Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 944/QĐ-UBND | Lạng Sơn, ngày 19 tháng 5 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH LẠNG SƠN ĐẾN NĂM 2010 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020.
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LẠNG SƠN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Thủ tướng Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 25/TTr-KHCN ngày 12 tháng 5 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 với những nội dung chủ yếu sau:
1- Tên dự án: Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Lạng Sơn đến 2015 và tầm nhìn 2020.
2- Chủ đầu tư: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lạng Sơn.
3- Quan điểm phát triển:
- Khoa häc vµ C«ng nghÖ (KH&CN) phải được phát triển để trở thành một nguồn lực cho quá trình phát triển nhanh và bền vững của tỉnh, góp phần đưa Lạng Sơn “từng bước rút ngắn khoảng cách so với trình độ phát triển chung của cả nước; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân”.
- Khoa häc vµ C«ng nghÖ phải góp phần chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở khoa học cho quá trình hình thành và thực thi các quyết định trong quản lý kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của tỉnh.
- Phát triển Khoa häc vµ C«ng nghÖ Lạng Sơn dựa trên các nguồn lực nội sinh của tỉnh, đồng thời phải tận dụng tối đa các nguồn lực KH&CN từ bên ngoài (toàn quốc, vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc).
- Phát triển KH&CN của tỉnh dựa trên nguyên tắc sau đây: (i) Đối với khoa học kỹ thuật, công nghệ sẽ lấy ứng dụng và chuyển giao công nghệ, tri thức là chủ yếu; và (ii) Đối với khoa học xã hội và nhân văn, cần kết hợp ứng dụng, chuyển giao với nghiên cứu cơ sở lý luận gắn với những đặc thù về xã hội, văn hoá của tỉnh.
- Đầu tư nguồn lực cho phát triển KH&CN của tỉnh dựa trên nguyên tắc đẩy mạnh xã hội hoá. Tài chính từ ngân sách nhà nước được tập trung vào các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên, lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn. Thúc đẩy sự tham gia của xã hội, đặc biệt là các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, vào các hoạt động đầu tư phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Phát triển tiềm lực KH&CN, nâng cao dân trí và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN phải là những nhiệm vụ trọng tâm của Quy hoạch phát triển KH&CN của tỉnh.
4- Mục tiêu tổng quát
- Bảo đảm cung cấp luận cứ khoa học cho quá trình phát triển bền vững và giữ vững an ninh - quốc phòng của tỉnh;
- Phục vụ hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh dến năm 2010 bằng cách khai thác các lợi thế của tỉnh, đó là: có thể phát huy tốt vai trò đi đầu trong phát triển Vùng trung du và miền núi phía Bắc, trong đó có vùng biên giới Việt – Trung được quy hoạch đến năm 2020 trở thành một vùng kinh tế tổng hợp với kinh tế cửa khẩu và công nghiệp khai khoáng là ngành kinh tế chủ đạo;
- Phát triển tiềm lực KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN của tỉnh.
5- Các mục tiêu cụ thể
5.1- Nhóm mục tiêu phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
- KH&CN góp phần vào phát triển lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh
- KH&CN góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH.
- KH&CN góp phần phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp, đổi mới công nghệ phục vụ CNH, HĐH.
- KH&CN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái
- KH&CN góp phần phát trỉên văn hoá-xã hội hài hoà với phát triển kinh tế
5.2- Nhóm về tăng cường tiềm lực KH&CN của tỉnh
- Phấn đấu đưa mức đầu tư của toàn xã hội cho KH&CN đạt 1,5% vào năm 2010, 2,5% vào năm 2015.
- Phát triển mạnh nguồn nhân lực KH&CN (cán bộ nghiên cứu KH&CN, đội ngũ chuyên gia công nghệ giỏi và đội ngũ công nhân lành nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao), hệ thống các tổ chức KH&CN (các trung tâm, trạm trại nghiên cứu, sản xuất giống và hệ thống tổ chức bảo vệ cây trồng, vật nuôi, các tổ chức cung ứng, dịch vụ KH&KT). Ưu tiên phát triển tiềm lực KH&CN trong các ngành kinh tế trọng điểm và tại các doanh nghiệp nhằm tạo sự thống nhất giữa quy hoạch phát triển KH&CN và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
- Phát triển mạnh các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ tại thành phố Lạng Sơn, thị trấn Đồng Đăng và các khu kinh tế cửa khẩu. Tập trung vào nghiên cứu xúc tiến thương mại và tạo lập thị trường đối với sản phẩm của tỉnh. Nghiên cứu đưa các công nghệ tiên tiến vào các lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng, lắp ráp cơ khí, điện tử, chế biến, bảo quản sau thu hoạch, v.v…
- Hình thành mạng lưới thông tin KH&CN hiện đại. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền các kết quả nghiên cứu, các tiến bộ KH&CN,… trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các ấn phẩm thông tin KH&CN. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào việc quảng bá thông tin KH&CN, phổ biến kiến thức, v.v...
- Cùng với phát triển các lực lượng KH&CN bên trong tỉnh, hình thành và mở rộng các quan hệ liên kết KH&CN với bên ngoài. Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về KH&CN với các ngành, các cấp từ địa phương đến các Viện nghiên cứu của Trung ương, các nhà khoa học. Nâng các quan hệ liên kết KH&CN với bên ngoài trở thành một tiềm lực quan trọng của tỉnh.
- Phát triển tiềm lực KH&CN của tỉnh vừa nhằm vào phục vụ các mục tiêu của giai đoạn hiện tại, vừa tích cực chuẩn bị cho giai đoạn sau.
6- Một số nhiệm vụ quan trọng của KH&CN phục vụ phát triển kinh tế-xã hội đến năm 2020
6.1- Ứng dụng KH&CN trong các ngành sản xuất, dịch vụ trong tỉnh
6.2- KH&CN góp phần xây dựng cơ chế, chính sách quản lý kinh tế-xã hội trong tỉnh
6.3- Xây dựng tiềm lực KH&CN và đổi mới cơ chế quản lý KH&CN trên địa bàn tỉnh
6.4- Thúc đẩy đổi mới công nghệ sản xuất, hướng tới hình thành và phát triển thị trường công nghệ tại tỉnh
7- Các giải pháp thực hiện và các chương trình, dự án ưu tiên phát triển KH&CN đến 2015:
7.1- Giải pháp phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
- Giải pháp KH&CN góp phần phát triển triển lĩnh vực mũi nhọn, khâu đột phá trong tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh (thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế cửa khẩu)
- Giải pháp KH&CN góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH
- Giải pháp KH&CN góp phần phát triển công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp phục vụ CNH, HĐH
- Giải pháp KH&CN góp phần phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng, quản lý, bảo vệ tài nguyên và cải thiện môi trường sinh thái
- Giải pháp KH&CN góp phần phát triển văn hoá - xã hội hài hoà với phát triển kinh tế
7.2- Giải pháp tăng cường tiềm lực KH&CN của tỉnh
- Phát triển Đại học Lạng Sơn (dự kiến sắp xây dựng) thành một Trung tâm KH&CN, một hạt nhân quan trọng trong phát triển năng lực nội sinh về KH&CN của tỉnh.
- Xây dựng tại thành phố Lạng Sơn một Trung tâm Chuyển giao công nghệ (môi giới công nghệ, tư vấn chuyển giao công nghệ, thông tin công nghệ, triển lãm công nghê, hội thảo khoa học, v.v...) đóng vai trò đầu mối giữa Việt Nam và Trung Quốc.
- Tiến hành chương trình đào tạo nhân lực KH&CN, xây dựng hạ tầng kỹ thuật cho hoạt động KH&CN nhằm đón đầu những ngành kinh tế hiện sẽ phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
- Áp dụng nhiều biện pháp nhằm nâng cao tiềm lực KH&CN của các doanh nghiêp: Tích cực thông tin, tuyên truyền về các chính sách của Nhà nước về khuyến khích, hỗ trợ phát triển KH&CN cho các doanh nghiệp; Hình thành chương trình hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng tiềm lực KH&CN (bao gồm hoạt động NC&PT, quản lý công nghệ, đào tạo nhân lực KH&CN,...); Hình thành chương trình hỗ trợ liên kết giữa tổ chức KH&CN với các cơ sở sản xuất - kinh doanh; Tuyên dương, khen thưởng những trường hợp điển hình về hoạt động hoặc phát triển KH&CN.
7.3- Giải pháp quản lý KH&CN
- Đẩy mạnh phân cấp quản lý KH&CN nhằm nâng cao tính chủ động của các ngành, địa phương trong xây dựng tiềm lực KH&CN của ngành và địa phương trong tỉnh. Tỉnh tập trung hỗ trợ cho các ngành kinh tế và các địa phương được xác định là đóng vai trò mũi nhọn trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Nâng cấp và phát triển website Lạng Sơn cả về nội dung, hình thức và tần suất cập nhật thông tin nhằm đưa website của tỉnh trở thành công cụ đắc lực hỗ trợ cho quảng bá thông tin thu hút đầu tư, du lịch, phát triển thương mại, v.v…
- Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, quảng bá thông tin trên trang web của tỉnh và tham gia sàn giao dịch điện tử; các chương trình công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý của các doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin cho doanh nghiệp.
- Củng cố và nâng cấp hệ thống mạng thông tin KH&CN đến tất cả các huyện, thành phố. Xây dựng khoảng 10 mô hình cung cấp thông tin KH&CN cho các xã, phường (cung cấp máy tính, nối mạng với Sở Khoa học và Công nghệ cùng với đào tạo con người khai thác, sử dụng) phục vụ cho sản xuất và đời sống trên địa bàn.
- Tham mưu cho UBND tỉnh về việc ban hành các chế độ, chính sách phục vụ cho việc quản lý các tên gọi xuất xứ hàng hoá đã được bảo hộ của địa phương.
- Xây dựng chương trình và đăng ký bảo hộ tên gọi xuất xứ hàng hoá cho một số sản phẩm đặc trưng của tỉnh như: Hoa hồi, Rượu Mẫu Sơn, Na Chi Lăng, Hồng ngâm không hạt Bảo Lâm, Quýt vàng Bắc Sơn…
- Tìm hiểu và đề xuất các giải pháp hình thành và phát triển thị trường công nghệ thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 214/2005/QĐ-TTg, ngày 30/8/2005 về phê duyệt Đề án Phát triển thị trường công nghệ;
- Tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm của các tỉnh bạn để đề xuất giải pháp hình thành một Khu công nghiệp tập trung và Khu nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh nhằm thúc đẩy đổi mới và chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh.
8- Các chương trình, dự án ưu tiên phát triển đến năm 2010:
8.1- Chương trình nghiên cứu KH&CN phục vụ phát triển bền vững kinh tế-xã hội của tỉnh (tạo môi trường đầu tư, hội nhập kinh tế quốc tế; Phát triển hài hoà kinh tế với xã hội, môi trường sinh thái, an ninh-quốc phòng).
8.2- Chương trình nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, góp phần phát trỉên văn hoá - xã hội hài hoà với phát triển kinh tế
8.3- Chương trình nghiên cứu thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách mới của Nhà nước áp dụng cho các vùng dân tộc trong tỉnh gặp khó khăn
8.4- Chương trình nghiên cứu thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách bảo vệ và phát triển rừng
8.5- Chương trình KH&CN góp phần phát triển nông, lâm nghiệp và nông thôn theo hướng CNH, HĐH
8.6- Dự án nghiên cứu khả thi xây dựng Trung tâm tiếp nhận thử nghiệm và ứng dụng tiến bộ KH&CN của Trung Quốc tại Lạng Sơn
8.7- Dự án nâng cao tiềm lực KH&CN của tỉnh và liên kết với bên ngoài nhằm đáp ứng nhiệm vụ trong bối cảnh mới
9- Các chương trình, dự án ưu tiên phát triển đến năm 2015:
9.1- Chương trình nghiên cứu tăng cường tính hiệu quả thực thi các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Lạng Sơn và các khu kinh tế cửa khẩu
9.2- Chương trình nghiên cứu nhằm thực thi hiệu quả các cơ chế, chính sách triển khai Khu hợp tác kinh tế cửa khẩu biên giới Việt - Trung
9.3- Chương trình nghiên cứu nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ trong các khu công nghiệp tập trung tại Lạng Sơn
9.4- Dự án tìm hiểu và đề xuất khả năng xây dựng Khu Nông nghiệp công nghệ cao (NNCNC) của tỉnh Lạng Sơn
10- Tổ chức thực hiện quy hoạch:
- Bản Quy hoạch được phê duyệt được coi như một văn kiện về KH&CN có tính pháp lý của tỉnh, làm cơ sở cho mọi hoạt động liên quan tới phát triển KH&CN trên địa bàn tỉnh.
- Quy hoạch là căn cứ để xây dựng các Kế hoạch phát triển KH&CN 5 năm và hàng năm của tỉnh trong thời gian tới. Nội dung của kế hoạch 5 năm phải thể hiện tư tưởng, mục tiêu và nhiệm vụ của Quy hoạch này. Các kế hoạch hàng năm phải phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm.
- Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo việc thực hiện Quy hoạch và lồng ghép với các Quy hoạch ngành, huyện, thị, các chương trình phát triển kinh tế-xã hội, an ninh-quốc phòng. Để giúp việc chỉ đạo, điều hành Quy hoạch hiệu quả, Chủ tịch UBND tỉnh phân công một Phó Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành trực tiếp quá trình phối hợp các ngành, các cấp trong quá trình triển khai thực hiện Quy hoạch.
- Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan đầu mối thực hiện Quy hoạch; Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính có nhiệm vụ phối hợp đáp ứng các nguồn lực và xây dựng các cơ chế thực hiện Quy hoạch; Các Sở, Ban ngành, cơ quan khác trong tỉnh có nhiệm vụ phối hợp thực hiện Quy hoạch.
- Quy hoạch sẽ được cập nhập, cụ thể hoá, và bổ sung nội dung thường xuyên hàng năm cho phù hợp với những diễn biến mới của tình hình phát triển.
- Cơ chế báo cáo định kỳ trong quá trình thực hiện Quy hoạch được áp dụng.
- Quy hoạch phát triển KH&CN tỉnh Lạng Sơn đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 là cơ sở để các ngành, địa phương và các đơn vị trong tỉnh hình thành kế hoạch, quy hoạch phát triển KH&CN phù hợp với định hướng chung của tỉnh.
Điều 2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố, các tổ chức khoa học và công nghệ, các doanh nghiệp có trách nhiệm triển khai thực hiện Quy hoạch. Giao Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan giúp UBND tỉnh lập kế hoạch chi tiết thực hiện quy hoạch và quản lý, giám sát quá trình thực hiện quy hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công thương, Xây dựng, Tµi nguyªn vµ M«i trêng, Nông nghiệp và PTNT, Giao thông vận tải, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 3Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐND về quy hoạch phát triển Khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 4Quyết định 40/2007/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 4179/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020
- 6Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1quyết định 214/2005/QĐ-TTg phê duyệt đề án phát triển thị trường công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển Khoa học và Công nghệ tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 1680/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Cà Mau đến năm 2020
- 7Nghị quyết 03/2006/NQ–HĐND về quy hoạch phát triển Khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020 do tỉnh Quảng Ninh ban hành
- 8Quyết định 40/2007/QĐ-UBND điều chỉnh kế hoạch nguồn vốn đầu tư phát triển khoa học công nghệ năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Quyết định 4179/2006/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2006-2010 và định hướng 2020
- 10Quyết định 05/2016/QĐ-UBND Quy định nội dung và định mức xây dựng dự toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 944/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do tỉnh Lạng Sơn ban hành
- Số hiệu: 944/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/05/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Lạng Sơn
- Người ký: Vy Văn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 19/05/2008
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra