Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 13 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 91/2006/NĐ-CP ngày 06 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC ngày 15 tháng 11 năm 2007 của Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân;
Thực hiện Công văn số 511/HĐND-CTHĐ ngày 11/7/2008 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Thuận về việc mức chi ngân sách nhà nước đảm bảo công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp;
Theo đề nghị của Liên Sở Tư pháp và Tài chính tại Tờ trình số 19/TTr-STP-STC ngày 24 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
MỨC CHI, VIỆC QUẢN LÝ, SỬ DỤNG NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC BẢO ĐẢM CHO CÔNG TÁC XÂY DỰNG VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC CẤP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành theo Quyết định số: 88/2008/QĐ-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2008 của UBND tỉnh Bình Thuận)
1. Quy định này quy định cụ thể đối với một số khoản chi mang tính chất hỗ trợ cho các hoạt động trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp; quy định việc lập dự toán, phân bổ kinh phí, việc quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp.
2. Ngoài các khoản chi mang tính chất hỗ trợ theo Quy định này, cơ quan được giao nhiệm vụ soạn thảo, thẩm định, thẩm tra được sử dụng nguồn kinh phí trong dự toán ngân sách thường xuyên hàng hàng năm của đơn vị mình để chi cho các công việc liên quan đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp như chế độ công tác phí, hội nghị phí, làm đêm, làm thêm giờ, chi phí in ấn.
1. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân sử dụng để chi cho các cơ quan được phân công chủ trì xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật; cơ quan thẩm định, thẩm tra; các cá nhân trực tiếp tham gia hội thảo, phục vụ cho các hoạt động lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của địa phương; soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo và các cá nhân được lấy ý kiến theo phiếu điều tra.
2. Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân chỉ sử dụng cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (không áp dụng cho công tác xây dựng các văn bản hành chính thông thường khác), bao gồm: dự thảo Nghị quyết có chứa quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân các cấp; dự thảo quyết định, chỉ thị có chứa quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân các cấp.
Điều 3. Nội dung các khoản chi
Nội dung chi thực hiện theo quy định tại khoản 1, mục II, Thông tư liên số 09/2007/TTLT-BTP-BTC, cụ thể :
1. Công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh:
Chi tổ chức các cuộc họp xét duyệt chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh hàng năm.
2. Công tác soạn thảo, xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chi điều tra, khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội; rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật để đánh giá, tổng kết tình hình thi hành pháp luật; nghiên cứu thông tin tư liệu có liên quan đến nội dung dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.
b) Chi xây dựng đề cương.
c) Mua tư liệu phục vụ cho công tác soạn thảo văn bản.
d) Chi hợp đồng nghiên cứu, hợp đồng soạn thảo.
đ) Chi tổ chức các cuộc họp, hội thảo để lấy ý kiến, chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo trong quá trình soạn thảo.
e) Chi tổ chức lấy ý kiến rộng rãi góp ý vào dự thảo.
g) Các chi phí cần thiết khác phục vụ trực tiếp hoạt động nghiên cứu, soạn thảo văn bản (nếu có).
3. Chi cho công tác thẩm tra của các Ban của Hội đồng nhân dân đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện.
4. Chi cho công tác thẩm định của cơ quan tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Uỷ ban nhân dân cùng cấp trình; quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện; góp ý của cơ quan tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện; góp ý của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp không do Uỷ ban nhân dân trình.
5. Chi cho công tác xây dựng văn bản góp ý kiến của công chức Tư pháp - Hộ tịch vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
a) Xây dựng đề cương:
Mức chi tối đa 500.000 đồng/đề cương.
b) Chi soạn thảo dự thảo:
Mức chi tối đa 2.000.000 đồng/văn bản dự thảo.
Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo có thể sử dụng phương thức ký hợp đồng soạn thảo. Số lượng công việc được ký hợp đồng căn cứ vào yêu cầu của công tác soạn thảo nhưng mức chi của các hợp đồng không quá mức chi quy định trên.
c) Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo (báo cáo chỉnh lý dự thảo văn bản sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định; báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của các thành viên Ủy ban nhân dân tại cuộc họp thảo luận thông qua dự thảo):
Mức chi tối đa 100.000 đồng/báo cáo.
d) Chi báo cáo thẩm định của Sở Tư pháp, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân tỉnh:
- Mức chi 200.000 đồng/báo cáo.
- Trong trường hợp nội dung dự thảo văn bản được thẩm định thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp cần lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý: mức chi 200.000 đồng/văn bản tham gia ý kiến của một chuyên gia.
đ) Chi góp ý vào dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh không do Ủy ban nhân dân tỉnh trình đối với cơ quan được Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ góp ý:
Mức chi tối đa 100.000 đồng/báo cáo.
e) Chi cho cá nhân tham gia cuộc họp, hội thảo; phục vụ đối với: công tác lập dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh; cuộc họp, hội nghị soạn thảo, cuộc họp chỉnh lý dự thảo; cuộc họp thẩm định, thẩm tra dự thảo; cuộc họp, hội thảo góp ý dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh không do Uỷ ban nhân dân tỉnh trình:
Mức chi tối đa 50.000 đồng/người/buổi.
g) Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi:
- Chi cho đối tượng được lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt (về số phiếu và diện đối tượng điều tra, lấy ý kiến): 15.000 đồng/phiếu
- Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo: mức chi tối đa 100.000 đồng/bản tổng hợp
h) Đối với mức chi cho khâu rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật (theo quy định tại điểm e khoản 2 Mục 2 Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC) vận dụng mức chi quy định tại Thông tư liên tịch số 158/2007/TTLT-BTC-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Liên tịch Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp hướng dẫn về sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật. Cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phối hợp với cơ quan Tư pháp cùng cấp để triển khai thực hiện việc rà soát này. Cơ quan Tư pháp có nhiệm vụ xây dựng kế hoạch rà soát cụ thể trình cấp có thẩm quyền duyệt dự toán trước khi thực hiện làm căn cứ quyết toán kinh phí.
Nguồn kinh phí thực hiện công tác rà soát phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo này được chi từ nguồn kinh phí công việc (kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật) của cơ quan Tư pháp cùng cấp.
a) Xây dựng đề cương:
Mức chi tối đa 350.000 đồng/đề cương.
b) Chi soạn thảo dự thảo:
Mức chi tối đa 1.400.000 đồng/văn bản dự thảo.
Cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo có thể sử dụng phương thức ký hợp đồng soạn thảo. Số lượng công việc được ký hợp đồng căn cứ vào yêu cầu của công tác soạn thảo nhưng mức chi của các hợp đồng không quá mức chi quy định trên.
c) Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý đối với cơ quan được giao chủ trì soạn thảo (báo cáo chỉnh lý dự thảo văn bản sau khi tiếp thu ý kiến thẩm định; báo cáo về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo theo ý kiến của các thành viên Ủy ban nhân dân tại cuộc họp thảo luận thông qua dự thảo):
Mức chi tối đa 70.000 đồng/báo cáo.
d) Chi báo cáo thẩm định của Phòng Tư pháp, báo cáo thẩm tra của các Ban Hội đồng nhân dân huyện:
- Mức chi 140.000 đồng/báo cáo.
- Trong trường hợp nội dung dự thảo văn bản được thẩm định thuộc chuyên ngành, lĩnh vực chuyên môn phức tạp cần lấy ý kiến của các chuyên gia, các nhà quản lý: mức chi 200.000 đồng/văn bản tham gia ý kiến của một chuyên gia.
đ) Chi góp ý của Phòng Tư pháp đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện:
Mức chi tối đa 70.000 đồng/báo cáo.
e) Chi cho cá nhân tham gia cuộc họp, hội thảo; phục vụ đối với công tác: soạn thảo, chỉnh lý dự thảo; thẩm định, thẩm tra dự thảo:
Mức chi tối đa 40.000 đồng/người/buổi.
g) Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi:
- Chi cho đối tượng được lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt (về số phiếu và diện đối tượng điều tra, lấy ý kiến): 15.000 đồng/phiếu.
- Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo: mức chi tối đa 70.000 đồng/bản tổng hợp
h) Đối với mức chi cho khâu rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật: thực hiện theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 4 Quy định này.
a) Xây dựng đề cương:
Mức chi tối đa 250.000 đồng/đề cương.
b) Chi soạn thảo dự thảo:
Mức chi tối đa 1.000.000 đồng/văn bản dự thảo.
Chủ tịch UBND cấp xã có thể sử dụng phương thức ký hợp đồng soạn thảo. Số lượng công việc được ký hợp đồng căn cứ vào yêu cầu của công tác soạn thảo nhưng mức chi của các hợp đồng không quá mức chi quy định trên.
c) Chi soạn thảo báo cáo chỉnh lý và hoàn thiện dự thảo:
Mức chi tối đa 50.000 đồng/báo cáo.
d) Chi góp ý kiến của công chức Tư pháp - Hộ tịch đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp xã:
Mức chi tối đa 50.000 đồng/báo cáo.
đ) Chi cho cá nhân tham gia cuộc họp, hội thảo; phục vụ đối với công tác: soạn thảo, chỉnh lý dự thảo:
Mức chi tối đa 30.000 đồng/người/buổi.
e) Chi cho công tác tổ chức lấy ý kiến rộng rãi:
- Chi cho đối tượng được lấy ý kiến theo phiếu điều tra, phiếu lấy ý kiến được duyệt (về số phiếu và diện đối tượng điều tra, lấy ý kiến): 15.000 đồng/phiếu.
- Chi cho công tác tổng hợp và xây dựng bản tổng hợp, giải trình tiếp thu ý kiến góp ý vào dự thảo: mức chi tối đa 50.000 đồng/bản tổng hợp
g) Đối với mức chi cho khâu rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chỉ đạo công chức Tư pháp - Hộ tịch tổ chức rà soát. Mức chi tối đa 20.000đồng/01 văn bản. Nguồn kinh phí thực hiện công tác rà soát phục vụ trực tiếp cho việc soạn thảo này được sử dụng từ nguồn kinh phí hoạt động thường xuyên của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã.
Các mức chi quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6 Quy định này là mức chi tối đa, căn cứ dự toán kinh phí được giao và tính chất phức tạp của mỗi văn bản, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị được giao chủ trì soạn thảo quyết định phân bổ mức kinh phí cho từng văn bản cho phù hợp, nhưng tổng mức phân bổ kinh phí để thực hiện các nội dung chi và mức chi quy định tại điểm a, b, c, d, đ, e, g khoản 1 Điều 4, các mức chi tương ứng quy định tại Điều 5, Điều 6 Quy định này không được vượt quá mức khống chế tối đa quy định dưới đây:
1. Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh: tối đa không quá 5.000.000 đồng/văn bản.
2. Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp huyện, quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp huyện: tối đa không quá 3.500.000 đồng/văn bản.
3. Đối với dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp xã, quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp xã: tối đa không quá 2.500.000 đồng/văn bản.
4. Đối với dự thảo chỉ thị của Uỷ ban nhân dân tỉnh: tối đa không quá 2.000.000 đồng/văn bản.
5. Đối với dự thảo chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp huyện: tối đa không quá 1.400.000 đồng/văn bản.
6. Đối với dự thảo chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cấp xã: tối đa không quá 1.000.000 đồng/văn bản.
LẬP DỰ TOÁN, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG VÀ QUYẾT TOÁN KINH PHÍ
Điều 8. Lập dự toán, cấp phát kinh phí
1. Hàng năm, khi đề nghị xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân cùng cấp các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân, các cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị đồng thời lập dự toán kinh phí soạn thảo, xây dựng; kinh phí thẩm định, thẩm tra; kinh phí rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật và gửi đến cơ quan tư pháp, Văn phòng Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân cùng cấp trước ngày 01 tháng 10 để tổng hợp.
2. Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân phối hợp với cơ quan tư pháp cùng cấp tổng hợp dự toán kinh phí xây dựng, rà soát văn bản gửi cơ quan tài chính theo thời gian lập, gửi dự toán ngân sách theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản quy định liên quan. Cơ quan tài chính tổng hợp vào dự toán ngân sách nhà nước báo cáo Ủy ban nhân dân trình Hội đồng nhân dân thông qua.
Kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân được tạm ghi dự toán chi công việc cho Văn phòng Ủy ban nhân dân, Văn phòng Hội đồng nhân dân cùng cấp.
4. Sau khi chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân được thông qua và quyết định giao dự toán của UBND các cấp được ban hành, Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân phối hợp với cơ quan tài chính, cơ quan tư pháp trình Ủy ban nhân dân phân khai dự toán cụ thể cho từng đơn vị.
5. Căn cứ dự toán kinh phí xây dựng văn bản quy phạm pháp luật được cấp có thẩm quyền giao, cơ quan, tổ chức có trách nhiệm phân bổ và sử dụng kinh phí theo quy định hiện hành.
1. Việc sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện theo quy định tại điểm b khoản 3 Mục II Thông tư liên tịch số 09/2007/TTLT-BTP-BTC và các văn bản quy định liên quan.
2. Trường hợp xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật ngoài chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, chương trình xây dựng quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân được thông qua; văn bản quy phạm pháp luật có trong chương trình nhưng chuyển sang năm sau hoặc đưa ra khỏi chương trình, thì cơ quan đề nghị bổ sung, cơ quan được giao chủ trì soạn thảo phải kịp thời thông báo đến Văn phòng Hội đồng nhân dân, Văn phòng Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp, cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, bổ sung và điều chỉnh kinh phí cho phù hợp.
Điều 10. Trách nhiệm của các cơ quan
1. Sở Tư pháp phối hợp Sở Tài chính, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Văn phòng Đoàn ĐBQH & HĐND tỉnh triển khai và hướng dẫn việc thực hiện Quy định này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình, căn cứ Quy định này và các văn bản pháp luật có liên quan ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể việc lập dự toán, sử dụng, quyết toán kinh phí để áp dụng thống nhất phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
1. Các nội dung về kinh phí bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật không nêu tại Quy định này thì thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTC-BTP và các văn bản hiện hành có liên quan.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh những vướng mắc, đề nghị các đơn vị phản ánh về Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh, Sở Tư pháp, Sở Tài chính để hướng dẫn thực hiện hoặc nghiên cứu, báo cáo Ủy ban nhân dân sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
- 1Quyết định 06/2011/QĐ-UBND quy định mức chi bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 2Quyết định 388/2008/QĐ-UBND về Quy định mức chi bảo đảm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 3Quyết định 1959/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 4Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND quy định mức chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
- 5Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 6Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 7Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Quyết định 80/2009/QĐ-UBND sửa đổi mức chi, việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận kèm theo Quyết định 88/2008/QĐ-UBND
- 2Quyết định 156/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 3Quyết định 2782/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 hết hiệu lực thi hành
- 4Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Nghị định 91/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 4Thông tư liên tịch 09/2007/TTLT-BTP-BTC hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân do Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính ban hành
- 5Thông tư liên tịch 158/2007/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hỗ trợ cho công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật do Bộ Tài chính - Bộ Tư pháp ban hành
- 6Quyết định 06/2011/QĐ-UBND quy định mức chi bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng do Ủy ban nhân dân tỉnh Sóc Trăng ban hành
- 7Quyết định 388/2008/QĐ-UBND về Quy định mức chi bảo đảm công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 8Quyết định 1959/2008/QĐ-UBND về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí đảm bảo cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
- 9Nghị quyết 29/2012/NQ-HĐND quy định mức chi ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La
Quyết định 88/2008/QĐ-UBND về quy định mức chi, việc quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND các cấp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 88/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/10/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra