CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 43/1999/NĐ-CP | Hà Nội, ngày 29 tháng 6 năm 1999 |
NGHỊ ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 43/1999/NĐ-CP NGÀY 29 THÁNG 6 NĂM 1999 VỀ TÍN DỤNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CỦA NHÀ NƯỚC
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ,
NGHỊ ĐỊNH:
Chính phủ thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
1. Nghị định này quy định về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thông qua các hình thức:
a) Cho vay đầu tư;
b) Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
c) Bảo lãnh tín dụng đầu tư.
2. Việc huy động vốn trong và ngoài nước để cho vay trung hạn, dài hạn của các tổ chức tín dụng được thực hiện theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng.
Điều 3. Nguyên tắc tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
1. Chỉ hỗ trợ cho những dự án đầu tư Nhà nước cần khuyến khích, có hiệu quả kinh tế - xã hội, đảm bảo hoàn trả được vốn vay.
2. Một dự án có thể được hỗ trợ đồng thời bằng hình thức cho vay đầu tư và bảo lãnh tín dụng đầu tư.
3. Việc cho vay vốn đầu tư phải thực hiện theo đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của dự án.
4. Dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước phải được Quỹ hỗ trợ phát triển thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay và chấp thuận cho vay trước khi quyết định đầu tư.
Điều 4. Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
1. Tổng mức vốn đầu tư là toàn bộ chi phí đầu tư và xây dựng (kể cả vốn sản xuất ban đầu) và là giới hạn chi phí tối đa của dự án được duyệt.
2. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian từ khi nhận khoản vay đầu tiên đến thời điểm trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
3. Thời hạn ân hạn là khoảng thời gian chưa phải trả nợ gốc, từ khi khởi công xây dựng công trình hoặc mua sắm thiết bị đến khi hoàn thành đưa vào sản xuất kinh doanh.
4. Thời hạn trả nợ là thời gian từ khi dự án kết thúc thời hạn ân hạn cho đến khi trả hết nợ vay theo hợp đồng tín dụng.
5. Kỳ hạn trả nợ là khoảng thời gian quy định phải trả nợ trong thời hạn trả nợ.
6. Hợp đồng tín dụng là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước giữa Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được uỷ thác với chủ đầu tư.
7. Bảo lãnh tín dụng đầu tư là cam kết của Quỹ hỗ trợ phát triển với tổ chức tín dụng cho vay vốn về việc trả nợ đầy đủ, đúng hạn của bên đi vay. Trong trường hợp bên đi vay không trả được nợ hoặc trả không đủ nợ khi đến hạn, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ chịu trách nhiệm trả nợ thay cho bên đi vay.
8. Hợp đồng bảo lãnh là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về bảo lãnh tín dụng đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với bên được bảo lãnh.
9. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là việc Nhà nước thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển hỗ trợ một phần lãi suất cho chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án sau khi dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng.
10. Hợp đồng hỗ trợ lãi suất là hợp đồng kinh tế được ký bằng văn bản về hỗ trợ lãi suất sau đầu tư giữa Quỹ hỗ trợ phát triển với chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng để đầu tư dự án.
11. Tổ chức cho vay là Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc tổ chức tín dụng được Quỹ hỗ trợ phát triển uỷ thác cho vay.
Điều 5. Kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển là một bộ phận của kế hoạch đầu tư phát triển của Nhà nước, nhằm thực hiện những mục tiêu chiến lược về phát triển kinh tế - xã hội theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng; phản ánh đầy đủ các chỉ tiêu về nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức: cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư.
Điều 6. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước:
1. Vốn điều lệ của Quỹ hỗ trợ phát triển.
2. Vốn ngân sách nhà nước cấp hàng năm.
3. Vốn thu hồi nợ hàng năm.
4. Vốn từ phát hành Trái phiếu Chính phủ.
5. Vốn vay nợ, viện trợ nước ngoài của Chính phủ dùng để cho vay lại.
6. Vốn do Quỹ hỗ trợ phát triển huy động:
a) Vay các Quỹ: Tích lũy trả nợ nước ngoài, Tiết kiệm bưu điện, Bảo hiểm xã hội;
b) Huy động khác theo quy định của pháp luật.
7. Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để đáp ứng cho các nhu cầu:
1. Cho vay đầu tư;
2. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư;
3. Thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh tín dụng đầu tư;
4. Trả nợ vốn vay.
1. Những dự án đầu tư tại các vùng khó khăn theo quy định hiện hành của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) thuộc các ngành sau đây:
a) Sản xuất điện; khai thác khoáng sản (trừ dầu khí, nước khoáng, vàng, đá quý); hoá chất cơ bản; phân bón; thuốc trừ sâu vi sinh;
b) Chế tạo máy công cụ, máy động lực phục vụ nông nghiệp;
c) Xây dựng cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thuỷ sản, xây dựng cơ sở làm muối;
d) Sản xuất hàng xuất khẩu, đặc biệt là các dự án sử dụng nhiều lao động;
đ) Trồng rừng nguyên liệu tập trung; trồng cây công nghiệp dài ngày, cây ăn quả;
e) Cơ sở hạ tầng về giao thông, cấp nước, nhà ở có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.
2. Các dự án nuôi trồng thuỷ hải sản, chăn nuôi bò sữa.
3. Các dự án thực hiện chủ trương của Chính phủ về xã hội hoá y tế, giáo dục, văn hoá, thể dục thể thao.
4. Các dự án có sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cho vay lại.
5. Một số chương trình, dự án đầu tư khác theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
1. Đối với dự án:
a) Thuộc đối tượng quy định tại
b) Đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của Nhà nước;
2. Đối với chủ đầu tư:
a) Chủ đầu tư là tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới công nghệ thiết bị thì chủ đầu tư phải có tình hình tài chính rõ ràng, bảo đảm khả năng thanh toán và chi trả;
c) Có phương án sản xuất, kinh doanh có lãi;
d) Đối với tài sản hình thành bằng vốn vay thuộc đối tượng mua bảo hiểm bắt buộc, thì chủ đầu tư phải cam kết mua bảo hiểm tài sản trong suốt thời hạn vay vốn tại một công ty bảo hiểm được phép hoạt động hợp pháp tại Việt Nam;
e) Thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay tại
Thời hạn cho vay được xác định theo khả năng thu hồi vốn phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng dự án và khả năng trả nợ của chủ đầu tư nhưng tối đa là 10 năm. Trường hợp đặc biệt vay trên 10 năm, do Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định.
1. Lãi suất cho vay là 9%/năm. Khi lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tăng, giảm 10%, Thủ tướng Chính phủ quyết định điều chỉnh lãi suất cho vay.
2. Đối với một dự án, mức lãi suất vay vốn được xác định tại thời điểm ký hợp đồng tín dụng và được giữ nguyên trong suốt thời hạn cho vay.
3. Lãi suất nợ quá hạn bằng 130% lãi suất cho vay trong hạn ghi trong hợp đồng tín dụng.
4. Số lãi phát sinh trong thời hạn ân hạn được xử lý như sau:
a) Đối với các dự án đầu tư để thành lập doanh nghiệp mới, chủ đầu tư chưa phải trả trong thời hạn ân hạn, mà được phân bổ trả đều trong các kỳ hạn trả nợ;
b) Đối với các dự án đầu tư mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư phải dùng các nguồn vốn hợp pháp để trả lãi vay trong thời hạn ân hạn.
Điều 13. Hồ sơ và trình tự thẩm định
1. Trước khi quyết định đầu tư, chủ đầu tư phải gửi Quỹ hỗ trợ phát triển các hồ sơ sau:
a) Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư phù hợp với các quy định của pháp luật về các vấn đề có liên quan đến dự án;
b) Phương án sản xuất kinh doanh và trả nợ vốn vay;
c) Riêng dự án mở rộng sản xuất, đổi mới thiết bị công nghệ, chủ đầu tư phải gửi báo cáo tài chính của doanh nghiệp 2 năm liên tục trước khi đầu tư;
Các tài liệu nói trên là bản chính.
2. Trong thời gian 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ thẩm định quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả lời bằng văn bản việc chấp thuận cho vay hoặc không cho vay.
Điều 14. Hồ sơ và trình tự vay vốn
1. Hồ sơ vay vốn gồm:
a) Đơn xin vay vốn;
b) Báo cáo nghiên cứu khả thi, hoặc báo cáo đầu tư đã được thông qua theo quy định của pháp luật;
c) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
d) Văn bản chấp thuận cho vay của Quỹ hỗ trợ phát triển;
đ) Tổng dự toán hoặc dự toán hạng mục công trình.
Các tài liệu nói trên là bản chính; riêng các tài liệu nêu tại điểm (c), (d), (đ) có thể là bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ vay vốn quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển phải xem xét và thông báo cho chủ đầu tư bằng văn bản:
a) Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển cho vay trực tiếp thì Quỹ thông báo cho chủ đầu tư ký hợp đồng tín dụng với Quỹ;
b) Trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển ủy thác cho tổ chức tín dụng cho vay thì Quỹ thông báo cho chủ đầu tư ký hợp đồng tín dụng với tổ chức tín dụng được ủy thác. Trong trường hợp này, Quỹ hỗ trợ phát triển sẽ ký hợp đồng ủy thác với tổ chức tín dụng (trong đó, quy định nội dung ủy thác, quyền hạn và trách nhiệm của bên ủy thác và bên nhận ủy thác) và chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn cho tổ chức tín dụng được ủy thác; tổ chức nhận ủy thác không phải thẩm định lại phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án;
c) Hợp đồng tín dụng được ký một lần cho toàn bộ dự án, có chia ra từng năm theo tiến độ đầu tư và phải ghi rõ các nội dung: mục đích sử dụng vốn vay, cách thức và tiến độ giải ngân, số tiền vay, lãi suất, thời hạn vay, phương thức và thời hạn trả nợ, bảo đảm tiền vay và biện pháp xử lý tài sản bảo đảm tiền vay; quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Căn cứ hợp đồng tín dụng, hợp đồng giao thầu xây lắp, tư vấn, hợp đồng cung cấp vật tư thiết bị, dự toán và các chứng từ thanh toán hợp lệ, tổ chức cho vay giải ngân để thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành. Mỗi lần rút vốn vay, chủ đầu tư phải ký khế ước nhận nợ với tổ chức cho vay.
1. Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.
2. Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm tiền vay, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn vay. Trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ quyết định. Trong thời gian chưa trả hết nợ, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố các tài sản trên để vay vốn nơi khác.
3. Khi chủ đầu tư không trả được nợ, hoặc giải thể, phá sản, tổ chức cho vay được xử lý tài sản hình thành bằng vốn vay như đối với tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.
Điều 16. Quyết toán vốn đầu tư
1. Khi dự án hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng, chủ đầu tư có trách nhiệm lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản. Nội dung báo cáo quyết toán, trình tự lập, thẩm tra và phê duyệt (đối với dự án do doanh nghiệp nhà nước làm chủ đầu tư) báo cáo quyết toán thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức cho vay có trách nhiệm kiểm tra, xác nhận tổng số vốn đã cho vay, số dư nợ và số lãi phát sinh đến thời điểm dự án hoàn thành đưa vào sử dụng và nhận xét đánh giá tình hình quản lý sử dụng vốn vay để cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt báo cáo quyết toán.
1. Chủ đầu tư có trách nhiệm hoàn trả vốn vay cho tổ chức cho vay theo đúng hợp đồng tín dụng đã ký. Chủ đầu tư được dùng các nguồn sau đây để trả nợ:
a) Khấu hao hoặc nguồn thu phí sử dụng tài sản hình thành bằng vốn vay.
b) Lợi nhuận sau thuế và các nguồn vốn hợp pháp khác của chủ đầu tư.
2. Đến kỳ hạn trả nợ, nếu không trả được nợ và không được gia hạn thì tổ chức cho vay chuyển số nợ đến hạn không trả được sang nợ quá hạn và chủ đầu tư phải chịu lãi suất quá hạn.
Điều 18. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ
Trường hợp do nguyên nhân khách quan, chủ đầu tư không trả được nợ theo đúng thoả thuận được ghi trong hợp đồng tín dụng, thì có văn bản đề nghị kèm theo ý kiến của cấp quyết định đầu tư gửi tổ chức cho vay để xem xét điều chỉnh thời điểm trả nợ, gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ theo thẩm quyền quy định tại
Điều 19. Hợp đồng tín dụng chấm dứt khi:
1. Trả hết nợ vay;
2. Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 20. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cho vay
1. Quyền và nghĩa vụ của Quỹ hỗ trợ phát triển:
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp tài liệu chứng minh dự án đầu tư khả thi, khả năng tài chính của mình trước khi quyết định cho vay;
b) Thẩm định và chịu trách nhiệm về việc thẩm định phương án tài chính, phương án trả nợ của dự án. Nếu xét thấy không có hiệu quả, không có khả năng hoàn trả nợ vay, thì Quỹ có văn bản từ chối cho vay gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư;
c) Kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;
d) Chấm dứt việc cho vay, thu hồi nợ trước thời hạn khi phát hiện chủ đầu tư cung cấp thông tin sai sự thật, vi phạm hợp đồng tín dụng;
đ) Khởi kiện chủ đầu tư vi phạm hợp đồng tín dụng hoặc người bảo lãnh theo quy định của pháp luật;
e) Khi đến hạn trả nợ, nếu các bên không có thoả thuận khác mà chủ đầu tư không trả được nợ thì tổ chức cho vay được quyền phát mại tài sản hình thành bằng vốn vay và tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.
g) Điều chỉnh thời điểm trả nợ và kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay theo quy định tại Điều 18 và điểm (a)
h) Thực hiện cho vay đúng đối tượng, cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và theo quy định tại Nghị định này;
i) Thực hiện đúng thoả thuận trong hợp đồng tín dụng;
k) Lưu giữ bảo quản hồ sơ vay vốn phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức tín dụng nhận ủy thác:
a) Thực hiện theo các quy định tại các điểm (c), (d), (đ), (e), (i), (k) của khoản 1 Điều này;
b) Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ;
c) Thực hiện đúng hợp đồng ủy thác với Quỹ hỗ trợ phát triển.
Điêu 21. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư
1. Từ chối các yêu cầu của tổ chức cho vay không đúng với các quy định của pháp luật và các thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
2. Khiếu nại, khởi kiện việc vi phạm hợp đồng tín dụng của tổ chức cho vay theo quy định của pháp luật.
3. Cung cấp đầy đủ, kịp thời, trung thực các thông tin, tài liệu liên quan đến việc vay vốn, sử dụng vốn vay với tổ chức cho vay và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin, tài liệu đã cung cấp.
4. Sử dụng vốn vay đúng mục đích và thực hiện các nội dung khác đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
5. Trả nợ gốc và lãi vốn vay theo thoả thuận trong hợp đồng tín dụng.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật khi không thực hiện đúng những thoả thuận về việc trả nợ vay và thực hiện nghĩa vụ bảo đảm nợ vay đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.
Điều 22. Rủi ro và xử lý rủi ro
1. Các dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước bị rủi ro do các nguyên nhân khách quan được xử lý như sau:
a) Do chính sách nhà nước thay đổi, do biến động của giá cả thị trường trong và ngoài nước ngoài dự kiến đã tính toán trong dự án khả thi mà chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc trả nợ vay, thì được xem xét gia hạn nợ; miễn, giảm lãi tiền vay; khoanh nợ;
b) Do thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ làm mất tài sản, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận mà chủ đầu tư không trả được nợ, thì sau khi đã được nhận tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm (nếu có) được xem xét xoá một phần hoặc toàn bộ nợ vay. Trường hợp còn có khả năng trả nợ thì xử lý như điểm (a) khoản này.
2. Khoản bù đắp rủi ro quy định tại khoản 1 Điều này được lấy từ Quỹ dự phòng rủi ro của Quỹ hỗ trợ phát triển. Quỹ dự phòng rủi ro được trích 2% từ nguồn thu lãi cho vay hàng năm. Trường hợp Quỹ dự phòng rủi ro không đủ bù đắp thì Hội đồng quản lý Quỹ hỗ trợ phát triển báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
3. Thẩm quyền xử lý rủi ro:
a) Quỹ hỗ trợ phát triển quyết định gia hạn nợ, miễn, giảm lãi tiền vay;
b) Thủ tướng Chính phủ quyết định khoanh nợ, xoá nợ trên cơ sở đề nghị của Quỹ hỗ trợ phát triển.
MỤC 2: HỖ TRỢ LÃI SUẤT SAU ĐẦU TƯ
Điều 26. Điều kiện để được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
2. Dự án chưa được vay đầu tư, hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư bằng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3. Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận và ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
Điều 28. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Số tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được xác định bằng tổng số vốn đã vay đầu tư của tổ chức tín dụng nhân (x) với 50% mức lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước quy định tại
2. Việc cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư được thực hiện một năm một lần vào cuối năm trên cơ sở số nợ gốc chủ đầu tư đã trả cho tổ chức tín dụng.
3. Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư chấm dứt khi hết thời hạn cho vay ghi trong hợp đồng tín dụng.
Điều 29. Trình tự và thủ tục hỗ trợ lãi suất sau đầu tư
1. Để được xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển hồ sơ xin hỗ trợ lãi suất gồm:
a) Đơn xin hỗ trợ lãi suất;
b) Quyết định đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
c) Quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi);
d) Hợp đồng tín dụng.
Các giấy tờ quy định tại các điểm (b), (c) và (d) trên đây là bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
2. Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển xem xét, nếu chấp nhận thì làm thủ tục ký hợp đồng hỗ trợ lãi suất. Nếu không chấp nhận thì Quỹ có văn bản gửi chủ đầu tư; đồng thời phải có báo cáo giải trình và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình với cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư.
3. Để được cấp tiền hỗ trợ lãi suất, chủ đầu tư phải gửi cho Quỹ hỗ trợ phát triển:
a) Biên bản nghiệm thu bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sử dụng (bản chính);
b) Khế ước nhận nợ (bản sao có xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền);
c) Chứng từ gốc trả nợ trong năm của chủ đầu tư cho tổ chức tín dụng cho vay vốn.
4. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều này, Quỹ hỗ trợ phát triển làm thủ tục cấp tiền hỗ trợ lãi suất cho chủ đầu tư.
MỤC 3: BẢO LÃNH TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
Điều 31. Chủ đầu tư muốn được bảo lãnh phải có đủ các điều kiện sau đây:
1. Đã được tổ chức tín dụng thẩm định cho vay và có văn bản yêu cầu bảo lãnh.
2. Được Quỹ hỗ trợ phát triển chấp thuận phương án tài chính, phương án trả nợ vốn vay.
3. Phải có tài sản bảo đảm cho bảo lãnh theo quy định dưới đây:
a) Đối với chủ đầu tư là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh, chủ đầu tư được dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh.
b) Đối với chủ đầu tư không phải là doanh nghiệp nhà nước, khi được bảo lãnh, ngoài việc dùng tài sản hình thành bằng vốn vay để bảo đảm cho bảo lãnh, phải có tài sản thế chấp trị giá tối thiểu bằng 50% mức vốn được bảo lãnh. Trường hợp đặc biệt, do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Trong thời hạn bảo lãnh, chủ đầu tư không được cho, tặng, chuyển nhượng, bán hoặc thế chấp, cầm cố tài sản đó để vay vốn nơi khác.
1. Mức bảo lãnh đối với một dự án bằng mức vốn vay của tổ chức tín dụng trong tổng mức đầu tư của dự án, nhưng tối đa không vượt mức quy định của Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi).
2. Tổng mức bảo lãnh cho các dự án trong năm của Quỹ hỗ trợ phát triển không vượt quá tổng số vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong năm đó.
1. Đơn xin bảo lãnh của chủ đầu tư và văn bản của tổ chức tín dụng yêu cầu bảo lãnh;
2. Hồ sơ dự án xin bảo lãnh theo quy định tại điểm (b), (c) khoản 1 Điều 13 và điểm (b), (c), (đ)
3. Văn bản thẩm định cho vay của tổ chức tín dụng.
1. Quỹ hỗ trợ phát triển và chủ đầu tư ký kết hợp đồng bảo lãnh, trong đó quy định rõ số tiền được bảo lãnh, thời hạn bảo lãnh, phí bảo lãnh, các hình thức bảo đảm cho khoản bảo lãnh; quyền, nghĩa vụ của các bên và các cam kết khác được các bên thoả thuận phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hợp đồng bảo lãnh chấm dứt khi:
a) Chủ đầu tư được bảo lãnh đã hoàn trả hết nợ cho tổ chức tín dụng hoặc cho Quỹ hỗ trợ phát triển (trong trường hợp Quỹ hỗ trợ phát triển phải trả nợ thay);
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 40. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh và bên được bảo lãnh
1. Quyền và nghĩa vụ của bên bảo lãnh (Quỹ hỗ trợ phát triển ):
a) Yêu cầu chủ đầu tư cung cấp các tài liệu theo quy định tại
b) Yêu cầu chủ đầu tư phải có tài sản bảo đảm cho việc bảo lãnh theo quy định tại
c) Thu phí dịch vụ bảo lãnh quy định tại
d) Phối hợp với tổ chức tín dụng cho vay vốn kiểm tra, giám sát quá trình vay vốn, sử dụng vốn vay và trả nợ của chủ đầu tư;
đ) Từ chối bảo lãnh nếu không đủ điều kiện bảo lãnh;
e) Thực hiện đầy đủ cam kết trong thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh.
2. Quyền và nghĩa vụ của bên được bảo lãnh (chủ đầu tư):
a) Yêu cầu Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện các cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;
b) Cung cấp đầy đủ các thông tin và tài liệu liên quan đến việc bảo lãnh theo yêu cầu của Quỹ hỗ trợ phát triển và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin và tài liệu nói trên;
c) Thực hiện đầy đủ cam kết trong hợp đồng bảo lãnh;
d) Chịu sự kiểm tra, giám sát của Quỹ hỗ trợ phát triển đối với các hoạt động liên quan đến việc bảo lãnh.
QUYỀN HẠN VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Điều 41. Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ
1. Quyết định chương trình mục tiêu và chính sách hỗ trợ đầu tư.
2. Quyết định nguồn vốn và tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước trong từng thời kỳ kế hoạch; quyết định danh mục và mức vốn cho vay các dự án nhóm A.
3. Giao cho Quỹ hỗ trợ phát triển các chỉ tiêu kế hoạch về nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo các hình thức hỗ trợ (cho vay đầu tư, hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, bảo lãnh tín dụng đầu tư) và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực và vùng.
4. Quyết định bổ sung, sửa đổi chính sách và biện pháp điều hành thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
Điều 42. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
1. Căn cứ mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng và trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ quyết định giao kế hoạch hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển về nguồn vốn, tổng mức vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước có phân theo các hình thức hỗ trợ đầu tư và theo cơ cấu ngành, lĩnh vực, vùng trong kỳ kế hoạch.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan liên quan và kết quả thẩm định của Quỹ hỗ trợ phát triển về phương án tài chính và phương án trả nợ; thẩm định và trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án nhóm A; trình Thủ tướng Chính phủ quyết định danh mục và mức vốn cho vay thuộc các dự án nhóm A.
3. Cân đối nguồn vốn ngân sách nhà nước cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Công bố rộng rãi và cập nhật các thông tin về quy hoạch, chiến lược và định hướng phát triển ngành, vùng, sản phẩm; về thị trường trong và ngoài nước, và các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển của Nhà nước.
5. Kiểm tra việc thực hiện các chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước, qua đó kiến nghị, đề xuất với Chính phủ bổ sung, sửa đổi các chính sách khuyến khích và hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
1. Hướng dẫn Quỹ hỗ trợ phát triển và các tổ chức liên quan trong việc huy động các nguồn vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
2. Phát hành Trái phiếu Chính phủ huy động vốn cho tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.
3. Bố trí vốn ngân sách nhà nước hàng năm cho Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiện các hình thức hỗ trợ đầu tư phát triển của Nhà nước.
4. Kiểm tra, giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển trong việc vay vốn, nhận nợ và trả nợ các nguồn vốn huy động; sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước để cho vay đầu tư, cấp tiền hỗ trợ lãi suất sau đầu tư, trả nợ thay bảo lãnh tín dụng đầu tư.
5. Trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các chính sách, cơ chế tài chính, huy động và sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; giám sát Quỹ hỗ trợ phát triển ban hành văn bản hướng dẫn về nghiệp vụ của Quỹ.
Điều 44. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng có liên quan đến tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước theo quy định của pháp luật và chỉ đạo các tổ chức tín dụng huy động vốn để cho vay trung, dài hạn phục vụ chính sách phát triển kinh tế của Nhà nước trong từng thời kỳ về phục vụ định hướng chuyển dịch cơ cấu và các chương trình kinh tế, các ngành mũi nhọn; phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển, thực hiện nhận ủy thác cho vay, cho vay các dự án được Quỹ hỗ trợ phát triển bảo lãnh và hỗ trợ lãi suất sau đầu tư.
1. Công bố rộng rãi quy hoạch, kế hoạch định hướng phát triển và các quy trình, quy phạm tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật của ngành, lĩnh vực, sản phẩm, vùng lãnh thổ và các thông tin cần thiết khác trong từng thời kỳ kế hoạch làm cơ sở xây dựng và thẩm định các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư.
2. Quyết định theo thẩm quyền thành lập các doanh nghiệp nhà nước để làm chủ đầu tư các dự án được Nhà nước hỗ trợ đầu tư. Xem xét và có ý kiến bằng văn bản về các vấn đề có liên quan đến các dự án đầu tư thuộc nhóm A làm cơ sở cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
3. Chỉ đạo, kiểm tra các chủ đầu tư triển khai thực hiện đầu tư theo đúng quy định của Nhà nước về đầu tư, đảm bảo tiến độ và hoàn trả vốn vay theo đúng cam kết của hợp đồng tín dụng.
4. Phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển giải quyết hậu quả đối với các dự án bị đình chỉ hoặc không trả được nợ vay thuộc phạm vi trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Tổ chức và hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển thực hiện theo quy định của Chính phủ.
BÁO CÁO, THANH TRA, KIỂM TRA VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 49. Thanh tra, kiểm tra, báo cáo
1. Tất cả các hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đều phải chịu sự thanh tra, kiểm tra của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
2. Tuỳ theo tình hình cụ thể của từng dự án, việc thanh tra, kiểm tra có thể thực hiện ở từng khâu hoặc ở tất cả các khâu của quá trình đầu tư xây dựng, sản xuất - kinh doanh và hoàn trả vốn vay.
3. Thủ trưởng các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc kiểm tra, giám sát quá trình triển khai thực hiện tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước đối với dự án của chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý.
4. Hàng tháng vào ngày 20 và theo quy định về báo cáo định kỳ, Quỹ hỗ trợ phát triển tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển, đồng thời gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê.
ư1. Chủ đầu tư được Nhà nước hỗ trợ đầu tư nếu vi phạm các quy định của Nghị định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại về tài sản thì phải bồi thường và xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người quyết định đầu tư sai về chủ trương đầu tư, gây hậu quả nghiêm trọng về kinh tế - xã hội, môi trường thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
3. Quỹ hỗ trợ phát triển, tổ chức tín dụng nếu vi phạm hợp đồng tín dụng, hợp đồng hỗ trợ lãi suất, hợp đồng bảo lãnh thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 51. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2000.
Điều 52. Đối với các dự án vay vốn tín dụng của Nhà nước trước ngày Nghị định này có hiệu lực, được thực hiện tiếp các điều khoản đã ghi trong hợp đồng tín dụng và các quyết định trước đây của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 53. Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Nghị định này theo chức năng và thẩm quyền.
Phan Văn Khải (Đã ký) |
- 1Quyết định 41/2005/QĐ-BTC về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 67/2005/QĐ-BTC bổ sung Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 146/1999/QĐ-TTg về việc huy động nguồn vốn để cân đối kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 918 HTPT/BL-HTLS ngày 30/05/2002 của Quỹ Hỗ trợ Phát triển về đối tượng hỗ trợ LSSĐT theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP
- 5Quyết định 211/1999/QĐ-TTg về lãi suất vay vốn trồng rừng nguyên liệu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 1406/HTPT/KHNV của Quỹ hỗ trợ phát triển về việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2001
- 7Công văn 918 HTPT/BL-HTLS của Quỹ hỗ trợ phát triển về việc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP
- 8Thông tư 14/2003/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 128/2002/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng VN sản xuất cấu kiện, vật liệu làm nhà ở cho các hộ dân vùng ngập lũ ở ĐBSCL và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên do Bộ Tài chính ban hành
- 9Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Chính phủ ban hành
- 11Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước
- 12Thông tư 63/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 13Thông tư 89/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 1Quyết định 41/2005/QĐ-BTC về lãi suất cho vay tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ tài chính ban hành
- 2Quyết định 67/2005/QĐ-BTC bổ sung Danh mục dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 3Quyết định 146/1999/QĐ-TTg về việc huy động nguồn vốn để cân đối kế hoạch tín dụng đầu tư của Nhà nước năm 1999 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Công văn số 918 HTPT/BL-HTLS ngày 30/05/2002 của Quỹ Hỗ trợ Phát triển về đối tượng hỗ trợ LSSĐT theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 6Nghị định 87-CP năm 1997 về Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 7Nghị định 90/1998/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý vay và trả nợ nước ngoài
- 8Quyết định 211/1999/QĐ-TTg về lãi suất vay vốn trồng rừng nguyên liệu công nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Công văn về việc xây dựng kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển năm 2001
- 10Công văn 1406/HTPT/KHNV của Quỹ hỗ trợ phát triển về việc thực hiện kế hoạch tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2001
- 11Công văn 918 HTPT/BL-HTLS của Quỹ hỗ trợ phát triển về việc đối tượng hỗ trợ lãi suất sau đầu tư theo Nghị định số 35/2002/NĐ-CP
- 12Thông tư 14/2003/TT-BTC hướng dẫn Quyết định 128/2002/QĐ-TTg về chính sách ưu đãi đối với Tổng công ty xuất nhập khẩu xây dựng VN sản xuất cấu kiện, vật liệu làm nhà ở cho các hộ dân vùng ngập lũ ở ĐBSCL và các hộ đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ ở các tỉnh Tây Nguyên do Bộ Tài chính ban hành
- 13Chỉ thị 29/2003/CT-TTg về chấn chỉnh quản lý đầu tư và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Nghị quyết số 01/2004/NQ-CP về một số giải pháp chủ yếu cần tập trung chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch và ngân sách nhà nước năm 2004 do Chính phủ ban hành
- 15Thông tư 63/2004/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 106/2004/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 16Thông tư 89/2004/TT-BTC hướng dẫn xử lý rủi ro vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
Nghị định 43/1999/NĐ-CP về tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước
- Số hiệu: 43/1999/NĐ-CP
- Loại văn bản: Nghị định
- Ngày ban hành: 29/06/1999
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: 08/08/1999
- Số công báo: Số 29
- Ngày hiệu lực: 01/01/2000
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực