Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 90/2009/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 16 tháng 07 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC TẬP TRUNG NUÔI DƯỠNG NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN, NGƯỜI TÂM THẦN LANG THANG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị Quyết số 15/2008/NQ-QH12 ngày 29/5/2008 của Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (khóa XII) về việc điều chỉnh địa giới hành chính Thành phố Hà Nội và một số tỉnh có liên quan;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số Điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ ban hành Quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 129/TTr-LĐTBXH ngày 04 tháng 02 năm 2009; ý kiến thẩm định của Sở Tư Pháp tại công văn số 468/STP-VBPQ và ý kiến góp ý của Sở Tài chính tại công văn số 2674/STC-HCSN,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Tập trung các đối tượng là người lang thang xin ăn và người tâm thần lang thang (gọi chung là đối tượng lang thang xã hội) trên địa bàn Thành phố Hà Nội đưa vào các trung tâm bảo trợ xã hội hoặc bệnh viện tâm thần để nuôi dưỡng, khám điều trị và chuyển trả về gia đình, địa phương.

Điều 2. Trách nhiệm, quy trình tập trung đối tượng:

- Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã trực thuộc chỉ đạo, đôn đốc công tác tập trung đối tượng lang thang xã hội đảm bảo mỹ quan trên địa bàn.

- UBND xã, phường, thị trấn, Ban quản lý các công trình xã hội tổ chức các hoạt động tập trung đối tượng lang thang xã hội tại địa bàn trong và ngoài giờ hành chính, trong các ngày nghỉ, ngày lễ và chuyển giao đối tượng theo quy trình kèm theo Quyết định này.

- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch định kỳ và hàng tháng phối hợp tổ chức kiểm tra đánh giá tình hình mỹ quan, văn minh đô thị, tình trạng người lang thang xã hội tại các khu vực di tích, danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch … báo cáo UBND Thành phố và thông báo tình hình cho Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã và các ngành có liên quan giải quyết.

- Sở Y tế: Kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo, giải quyết vấn đề người tâm thần lang thang và người lang thang ốm yếu suy kiệt.

- Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Công an Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã tổ chức lập huấn kỹ năng tập trung đối tượng lang thang xã hội cho cán bộ xã, phường, thị trấn.

- Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội kiểm tra việc thực hiện Quyết định này trên địa bàn Thành phố và thành lập Đội trật tự xã hội lưu động trực thuộc Trung tâm Bảo trợ xã hội I, Trung tâm Bảo trợ xã hội II có chức năng tập trung đối tượng lang thang xã hội; các vấn đề cụ thể về nhân sự, phương tiện vận chuyển đối tượng, trang thiết bị của đội trật tự xã hội giao Sở Nội vụ, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét giải quyết theo thẩm quyền.

Điều 3. Nguồn kinh phí:

1. Ngân sách quận, huyện, thị xã, xã, phường đảm bảo kinh phí cho các nhiệm vụ do xã, phường, thị trấn thực hiện.

2. Ngân sách Thành phố đảm bảo cho công tác quản lý, vận chuyển, điều trị, tiếp nhận, bàn giao cho các đơn vị: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế.

3. Mức hỗ trợ:

a. Chi hỗ trợ công tác tập trung người lang thang xin ăn tại UBND các xã, phường, thị trấn: 188.000 đồng/đối tượng.

b. Chi hỗ trợ tập trung người tâm thần lang thang và lang thang ốm yếu suy kiệt tại UBND các xã, phường, thị trấn: 218.000 đồng/đối tượng.

c. Chi hỗ trợ công tác tiếp nhận, lập hồ sơ, bàn giao người lang thang cho các Trung tâm Bảo trợ xã hội I, II: 190.000 đồng/đối tượng.

d. Chi hỗ trợ xăng xe chuyên chở người lang thang xin ăn: 160.000 đồng/đối tượng.

e. Chi phí vận chuyển, lập bệnh án, liên lạc và điều trị bệnh nhân tâm thần, bệnh nhân lang thang ốm yếu suy kiệt tại các bệnh viện: 1.280.000 đồng/đối tượng.

(Chi tiết cụ thể theo biểu đính kèm)

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 93/2007/QĐ-UBND ngày 23/8/2007 và Quyết định 5161/QĐ-UBND ngày 25/12/2007 của UBND Thành phố Hà Nội. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định này.

Chánh Văn phòng UBND thành phố, Giám đốc các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Y tế Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Công an Thành phố; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, UBND các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ LĐTB&XH;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Thành ủy; TT HĐND TP;
- Chủ tịch, các PCT UBND TP;
- Đoàn đại biểu Quốc hội TP;
- Ban Tuyên giáo TU; Ban VX HĐND TP;
- MTTQ và các đoàn thể TP, Cựu TNXP;
- Phân xã HN, các báo: HNM, KTĐT, ANTĐ;
- Đài PT-TH Hà Nội;
- Công báo Hà Nội;
- CVP, các PVP: NNSơn, ĐĐHồng;
- Phòng LĐCSXH, VHKG, KT, NC, PC, TH;
- Lưu: VT, LĐCSXH.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đào Văn Bình

 

QUY TRÌNH

TẬP TRUNG, VẬN CHUYỂN ĐỐI TƯỢNG LANG THANG XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo Quyết định số 90/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 năm 2009)

STT

NỘI DUNG

1

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn tập trung đối tượng, sau đó:

- Lập biên bản, chuyển giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội I (xã Dục Tú, huyện Đông Anh) và Trung tâm Bảo trợ xã hội II (xã Viên An, huyện Ứng Hòa) hoặc Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115, các bệnh viện thuộc Sở Y tế để nuôi dưỡng, điều trị, xác định địa chỉ cư trú.

2

Trung tâm Bảo trợ xã hội I và Trung tâm Bảo trợ xã hội II:

- Tiếp nhận, nuôi dưỡng đối tượng và giải quyết như sau:

a. Trường hợp lần đầu: tổ chức nuôi dưỡng trong thời gian 01 tháng và giáo dục, xác định địa chỉ cư trú, mời gia đình đến cam kết, tiếp nhận; đồng thời, thông báo cho UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú của đối tượng để phối hợp quản lý, giáo dục, tạo điều kiện ổn định cuộc sống.

b. Trường hợp lặp lại lần thứ hai, báo cáo Sở Lao động TB&XH chuyển lên Trung tâm Bảo trợ xã hội IV (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội) tiếp tục nuôi dưỡng, quản lý trong thời gian 03 tháng.

c. Trường hợp lặp lại lần thứ 3 trở lên; chưa hoặc không xác định được địa chỉ cư trú, Sở Lao động TB&XH xem xét quyết định thời gian nuôi dưỡng phù hợp: 06 tháng, 1 năm hoặc nuôi dưỡng lâu dài.

3

Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 và các bệnh viện, Sở Lao động TB&XH:

- Giải quyết người tâm thần lang thang: Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 có trách nhiệm tiếp nhận, đưa đối tượng vào Bệnh viện để khám, điều trị và xử lý như sau:

a. Đối tượng đang cư trú vào Hà Nội chuyển Bệnh viện tâm thần Hà Nội hoặc Bệnh viện tâm thần Ba Thá để khám, điều trị và thông báo cho gia đình phối hợp chăm sóc, quản lý,

b. Đối tượng không xác định được địa chỉ nơi cư trú (có kết luận bằng văn bản của bệnh viện tâm thần) và đối tượng đã được tập trung từ lần thứ hai trở lên (có xác nhận của Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115): chuyển đến Khu điều dưỡng người tâm thần (thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội) để nuôi dưỡng.

- Giải quyết người lang thang ốm yếu, suy kiệt: UBND xã, phường, thị trấn thông báo kịp thời cho Trung tâm vận chuyển cấp cứu 115 để chuyển bệnh viện khám, điều trị, sau khi ổn định sức khỏe giải quyết như sau:

a. Nếu xác định được địa chỉ cư trú, bệnh viện mời gia đình đến cam kết, tiếp nhận.

b. Nếu không xác định được địa chỉ cư trú, bệnh viện có công văn gửi Sở Lao động – Thương binh và Xã hội Hà Nội để ra quyết định tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội IV.

4

Trong trường hợp vì lý do bất khả kháng, Trung tâm BTXH I, Trung tâm BTXH II, Trung tâm Vận chuyển cấp cứu 115 không bố trí được phương tiện đến tiếp nhận, UBND các xã, phường, thị trấn được phép sử dụng kinh phí của địa phương để thuê phương tiện vận chuyển đối tượng bàn giao cho các bệnh viện, trung tâm Bảo trợ xã hội.

 

MỨC CHI

CÔNG TÁC TẬP TRUNG THU GOM, VẬN CHUYỂN NGƯỜI LANG THANG XIN ĂN, NGƯỜI TÂM THẦN LANG THANG, NGƯỜI LANG THANG ỐM YẾU SUY KIỆT TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Kèm theo QĐ số 90/2009/QĐ-UBND ngày 16 tháng 7 của UBND TP)

Mức kinh phí hỗ trợ (đồng/đối tượng)

STT

NỘI DUNG

Mức kinh phí hỗ trợ (đồng/đối tượng)

I

UBND XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN:

 

1

Hỗ trợ công tác tập trung người lang thang xin ăn, bao gồm:

188.000

 

- Cán bộ thực hiện tập trung: 3 cán bộ x 50.000đ/cán bộ

150.000

 

- Lập hồ sơ, biên bản

5.000

 

- Điện thoại liên lạc:

10.000

 

- Hỗ trợ xuất ăn cho đối tượng trong thời gian lưu trú

13.000

 

- Vệ sinh địa điểm lưu giữ:

10.000

2

Hỗ trợ tập trung người tâm thần lang thang và lang thang ốm yếu suy kiệt:

218.000

 

- Cán bộ thực hiện tập trung: 3 cán bộ x 60.000đ/cán bộ

180.000

 

- Lập hồ sơ, biên bản

5.000

 

- Điện thoại liên lạc:

10.000

 

- Hỗ trợ xuất ăn cho đối tượng trong thời gian lưu giữ

13.000

 

- Vệ sinh nơi lưu giữ:

10.000

II

TRUNG TÂM BẢO TRỢ XÃ HỘI I, II:

 

1

Chi hỗ trợ công tác tiếp nhận, lập hồ sơ, bàn giao người lang thang:

190.000

 

- Cán bộ thực hiện: 3 cán bộ x 40.000đ/cán bộ

120.000

 

- Thuốc thông thường cho đối tượng

10.000

 

- Lập biên bản, phiếu lưu, chụp ảnh

20.000

 

- Tem thư, giấy báo

10.000

 

- Điện thoại liên lạc

20.000

 

- Vệ sinh xe chở người lang thang xin ăn

10.000

2

Vận chuyển: xăng xe chuyên chở người lang thang xin ăn: cự ly vận chuyển khoảng: 70 km x 0,2 lít/km x 11.300 đ/lít = 158.200 (làm tròn: 160.000 đ/lượt vận chuyển)

160.000

III

SỞ Y TẾ

 

1

Chi phí vận chuyển bệnh nhân (lượt vận chuyển)

200.000

2

Chi lập bệnh án: (đối với lượt điều trị)

30.000

3

Chi phí điều trị bệnh nhân: (mỗi đợt điều trị tính trung bình là 10 ngày)

1.030.000

 

- Thuốc

550.000

 

- Dịch truyền

50.000

 

- Vật tư tiêu hao

150.000

 

- Tiền ăn cho bệnh nhân

130.000

 

- Tiền giường bệnh

150.000

4

Chi phí liên lạc

20.000

 

- Tìm người thân: điện thoại liên hệ

20.000

5

Chi khác (đối với trường hợp bệnh nhân tử vong, không tìm được thân nhân trong vòng 24 giờ)

 

5.1

- Trưng cầu giám định pháp y: thực hiện theo phiếu thu thực tế của cơ quan giám định pháp y đối với từng trường hợp cụ thể

 

5.2

- Mai táng phí: đối với đối tượng bệnh nhân tâm thần lang thang, người lang thang xin ăn bị suy kiệt đang chữa trị tại các bệnh viện, chết tại bệnh viện mà không còn thân nhân hoặc thân nhân không đến trong vòng 24h, áp dụng mức thu thấp nhất theo quy định của Ban phục vụ tang lễ thành phố tại thời điểm tử vong.

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 90/2009/QĐ-UBND về tập trung nuôi dưỡng người lang thang xin ăn, người tâm thần lang thang trên địa bàn thành phố Hà Nội do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành

  • Số hiệu: 90/2009/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 16/07/2009
  • Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
  • Người ký: Đào Văn Bình
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 26/07/2009
  • Ngày hết hiệu lực: 01/08/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản