- 1Luật Đất đai 1993
- 2Nghị định 9-CP năm 1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh
- 3Nghị định 91-CP về Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên
- 4Luật đất đai sửa đổi 1998
- 5Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 6Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
- 7Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 71/2000/TB-VPCP | Hà Nội, ngày 06 tháng 6 năm 2000 |
THÔNG BÁO
CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ SỐ 71/2000/TB-VPCP NGÀY 06 THÁNG 6 NĂM 2000 Ý KIẾN CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÂN CÔNG, PHÂN CẤP VÀ UỶ QUYỀN THỰC HIỆN CHỨC NĂNG QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC BỘ, NGÀNH
Thực hiện Kế hoạch của Chính phủ triển khai Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ban hành kèm theo Quyết định số 207/1999/QĐ-TTg ngày 25/10/1999 của Thủ tướng Chính phủ, trong khi chuẩn bị ban hành đề án chung về phân công, phân cấp giữa Trung ương và địa phương, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo Văn phòng Chính phủ tiến hành rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành về quản lý nhà nước để kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định hiện hành liên quan đến thẩm quyền của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, nhằm giảm bớt những công việc sự vụ dồn lên Thủ tướng Chính phủ; đồng thời, để mỗi Bộ, ngành thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của mình trong quản lý hành chính nhà nước.
Sau khi xem xét Tờ trình số 1193/VPCP-CCHC ngày 31/3/2000 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã có ý kiến chỉ đạo như sau:
Giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành trên cơ sở rà soát lại những quy định hiện hành có liên quan, chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ dự thảo văn bản sửa đổi, bổ sung các quy định không còn phù hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định; trước hết trong các lĩnh vực cụ thể sau đây:
1. Lĩnh vực quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
1.1. Về bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước:
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng quy chế về bổ sung vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2000, để làm căn cứ cho việc giải quyết những trường hợp xin bổ sung vốn. Tinh thần của quy chế mới là: việc điều hành vốn xxây dựng cơ bản thực hiện đúng trong khuôn khổ kế hoạch được duyệt hàng năm. Trường hợp cần thiết phải bổ sung thì Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định một lần vào tháng 7 hàng năm.
1.2. Về gia hạn thời gian thanh toán vốn đầu tư xxây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các Bộ liên quan xây dựng quy chế, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong tháng 7 năm 2000 trong đó quy định rõ những trường hợp nào được gia hạn thanh toán, và giao cụ thể cho các Bộ, các ngành thực hiện. Quy chế mới được xây dựng trên nguyên tắc là: khối lượng xây dựng cơ bản thuộc ngân sách Nhà nước đã nghiệm thu đến ngày 31 tháng 12 năm trước thì được thanh toán đến hết tháng 01 năm sau; Bộ trưởng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ trưởng các Bộ có liên quan để xem xét quyết định và chịu trách nhiệm về việc thanh toán này.
1.3. Về điều hành vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước:
Việc cho vay từ Quỹ Hỗ trợ phát triển do Quỹ thực hiện phải theo đúng đối tượng và các điều kiện được quy định tại Nghị định số 43/1999/NĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ. Từ nay, các Bộ, ngành và địa phương có nhu cầu vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước gửi đề nghị trực tiếp cho Quỹ Hỗ trợ phát triển để xử lý theo quy định; chỉ những trường hợp vượt thẩm quyền thì Quỹ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
2. Về việc bổ sung vốn ngân sách Nhà nước
Giao Bộ Tài chính xây dựng ngay và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy chế về bổ sung ngân sách Nhà nước, hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho các tổ chức không phải là đối tượng ngân sách, theo nguyên tắc:
- Nếu bổ sung từ nguồn vốn dự phòng của ngân sách Trung ương thì thực hiện theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và Nghị định số 87/CP ngày 19/12/1996 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật (từ 1 tỷ đồng trở xuống do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định; từ trên 1 tỷ đồng, Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong hai trường hợp: thiên tai, hoả hoạn và trường hợp phát sinh nhu cầu cấp thiết);
- Nếu bổ sung đột xuất không lấy từ nguồn dự phòng ngân sách Trung ương thì Bộ Tài chính tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ quyết định;
- Đối với các đề nghị về hỗ trợ, tài trợ kinh phí cho tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (không phải là đối tượng ngân sách), Bộ Tài chính phối hợp với các cơ quan liên quan xem xét xử lý theo thẩm quyền; chỉ những trường hợp vượt thẩm quyền thì Bộ mới trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Về khoanh nợ, xoá nợ vay ngân hàng
Giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xxây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành trong tháng 7 năm 2000 cơ chế xxử lý khoanh nợ, xoá nợ và hỗ trợ Ngân hàng Thương mại có khó khăn về tài chính khi xử lý nợ, theo nguyên tắc:
- Đối với nợ quá hạn phải khoanh hoặc xoá thuộc đối tượng cho vay thương mại của Ngân hàng Thương mại thì Ngân hàng Nhà nước Việt Nam xem xét, quyết định. Trong trường hợp Ngân hàng Thương mại có khó khăn về tài chính cần sự hỗ trợ của Nhà nước thì Ngân hàng Nhà nước tổng hợp, lấy ý kiến cơ quan liên quan, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
- Đối với nợ quá hạn phải khoanh hoặc xoá thuộc khoản cho vay theo chương trình, dự án, đối tượng theo chỉ định của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và cơ quan liên quan xác minh, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Từ nay về sau các Bộ, ngành và địa phương phải thực hiện đúng cơ chế tín dụng quy định tại Nghị định số 43/1999/QĐ-CP ngày 29/6/1999 của Chính phủ. Việc cho vay theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ chỉ được thực hiện đối với những trường hợp xét thấy thật cần thiết.
4. Về xử lý các vấn đề thuế
- Việc miễn, giảm thuế phải thực hiện theo đúng quy định của các Luật thuế.
- Giao Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan chủ trì, phối hợp với Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Thương mại xử lý từng trường hợp cụ thể việc cưỡng chế đối với các doanh nghiệp còn nợ thuế xuất nhập khẩu.
- Đối với việc giãn nợ, khoanh nợ, xoá nợ thuế đối với những doanh nghiệp có khó khăn do nhưng nguyên nhân khách quan, Bộ Tài chính xây dựng cơ chế quản lý trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, theo nguyên tắc: Bộ trưởng Bộ Tài chính xử lý và chịu trách nhiệm đối với từng trường hợp cụ thể trên cơ sở những quy định chung.
5. Về vấn đề xuất khẩu gạo, nhập khẩu phân bón
Trong năm 2000, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Thương mại quyết định việc bổ sung đầu mối xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón (Công văn số 192/CP-KTTH ngày 29/02/2000 của Văn phòng Chính phủ).
Từ năm 2001, bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo và bỏ việc quy định đầu mối xuất khẩu gạo và nhập khẩu phân bón.
Bộ Thương mại chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan xây dựng cơ chế kiểm soát và bảo đảm ổn định thị trường, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định trong quý III năm 2000.
6. Về vấn đề quản lý vùng nước, cảng biển
Giao Bộ Giao thông vận tải xây dựng và trình Chính phủ trong quý III năm 2000:
- Đề án sửa đổi Quy chế về quản lý hoạt động tại cảng biển và các khu vực hàng hải ở Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 13/CP ngày 25/02/1994 của Chính phủ theo hướng giao cho Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định việc cho phép tàu thuyền nước ngoài đến Việt Nam hoặc quá cảnh Việt Nam để đến nước thứ ba; Thủ tướng Chính phủ chỉ xem xét, quyết định đối với tàu quân sự nước ngoài;
- Đề án sửa đổi Quy chế Đăng ký tàu biển và thuyền viên (Điều 6.3) ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 23/8/1997 của Chính phủ theo hướng giao Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải xem xét quyết định và chịu trách nhiệm việc cho phép đăng ký tại Việt Nam tàu trên 15 tuổi mua từ nước ngoài.
7. Lĩnh vực đất đai
7.1. Ngoài việc sửa đổi, bổ sung các Điều 23, 24, 25 Luật Đất đai (Công văn số 1319/CP-NN ngày 15/12/1999 của Văn phòng Chính phủ), nay giao Tổng cục Địa chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan khẩn trương chuẩn bị dự thảo sửa đổi, bổ sung tiếp Điều 19 của Luật Đất đai năm 1993, khoản 7 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, theo hướng: đối với các dự án sản xuất kinh doanh của tư nhân, tổ chức kinh tế không phải doanh nghiệp nhà nước, chủ đầu tư tự quyết định đầu tư và chịu trách nhiệm về hiệu quả sản xuất kinh doanh của mình; nếu có nhu cầu giao đất hoặc thuê đất để thực hiện dự án thì báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền của địa phương nơi xin đất để được chấp thuận về nội dung dự án và địa điểm, diện tích của dự án.
Bộ Tư pháp báo cáo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho phép đưa vào chương trình làm luật của Quốc hội năm 2000 hoặc 2001 để sớm được thông qua việc sửa đổi, bổ sung trên đây.
7.2. Đối với đất quốc phòng, an ninh
Hiện nay, theo Nghị định số 09/CP ngày 12/02/1996 của Chính phủ, việc thu hồi và giao đất quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Do đó, có nhiều trường hợp thu hồi hoặc giao đất quốc phòng, an ninh chỉ trên vài nghìn mét vuông thậm chí dưới 1000 m2 cũng phải do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Để khắc phục tình trạng này, giao Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các Bộ có liên quan nghiên cứu để sửa đổi Điều 11 của Nghị định 09/CP cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay, đồng thời để nâng cao trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý đất theo lãnh thổ và báo cáo Chính phủ trong tháng 8 năm 2000.
8. Lĩnh vực quản lý doanh nghiệp
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Ban Đổi mới quản lý doanh nghiệp Trung ương và các cơ quan có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Điều lệ mẫu về tổ chức và hoạt động của Tổng công ty nhà nước ban hành kèm theo Nghị định số 39/CP ngày 27/6/1995 của Chính phủ theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các Bộ trong quản lý nhà nước, khắc phục chế độ Bộ chủ quản; trình Chính phủ trong quý III năm 2000.
9. Về vấn đề đối ngoại
9.1. Về quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ (NGO) và Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
Giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chuẩn bị trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 6 năm 2000 Đề án sửa đổi Quyết định số 28/1999/QĐ-TTg ngày 23/02/1999 của Thủ tưởng Chính phủ và Đề án sửa đổi Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997của Chính phủ theo hướng phân cấp mạnh hơn cho các Bộ, ngành, địa phương để bảo đảm quản lý tốt và có hiệu quả các nguồn vốn viện trợ phát triển của các tổ chức phi Chính phủ và của các Chính phủ nước ngoài.
9.2. Về việc nhập khẩu ô tô đã được ghi trong các dự án, các chương trình thuộc diện ODA:
Giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tính toán nhu cầu ngay từ khi xây dựng, phê duyệt dự án. Khi dự án đã được phê duyệt, các Bộ, ngành chức năng chủ động xử lý, không phải trình Thủ tướng Chính phủ.
9.3. Về việc tham gia hội nghị, hội thảo và phê duyệt hiệp định:
Giao Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chuẩn bị đề án sửa đổi Quyết định số 236/1999/QĐ-TTg ngày 24/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM), trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 7 năm 2000, theo nguyên tắc:
- Bãi bỏ việc Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ xin Thủ tướng cho phép dự các cuộc họp cấp tương đương trong khuôn khổ ASEAN, APEC, ASEM, các tổ chức quốc tế khác mà nước ta là thành viên. Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế về nghĩa vụ của các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ tham gia các hội nghị, cuộc họp cùng cấp trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc Chính phủ chỉ cần báo cáo để Thủ tướng biết là mình đi họp. Chỉ trong trường hợp Thủ tướng yêu cầu không đi họp thì Văn phòng Chính phủ mới ra thông báo ý kiến của Thủ tướng.
- Bãi bỏ việc xin phép Thủ tướng Chính phủ về tổ chức tại Việt Nam các hội nghị, cuộc họp làm việc cấp chuyên viên, cấp Thứ trưởng, Bộ trưởng ASEAN, APEC, ASEM... Khi đến lượt Việt Nam đăng cai theo quy định của tổ chức quốc tế nêu trên, Bộ trưởng, thủ trưởng ngành liên quan chủ động thực hiện nghĩa vụ đăng cai và tổ chức các cuộc họp của các tổ chức quốc tế ngành đó mà không phải xin phép Thủ tướng. Các Bộ, ngành đăng cai, tổ chức các cuộc họp tai Việt Nam xây dựng kế hoạch hàng năm, căn cứ quy định hiện hành của Nhà nước, làm việc trực tiếp với Bộ Tài chính để bố trí kinh phí thực hiện.
- Bãi bỏ việc Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành xin phép Thủ tướng Chính phủ cho phép giữ chức Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch, chủ trì cuộc họp cấp tương đương trong khuôn khổ các tổ chức quốc tế. Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải đảm nhiệm chức danh đó khi đến lượt và theo thoả thuận của các nước thành viên tổ chức quốc tế.
- Bãi bỏ việc Bộ trưởng, Thủ trưởng ngành xin Thủ tướng Chính phủ cho ý kiến chỉ đạo triển khai thực hiện chính những điều mà Thủ tướng đã phê duyệt để phía Việt Nam nhất trí với các Bộ trưởng các nước thành viên tổ chức quốc tế. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ phải chủ động triển khai thực hiện các cam kết quốc tế trong phạm vi thẩm quyền. Đối với những nội dung mới phát sinh, hoặc nội dung có liên quan đến nhiều Bộ, ngành khác, nếu các Bộ, ngành không thống nhất ý kiến, không giải quyết được thì mới báo cáo để Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
10. Về vấn đề giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Căn cứ Điều 26 Luật Khiếu nại, tố cáo và Nghị định số 67/1999/NĐ-CP ngày 07/8/1999 của Chính phủ (Điều 14) quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo, Thanh tra Nhà nước được uỷ quyền giải quyết các khiếu nại thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ. Các Bộ, ngành có trách nhiệm chủ động tiếp nhận các khiếu nại và kiểm tra, đôn đốc việc giải quyết những việc thuộc thẩm quyền của mình để có xác minh, kết luận và chỉ kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định những việc đặc biệt phức tạp liên quan đến nhiều địa phương, nhiều lĩnh vực quản lý nhà nước.
Đối với đơn, thư gửi đến Thủ tướng Chính phủ, cho phép Văn phòng Chính phủ lọc ra trong số đó những đơn thư mà cơ quan có thẩm quyền đã có quyết định cuối cùng nhưng phát hiện có vi phạm pháp luật gây thiệt hại đến lợi ích Nhà nước và quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, hay việc khiếu tố kéo dài mà không được các cơ quan có thẩm quyền giải quyết hoặc những trường hợp thật cần thiết để báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo.
Đi đôi với cách giải quyết trên, giao Thanh tra Nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi Luật Khiếu nại, tố cáo theo hướng mở rộng quyền hạn và phạm vi giải quyết cho Toà Hành chính.
11. Về một số vấn đề liên quan đến pháp chế
11.1. Thủ tướng Chính phủ đã uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Tư pháp trình Chủ tịch nước về việc cho thôi quốc tịch Việt Nam. Bộ Tư pháp chuẩn bị trình Chính phủ trong tháng 7 năm 2000 đề án sửa đổi khoản 1 Điều 24 Nghị định số 104/1998/NĐ-CP ngày 31/12/1998 của Chính phủ, trên tinh thần: từ nay Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, ký tờ trình Chủ tịch nước và chịu trách nhiệm, không phải trình xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ.
11.2. Đối với đơn, thư của các Bộ, ngành, Uỷ ban nhân dân các tỉnh, doanh nghiệp, cá nhân gửi đến Thủ tướng Chính phủ khiếu nại về việc thi hành án dân sự, từ nay cho phép Văn phòng Chính phủ làm công văn chuyển thẳng đến Bộ Tư pháp để xem xét giải quyết như đã được quy định trong Pháp lệnh Thi hành án dân sự, không phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
11.3. Việc cử người tham gia các Ban soạn thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định, được thực hiện theo Nghị định số 101/CP ngày 23/9/1997. Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chủ trì các dự án Luật, Pháp lệnh được uỷ quyền ra quyết định thành lập Ban Chỉ đạo soạn thảo. Thủ tướng chỉ quyết định thành lập Ban soạn thảo đối với nhưng dự án Luật, Pháp lệnh có liên quan đến nhiều Bộ, ngành.
Văn phòng Chính phủ xin thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ để các cơ quan có liên quan biết và thực hiện.
| Đoàn Mạnh Giao (Đã ký) |
- 1Quyết định 28/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 207/1999/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
- 4Công văn 6538/VPCP-CN năm 2021 về mô hình phân cấp, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Luật Đất đai 1993
- 2Nghị định 9-CP năm 1996 về chế độ quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh
- 3Nghị định 91-CP về Quy chế đăng ký tàu biển và thuyền viên
- 4Luật đất đai sửa đổi 1998
- 5Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 6Nghị định 104/1998/NĐ-CP hướng dẫn Luật Quốc tịch Việt Nam
- 7Quyết định 28/1999/QĐ-TTg về Quy chế quản lý và sử dụng viện trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
- 9Nghị định 67/1999/NĐ-CP hướng dẫn Luật Khiếu nại, tố cáo
- 10Quyết định 207/1999/QĐ-TTg về kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khoá VIII) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 11Nghị quyết 21/NQ-CP năm 2016 về phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Chính phủ ban hành
- 12Công văn 6538/VPCP-CN năm 2021 về mô hình phân cấp, phân quyền cho địa phương là cơ quan có thẩm quyền do Văn phòng Chính phủ ban hành
Thông báo số 71/2000/TB-VPCP về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ về một số vấn đề phân công, phân cấp và uỷ quyền thực hiện chức năng quản lý hành chính Nhà nước71/2000/TB-VPCP đối với các Bộ, ngành do Văn phòng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 71/2000/TB-VPCP
- Loại văn bản: Thông báo
- Ngày ban hành: 06/06/2000
- Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ
- Người ký: Đoàn Mạnh Giao
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/06/2000
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực