Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 947/QĐ-UBND | Điện Biên, ngày 08 tháng 12 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 của Chính phủ về việc phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre;
Căn cứ Thông tư số 116/2006/TT-BNN , ngày 18/12/2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Thông tư số 113/2006/TT-BTC ngày 28/12/2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung về ngân sách Nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn theo Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/7/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 28/4/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 11/2011/QĐ-TTg ngày 18/02/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội, quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu.
Căn cứ Nghị quyết số 349/NQ-HĐND ngày 28/11/2014 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên về việc thông qua Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
Xét Tờ trình số 1771/TTr-SNN ngày 07/11/2014 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tờ trình số 1336/TTr-SKHĐT-NN ngày 07/11/2014 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Quan điểm, phương hướng, mục tiêu phát triển
1.1. Quan điểm, phương hướng phát triển
- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo từng thời kỳ của tỉnh; gắn phát triển ngành nghề nông thôn với phát triển du lịch.
- Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, đồng thời phát triển thêm các ngành nghề mới, làng nghề mới, những ngành nghề sử dụng nhiều lao động; trong đó tập trung ưu tiên phát triển một số ngành nghề chính: Chế biến nông lâm sản, dệt may, mây tre đan, mộc, sửa chữa, cơ khí nhỏ, vận tải....
- Không phát triển dàn trải, xây dựng các mô hình phát triển bền vững để tiến hành nhân rộng khi hội đủ các điều kiện. Xây dựng hình ảnh của ngành nghề nông thôn, xây dựng thương hiệu sản phẩm gắn liền với bản sắc văn hóa của Điện Biên.
- Huy động mọi nguồn lực, trong đó chú trọng xã hội hóa để kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề nông thôn; tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, đề án, dự án của Nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp để phát triển ngành nghề nông thôn.
- Phát triển ngành nghề nông thôn gắn với quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, chuyển từ lao động thủ công sang lao động kĩ thuật có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn hiệu quả kinh tế với bảo vệ môi trường, bảo tồn và phát triển những di sản văn hóa truyền thống, bản sắc văn hóa các dân tộc và khôi phục, bảo tồn phát triển làng nghề truyền thống của địa phương; gắn phát triển ngành nghề nông thôn với phong trào xây dựng nông thôn mới tại các xã, bản.
1.2. Mục tiêu quy hoạch ngành nghề nông thôn đến 2020 và định hướng đến năm 2030
- Giai đoạn 2014 - 2020: Tăng trưởng bình quân đạt 12 - 15%/năm; đến năm 2030 tăng trưởng bình quân từ 10 - 10,5%/năm.
- Mục tiêu về giá trị sản xuất theo nhóm ngành nghề (theo giá so sánh 2010):
+ Chế biến bảo quản nông lâm thủy sản đến năm 2020 đạt khoảng 3.035 - 3.111 tỷ đồng và đến năm 2030 đạt khoảng 7.588 - 8.227 tỷ đồng.
+ Sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, cơ khí nhỏ đến năm 2020 đạt khoảng 517 - 552 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 1.600 - 1.710 tỷ đồng.
+ Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ đến năm 2020 đạt khoảng 77 - 79 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 194 - 229 tỷ đồng.
+ Xây dựng, vận tải trong nội bộ xã, liên xã đến năm 2020 đạt khoảng 145 -146 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 363 - 425 tỷ đồng.
+ Dịch vụ và ngành nghề khác đến năm 2020 đạt khoảng 450 - 452 tỷ đồng; đến năm 2030 đạt khoảng 1.108 - 1.305 tỷ đồng.
2. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn theo nhóm ngành
2.1. Quy hoạch các loại ngành nghề
a) Bảo quản và chế biến nông, lâm, thủy sản
- Chế biến lương thực: Bao gồm chế biến gạo, ngô, đến năm 2020 xây dựng thêm 5 cơ sở sấy với tổng công suất 30 - 35 ngàn tấn/năm.
- Xây dựng nhà máy chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy sản tại thành phố Điện Biên Phủ và thị xã Mường Lay.
- Chế biến sản phẩm cây công nghiệp:
+ Chế biến chè (tại huyện Tủa Chùa): xây dựng thêm 2 xưởng chế biến bán công nghiệp, công suất trên 0,5 tấn búp tươi/ngày, 1 xưởng chế biến công nghiệp công suất 5 tấn búp tươi/ngày;
+ Chế biến cà phê: Xây dựng 2 xưởng chế biến cà phê ướt tại xã Chung Chải, huyện Mường Nhé (công suất 8 tấn/giờ) và tại xã Mường Nhé (công suất 20 tấn/giờ); xây dựng 2 nhà máy chế biến cà phê nhân xuất khẩu tại huyện Mường Ảng; định hướng đến năm 2030 xây dựng một nhà máy chế biến cà phê tinh để cung cấp cho người tiêu dùng cả nước, Quốc tế biết đến cà phê Arabica Điện Biên.
+ Chế biến cao su: Xây dựng các nhà máy chế biến cao su ở xã Mường Pồn huyện Điện Biên công suất 6.000 tấn/năm, nhà máy ở xã Mường Mùn, huyện Tuần Giáo công suất 4.000 tấn/năm, nhà máy ở xã Mường Toong huyện Mường Nhé công suất 7.000 tấn/năm, nhà máy ở xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ công suất 3.000 tấn/năm.
- Bảo quản và chế biến thịt gia súc: Đến năm 2020 ở tất cả các trung tâm huyện, thị xã được bố trí khu giết mổ tập trung, đối với thành phố Điện Biên Phủ triển khai đầu tư xây dựng 01 cơ sở giết mổ tập trung.
- Chế biến lâm sản: Tập trung triển khai trồng rừng để cung cấp nguyên liệu cho hai nhà máy sản xuất ván dăm và gỗ ghép thanh tại huyện Tuần Giáo và huyện Điện Biên. Không mở thêm các cơ sở chế biến sản phẩm gỗ và sản phẩm đồ gỗ ngoài trời.
- Nuôi trồng thủy sản: Đến năm 2020 diện tích nuôi trên hồ nhỏ đạt 850 ha, năng suất nuôi cá hồ đạt 200 kg/ha, sản lượng đạt 172 tấn/năm. Nuôi cá lồng trên hồ thủy điện Sơn La: Sử dụng công nghệ lồng lưới, đến năm 2020 số lồng nuôi cá ước đạt 500 lồng.
b) Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, dệt may, cơ khí
- Tập trung vào các mặt hàng như: Đồ gỗ nội thất và gỗ xây dựng; Đồ gỗ mỹ nghệ; sản xuất các loại ván nhân tạo. Đối với nghề mây tre đan: Tập trung sản xuất các mặt hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ, chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quy định để tạo sản phẩm xuất khẩu.
- Sản xuất mặt hàng dệt may: Tạo điều kiện phát triển các cơ sở gia công may mặc quần áo âu phục, trang phục của các dân tộc ở các huyện, đào tạo và xây dựng làng nghề, khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm.
- Sản xuất cơ khí nhỏ: Đến năm 2020, xây dựng trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí công suất 5.000 sản phẩm quy đổi/năm tại thành phố Điện Biên Phủ. Xây dựng xưởng sản xuất nông cụ và sửa chữa cơ khi tại huyện Tuần Giáo, thị xã Mường Lay công suất 12.000 sản phẩm quy đổi/năm. Giai đoạn 2021 - 2030 xây dựng trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa cơ khí công suất 8.000 sản phẩm quy đổi/năm tại thành phố Điện Biên Phủ, huyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên. Xây dựng xưởng sản xuất nông cụ và sửa chữa cơ khí tại huyện Tuần Giáo, thị xã Mường Lay, huyện Điện Biên công suất 16.000 sản phẩm quy đổi/năm.
c) Sản xuất hàng hóa thủ công mỹ nghệ
Giai đoạn từ nay đến năm 2020 tập trung cho các cơ sở tại thành phố Điện Biên Phủ nhằm đáp ứng nhu cầu trên địa bàn và xuất khẩu sang nước bạn Lào. Giai đoạn 2021-2030: Xây dựng tại mỗi xã (hoặc liên xã) có sản phẩm chế biến để có sản phẩm bán ra thị trường.
d) Xây dựng, vận tải phục vụ sản xuất và đời sống cư dân nông thôn
Từ nay đến năm 2020, mỗi xã có 1 - 2 cơ sở hoặc hợp tác xã hoạt động, thu hút khoảng 1.300 lao động, đến năm 2030 có khoảng 350 cơ sở và thu hút khoảng 2.800 lao động.
e) Dịch vụ và các ngành nghề khác
Khuyến khích phát triển các loại hình hợp tác xã thương mại; đặc biệt là hợp tác xã thương mại - dịch vụ... Tại một số địa phương trong tỉnh có thể phát triển thêm một số ngành nghề như: nuôi chim cảnh; gây, nuôi cá cảnh...
2.2. Quy hoạch phát triển các làng nghề
Tiếp tục ưu tiên duy trì và phát triển mở rộng quy mô chủng loại sản phẩm của các làng nghề hiện có, không phát triển tràn lan các làng nghề theo phong trào, quy hoạch phát triển các làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, như sau:
- Huyện Điện Biên: Phát triển thêm nghề làm giấy dó tại làng nghề truyền thống dệt thổ cẩm bản Na Sang II (khi dự án khoa học làm giấy dó triển khai thành công). Đối với làng nghề xã Nà Tấu: Phát triển vùng nguyên liệu tại địa phương, phát triển thêm nghề làm miến dong.
- Huyện Tủa Chùa: Xây dựng làng nghề truyền thống thêu ren thổ cẩm ở thôn Tà Là Cáo, xã Sính Phình vào năm 2015, trên cơ sở mở rộng quy mô số hộ tham gia thêu ren thổ cẩm ở thôn Tà Là Cáo, để đủ tiêu chuẩn công nhận làng nghề truyền thống. Xây dựng, phát triển làng nghề truyền thống, chăm sóc chế biến chè cổ thụ kết hợp du lịch tại xã Sín Chải và xã Tả Sìn Thàng.
- Huyện Mường Chà: Quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu song, mây ở xã Huổi Lèng, xã Hừa Ngài để cung cấp đủ nguyên liệu cho các làng nghề mây tre đan ở các xã: Pa Ham (Bản Hua Mức); xã Mường Mươn (Bản Púng Giắt); xã Hừa Ngài; xã Na Sang (Bản Hin 1, bản Hin 2 và bản Co Đứa); xã Huổi Mí (Bản Pa Ít và bản Huổi Pấng).
- Thị xã Mường Lay: Xây dựng làng nghề mây tre đan tại phường Sông Đà; cơ sở sản xuất và chế biến dong riềng; cơ sở trồng và chế biến nấm; làng nghề sản xuất Khẩu Xén.
- Thành phố Điện Biên Phủ: Khôi phục lại làng nghề dệt thổ cẩm tại bản Him Lam 2.
- Huyện Điện Biên Đông: Khôi phục lại làng nghề dệt thổ cẩm ở xã Mường Luân.
2.3. Phát triển các cụm công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Tuân thủ và kế thừa “Quy hoạch cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Điện Biên đến năm 2020, định hướng đến năm 2025” để triển khai các dự án phát triển ngành nghề nông thôn đảm bảo phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh theo từng giai đoạn.
3. Vốn và nguồn vốn đầu tư
3.1. Vốn đầu tư: Dự kiến tổng kinh phí trực tiếp đầu tư cho phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2030 là 377 tỷ đồng, trong đó:
- Giai đoạn 2015-2020 là 149,55 tỷ đồng (bình quân 25 tỷ/năm).
- Giai đoạn 2021-2030 là 227,45 tỷ đồng (bình quân 22,74 tỷ/năm).
3.2. Nguồn vốn đầu tư: Huy động từ nhiều nguồn, trong đó được chia thành 2 nguồn chính:
- Nguồn vốn ngân sách chiếm 80,97%, (gồm ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương).
+ Thực hiện theo Quyết định số 132/2001/QĐ-TTg của Thủ Tướng Chính phủ về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển cơ sở hạ tầng ở các điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tập trung (xây dựng đường, điện, san lấp mặt bằng, công trình nước).
+ Thực hiện theo Nghị định số 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
- Nguồn vốn khác chiếm 19,03% (nguồn vốn tự có của người sản xuất, nguồn vốn của các xã viên, nguồn vốn vay và huy động từ nguồn khác).
4. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch
4.1. Giải pháp về vốn
Nguồn vốn đầu tư theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm” huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau, kêu gọi các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành nghề nông thôn; tranh thủ sự hỗ trợ từ các chương trình, chính sách, đề án, dự án của Nhà nước (xã hội hóa nguồn vốn)
4.2. Giải pháp về tài chính, tín dụng
- Thực hiện xã hội hóa trong đầu tư xây dựng, khai thác cơ sở hạ tầng.
- Tạo điều kiện cho các cơ sở ngành nghề nông thôn vay vốn trung và dài hạn với lãi suất ưu đãi.
- Có chính sách cởi mở thu hút đầu tư từ các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
- Thành lập quỹ hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn.
- Phối hợp với các tổ chức tín dụng áp dụng linh hoạt Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn.
4.3. Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm
a) Về thị trường
+ Thị trường nội tỉnh: Phát triển mạng lưới tiêu thụ dựa trên tiềm năng du lịch của tỉnh. Tăng cường quảng bá tiếp thị, tổ chức thi chất lượng sản phẩm...
+ Thị trường ngoại tỉnh: Duy trì các thị trường truyền thống như Hà Nội, Lai Châu, Sơn La. Đẩy mạnh giao lưu với các tỉnh trong nước
+ Thị trường xuất khẩu: Định hướng chủ yếu là thị trường Trung Quốc, 3 tỉnh Bắc Lào, tỉnh Nan của Thái Lan. Xây dựng mối liên kết và giao lưu kinh tế và văn hóa giữa Điện Biên và các thành phố có lịch sử lâu đời như: Kyoto (Nhật Bản), Bắc Kinh (Trung Quốc)...
- Về chất lượng sản phẩm: Xây dựng bộ tiêu chuẩn cho các sản phẩm ngành nghề nông thôn Điện Biên căn cứ tiêu chuẩn TCVN của Việt Nam và tham khảo tiêu chuẩn của các thị trường xuất khẩu để định hướng mục tiêu cho các mặt hàng xuất khẩu. Tất cả các sản phẩm phát triển theo hướng công nghệ sạch và thân thiện với môi trường.
- Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm có thế mạnh của tỉnh như: Gạo Điện Biên, hàng thổ cẩm, rượu sâu chít, mật ong...
b) Xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm
- Đào tạo nâng cao năng lực và kỹ năng kinh doanh xuất khẩu; tổ chức, tham gia hội chợ triển lãm; tổ chức khảo sát thị trường, giao dịch thương mại ở nước ngoài; xây dựng các chính sách ưu tiên cho các sản phẩm làng nghề, ngành nghề nông thôn được giới thiệu, quảng bá tại các lễ hội, các điểm du lịch trong tỉnh.
- Tổ chức định kỳ các hội chợ về sản phẩm ngành nghề nông thôn, nơi trình diễn các giá trị văn hóa phi vật thể của mảnh đất và con người Điện Biên.
- Tổ chức cho các doanh nghiệp có tiềm năng, cán bộ chủ chốt của tỉnh, ngành đi khảo sát thị trường mục tiêu, cụ thể là thị trường Trung Quốc, Lào, Thái Lan, Nhật Bản, thị trường Châu Âu.
- Xây dựng trang web và tài liệu bằng nhiều thứ tiếng để giới thiệu các sản phẩm ngành nghề nông thôn; xây dựng cơ sở dữ liệu về sản phẩm ngành nghề nông thôn, các làng nghề.
4.4. Giải pháp về xử lý chất thải, vệ sinh môi trường
- Kiểm soát nghiêm ngặt chất xả thải, nguồn ô nhiễm trong sản xuất để đảm bảo tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích các cơ sở ngành nghề nông thôn đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ thiết bị để phát triển các sản phẩm sạch và thân thiện với môi trường, khuyến khích sử dụng nguồn nguyên liệu tái sinh.
- Đối với các lò sản xuất gạch, ngói, xi măng thủ công phải chuyển sang công nghệ không nung và bố trí cách xa khu dân cư.
-Đối với các cơ sở chế biến nông sản (tinh bột, bún, bánh tráng, bánh đa...); lò giết mổ gia súc, gia cầm... di dời xa khu dân cư và phải có hệ thống xử lý nước thải đảm bảo theo quy định.
4.5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực
- Thay đổi phương thức đào tạo cho từng loại đối tượng, đào tạo theo hợp đồng.
- Hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở ngành nghề nông thôn gửi lao động đi đào tạo tại các trường Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Trung tâm dạy nghề.
- Có chính sách thu hút các nghệ nhân; khuyến khích các cơ sở đào tạo mời các nghệ nhân trong và ngoài tỉnh tham gia giảng dạy, truyền nghề.
- Khuyến khích các làng nghề, cơ sở nghề truyền thống mở lớp đào tạo nghề cho lao động địa phương và các vùng lân cận theo các chính sách của Nhà nước quy định.
- Củng cố và phát triển hệ thống các trường, trung tâm dạy nghề theo chương trình phát triển nguồn nhân lực của tỉnh.
4.6. Giải pháp về cơ chế chính sách
Nghiên cứu, xây dựng, ban hành chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh Điện Biên, đặc biệt là chính sách vinh danh, công nhận làng nghề, nghệ nhân. Áp dụng linh hoạt Nghị định số 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn.
5. Hiệu quả của Quy hoạch
5.1. Hiệu quả kinh tế
Dự án được triển khai và tổ chức thực hiện sẽ tạo nên giá trị sản xuất của ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 khoảng 1.851,8 tỷ đồng (giá SS), tăng gấp 2,91 lần so với năm 2010, góp phần chuyển dịch dịch cơ cấu kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp.
5.2. Hiệu quả xã hội
Phát triển ngành nghề nông thôn sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 36,5 ngàn lao động vào năm 2020, góp phần nâng cao nhận thức của người dân trong việc phát triển kinh tế hộ, nâng cao thu nhập của hộ gia đình nông thôn, hạn chế các tệ nạn xã hội.
Năng suất lao động được tăng lên nhờ chuyển đổi phương thức tổ chức sản xuất. Qua đó, trình độ kỹ thuật, tay nghề được nâng cao theo hướng chuyên môn hóa, ý thức về bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao.
Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa các dân tộc, giới thiệu những nét văn hóa độc đáo của địa phương với các vùng miền trong nước và nước ngoài thông qua những hương vị, họa tiết, văn hoa được trang trí trên sản phẩm.
5.3. Hiệu quả Môi trường
Quy hoạch Phát triển ngành nghề nông thôn, khắc phục được vấn đề ô nhiễm môi trường nảy sinh nếu để phát triển tự phát, góp phần cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn (giao thông, điện, bưu chính viễn thông...).
Nhận thức về bảo vệ môi trường của người sản xuất được tăng cường thông qua tuyên truyền, kiểm tra. Phát triển các làng nghề gắn với du lịch, sẽ tạo điểm nhấn về cảnh quan môi trường. Qua đó, người dân sẽ có ý thức cao hơn trong việc bảo vệ môi trường sinh thái, môi trường sống của mình.
(Có Quy hoạch chi tiết kèm theo)
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Có trách nhiệm công bố công khai sau khi quy hoạch được phê duyệt; đăng tải thông tin Quy hoạch trên các phương tiện thông tin của tỉnh. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện từng năm đến năm 2020, và cả giai đoạn đến năm 2030.
Chủ động phối hợp với các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, UBND các huyện, thành phố tiến hành lập, trình duyệt và tổ chức thực hiện các dự án ưu tiên đầu tư theo tiến độ, kế hoạch đề ra.
Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc lập kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất dành cho hoạt động ngành nghề nông thôn.
Xây dựng kế hoạch chi tiết về: Truyền nghề, dạy nghề, bồi dưỡng đào tạo cán bộ quản lý ngành nghề nông thôn cho các cơ sở và Hợp tác xã, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc đối tượng là ngành nghề nông thôn ưu tiên phát triển. Xây dựng các vùng nguyên liệu cung cấp cho ngành nghề nông thôn.
2. Sở Công Thương
Tổ chức triển khai tốt Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21 tháng 5 năm 2012 của Chính phủ về khuyến công.
Hỗ trợ tìm kiếm, dự báo thị trường trong và ngoài nước, triển khai các chương trình xúc tiến thương mại, hướng dẫn, khuyến cáo những mặt hàng, sản phẩm thị trường có nhu cầu; hình thành các trung tâm giới thiệu sản phẩm ngành nghề nông thôn; quảng bá các sản phẩm ngành nghề nông thôn của tỉnh, trên các trang Web và phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sở Kế hoạch và Đầu Tư, Sở Tài chính
Cân đối, bố trí lồng ghép các nguồn vốn để triển khai thực hiện các dự án phát triển ngành nghề nông thôn; đồng thời xây dựng kế hoạch kêu gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư hợp pháp từ các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nông thôn trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài nguyên và Môi trường
Bố trí đủ quỹ đất cho phát triển ngành nghề nông thôn; Hướng dẫn và giám sát việc xây dựng hệ thống công trình xử lý vệ sinh môi trường.
5. Sở Lao động, Thương binh và Xã hội
Phối hợp với sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công Thương, UBND các huyện, thành phố xây dựng và triển khai kế hoạch đào tạo nghề.
6. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện dự án tập hợp tư liệu về nghề truyền thống, làng nghề truyền thống. Xây dựng dự án bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống, phát triển làng nghề gắn với du lịch.
7. Các sở liên quan
Trong phạm vi quyền hạn, chức năng và nhiệm vụ được giao có kế hoạch phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố để thực hiện các nội dung trong Quy hoạch này.
8. UBND các huyện, thị xã, thành phố
Xây dựng kế hoạch chi tiết phát triển ngành nghề nông thôn ở huyện, thị xã, thành phố; chỉ đạo các phòng, ban chức năng và các xã, thị trấn đề ra các chỉ tiêu và giải pháp cụ thể giúp các hộ ngành nghề, các cơ sở sản xuất khai thác hợp lý, hiệu quả mọi tiềm năng sẵn có ở địa phương tạo ra nhiều sản phẩm và việc làm cho người lao động.
Xây dựng kế hoạch cụ thể khôi phục và phát triển nghề - nghề truyền thống; làng nghề - làng nghề truyền thống. Lồng ghép các chương trình triển khai thực hiện trên địa bàn (huyện - xã,..) nhằm hỗ trợ cho phát triển ngành nghề nông thôn.
Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm khuyến khích các thành phần kinh tế, tham gia phát triển ngành nghề nông thôn; đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn, chuyên trách bám sát địa bàn, hỗ trợ và chỉ đạo kịp thời các cơ sở sản xuất thực hiện đúng các quy trình kỹ thuật, xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thực hiện tốt cơ chế dân chủ để người dân có cơ hội cùng tham gia từ khi lập kế hoạch, cùng chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các dự án phát triển ngành nghề nông thôn.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Văn hóa - Thể thao và Du lịch; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 28/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 3530/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020
- 3Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
- 4Quyết định 3024/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 5Quyết định 2058/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Nghệ An đến 2020, tầm nhìn 2030
- 6Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2016 về phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020
- 7Quyết định 1817/QĐ-UBND phê duyệt Dự toán, hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị và hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn năm 2016 tỉnh Thanh Hóa
- 8Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 9Quyết định 71/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang
- 1Nghị định 66/2006/NĐ-CP về việc phát triển ngành nghề nông thôn
- 2Thông tư 116/2006/TT-BNN hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 113/2006/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 66/2006/NĐ-CP về một số nội dung về ngân sách nhà nước hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 132/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 132/2001/QĐ-TTg về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn
- 8Quyết định 11/2011/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Nghị định 45/2012/NĐ-CP về khuyến công
- 10Quyết định 28/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý tiểu thủ công nghiệp và phát triển ngành nghề nông thôn do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Quyết định 3530/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến năm 2020
- 12Quyết định 2140/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020
- 13Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 14Nghị định 210/2013/NĐ-CP về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn
- 15Quyết định 3024/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Hòa Bình đến năm 2020, định hướng đến năm 2030
- 16Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC hướng dẫn thực hiện Quyết định 11/2011/QĐ-TTg về chính sách khuyến khích phát triển ngành mây tre do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Bộ Tài chính ban hành
- 17Nghị quyết 349/NQ-HĐND năm 2014 thông qua Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- 18Quyết định 2058/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Nghệ An đến 2020, tầm nhìn 2030
- 19Kế hoạch 56/KH-UBND năm 2016 về phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016-2020
- 20Quyết định 1817/QĐ-UBND phê duyệt Dự toán, hỗ trợ kinh phí tổ chức hội nghị và hoạt động phát triển ngành nghề nông thôn năm 2016 tỉnh Thanh Hóa
- 21Quyết định 1420/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 22Quyết định 71/2016/QĐ-UBND Quy định phân công trách nhiệm quản lý phát triển ngành nghề nông thôn trên địa bàn tỉnh An Giang
Quyết định 947/QĐ-UBND năm 2014 về phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 947/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Lò Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra