
Điều tra tre nứa | |
Tổng hợp kết quả điều tra tre nứa | |
Mô tả mẫu khóa ảnh | |
Mô tả ngoại nghiệp | |
Kiểm tra trữ lượng rừng gỗ | |
Kiểm tra trữ lượng rừng tre nứa | |
Diện tích loại rừng theo mục đích sử dụng | |
Trữ lượng rừng theo mục đích sử dụng | |
Tính toán công thức tổ thành loài cây gỗ | |
Các loại tăng trưởng và công thức tính tăng trưởng | |
Điều tra giải tích thân cây | |
Điều tra tăng trưởng lâm phần trên ô định vị | |
Cấp đất rừng trồng | |
Sinh trưởng và sản lượng rừng trồng | |
Phân tích sinh trưởng các nhân tố D-H-M rừng tự nhiên | |
Điều tra cây tái sinh | |
Tổng hợp kết quả điều tra tái sinh rừng | |
Tổng hợp cây tái sinh triển vọng | |
Điều tra lâm sản ngoài gỗ | |
Tổng hợp kết quả điều tra lâm sản ngoài gỗ | |
Danh mục lâm sản ngoài gỗ | |
Chỉ tiêu điều tra lập địa | |
Điều tra đất | |
Đo đếm cây ngả hoặc bộ phận cây ngả | |
Đo đếm cây đứng | |
Điều tra thực vật rừng | |
Phiếu thu thập tiêu bản thực vật rừng | |
Danh mục thực vật bậc cao có mạch | |
Điều tra động vật rừng có xương sống | |
Phiếu thu thập tiêu bản động vật rừng có xương sống | |
Danh mục động vật rừng có xương sống | |
Điều tra côn trùng rừng | |
Phiếu thu thập tiêu bản côn trùng rừng, sâu, bệnh | |
Danh mục côn trùng rừng, sâu, bệnh hại rừng | |
Trữ lượng các-bon rừng theo mục đích sử dụng |
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Xã: Tiểu khu: Kiểu rừng chính: Độ cao tuyệt đối: Trạng thái ô tiêu chuẩn: |
Huyện: Khoảnh: Kiểu rừng phụ: Độ dốc trung bình: Trạng thái lô: |
Tỉnh:
Độ tàn che: |
Số hiệu cây | Tên loài cây gỗ | Đường kính (cm) | Chiều cao (m) | Phẩm chất cây gỗ5 | Ghi chú | ||
Chu vi1.31 | D1.32 | Hvn3 | Hdc4 | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Chu vi1.3: Chu vi thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét;
2 D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét;
3 Hvn: Chiều cao vút ngọn;
4 Hdc: Chiều cao dưới cành.
5 Phẩm chất cây gỗ: Ghi ký hiệu a, b, c tương ứng với tốt, trung bình và xấu;
Số hiệu ô tiêu chuẩn: Xã: Tiểu khu: Kiểu rừng chính: Độ cao tuyệt đối: Trạng thái ô tiêu chuẩn: Độ tàn che của cây gỗ: |
Huyện: Khoảnh: Kiểu rừng phụ: Độ dốc trung bình: Trạng thái lô: Độ tàn che của cây tre nứa: |
Tỉnh:
|
TT | Tên loài/ tổ tuổi | Số cây | Loài/cây - tổ tuổi độ cao | D1.31 | Hvn2 | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
| Nứa |
| Nứa |
|
|
|
| Non | Non | ||||
| Trung bình | 1 | ||||
| Già | 2 | ||||
| ………………. | 3 | ||||
|
| Trung bình | ||||
|
| 1 | ||||
|
| 2 | ||||
|
| 3 | ||||
|
| Già | ||||
|
| 1 | ||||
|
| 2 | ||||
|
| 3 | ||||
|
|
| ||||
|
|
| ||||
|
|
|
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét;
2 Hvn: Chiều cao vút ngọn.
Biểu số 03: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TRE NỨA
TT | Tên cây | Số cây theo tổ tuổi | Hvntb1 | Dtb2 | |||
Tổng | Non | Trung bình | Già | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6 | (7) | (8) |
Tổng cộng | |||||||
1 | |||||||
2 | |||||||
3 |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Hvntb: Chiều cao vút ngọn trung bình;
2 Dtb: Đường kính trung bình.
Biểu số 04: MÔ TẢ MẪU KHÓA ẢNH
Mẫu khóa ảnh số: | Ngày điều tra: | |||||||
Vị trí: | Người điều tra: | |||||||
Hướng phơi: | Tọa độ: | |||||||
Tỉnh: | Tọa độ X: | |||||||
Huyện: | Tọa độ Y: | |||||||
Xã: | Độ cao: | |||||||
Tiểu khu | Hệ tọa độ: | |||||||
Mô tả thực địa | Mô tả ảnh | |||||||
Trạng thái | Hiện tại/ lúc thu ảnh | Số hiệu cảnh ảnh: | ||||||
Tiết diện ngang ở 5 điểm bitterlich | G1 | G1 | G1 | G1 | G1 | GTB | ||
Chiều cao 5 cây vút ngọn trung bình ở 5 điểm bitterlich | H1 | H1 | H1 | H1 | H1 | HTB | Thời gian thu nhận ảnh: | |
Trữ lượng bình quân | ||||||||
Độ tàn che trung bình: | ||||||||
Loài ưu thế | ||||||||
Ảnh thực địa | Ảnh | |||||||
Hướng chụp: Tọa độ điểm đứng chụp X: Y: | Khoảng cách chụp: Tên tệp ảnh | |||||||
|
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
Biểu số 05: MÔ TẢ NGOẠI NGHIỆP
Điểm GPS Ngoại nghiệp | Ảnh thực địa GPS | Mô tả thực địa (Tên trạng thái) | |||||||
Tên ảnh GPS | Tại điểm quan sát: | ||||||||
Tọa độ | X: Y: | ||||||||
Thời gian chụp ảnh: | Hướng | Khoảng cách | Theo hướng quan sát: | ||||||
Người thực hiện: | Người kiểm tra | ||||||||
Ghi chú: Thời gian ghi rõ giờ, phút, ngày, tháng, năm
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
Biểu số 06: KIỂM TRA TRỮ LƯỢNG RỪNG GỖ
Xã: | Huyện: | Tỉnh: |
Trạng thái rừng kiểm tra: | ||
Độ tàn che bình quân của các lô kiểm tra: |
TT | Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Số hiệu điểm quay | Tọa độ điểm quay | Trạng thái lô kiểm tra | Tiết diện ngang/ha (m2)1 | Hvn2 (m) | ||||||
X | Y | G1 | G2 | G3 | G4 | G5 | TB | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 G: Tiết diện ngang thân cây;
2 Hvn: Chiều cao vút ngọn.
Biểu số 07: KIỂM TRA TRỮ LƯỢNG RỪNG TRE NỨA
Xã: | Huyện: | Tỉnh: |
Trạng thái rừng kiểm tra: | ||
Độ tàn che bình quân của các lô kiểm tra: |
Số TT | Ô điều tra | Tên loài cây | Số cây/bụi | Số cây/ô phụ | Số cây/D1.3 (cm)1 | Hvn (m)2 | Ghi chú | ||||
Nứa | Vầu | Giang | Nứa | Vầu | Giang | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét;
2 Hvn: Chiều cao vút ngọn.
Biểu số 08: DIỆN TÍCH LOẠI RỪNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Xã: ……………………..Huyện: ………………….....Tỉnh:…………………………
Đơn vị tính: ha
TT | Trạng thái rừng và đất không có rừng | Tổng cộng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất |
I | DIỆN TÍCH CÓ RỪNG | ||||
1 | Rừng tự nhiên | ||||
1.1 | Rừng nguyên sinh | ||||
1.1.1 | Rừng nguyên sinh núi đất | ||||
1.1.2 | Rừng nguyên sinh núi đá | ||||
1.1.3 | Rừng nguyên sinh ngập nước | ||||
1.2 | Rừng thứ sinh | ||||
1.2.1 | Rừng gỗ | ||||
1 2.1.1 | Rừng núi đất | ||||
1.2.1.1.1 | Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.2 | Rừng lá rộng rụng lá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.3 | Rừng lá kim | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.4 | Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.2 | Rừng núi đá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.3 | Rừng ngập nước | ||||
Rừng ngập mặn | |||||
Rừng ngập phèn | |||||
Rừng ngập nước ngọt | |||||
1.2.1.4 | Rừng trên cát | ||||
1.2.2 | Rừng tre nứa | ||||
Rừng tre, nứa núi đất |
| ||||
Rừng tre nứa núi đá | |||||
1.2.3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | ||||
Rừng hỗn giao núi đất | |||||
Rừng hỗn giao núi đá | |||||
1.2.4 | Rừng cau dừa | ||||
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
2 | Rừng trồng | ||||
2.1 | Rừng gỗ (loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc) | ||||
Rừng gỗ trồng núi đất | |||||
Rừng gỗ trồng núi đá | |||||
Rừng gỗ trồng ngọt | |||||
Rừng gỗ trồng ngập mặn | |||||
Rừng gỗ trồng ngập phèn | |||||
Rừng gỗ trồng đất cát | |||||
2.2 | Rừng tre nứa | ||||
Rừng tre nứa trồng núi đất | |||||
Rừng tre nứa trồng núi đá | |||||
2.3 | Rừng cau dừa | ||||
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
II | DIỆN TÍCH CHƯA CÓ RỪNG | ||||
1 | Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng | ||||
2 | Diện tích có cây tái sinh | ||||
3 | Diện tích khác |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
Biểu số 09: TRỮ LƯỢNG RỪNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Xã: ……………………..Huyện: ………………….....Tỉnh:…………………………
Đơn vị tính: Gỗ (m3); Tre nứa (1000 cây)
TT | Trạng thái rừng và đất không có rừng | Tổng cộng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất |
I | DIỆN TÍCH CÓ RỪNG | ||||
1 | Rừng tự nhiên | ||||
1.1 | Rừng nguyên sinh | ||||
1.1.1 | Rừng nguyên sinh núi đất | ||||
1.1.2 | Rừng nguyên sinh núi đá | ||||
1.1.3 | Rừng nguyên sinh ngập nước | ||||
1.2 | Rừng thứ sinh | ||||
1.2.1 | Rừng gỗ | ||||
1.2.1.1 | Rừng núi đất | ||||
1.2.1.1.1 | Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.2 | Rừng lá rộng rụng lá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.3 | Rừng lá kim | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.4 | Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.2 | Rừng núi đá | ||||
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.3 | Rừng ngập nước | ||||
Rừng ngập mặn | |||||
Rừng ngập phèn | |||||
Rừng ngập nước ngọt | |||||
1.2.1.4 | Rừng trên cát | ||||
1.2.2 | Rừng tre nứa | ||||
Rừng tre, nứa núi đất | |||||
Rừng tre nứa núi đá | |||||
1.2.3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | ||||
Rừng hỗn giao núi đất | |||||
Rừng hỗn giao núi đá | |||||
1.2.4 | Rừng cau dừa | ||||
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
2 | Rừng trồng | ||||
2.1 | Rừng gỗ (loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc) | ||||
Rừng gỗ trồng núi đất | |||||
Rừng gỗ trồng núi đá | |||||
Rừng gỗ trồng ngọt | |||||
Rừng gỗ trồng ngập mặn | |||||
Rừng gỗ trồng ngập phèn | |||||
Rừng gỗ trồng đất cát | |||||
2.2 | Rừng tre nứa | ||||
Rừng tre nứa trồng núi đất | |||||
Rừng tre nứa trồng núi đá | |||||
2.3 | Rừng cau dừa | ||||
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
II | DIỆN TÍCH CHƯA CÓ RỪNG | ||||
1 | Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng | ||||
2 | Diện tích có cây tái sinh | ||||
3 | Diện tích khác |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
Biểu số 10: TÍNH TOÁN CÔNG THỨC TỔ THÀNH LOÀI CÂY GỖ
TT | Tên loài 1 | N (số cây)2 | Ni%3 | Gi4 | Gi%5 | IV%6 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
4 | ||||||
5 | ||||||
… |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Cột số 2 ghi tên các loài có IV% lớn hơn hoặc bằng 5% sắp xếp có IV% từ cao xuống thấp, các loài còn lại tính tổng IV % và ghi là “loài khác”;
2 N: là số cây;
3 Ni%: Tỷ lệ phần trăm của số cây loài i so với tổng số cây của các loài;
4 Gi: Tổng tiết diện ngang của loài I;
5 Gi%: Tỷ lệ phần trăm tổng tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện ngang của các loài;
6 IV% là chỉ số quan trọng của loài cây gỗ; IV% = (Ni% + Gi%)/2.
Biểu số 11. CÁC LOẠI TĂNG TRƯỞNG RỪNG VÀ CÔNG THỨC TÍNH TĂNG TRƯỞNG RỪNG
1. Tăng trưởng thường xuyên hàng năm: là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra trong một năm. Công thức để tính tăng trưởng thường xuyên hàng năm:
Zt = T(a) - T(a-1)
Trong đó: Zt là tăng trưởng thường xuyên hàng năm, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm. T(a-1) là nhân tố điều tra tại (a-1) năm.
2. Tăng trưởng thường xuyên định kỳ: là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra trong một định kỳ n năm. Công thức để tính lượng tăng trưởng thường xuyên định kỳ là:
Znt = T(a) - T(a-n)
Trong đó: Znt là tăng trưởng thường xuyên định kỳ, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm; T(a-n) là nhân tố điều tra tại (a-n) năm.
3. Tăng trưởng bình quân định kỳ: là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra tính bình quân cho 01 năm trong một định kỳ (n) năm. Công thức tính lượng tăng trưởng bình quân định kỳ:
Trong đó: Δnt là tăng trưởng bình quân định kỳ, Znt là tăng trưởng thường xuyên định kỳ, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm; T(a-n) là nhân tố điều tra tại (a-n) năm, n là định kỳ (n) năm.
4. Tăng trưởng bình quân chung: là số lượng biến đổi được của nhân tố điều tra tính bình quân 01 năm trong suốt thời kỳ sinh trưởng của cây rừng (a) năm. Công thức tính lượng tăng trưởng bình quân chung:
Trong đó: Δt là tăng trưởng bình quân chung, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm.
5. Suất tăng trưởng: là tỷ số phần trăm giữa tăng trưởng thường xuyên hàng năm và tổng tăng trưởng thường xuyên hàng năm của một nhân tố điều tra. Công thức tính suất tăng trưởng như sau:
Trong đó: Pt là suất tăng trưởng, Znt là tăng trưởng thường xuyên định kỳ, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm.
Với những loài cây sinh trưởng chậm, thường dùng tăng trưởng bình quân định kỳ (Δnt) thay cho tăng trưởng thường xuyên hàng năm (Zt), khi đó suất tăng trưởng được tính theo công thức của Pressler:
Trong đó: Pt là suất tăng trưởng, T(a) là nhân tố điều tra tại (a) năm; T(a-n) là nhân tố điều tra tại (a-n) năm.
Biểu số 12. ĐIỀU TRA GIẢI TÍCH THÂN CÂY
Loài cây: | Tuổi: |
Địa danh lấy mẫu: |
|
Chiều dài phân đoạn giải tích: mét; | Chiều dài đoạn ngọn: mét |
TT | Tuổi a (năm) | Đường kính thớt 1 (cm) | Đường kính thớt 2 (cm) | Đường kính thớt 3 (cm) | Đường kính thớt ... (cm) | Đường kính đoạn ngọn (cm) | Thể tích V/a (m3) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
1 | a | ||||||
a-1 | |||||||
a-2 | |||||||
… |
Nhóm điều tra:
| Thời gian điều tra: |
Biểu số 13. ĐIỀU TRA TĂNG TRƯỞNG LÂM PHẦN TRÊN Ô ĐỊNH VỊ
Lâm phần:
Địa danh:
Tuổi lâm phần (đối với rừng trồng):
TT | Tên cây | D1.31 | Hvn2 | G3 | V/M4 | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1 | ||||||
2 | ||||||
3 | ||||||
… |
Nhóm điều tra:
| Lần điều tra lặp lại thứ:….. | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét;
2 Hvn: Chiều cao vút ngọn;
3 G: Tiết diện ngang;
4 V/M: Thể tích hoặc trữ lượng.
Biểu số 14: CẤP ĐẤT RỪNG TRỒNG
Loài ………………………… Khu vực ………………………………………
TT | Tuổi (năm) | Cấp lập địa theo chiều cao (H) | |||||||
Cấp đất I | Cấp đất II | Cấp đất III | Cấp đất IV | ||||||
Chiều cao giới hạn (m) | Chiều cao bình quân (m) | Chiều cao giới hạn (m) | Chiều cao bình quân (m) | Chiều cao giới hạn (m) | Chiều cao bình quân (m) | Chiều cao giới hạn (m) | Chiều cao bình quân (m) | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
Người tổng hợp:
| Thời gian tổng hợp: |
Biểu số 15: SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG RỪNG TRỒNG
Cấp đất ....
TT | A1 (năm) | Bộ phận nuôi dưỡng | Bộ phận tỉa thưa | Bộ phận tổng hợp | ||||||||||||||
N/ha2 | Hg3 (m) | Dg4 (cm) | G5 (m2) | M6 (m3) | ZM7 (m3) | ΔM8 (m3) | PM9 (%) | F1.3 | N/ha (cây) | Dg (cm) | G (m2) | M (m3) | M (m3) | ZM (m3) | ΔM (m3) | PM (%) | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) |
Người tổng hợp:
| Thời gian tổng hợp: |
___________________
Ghi chú:
1 A (năm): Tuổi cây;
2 N/ha: Số cây trên 1 ha;
3 Hg: Chiều cao bình quân quân phương;
4 Dg: Đường kính bình quân quân phương;
5 G: Tiết diện ngang thân cây;
6 M: Trữ lượng rừng;
7 ZM: Tăng trưởng thường xuyên định kỳ trữ lượng;
8 ΔM: Tăng trưởng bình quân định kỳ trữ lượng;
9 PM: Suất tăng trưởng trữ lượng.
Biểu số 16: PHÂN TÍCH SINH TRƯỞNG CÁC NHÂN TỐ D - H - M RỪNG TỰ NHIÊN
TT | A1 (năm) | Dg2 (cm) | Zd3 (cm/năm) | Δ d4 (cm/năm) | Pd5 (%) | Hg6 (m) | Zh7 (m/năm) | Δ h8 (m/năm) | Ph9 (%) | M/ha10 (m3) | Zm11 (m3/năm) | Δ m12 (m3/năm) | Pm13 (%) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
Người tổng hợp:
| Thời gian tổng hợp: |
___________________
Ghi chú:
1 A (năm): Tuổi cây;
2 Dg: Đường kính bình quân quân phương;
3 Zd: Tăng trưởng thường xuyên định kỳ đường kính;
4 Δd: Tăng trưởng bình quân định kỳ đường kính;
5 Pd: Suất tăng trưởng đường kính;
6 Hg: Chiều cao bình quân quân phương;
7 Zh: Tăng trưởng thường xuyên định kỳ chiều cao;
8 Δh: Tăng trưởng bình quân định kỳ chiều cao;
9 Ph: Suất tăng trưởng chiều cao;
10 M/ha: Trữ lượng rừng bình quân trên 01 ha;
11 Zm: Tăng trưởng thường xuyên định kỳ trữ lượng;
12 Δm: Tăng trưởng bình quân định kỳ trữ lượng;
13 Pm: Suất tăng trưởng trữ lượng.
Biểu số 17: ĐIỀU TRA CÂY TÁI SINH
I. Mô tả chung
Xã: Huyện: Tỉnh:
Tiểu khu: Khoảnh: Lô:
Số hiệu ô đo đếm:
Tọa độ tâm ô tại thực địa (VN2000): X: Y:
Độ cao tuyệt đối (làm tròn 10 m):
Kiểu rừng chính: Kiểu rừng phụ:
Độ tàn che: Độ dốc bình quân ô đo đếm:
II. Đo đếm tái sinh
TT | Tên loài | Chất lượng1 | Tổng cộng | Cấp chiều cao (m) | |||||||||||||
Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến dưới 1,0 | Từ 1,0 đến dưới 1,5 | Từ 1,5 đến dưới 2,0 | Từ 2,0 đến dưới 3,0 | Từ 3,0 đến dưới 5,0 | Từ 5,0 trở lên | |||||||||||
Nguồn gốc | Nguồn gốc | Nguồn gốc | Nguồn gốc | Nguồn gốc | Nguồn gốc | Nguồn gốc | |||||||||||
H2 | Ch3 | H | Ch | H | Ch | H | Ch | H | Ch | H | Ch | H | Ch | ||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
……… |
Người điều tra:
| Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Chất lượng cây tái sinh ghi a, b, c tương ứng với tốt, trung bình và xấu;
2 H: Nguồn gốc tái sinh hạt;
3 Ch: Nguồn gốc tái sinh chồi.
Biểu số 18: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA TÁI SINH RỪNG
Xã: | Huyện: | Tỉnh: |
Tiểu khu: | Khoảnh: | Lô: |
TT | Tên cây | Số cây theo cấp chiều cao (m) | Tổng số cây | ||||||
Dưới 0,5 | Từ 0,5 đến dưới 1,0 | Từ 1,0 đến dưới 1,5 | Từ 1,5 đến dưới 2,0 | Từ 2,0 đến dưới 3,0 | Từ 3,0 đến dưới 5,0 | Từ 5,0 trở lên | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
Người tổng hợp
| Thời gian tổng hợp: |
Biểu số 19: TỔNG HỢP CÂY TÁI SINH TRIỂN VỌNG
Xã: | Huyện: | Tỉnh: |
Tiểu khu: | Khoảnh: | Lô: |
TT | Tên loài cây | Số cây triển vọng (>1,0 m)1 | Tỷ lệ (%) | Tình trạng phân bố 2 | Chất lượng (a,b)3 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Người tổng hợp:
| Thời gian tổng hợp: |
___________________
Ghi chú:
1 Cột 3: số cây triển vọng có chiều cao lớn hơn 1,0 m;
2 Cột 5: Tình trạng phân bố cụm hoặc rải rác;
3 Cột 6: Chất lượng tốt ghi “a”; chất lượng trung bình ghi “b”.
Biểu số 20: ĐIỀU TRA LÂM SẢN NGOÀI GỖ
Số hiệu ô tiêu chuẩn/ tuyến điều tra:
Địa điểm điều tra:
TT | Tên loài | Số cây đo đếm | Sản lượng/ha | Nhóm công dụng1 | Tình hình sử dụng2 | Cường độ khai thác3 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Nhóm công dụng tại cột 5 được ghi từ 1 đến 5 theo hướng dẫn tại Điều 15, Thông tư này, cụ thể:
- Các sản phẩm có sợi: 1
- Các sản phẩm làm thực phẩm: 2
- Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm: 3
- Các sản phẩm chiết xuất: 4
- Các sản phẩm khác ngoài gỗ: 5
2 Tình hình sử dụng ghi: Nhiều, trung bình, ít (thông qua phỏng vấn người dân địa phương trong quá trình điều tra).
3 Cường độ khai thác ghi: Cao, trung bình, thấp.
Biểu số 21: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TT | Tên loài | Số cây đo đếm | Sản Iượng/ha | Trữ lượng | Tình hình sử dụng1 | Cường độ khai thác2 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
1 | Nhóm công dụng3 1 | |||||
2 | Nhóm công dụng 2 | |||||
Người tổng hợp: | Thời gian tổng hợp: |
___________________
1 Tình hình sử dụng ghi: Nhiều, trung bình, ít (thông qua phỏng vấn người dân địa phương trong quá trình điều tra).
2 Cường độ khai thác ghi: Cao, trung bình, thấp.
3 Nhóm công dụng ghi theo hướng dẫn tại Điều 15, Thông tư này, cụ thể:
- Các sản phẩm có sợi: 1
- Các sản phẩm làm thực phẩm: 2
- Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm: 3
- Các sản phẩm chiết xuất: 4
- Các sản phẩm khác ngoài gỗ: 5
Biểu số 22: DANH MỤC LÂM SẢN NGOÀI GỖ
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học | Nhóm công dụng1 | Bộ phận dùng | Loài thuộc Công ước CITES2 | Loài thuộc Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm3 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) |
Người tổng hợp: | Thời gian tổng hợp |
___________________
Ghi chú:
1 Nhóm công dụng tại cột 4 được ghi từ 1 đến 5 theo hướng dẫn tại Điều 15, Thông tư này, cụ thể:
- Các sản phẩm có sợi: 1
- Các sản phẩm làm thực phẩm: 2
- Các sản phẩm làm thuốc và mỹ phẩm: 3
- Các sản phẩm chiết xuất: 4
- Các sản phẩm khác ngoài gỗ: 5
2 Ghi theo Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III);
3 Ghi theo nhóm tại Danh mục kèm theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IA, IB, IIA, IIB).
Biểu số 23: CHỈ TIÊU ĐIỀU TRA LẬP ĐỊA
TT | Chỉ tiêu | Các chỉ tiêu điều tra lập địa | |||
Lập địa cấp 1 | Lập địa cấp 2 | Lập địa cấp 3 | Đất rừng | ||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
1 | Đá mẹ và loại đất | x | x | x | x |
2 | Độ dày tầng đất | x | x | x | |
3 | Dạng địa thế | x | |||
4 | Mực nước ngầm | x | |||
5 | Khí hậu địa hình | x | |||
6 | Độ dốc | x | |||
7 | Lượng mưa | x | x | ||
8 | Kiểu địa hình | x | x | ||
9 | Trạng thái thực vật | x | x | ||
10 | Dung trọng của đất | x | x | x | |
11 | Mô tả các đặc trưng tầng đất | x | x | x | |
12 | Phân tích các tính chất lý hóa của đất | x | x | x |
Số hiệu phẫu diện đất:
Xã: Huyện: Tỉnh:
Kiểu rừng chính: Kiểu rừng phụ:
Vị trí phẫu diện:
Độ cao tuyệt đối:
Loại đá mẹ: Loại đất:
Độ dốc trung bình:
Trạng thái rừng: Độ tàn che:
Thời tiết:
Nhận xét khác (tình hình thảm che, xói mòn, mùn ...)
A. Mô tả phẫu diện
Tầng đất | Độ sâu (cm) | Mô tả đặc trưng các tầng đất | Ghi chú | ||||||
Màu sắc | T. phần cơ giới | Cấu tượng | Độ chặt | Độ ẩm | Tỷ lệ đá lẫn | Tỷ lệ rễ cây | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) |
B. Các chỉ tiêu cân, đo và phân tích
TT | Chỉ tiêu | Đơn vị | Kết quả |
(1) | (2) | (3) | (4) |
1 | Trọng lượng mẫu khô sau khi sấy ở 105°C | gam | |
2 | Hàm lượng mùn | % | |
3 | Hàm lượng đạm (NH4) | % | |
4 | Hàm lượng lân (P2O5) | % | |
5 | Hàm lượng kali (K2O5) | % | |
6 | Độ chua của đất (PH) | ||
- Độ chua của nước (H2O) | |||
- Độ chua chưa trao đổi (KCL) | |||
- Độ chua thủy phân (Htp) | |||
7 | Thành phần cơ giới của đất | ||
- Sét: Cấp hạt < 0,002 mm | % | ||
- Limon: cấp hạt từ 0,002 đến 0,02 mm | % | ||
- Cát: Cấp hạt từ 0,02 đến 2,0 mm | % | ||
8 | Dung trọng của đất (Do) | g/cm3 |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
Biểu số 25: ĐO ĐẾM CÂY NGẢ HOẶC BỘ PHẬN CÂY NGẢ
Xã........................................ Huyện........................................ Tỉnh...................................
Tên cây ngả:
TT | Đoạn gỗ, thân cây | Đường kính giữa đoạn (D-cm) | Tiết diện bình quân (G-m2) | Chiều dài đoạn gỗ (L-m) | Thể tích (V-m3) |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
1 | |||||
2 | |||||
3 | |||||
... | |||||
Tổng cộng |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
Địa danh:
Xã: Huyện: Tỉnh:
TT | Tên cây | D1.31 (cm) | Hvn2 (m) | Hdc3 (m) | Dtan4 (m) | Dgoc5 (cm) | Phẩm chất6 | G7 (m2) | V8 (m3) | Ghi chú |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 D1.3: Đường kính thân cây tại vị trí cách mặt đất 1,3 mét.
2 Hvn: Chiều cao vút ngọn;
3 Hdc: Chiều cao dưới cành;
4 Dtan: Đường kính tán;
5 Dgoc: Đường kính gốc;
6 Phẩm chất cây gỗ: Ghi ký hiệu a, b, c tương ứng với tốt, trung bình và xấu;
7 G: Tiết diện ngang;
8 V: Thể tích thân cây đứng.
Biểu số 27: ĐIỀU TRA THỰC VẬT RỪNG
Số hiệu tuyến điều tra:
Tọa độ điểm đầu: Tọa độ điểm cuối:
Địa điểm: Tên khu rừng Tên chủ rừng
Xã: Huyện: Tỉnh:
TT | Tên loài | Dạng sống1 | Công dụng | Số hiệu mẫu tiêu bản | Ghi chú2 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Cột 3: Dạng sống bao gồm: cây gỗ, cây bụi, cây leo, cau dừa, thân thảo, tre nứa.
2 Cột 6: Ghi tọa độ các loài nguy cấp, quý, hiếm; loài được chụp ảnh, số hiệu ảnh.
Biểu số 28: PHIẾU THU THẬP TIÊU BẢN THỰC VẬT RỪNG
Số hiệu mẫu: Số lượng mẫu: Tên phổ thông: Tên địa phương: Tên khoa học: Họ: Địa điểm thu mẫu Tọa độ địa lý: Độ cao Địa danh: Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh: Nơi mọc (chân, sườn, đỉnh): Sinh cảnh nơi lấy: Các loài mọc cùng: Mô tả cây/loài lấy mẫu Thân: Chiều cao cây (m): Đường kính cây (cm): Hình dạng tán lá: Đặc điểm cành: Đặc điểm vỏ cây: Lá (loại lá, hình dạng, kích thước, màu sắc): Cụm hoa (hình dáng, kích thước): Hoa (màu sắc, kích thước): Quả (hình dạng, màu sắc, kích thước): |
Người thu thập: | Thời gian thu thập: |
Biểu số 29: DANH MỤC THỰC VẬT BẬC CAO CÓ MẠCH
TT | Tên khoa học1 | Tên Việt Nam | Dạng sống2 | Yếu tố địa lý3 | Công dụng | Loài thuộc Công ước CITES4 | Loài thuộc Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm5 | Nguồn tài liệu/Số hiệu mẫu |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
Người lập Danh mục: | Thời gian lập Danh mục: |
___________________
Ghi chú:
1 Tên khoa học được sắp xếp như sau:
- Ngành thực vật sắp xếp theo hệ thống sinh học;
- Lớp thực vật sắp xếp theo hệ thống sinh học;
- Họ thực vật sắp xếp theo vần a, b, c theo lớp hoặc theo ngành thực vật và được đánh số thứ tự từ 1 đến hết cho tất cả các họ;
- Tên loài trong họ được sắp xếp theo vần a, b, c và được đánh số thứ tự từ 1 đến hết cho tất cả các loài trong Danh mục.
2 Dạng sống bao gồm: cây gỗ, cây bụi, cây leo, cau dừa, thân thảo, tre nứa.
3 Yếu tố địa lý: Ghi vùng phân bố địa lý của loài
4 Ghi theo Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III);
5 Ghi theo nhóm tại Danh mục kèm theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IA, IB, IIA, IIB).
Biểu số 30: ĐIỀU TRA ĐỘNG VẬT RỪNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Số hiệu tuyến/điểm điều tra:
Tọa độ điểm đầu: Tọa độ điểm cuối:
Địa điểm: Tên khu rừng Tên chủ rừng
Xã: Huyện: Tỉnh:
TT | Tên loài | Ghi nhận (quan sát/dấu vết/ tiếng kêu) | Khoảng cách tới tuyến/điểm1 | Số hiệu mẫu tiêu bản | Ghi chú2 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Cột 4: Ước lượng khoảng cách ghi nhận loài tới tuyến hoặc điểm điều tra;
2 Cột 6: Ghi tọa độ các loài nguy cấp, quý, hiếm; loài được chụp ảnh, số hiệu ảnh.
Biểu số 31: PHIẾU THU THẬP TIÊU BẢN ĐỘNG VẬT RỪNG CÓ XƯƠNG SỐNG
Số hiệu mẫu: Số lượng mẫu: Bộ phận lấy mẫu: Tên phổ thông: Tên khác: Tên khoa học: Họ: Tọa độ địa lý: Địa danh: Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh: Hiện trạng nơi thu mẫu: Sinh cảnh sống: Mô tả hình dạng mẫu (hình dạng, kích thước, màu sắc):
|
Người thu thập: | Thời gian thu thập: |
Biểu số 32: DANH LỤC ĐỘNG VẬT RỪNG CÓ XƯƠNG SỐNG1
TT2 | Tên khoa học3 | Tên Việt Nam | Sinh cảnh4 | Công dụng | Loài thuộc Công ước CITES5 | Loài thuộc Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm6 | Nguồn tài liệu/ Số hiệu mẫu |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Người lập Danh mục: | Thời gian lập Danh mục: |
___________________
Ghi chú:
1 Thiết lập Danh mục động vật rừng riêng cho mỗi lớp thú, chim, bò sát, ếch nhái và cá;
2 Số thứ tự bộ được đánh bằng số La Mã; số thứ tự họ được đánh số Ả Rập từ 1 đến hết cho toàn bộ số họ; số thứ tự loài được đánh số Ả Rập từ 1 đến hết cho toàn bộ số loài.
3 Tên khoa học được sắp xếp theo bộ, họ, loài và theo hệ thống sinh cảnh;
4 Sinh cảnh là trạng thái rừng hoặc sử dụng đất nơi sống.
5 Ghi theo Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III);
6 Ghi theo nhóm tại Danh mục kèm theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IA, IB, IIA, IIB).
Biểu số 33: ĐIỀU TRA CÔN TRÙNG RỪNG
Số hiệu tuyến điều tra:
Tọa độ điểm đầu: Tọa độ điểm cuối:
Địa điểm: Tên khu rừng Tên chủ rừng
Xã: Huyện: Tỉnh:
TT | Tên loài | Sinh cảnh1 | Độ nhiều2 | Số hiệu mẫu tiêu bản | Ghi chú3 |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) |
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
___________________
Ghi chú:
1 Sinh cảnh là trạng thái rừng hoặc sử dụng đất nơi sống.
2 Độ nhiều theo 04 mức: rất thường gặp, thường gặp, ít gặp, rất ít gặp.
3 Cột 6: Ghi tọa độ các loài nguy cấp, quý, hiếm; loài được chụp ảnh, số hiệu ảnh.
Biểu số 34: PHIẾU THU THẬP TIÊU BẢN CÔN TRÙNG RỪNG, SÂU, BỆNH HẠI RỪNG
Số hiệu mẫu: Số lượng mẫu: Tên phổ thông: Tên khác: Tên khoa học: Họ: Tọa độ địa lý: Địa danh: Thôn: Xã: Huyện: Tỉnh: Sinh cảnh sống: Loài cây/cây chủ bị hại: Số lượng mẫu: Mô tả hình thái, màu sắc mẫu:
|
Người thu thập: | Thời gian thu thập: |
Biểu số 35: DANH MỤC CÔN TRÙNG RỪNG, SÂU, BỆNH HẠI RỪNG1
TT2 | Tên khoa học3 | Tên Việt Nam | Sinh cảnh4 | Độ nhiều | Công dụng | Loài thuộc Công ước CITES5 | Loài thuộc Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm6 | Nguồn tài liệu/Số hiệu mẫu |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) |
Người lập Danh mục: | Thời gian lập Danh mục: |
___________________
Ghi chú:
1 Mẫu này được sử dụng chung cho xây dựng Danh mục côn trùng rừng; Danh mục sâu, bệnh hại rừng;
2 Số thứ tự bộ được đánh bằng số La Mã; số thứ tự họ được đánh số Ả Rập từ 1 đến hết cho toàn bộ số họ; số thứ tự loài được đánh số Ả Rập từ 1 đến hết cho toàn bộ số loài;
3 Tên khoa học được sắp xếp theo bộ, họ, loài và theo hệ thống sinh cảnh.
4 Sinh cảnh là trạng thái rừng hoặc sử dụng đất nơi sống.
5 Ghi theo Phụ lục Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp (Phụ lục I, Phụ lục II, Phụ lục III);
6 Ghi theo nhóm tại Danh mục kèm theo Nghị định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Nhóm IA, IB, IIA, IIB).
Biểu số 36: TRỮ LƯỢNG CÁC-BON RỪNG THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Xã:............................... Huyện:.................................... Tỉnh:.................................
Đơn vị tính: tấn
TT | Trạng thái rừng và đất không có rừng | Tổng cộng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất |
I | DIỆN TÍCH CÓ RỪNG |
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên |
|
|
|
|
1.1 | Rừng nguyên sinh |
|
|
|
|
1.1.1 | Rừng nguyên sinh núi đất | ||||
1.1.2 | Rừng nguyên sinh núi đá | ||||
1.1.3 | Rừng nguyên sinh ngập nước | ||||
1.2 | Rừng thứ sinh |
|
|
|
|
1.2.1 | Rừng gỗ |
|
|
|
|
1.2.1.1 | Rừng núi đất |
|
|
|
|
1.2.1.1.1 | Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá |
|
|
|
|
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.2 | Rừng lá rộng rụng lá |
|
|
|
|
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.3 | Rừng lá kim |
|
|
|
|
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.1.4 | Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim |
|
|
|
|
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.2 | Rừng núi đá |
|
|
|
|
Rừng giàu | |||||
Rừng trung bình | |||||
Rừng nghèo | |||||
Rừng nghèo kiệt | |||||
Rừng chưa có trữ lượng | |||||
1.2.1.3 | Rừng ngập nước |
|
|
|
|
Rừng ngập mặn | |||||
Rừng ngập phèn | |||||
Rừng ngập nước ngọt | |||||
1.2.1.4 | Rừng trên cát |
|
|
|
|
1.2.2 | Rừng tre nứa |
|
|
|
|
Rừng tre, nứa núi đất | |||||
Rừng tre nứa núi đá | |||||
1.2.3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa |
|
|
|
|
Rừng hỗn giao núi đất | |||||
Rừng hỗn giao núi đá | |||||
1.2.4 | Rừng cau dừa |
|
|
|
|
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
2 | Rừng trồng |
|
|
|
|
2.1 | Rừng gỗ (loài cây, cấp tuổi, nguồn gốc) |
|
|
|
|
Rừng gỗ trồng núi đất | |||||
Rừng gỗ trồng núi đá | |||||
Rừng gỗ trồng ngọt | |||||
Rừng gỗ trồng ngập mặn | |||||
Rừng gỗ trồng ngập phèn | |||||
Rừng gỗ trồng đất cát | |||||
2.2 | Rừng tre nứa |
|
|
|
|
Rừng tre nứa trồng núi đất | |||||
Rừng tre nứa trồng núi đá | |||||
2.3 | Rừng cau dừa |
|
|
|
|
Rừng cau dừa núi đất | |||||
Rừng cau dừa núi đá | |||||
Rừng cau dừa ngập nước | |||||
Rừng cau dừa trên cát | |||||
II | DIỆN TÍCH CHƯA CÓ RỪNG |
|
|
|
|
1 | Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng |
|
|
|
|
2 | Diện tích có cây tái sinh |
|
|
|
|
3 | Diện tích khác |
|
|
|
|
Người điều tra: | Thời gian điều tra: |
HỆ THỐNG BIỂU KIỂM KÊ RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Kiểm kê theo chủ rừng nhóm I | |
Kiểm kê theo chủ rừng nhóm II và rừng chưa giao, chưa cho thuê | |
Diện tích các loại rừng phân theo mục đích sử dụng | |
Trữ lượng các loại rừng phân theo mục đích sử dụng | |
Diện tích rừng phân theo loại chủ quản lý | |
Trữ lượng rừng phân theo loại chủ quản lý | |
Tổng hợp tỷ lệ che phủ rừng | |
Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi | |
Trữ lượng rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi | |
Tổng hợp tình trạng quản lý diện tích rừng | |
Hồ sơ quản lý rừng cho chủ rừng nhóm I | |
Hồ sơ quản lý rừng cho chủ rừng nhóm II | |
Sổ quản lý rừng cấp xã | |
Sổ quản lý rừng cấp huyện | |
Sổ quản lý rừng cấp tỉnh | |
Trữ lượng các-bon rừng phân theo mục đích sử dụng | |
Trữ lượng các-bon rừng phân theo loại chủ quản lý |
Biểu số 01: KIỂM KÊ THEO CHỦ RỪNG NHÓM I
Tên chủ rừng ....................; Mã chủ rừng ...........................;
Thôn/bản/ấp .......................; Xã ......................; Huyện ...................; Tỉnh ...........................
TT | Thửa | Lô KK | Lô cũ* | Tờ bản đồ | Khoảnh | Tiểu khu | S (ha) | Mục đích sử dụng | Loại đất loại rừng | Loài cây rừng trồng | Năm trồng | Mgỗ/lô (m3) | Ntn/lô (1000 cây) | Mcác-bon/lô (tấn) | Điều kiện lập địa | Quyền sử dụng | Hồ sơ giao đất, giao rừng | Tranh chấp | Tên chủ rừng lân cận (1; 2; 3;...) | Chủ rừng ký |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) | (21) |
a | ||||||||||||||||||||
a1 | ||||||||||||||||||||
Đơn vị kiểm kê |
___________________
Ghi chú:
- Cột 2 và cột 5: Theo thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất, giao rừng hoặc giấy tờ khác (nếu có thông tin).
- Cột 3:
+ Dòng a là thông tin lô được xuất ra từ kết quả điều tra rừng
+ Dòng a1 là thông tin kết quả kiểm kê rừng (nếu a1 trùng a thì a1 để trống).
- Cột 4, 6, 7: Theo hồ sơ quản lý rừng trước thời điểm kiểm kê.
- Cột 8: Diện tích của lô kiểm kê rừng.
- Cột 9: Ghi các số từ 1 - 14 (1- Vườn quốc gia, 2- Khu dự trữ thiên nhiên, 3- Khu bảo tồn loài sinh cảnh, 4- Khu bảo vệ cảnh quan, 5- Khu rừng nghiên cứu thực nghiệm khoa học, 6- Vườn thực vật quốc gia, 7- Rừng giống quốc gia; 8- Rừng phòng hộ đầu nguồn, 9- Rừng bảo vệ nguồn nước, 10- Rừng phòng hộ biên giới, 11- Rừng phòng hộ chắn gió chắn cát bay bay, 12- Rừng phòng hộ chắn sóng lấn biển, 13- Rừng tự nhiên sản xuất, 14- Rừng trồng sản xuất).
- Cột 10: Ghi ký hiệu trạng thái rừng theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Cột 13: Trữ lượng gỗ của lô kiểm kê rừng.
- Cột 14: Trữ lượng tre nứa của lô kiểm kê rừng.
- Cột 15: Trữ lượng các-bon rừng.
- Cột 16: Ghi các số 1 - 6 (1- núi đất, 2- núi đá, 3- đất cát, 4- ngập mặn, 5- ngập phèn, 6- ngập ngọt.
- Cột 17: Ghi các số từ 1 - 4(1- giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, 2- Quyết định, 3- Giấy tờ khác, 4- không có giấy tờ).
- Cột 18: Ghi các ghi các số từ 1 - 4 (1 - đã giao đất và giao rừng, 2- giao đất chưa giao rừng, 3- giao rừng chưa giao đất, 4- chưa giao).
- Cột 19: Ghi các số 0, 1 (0 - không tranh chấp, 1- có tranh chấp).
- Cột 20: Ghi tên các chủ rừng lân cận.
- Cột 21: Chủ rừng ký xác nhận khi thông tin của lô rừng đã đảm bảo.
Biểu số 02: KIỂM KÊ THEO CHỦ RỪNG NHÓM II VÀ RỪNG CHƯA GIAO, CHƯA CHO THUÊ
Chủ rừng: ..............................
Xã: ...............................Huyện: ........................................... Tỉnh:................................
Đơn vị: Gỗ: m3; tre, nứa: 1000 cây
TT | Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | Loại đất loại rừng | Loài cây rừng trồng | Năm trồng | Mgỗ/lô (m3) | Ntn/lô (1000 cây) | Mcác-bon/lô (tấn) | Người nhận khoán | Tình trạng tranh chấp |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
Ngày tháng năm |
___________________
Ghi chú:
- Cột 6 Ghi ký hiệu trạng thái rừng theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
- Cột 9: Trữ lượng gỗ của lô kiểm kê rừng.
- Cột 10: Trữ lượng tre nứa của lô kiểm kê rừng.
- Cột 11: Trữ lượng các-bon rừng.
- Cột 13: Ghi các số 0, 1 (0 - không tranh chấp, 1- có tranh chấp).
Biểu số 03: DIỆN TÍCH CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | Mục đích khác | ||||||||||
Tổng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài - sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG, rừng giống QG | Tổng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát bay | Rừng chắn sóng, lấn biển | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
| Diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng | 0000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 | |||||||||||||||
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 | |||||||||||||||
1 | Rừng núi đất | 1210 | |||||||||||||||
2 | Rừng núi đá | 1220 | |||||||||||||||
3 | Rừng ngập nước | 1230 | |||||||||||||||
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 | |||||||||||||||
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 | |||||||||||||||
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 | |||||||||||||||
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||||||
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | 1314 | ||||||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 | |||||||||||||||
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 | |||||||||||||||
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||||||
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 | |||||||||||||||
1 | Rừng giàu | 1410 | |||||||||||||||
2 | Rừng trung bình | 1420 | |||||||||||||||
3 | Rừng nghèo | 1430 | |||||||||||||||
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 | |||||||||||||||
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 | |||||||||||||||
V | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 | |||||||||||||||
1 | Diện tích đã trồng cây rừng | 2010 | |||||||||||||||
2 | Diện tích có cây tái sinh | 2020 | |||||||||||||||
3 | Diện tích khác | 2030 |
| Ngày tháng năm |
___________________
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 11 + Cột 17 + Cột 18
- Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10
- Cột 11 = Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16
- Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010
- Mã 1100 = Mã 1200
- Mã 1110 = Mã 1300
- Mã 1310 = Mã 1400
Biểu số 04: TRỮ LƯỢNG CÁC LOẠI RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: Gỗ: m3; tre, nứa: 1000 cây
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | Mục đích khác | ||||||||||
Tổng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài - sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG, rừng giống QG | Tổng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát bay | Rừng chắn sóng, lấn biển | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) |
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 | |||||||||||||||
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 | |||||||||||||||
1 | Rừng núi đất | 1210 | |||||||||||||||
2 | Rừng núi đá | 1220 | |||||||||||||||
3 | Rừng ngập nước | 1230 | |||||||||||||||
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 | |||||||||||||||
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 | |||||||||||||||
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 | |||||||||||||||
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||||||
- Rừng lá rộng - lá kim | 1314 | ||||||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 | |||||||||||||||
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 | |||||||||||||||
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||||||
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 | |||||||||||||||
1 | Rừng giàu | 1410 | |||||||||||||||
2 | Rừng trung bình | 1420 | |||||||||||||||
3 | Rừng nghèo | 1430 | |||||||||||||||
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 | |||||||||||||||
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
| Ngày tháng năm |
___________________
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 11 + Cột 17 + Cột 18
- Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10
- Cột 11 = Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16
- Mã 1100 = Mã 1200
- Mã 1110 = Mã 1300
- Mã 1310 = Mã 1400
Biểu số 05: DIỆN TÍCH RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝ
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | BQL rừng ĐD | BQL rừng PH | Tổ chức kinh tế | Lực lượng vũ trang (công an) | Lực lượng vũ trang (quân đội) | Tổ chức KH và CN; ĐT, GD | Hộ gia đình, cá nhân trong nước | Cộng đồng dân cư | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | UBND |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
| Diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng | 0000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 | |||||||||||
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 | |||||||||||
1 | Rừng núi đất | 1210 | |||||||||||
2 | Rừng núi đá | 1220 | |||||||||||
3 | Rừng ngập nước | 1230 | |||||||||||
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 | |||||||||||
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 | |||||||||||
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 | |||||||||||
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | 1314 | ||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 | |||||||||||
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 | |||||||||||
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 | |||||||||||
1 | Rừng giàu | 1410 | |||||||||||
2 | Rừng trung bình | 1420 | |||||||||||
3 | Rừng nghèo | 1430 | |||||||||||
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 | |||||||||||
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 | |||||||||||
V | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 | |||||||||||
1 | Diện tích đã trồng cây rừng | 2010 | |||||||||||
2 | Diện tích có cây tái sinh | 2020 | |||||||||||
3 | Diện tích khác | 2030 |
| Ngày tháng năm |
___________________
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14
- Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010
- Mã 1100 = Mã 1200
- Mã 1110 = Mã 1300
- Mã 1310 = Mã 1400
Biểu số 06: TRỮ LƯỢNG RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝ
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã
Đơn vị tính: Gỗ: m3; tre, nứa: 1000 cây
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | BQL rừng ĐD | BQL rừng PH | Tổ chức kinh tế | Lực lượng vũ trang (công an) | Lực lượng vũ trang (quân đội) | Tổ chức KH và CN, ĐT, GD | Hộ gia đình, cá nhân trong nước | Cộng đồng dân cư | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | UBND |
| (1) | (2) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 |
| |||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||
- Tái tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng trên núi đất | 1210 | |||||||||||
2 | Rừng trên núi đá | 1220 | |||||||||||
3 | Rừng trên đất ngập nước | 1230 | |||||||||||
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 | |||||||||||
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 | |||||||||||
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng - lá kim | 1314 | ||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 | |||||||||||
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 | |||||||||||
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||
XV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng giàu | 1410 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trung bình | 1420 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng nghèo | 1430 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 +Cột 13 +Cột 14 - Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010 | - Mã 1100 = Mã 1200 - Mã 1110 = Mã 1300 - Mã 1310 = Mã 1400 |
Biểu số 07: TỔNG HỢP TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: diện tích: ha;
Tỷ lệ che phủ: %
TT | Đơn vị | Tổng diện tích tự nhiên | Tổng diện tích có rừng | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | Phân loại theo mục đích sử dụng | Mục đích khác | Tỷ lệ che phủ rừng | ||||
Diện tích đã thành rừng | Diện tích chưa thành rừng | Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
| Tổng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
Thông tin Cột 2 (Đơn vị): - Biểu toàn quốc: danh sách đơn vị tổng hợp là cấp Tỉnh; - Biểu tỉnh: danh sách đơn vị tổng hợp là cấp huyện - Biểu huyện: danh sách đơn vị là cấp xã - Biểu xã và chủ rừng nhóm II: danh sách đơn vị là tiểu khu, không tính tỷ lệ che phủ cho tiểu khu (chỉ tính đến xã) | Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 = Cột 8 + Cột 12 Cột 8 = Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 Cột 13 = (Cột 5 + Cột 6)*100/Cột 3 |
Biểu số 08: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI
Xã: .................................... Huyện: .................................... Tỉnh: ....................................
Đơn vị tính: ha
TT | Loài cây | Tổng | Phân theo cấp tuổi | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Biểu số 09: TRỮ LƯỢNG RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI
Xã: .................................... Huyện: .................................... Tỉnh: ....................................
Đơn vị tính: Gỗ: m3; tre, nứa: 1000 cây
TT | Loài cây | Tổng | Phần theo cấp tuổi | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Biểu số 10: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG QUẢN LÝ DIỆN TÍCH RỪNG
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã
Đơn vị tính: ha
TT | Tình trạng sử dụng | Tổng | BQL rừng ĐD | BQL rừng PH | Tổ chức kinh tế | Lực lượng vũ trang | Tổ chức KH và CN; ĐT, GD | Hộ gia đình, cá nhân trong nước | Cộng đồng dân cư | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | UBND |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) |
| TỔNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | ĐÃ GIAO ĐẤT VÀ GIAO RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Không có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
1.2 | Rừng trồng | ||||||||||
1.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
2 | Đang có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
2.2 | Rừng trồng | ||||||||||
2.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
II | ĐÃ GIAO ĐẤT, CHƯA GIAO RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Không có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
1.2 | Rừng trồng | ||||||||||
1.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
2 | Đang có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
2.2 | Rừng trồng | ||||||||||
2.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
III | ĐÃ GIAO RỪNG, CHƯA GIAO ĐẤT |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Không có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
1.2 | Rừng trồng | ||||||||||
1.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
2 | Đang có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
2.2 | Rừng trồng | ||||||||||
2.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
IV | CHƯA GIAO ĐẤT, CHƯA GIAO RỪNG |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Không có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
1.2 | Rừng trồng | ||||||||||
1.3 | Diện tích chưa có rừng | ||||||||||
2 | Đang có tranh chấp |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2.1 | Rừng tự nhiên | ||||||||||
2.2 | Rừng trồng | ||||||||||
2.3 | Diện tích chưa có rừng |
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Biểu số 11. HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG CHO CHỦ RỪNG NHÓM I
1. Thông tin về chủ rừng:
Tỉnh: Xã: Tên chủ quản lý:
Huyện: Thôn/bản: Tên chủ sử dụng:
2. Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp
TT | Thông tin thửa đất | Thông tin về rừng và đất lâm nghiệp | Mục đích sử dụng (chức năng) | Thời hạn sử dụng (năm) | ||||||||||||
Số tờ bản đồ địa chính | Số hiệu | Tiểu khu | Khoảnh | hồ | Diện tích (ha) | Đất có rừng | Đất không có rừng | |||||||||
Rừng tự nhiên | Rừng trồng | |||||||||||||||
Trạng thái | Trữ lượng | Loài cây | Năm trồng | Trữ lượng (TN: 1000 cây, Gỗ: m3) | Trạng thái | Loài cây ưu thế | ||||||||||
Gỗ (m3) | Tre, nứa (1000 cây) | |||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
Đại diện chủ rừng
| Đại diện UBND
|
Ghi chú:
- Trữ lượng tính m3/lô đối với rừng gỗ;
- Số cây/lô đối với rừng tre nứa.
3. Sơ đồ vị trí
SƠ ĐỒ VỊ TRÍ CÁC LÔ RỪNG CỦA CHỦ RỪNG NHÓM 1
Ghi chú:
Mỗi chủ rừng nhóm I có một sơ đồ vị trí các lô rừng:
- "1 - LĐLR” là tên lô rừng - Mã loại đất loại rừng theo Phụ lục I kèm theo Thông tư này;
- “6,0 ha - Hùng” là diện tích của lô rừng - tên của chủ rừng;
- Chủ rừng ông Hùng; vị trí tiếp giáp với các chủ rừng ông Tòng và ông Quân.
- Mẫu hồ sơ quản lý rừng áp dụng cho chủ quản lý nhóm I
Biểu số 12: HỒ SƠ QUẢN LÝ RỪNG CHO CHỦ RỪNG NHÓM II
1. Thông tin về chủ rừng:
Tỉnh: Xã: Tên chủ quản lý:
Huyện: Thôn/bản: Tên chủ sử dụng:
2. Thông tin chi tiết về rừng và đất lâm nghiệp
TT | Thông tin thửa đất | Thông tin về rừng và đất lâm nghiệp | Mục đích sử dụng (chức năng) | Thời hạn sử dụng (năm) | ||||||||||||
Số tờ bản đồ địa chính | Số hiệu | Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Diện tích (ha) | Đất có rừng | Đất không có rừng | |||||||||
Rừng tự nhiên | Rừng trồng | |||||||||||||||
Trạng thái | Trữ lượng | Loài cây | Năm trồng | Trữ lượng (TN: 1000 cây, Gỗ: m3) | Trạng thái | Loài cây ưu thế | ||||||||||
Gỗ (m3) | Tre, nứa (1000 cây) | |||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
Đại diện chủ rừng
| Đại diện UBND
|
Ghi chú: - Trữ lượng tính m3/lô đối với rừng gỗ;
- Số cây/lô đối với Rừng tre nứa.
3. Mỗi chủ quản lý trong hồ sơ có kèm theo một tờ bản đồ kiểm kê rừng với tỷ lệ theo quy định.
Biểu số 13: SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP XÃ
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP XÃ
TỈNH: ........................................................................ Mã: |
|
HUYỆN: ..................................................................... Mã: |
|
XÃ: ........................................................................... Mã: |
|
Quyển số |
|
Ngày ... tháng ... năm ..…...
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP XÃ
Xã: .................................... Huyện: .................................... Tỉnh: ....................................
Đơn vị tính: Gỗ (m3); tre nứa (nghìn cây)
TT | Tên chủ quản lý | Ngày tháng năm | Tiểu khu | Khoảnh | Thửa đất | Lô kiểm kê | Trữ lượng rừng | Mục đích sử dụng | Loại chủ quản lý | Ghi chú | ||||||
Số hiệu | Diện tích (ha) | Nguyên nhân thay đổi | Số hiệu lô | Diện tích (ha) | Trạng thái | Rừng trồng | ||||||||||
Loài cây | Năm trồng | |||||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm |
Biểu số 14. SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP HUYỆN
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP HUYỆN
TỈNH: ........................................................................ Mã: |
|
HUYỆN: ..................................................................... Mã: |
|
Quyển số |
|
Ngày ... tháng ... năm ..…...
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP HUYỆN
Tỉnh .................................... Huyện ....................................
TT | Xã | Tiểu khu | Khoảnh | Tên chủ quản lý | Thửa đất | Mục đích sử dụng | Loại chủ quản lý | Ghi chú | ||
Số hiệu | Diện tích | Kết quả giao đất, giao rừng | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm |
Biểu số 15. SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP TỈNH
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP TỈNH
Tỉnh ....................................
Tỉnh: .................................................................. Mã: |
|
Quyển số: |
|
Ngày ..... tháng .... năm ...........
SỔ QUẢN LÝ RỪNG CẤP TỈNH
Tỉnh……………………………….
TT | Huyện | Xã | Tiểu khu | Tên đơn vị, tổ chức | Thửa đất | Kết quả giao đất giao rừng | Mục đích sử dụng | Loại chủ quản lý | Ghi chú | |
Số hiệu | Diện tích (ha) | |||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) |
Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm
| Ngày tháng năm |
Biểu số 16: TRỮ LƯỢNG CÁC-BON RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
Xã: .................................... Huyện: .................................... Tỉnh: ....................................
Đơn vị tính: tấn
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | Mục đích khác | ||||||||||
Tổng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài - sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG, rừng giống QG | Tổng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát bay | Rừng chắn sóng, lấn biển | ||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (15) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) |
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 |
| |||||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng trên núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trên núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng trên đất ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||||||
- Rừng lá rộng - lá kim | 1314 | ||||||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||||||
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng giàu | 1410 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng trung bình | 1420 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng nghèo | 1430 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 11+ Cột 17 + Cột 18; - Cột 5 = Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 - Cột 11 = Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 | - Mã 1100 = Mã 1200 - Mã 1110 = Mã 1300 - Mã 1310 = Mã 1400 |
Biểu số 17: TRỮ LƯỢNG CÁC-BON RỪNG PHÂN THEO LOẠI CHỦ QUẢN LÝ
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã
Đơn vị tính: Tấn
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | BQL rừng ĐD | BQL rừng PH | Tổ chức kinh tế | Lực lượng vũ trang (công an) | Lực lượng vũ trang (quân đội) | Tổ chức KH và CN, ĐT, GD | Hô gia đình, cá nhân trong nước | Cộng đồng dân cư | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | UBND |
| (1) | (2) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | - | |||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | - | |||||||||||
- Tái tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng trên núi đất | 1210 | |||||||||||
2 | Rừng trên núi đá | 1220 | |||||||||||
3 | Rừng trên đất ngập nước | 1230 | |||||||||||
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng - lá kim | 1314 | ||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 | |||||||||||
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 | |||||||||||
4 | Rừng cau dừa | 1340 | |||||||||||
IV | RỪNG GỖ TỰ NHIÊN PHÂN THEO TRỮ LƯỢNG | 1400 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng giàu | 1410 | |||||||||||
2 | Rừng trung bình | 1420 | |||||||||||
3 | Rừng nghèo | 1430 | |||||||||||
4 | Rừng nghèo kiệt | 1440 | |||||||||||
5 | Rừng chưa có trữ lượng | 1450 |
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 + Cột 14 - Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010 | - Mã 1100 = Mã 1200 - Mã 1110 = Mã 1300 - Mã 1310 = Mã 1400 |
HỆ THỐNG BIỂU THEO DÕI DIỄN BIẾN RỪNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 16/2023/TT-BNNPTNT ngày 15 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Báo cáo thông tin biến động về diện tích rừng của chủ rừng | |
Diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng phân theo mục đích sử dụng | |
Diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng phân theo chủ rừng và tổ chức được giao quản lý | |
Tổng hợp tỷ lệ che phủ rừng | |
Tổng hợp diễn biến diện tích rừng và diện tích chưa thành rừng theo các nguyên nhân | |
Diện tích rừng trồng phân theo loài cây và cấp tuổi |
Biểu số 01: BÁO CÁO THÔNG TIN BIẾN ĐỘNG VỀ DIỆN TÍCH RỪNG CỦA CHỦ RỪNG
Chủ rừng: ....................................
Xã .................................... Huyện .................................... Tỉnh ....................................
Đơn vị tính: ha
TT | Tiểu khu | Khoảnh | Lô | Trạng thái trước biến động | Nguyên nhân thay đổi | Ngày tháng thay đổi | Đặt tên lô mới có trạng thái thay đổi | Trạng thái sau biến động | Diện tích biến động (ha) | Rừng trồng | Mục đích sử dụng | Ghi chú | |
Loài cây | Năm trồng | ||||||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
| Ngày tháng năm |
Ghi chú:
- Cột 2, Cột 3, Cột 4: Ghi theo bản đồ kết quả kiểm kê rừng, hồ sơ quản lý rừng.
- Cột 5: Ghi theo kết quả kiểm kê rừng hoặc kết quả theo dõi diễn biến rừng năm trước.
- Cột 6: Ghi các nguyên nhân biến động tăng, giảm diện tích rừng tại Điều 37 Thông tư số 33/2018/TT-BNNPTNT.
- Cột 8: Đặt tên cho các lô mới sau khi khoanh tách trạng thái thay đổi từ lô ở cột 4.
- Cột 9: Ghi ký hiệu trạng thái rừng sau biến động theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cột 13: Ghi loại rừng theo mục đích sử dụng (đặc dụng, phòng hộ và sản xuất)
Biểu số 02: DIỆN TÍCH RỪNG VÀ DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG PHÂN THEO MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG
NĂM...
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Diện tích đầu kỳ | Diện tích thay đổi | Diện tích cuối kỳ | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | Mục đích khác | ||||||||||
Tổng | Vườn quốc gia | Khu dự trữ thiên nhiên | Khu bảo tồn loài sinh cảnh | Khu bảo vệ cảnh quan | Khu NC, TNKH, vườn TVQG, rừng giống QG | Tổng | Đầu nguồn | Rừng bảo vệ nguồn nước | Rừng phòng hộ biên giới | Rừng chắn gió, chắn cát bay | Rừng chắn sóng, lấn biển | ||||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) | (17) | (18) | (19) | (20) |
| Diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng | 0000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||||||||
- Rừng ngập nước | 1233 | ||||||||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||||||||
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | 1314 | ||||||||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng cau dừa | 1340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
IV | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích đã trồng cây rừng | 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Diện tích có cây tái sinh | 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Diện tích khác | 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp | Ngày tháng năm |
Ghi chú:
- Cột 6 = Cột 4 + Cột 5 = Cột 7 + Cột 13+ Cột 19 + Cột 20
- Cột 5: Diện tích giảm ghi số âm; diện tích tăng ghi số dương
- Cột 7 = Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12
- Cột 13 = Cột 14 + Cột 15 + Cột 16 + Cột 17 + Cột 18
- Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010
- Mã 1100 = Mã 1200
- Mã 1110 = Mã 1300
NĂM...
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Tổng | BQL rừng ĐD | BQL rừng PH | Tổ chức kinh tế | Lực lượng vũ trang (công an) | Lực lượng vũ trang (quân đội) | Tổ chức KH và CN; ĐT, GD | Hộ gia đình, cá nhân trong nước | Cộng đồng dân cư | Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài | UBND |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) |
| Diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng | 0000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | 1314 | ||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng cau dừa | 1340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích đã trồng cây rừng | 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Diện tích có cây tái sinh | 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Diện tích khác | 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 +Cột 13 +Cột 14
- Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010
- Mã 1100 = Mã 1200
- Mã 1110 = Mã 1300
Biểu số 04: TỔNG HỢP TỶ LỆ CHE PHỦ RỪNG
NĂM...
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: diện tích: ha; Tỷ lệ che phủ: %
TT | Đơn vị | Tổng diện tích tự nhiên | Tổng diện tích có rừng | Rừng tự nhiên | Rừng trồng | Phân loại theo mục đích sử dụng | Mục đích khác | Tỷ lệ che phủ rừng | ||||
Diện tích đã thành rừng | Diện tích đã trồng chưa thành rừng | Tổng | Đặc dụng | Phòng hộ | Sản xuất | |||||||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) |
Tổng | ||||||||||||
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
Thông tin Cột 2 (Đơn vị): - Biểu toàn quốc: danh sách đơn vị tổng hợp là cấp Tỉnh; - Biểu tỉnh: danh sách đơn vị tổng hợp là cấp huyện - Biểu huyện: danh sách đơn vị là cấp xã - Biểu xã, chủ rừng nhóm II: danh sách đơn vị là tiểu khu, không tính tỷ lệ che phủ cho tiểu khu (chỉ tính đến xã, chủ rừng nhóm II) Cột 7: Diện tích đã trồng cây rừng nhưng chưa đạt các tiêu chí thành rừng | Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 = Cột 8 + Cột 12 Cột 8 = Cột 9+Cột 10+Cột 11 Cột 13 = (Cột 5+Cột 6)*100/Cột 3 |
Biểu số 05: TỔNG HỢP DIỄN BIẾN DIỆN TÍCH RỪNG VÀ DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG THEO CÁC NGUYÊN NHÂN
NĂM...
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: ha
TT | Phân loại rừng | Mã | Diện tích thay đổi | Trồng rừng | Rừng trồng đủ tiêu chí thành rừng | Khoanh nuôi tái sinh đủ tiêu chí thành rừng | Khai thác rừng | Cháy rừng | Phá rừng trái pháp luật | Chuyển mục đích sử dụng | Thay đổi do sâu bệnh hại rừng, lốc xoáy, hạn hán, lũ lụt, sạt lở, băng tuyết... | Cải tạo rừng tự nhiên | Nguyên nhân khác tăng diện tích rừng | Nguyên nhân khác giảm diện tích rừng | Nguyên nhân khác không làm thay đổi diện tích rừng |
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) | (9) | (10) | (11) | (12) | (13) | (14) | (15) | (16) |
| Diện tích rừng và diện tích đã trồng cây rừng | 0000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
I | RỪNG PHÂN THEO NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH | 1100 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng tự nhiên | 1110 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng nguyên sinh | 1111 | ||||||||||||||
- Rừng thứ sinh | 1112 | ||||||||||||||
2 | Rừng trồng | 1120 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Trồng mới trên đất chưa có rừng | 1121 | ||||||||||||||
- Trồng lại sau khai thác rừng trồng | 1122 | ||||||||||||||
- Tái sinh sau khai thác rừng trồng. | 1123 | ||||||||||||||
II | RỪNG PHÂN THEO ĐIỀU KIỆN LẬP ĐỊA | 1200 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng núi đất | 1210 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Rừng núi đá | 1220 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng ngập nước | 1230 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng ngập mặn | 1231 | ||||||||||||||
- Rừng ngập phèn | 1232 | ||||||||||||||
- Rừng ngập nước ngọt | 1233 | ||||||||||||||
4 | Rừng trên cát | 1240 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
III | RỪNG TỰ NHIÊN PHÂN THEO LOÀI CÂY | 1300 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Rừng gỗ tự nhiên | 1310 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Rừng lá rộng thường xanh và nửa rụng lá | 1311 | ||||||||||||||
- Rừng lá rộng rụng lá | 1312 | ||||||||||||||
- Rừng lá kim | 1313 | ||||||||||||||
- Rừng hỗn giao cây lá rộng và cây lá kim | 1314 | ||||||||||||||
2 | Rừng tre nứa | 1320 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Rừng hỗn giao gỗ và tre nứa | 1330 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 | Rừng cau dừa | 1340 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
V | DIỆN TÍCH CHƯA THÀNH RỪNG | 2000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Diện tích đã trồng cây rừng | 2010 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | Diện tích có cây tái sinh | 2020 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 | Diện tích khác | 2030 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp
| Ngày tháng năm
|
Ghi chú:
- Cột 4 = Cột 5 của Biểu số 02 - Cột 4 = Cột 5 + Cột 6 + Cột 7 + Cột 8 + Cột 9 + Cột 10 + Cột 11 + Cột 12 + Cột 13 +Cột 14 +Cột 15 - Cột 8: Diện tích rừng khai thác hợp pháp - Diện tích giảm ghi số âm; diện tích tăng ghi số dương | - Mã 0000 = Mã 1100 + Mã 2010 - Mã 1100 = Mã 1200 - Mã 1110 = Mã 1300 |
Biểu số 06: DIỆN TÍCH RỪNG TRỒNG PHÂN THEO LOÀI CÂY VÀ CẤP TUỔI
NĂM...
Toàn quốc/tỉnh/huyện/xã/chủ rừng nhóm II
Đơn vị tính: ha
TT | Loài cây | Tổng | Phân theo cấp tuổi | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |||
(1) | (2) | (3) | (4) | (5) | (6) | (7) | (8) |
Người tổng hợp | Ngày tháng năm |
- 1Công văn số 1265/KL-THTK về việc chuẩn bị hội nghị sơ kết công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp do Cục Kiểm lâm ban hành
- 2Thông báo 362/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và tổng kết 4 năm thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016 do Văn phòng chính phủ ban hành
- 3Công văn 4392/BNN-KL năm 2023 triển khai theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Văn bản hợp nhất 10/VBHN-BNNPTNT năm 2024 hợp nhất Thông tư quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Công văn số 1265/KL-THTK về việc chuẩn bị hội nghị sơ kết công tác theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp do Cục Kiểm lâm ban hành
- 2Công ước quốc tế về buôn bán các loại động, thực vật hoang dã nguy cấp (CITES)
- 3Thông báo 362/TB-VPCP năm 2017 kết luận của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng tại Hội nghị triển khai Chương trình mục tiêu phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016-2020 và tổng kết 4 năm thực hiện dự án Tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc giai đoạn 2013-2016 do Văn phòng chính phủ ban hành
- 4Luật Lâm nghiệp 2017
- 5Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 6Nghị định 83/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 156/2018/NĐ-CP hướng dẫn Luật Lâm nghiệp
- 7Nghị định 105/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 8Công văn 4392/BNN-KL năm 2023 triển khai theo dõi diễn biến rừng và công bố hiện trạng rừng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 9Thông tư 05/2024/TT-BNNPTNT quy định về định mức kinh tế - kỹ thuật điều tra rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Thông tư 16/2023/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định về điều tra, kiểm kê và theo dõi diễn biến rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 16/2023/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 15/12/2023
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Quốc Trị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 45 đến số 46
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra