Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 833/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 7 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19/4/2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

Căn cứ Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và mức vốn đối ứng của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 07/7/2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững nguồn vốn: Ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 84/TTr-SLĐTBXH ngày 22/7/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025.

Điều 2. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Quyết định này đảm bảo đúng mục tiêu đề ra.

Điều 3. Quyết định này có liệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng tỉnh, Giám đốc Ngân hàng nhà nước - Chi nhánh Quảng Ngãi, Giám đốc Kho bạc nhà nước Quảng Ngãi, thành viên Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Văn phòng Chính phủ (báo cáo);
- Các Bộ: Lao động-Thương binh và Xã hội;
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính (báo cáo);
- Thường Trực Tỉnh ủy (báo cáo),
- Thường Trực HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- BTT UBMTTQ Việt Nam tỉnh;
- Văn phòng Tỉnh ủy;
- Các Đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh;
- Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và HĐND tỉnh;
- Đài PTTH tỉnh, Báo Quảng Ngãi;
- VPUB: PCVP, các phòng N/cứu, CBTH;
- Lưu: VT, KGVXvht344.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số: 833/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

A. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

- Nghị quyết số 24/2021/QH15 ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Nghị định số 27/2022/NĐ-CP ngày 19 tháng 4 năm 2022 của Chính phủ Quy định cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia;

- Nghị định số 07/2021/NĐ-CP ngày 27 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ quy định chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030;

- Quyết định số 02/2022/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Quy định nguyên tắc, tiêu chí, phân bổ vốn ngân sách trung ương và tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025;

- Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Quyết định số 652/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc giao vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách trung ương giai đoạn 2021-2025 cho các địa phương thực hiện 03 Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025;

- Thông tư số 01/2022/TT-BXD ngày 30/6/2022 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 04/2022/TT-BNNPTNT ngày 11 tháng 7 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 09/2022/TT-BLĐTBXH ngày 25 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo và hỗ trợ người lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 10/2022/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 5 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Thông tư số 11/2022/TT-BLĐTBXH ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số nội dung thực hiện hỗ trợ việc làm bền vững thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1768/QĐ-BYT ngày 30 tháng 6 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn thực hiện nội dung “Cải thiện dinh dưỡng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025;

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX nhiệm kỳ 2020 - 2025;

- Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 11 tháng 8 năm 2021 của Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi;

- Nghị quyết số 49/NQ-HĐND ngày 11 tháng 12 năm 2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XII, kỳ họp thứ 22 về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 10/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và mức vốn đối ứng của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025;

- Nghị quyết số 32/2022/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Hội đồng nhân dân tỉnh về Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; nguồn vốn ngân sách trung ương và ngân sách tỉnh.

- Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2022 của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 160/NQ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23 tháng 6 năm 2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030;

- Quyết định số 13/QĐ-UBND ngày 06 tháng 01 năm 2022 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2021-2025

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo; hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống; hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu cụ thể

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều duy trì mức giảm 1,0 - 1,5%/năm;

- Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số giảm trên 3,0%/năm;

- Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 4 - 4,5%/năm.

3. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025

a) Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu của Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025

- Phấn đấu giảm 1/2 số hộ nghèo và cận nghèo so với đầu kỳ theo chuẩn nghèo đa chiều của quốc gia;

- 100% các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, gồm: Đường giao thông, trường học, cơ sở y tế, cầu, hạ tầng điện, công trình thủy lợi;

- Hỗ trợ xây dựng, nhân rộng trên 20 mô hình giảm nghèo, phê duyệt thực hiện 1.000 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm, thu nhập bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

- Phấn đấu 80% người có khả năng lao động, có nhu cầu thuộc hộ nghèo, hộ trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập;

- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững;

- 100% cán bộ làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức, kỹ năng cơ bản về quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án giảm nghèo; lập kế hoạch có sự tham gia, xây dựng kế hoạch phát triển cộng đồng và nghiệp vụ giảm nghèo.

b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản

Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 (sau đây gọi tắt là Chương trình) cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:

- Về việc làm:

100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm;

Tối thiểu 1.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;

Tối thiểu 1.000 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ khoảng 50 người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

- Về y tế: 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo xuống dưới 34%.

- Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo:

Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%;

Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp;

- Về nhà ở: Tối thiểu 4.405 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

- Về nước sinh hoạt và vệ sinh: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Về thông tin: 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH

1. Phạm vi của Chương trình

Chương trình thực hiện trên phạm vi cả tỉnh, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

2. Đối tượng của Chương trình

a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả tỉnh. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

c) Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

d) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh.

đ) Các tổ chức, cá nhân liên quan.

3. Thời gian thực hiện Chương trình: Đến hết năm 2025.

III. CÁC DỰ ÁN THÀNH PHẦN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH

1. Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

a) Mục tiêu: Xây dựng cơ sở hạ tầng liên kết vùng, thiết yếu, phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; hỗ trợ các địa bàn nghèo phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

b) Đối tượng:

- Các huyện nghèo theo quyết định của cấp có thẩm quyền;

- Các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

c) Nội dung hỗ trợ: đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng trên địa bàn nghèo. Cụ thể:

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, thiết yếu trên địa bàn huyện nghèo (công trình đầu tư cấp huyện, liên xã) phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:

Các công trình giao thông, cầu, hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất;

Các công trình giáo dục đạt chuẩn quốc gia;

Các công trình y tế đạt chuẩn quốc gia;

Các công trình phục vụ nước sinh hoạt cho người dân;

Công trình thủy lợi phục vụ sản xuất;

Các công trình phục vụ nhu cầu về hoạt động văn hóa thể thao;

Các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế - xã hội khác do cộng đồng nghèo trên địa bàn huyện nghèo đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, văn hóa, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho các cộng đồng nghèo, công trình có nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi.

Công trình đầu tư phải đảm bảo tính kết nối về giao thông, kinh tế, xã hội để hỗ trợ phát triển sản xuất, lưu thông hàng hóa, dịch vụ, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản liên xã, giữa xã với huyện hoặc kết nối huyện với các khu vực trung tâm, vùng động lực phát triển.

Công trình đầu tư phải phục vụ trực tiếp cho sản xuất và dân sinh, đáp ứng nhu cầu của người dân hưởng lợi, ưu tiên các công trình có nhiều người hưởng lợi là người thuộc hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo, dân tộc thiểu số, phụ nữ.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo (công trình đầu tư cấp xã, liên xã) phục vụ dân sinh, sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản, gồm:

Công trình y tế cấp xã đạt chuẩn quốc gia theo quy định;

Công trình, cơ sở vật chất trường mầm non, mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia; phòng học kiên cố cho nhà trẻ, lớp mẫu giáo;

Công trình phục vụ nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho người dân (nguồn nước sinh hoạt hợp vệ sinh: nước máy, nước giếng khoan, nước giếng đào có thành bảo vệ, nước khe mó được bảo vệ);

Công trình giao thông đường trục chính, nội đồng được cứng hóa, xe cơ giới đi lại thuận tiện; cầu, hạ tầng điện phục vụ dân sinh, sản xuất, lưu thông hàng hóa;

Công trình thủy lợi nhỏ do xã quản lý được kiên cố hóa, phục vụ sản xuất, dân sinh;

Công trình phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao, vui chơi giải trí cho người dân của xã;

Công trình thích ứng với biến đổi khí hậu đối với vùng ngập mặn và vùng thường xuyên bị bão, lũ;

Các loại công trình xây dựng cơ sở hạ tầng khác do cộng đồng nghèo trên địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc dân tộc, văn hóa, nhu cầu của cộng đồng, phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật, ưu tiên công trình cho nhiều người nghèo, phụ nữ hưởng lợi;

Công trình ở cấp xã và thôn phải đảm bảo tính kết nối giữa các thôn, giữa các thôn với trung tâm xã để hỗ trợ phát triển sản xuất, sinh kế và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Hỗ trợ duy tu và bảo dưỡng các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất, thiết yếu trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

d) Phân công thực hiện:

- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Giao UBND các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo tổ chức triển khai thực hiện đầu tư xây dựng các công trình trên địa bàn đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ, đảm bảo chất lượng và theo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo kết quả thực hiện định kỳ và đột xuất cho cấp thẩm quyền.

đ) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1: 525.315 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 455.926 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 414.478 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 41.448 triệu đồng).

- Ngân sách địa phương: 68.389 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 62.172 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 6.217 triệu đồng).

- Vốn huy động hợp pháp khác: 1.000 triệu đồng.

2. Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

a) Mục tiêu

Hỗ trợ đa dạng hóa sinh kế, xây dựng, phát triển và nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt, nâng cao chất lượng cuộc sống và thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho người nghèo; góp phần thực hiện mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, bảo vệ môi trường, tăng trưởng kinh tế và mục tiêu giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo;

- Hộ gia đình, tổ, nhóm hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân; cơ sở đào tạo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp; trung tâm nghiên cứu, khoa học, công nghệ, kỹ thuật; cơ sở sản xuất, kinh doanh khác xây dựng, nhân rộng, phát triển mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập và chuyển giao khoa học, công nghệ, kỹ thuật, mô hình giảm nghèo cho người nghèo. Ưu tiên hỗ trợ các mô hình, dự án giảm nghèo triển khai trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; mô hình, dự án giảm nghèo, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh do người khuyết tật, dân tộc thiểu số, phụ nữ, học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo chủ trì thực hiện;

- Tạo điều kiện để người yếu thế, dễ bị tổn thương, có hoàn cảnh khó khăn được tham gia thực hiện mô hình, dự án giảm nghèo.

c) Nội dung hỗ trợ

- Xây dựng, phát triển, nhân rộng các mô hình, dự án giảm nghèo hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thương mại, du lịch, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo việc làm, sinh kế bền vững, thu nhập tốt cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ; dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm; hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi, nguyên liệu sản xuất, vật tư, công cụ, máy móc, thiết bị, nhà xưởng sản xuất và điều kiện cơ sở vật chất; xúc tiến thương mại, tiếp cận thị trường, liên kết phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề với bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm giữa hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, cộng đồng với hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân liên quan và các nội dung khác theo quy định của pháp luật; mô hình giảm nghèo gắn với quốc phòng, an ninh;

- Tổ chức các hoạt động đa dạng hóa sinh kế khác do cộng đồng đề xuất, phù hợp với phong tục, tập quán, nhu cầu của cộng đồng; phù hợp với mục tiêu của Chương trình và quy định của pháp luật.

d) Phân công thực hiện

- Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và địa phương để tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

- Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

đ) Dự kiến kinh phí thực hiện Dự án 2: 230.929 triệu đồng, trong đó:

- Ngân sách trung ương: 162.665 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).

- Ngân sách địa phương: 24.264 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).

- Vốn huy động hợp pháp khác: 44.000 triệu đồng.

3. Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

a) Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

a1) Mục tiêu: Hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp; đẩy mạnh phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị, ứng dụng công nghệ cao nhằm đổi mới phương thức, kỹ thuật sản xuất, bảo đảm an ninh lương thực, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, tăng thu nhập; gắn với quy hoạch sản xuất, đề án chuyển đổi cơ cấu sản xuất của địa phương theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất, phát triển các sản phẩm có tiềm năng, thế mạnh tại địa phương, tạo giá trị gia tăng cho người sản xuất, thoát nghèo bền vững.

a2) Đối tượng:

Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người khuyết tật (không có sinh kế ổn định) trên phạm vi cả tỉnh; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và phụ nữ thuộc hộ nghèo.

a3) Nội dung hỗ trợ:

Phát triển sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp: Tập huấn kỹ thuật, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, cung cấp cây trồng, vật nuôi, vật tư, công cụ, dụng cụ sản xuất; phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y và hỗ trợ khác theo quy định;

Phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng;

Tập huấn, tư vấn quản lý tiêu thụ nông sản, thí điểm, nhân rộng các giải pháp, sáng kiến phát triển sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi giá trị hiệu quả.

a4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các sở, ban, ngành liên quan và địa phương tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

a5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1: 119.208 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 84.671 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).

Ngân sách địa phương: 12.837 triệu đồng (Vốn sự nghiệp).

Vốn huy động hợp pháp khác: 21.700 triệu đồng.

b) Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

b1) Mục tiêu: Cải thiện tình trạng dinh dưỡng và giảm suy dinh dưỡng thấp còi, chăm sóc sức khỏe, nâng cao thể trạng và tầm vóc của trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

b2) Đối tượng:

Trẻ em dưới 16 tuổi thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; trẻ em sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Phụ nữ mang thai và cho con bú, hộ gia đình, cơ sở y tế, trường học trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

b3) Nội dung hỗ trợ:

Hỗ trợ tiếp cận, can thiệp trực tiếp phòng chống suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng cho bà mẹ, trẻ em dưới 5 tuổi thuộc hộ gia đình nghèo và cận nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Tăng cường hoạt động cải thiện chất lượng bữa ăn học đường và giáo dục chăm sóc dinh dưỡng; can thiệp phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng; bảo vệ, chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ học đường (trẻ từ 5 đến dưới 16 tuổi).

b4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

b5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2: 22.773 triệu đồng (Vốn sự nghiệp), trong đó:

Ngân sách trung ương: 19.803 triệu đồng;

Ngân sách địa phương: 2.970 triệu đồng;

4. Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm bền vững

a) Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

a1) Mục tiêu: Phát triển giáo dục nghề nghiệp cả về quy mô và chất lượng đào tạo, hỗ trợ đào tạo nghề cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn tỉnh, gắn kết chặt chẽ giáo dục nghề nghiệp với tạo việc làm, sinh kế bền vững, tăng thu nhập và nâng cao chất lượng cuộc sống.

a2) Đối tượng:

Người học nghề, lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động có thu nhập thấp;

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức và cá nhân có liên quan;

Đối tượng khác được cấp có thẩm quyền giao nhiệm vụ thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.

a3) Nội dung hỗ trợ:

Về cơ sở vật chất, thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh;

Xây dựng các chuẩn về giáo dục nghề nghiệp (gồm: định mức kinh tế - kỹ thuật; giá tối đa dịch vụ giáo dục nghề nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước); phát triển chương trình, học liệu; phát triển nhà giáo và cán bộ quản lý phù hợp với đối tượng, trình độ phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

Khảo sát, thống kê, dự báo nhu cầu học nghề; truyền thông, hướng nghiệp, hỗ trợ khởi nghiệp và tạo việc làm trên địa bàn tỉnh;

Phát triển mô hình gắn kết giáo dục nghề nghiệp với doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh;

Đào tạo nghề cho người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp.

a4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền

a5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1: 237.529 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 206.547 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 82.563 triệu đồng, vốn sự nghiệp 123.984 triệu đồng);

Ngân sách địa phương: 30.982 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 12.384 triệu đồng, vốn sự nghiệp 18.598 triệu đồng)

b) Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

b1) Mục tiêu: Đẩy mạnh hoạt động đưa người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; hỗ trợ hoạt động đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, kỹ năng nghề cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và giảm nghèo bền vững, nhất là người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

b2) Đối tượng:

Người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài, cư trú trên địa bàn các huyện nghèo (không bao gồm các địa bàn được hưởng cơ chế, chính sách hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030), xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

Cơ sở đào tạo, doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; các tổ chức, cá nhân tư vấn cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

Người lao động tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ để đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận.

b3) Nội dung hỗ trợ:

Người lao động sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng: tiền đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nghề, ngoại ngữ; hỗ trợ tiền ăn, sinh hoạt phí, tiền ở trong thời gian tham gia đào tạo (bao gồm cả thời gian tham gia giáo dục định hướng), trang cấp đồ dùng cá nhân thiết yếu; chi phí khám sức khỏe, hộ chiếu, thị thực và lý lịch tư pháp; giới thiệu, tư vấn cho người lao động và thân nhân người lao động;

Một phần chi phí đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo các hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân tộc thiểu số, người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

b4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

b5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2: 7.067 triệu đồng (Vốn sự nghiệp), trong đó:

Ngân sách trung ương: 6.145 triệu đồng;

Ngân sách địa phương: 922 triệu đồng;

c) Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

c1) Mục tiêu: Cung cấp thông tin thị trường lao động, đa dạng hóa các hoạt động giao dịch việc làm, kết nối cung cầu lao động, hỗ trợ tạo việc làm bền vững cho người lao động, ưu tiên người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

c2) Đối tượng:

Người lao động, ưu tiên lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo;

Người lao động sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Các trung tâm dịch vụ việc làm, doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm trên địa bàn tỉnh và cơ quan, tổ chức có liên quan;

Cơ quan quản lý nhà nước các cấp.

c3) Nội dung hỗ trợ:

Về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị công nghệ thông tin để hiện đại hóa hệ thống thông tin thị trường lao động, hình thành sàn giao dịch việc làm trực tuyến và xây dựng các cơ sở dữ liệu;

Xây dựng cơ sở dữ liệu việc tìm người - người tìm việc;

Hỗ trợ giao dịch việc làm;

Quản lý lao động gắn với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và các cơ sở dữ liệu khác;

Thu thập, phân tích, dự báo thị trường lao động;

Hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

c4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

c5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 3: 53.915 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 46.883 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 15.165 triệu đồng, vốn sự nghiệp 31.718 triệu đồng)

Ngân sách địa phương: 7.032 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển 2.275 triệu đồng, vốn sự nghiệp 4.758 triệu đồng).

5. Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

a) Mục tiêu: Hỗ trợ nhà ở cho khoảng trên 4.289 hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững.

b) Đối tượng

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia giai đoạn 2021 - 2025) trong danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, đang cư trú trên địa bàn huyện nghèo và là hộ độc lập có thời gian tách hộ đến khi Chương trình có hiệu lực thi hành tối thiểu 03 năm;

- Đối tượng thụ hưởng dự án không bao gồm các hộ đã được hỗ trợ nhà ở thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các chương trình, đề án, chính sách khác.

c) Nội dung hỗ trợ

Xây mới hoặc sửa chữa, nâng cấp nhà ở hiện có; đảm bảo diện tích sử dụng tối thiểu 30m2 “3 cứng” (nền cứng, khung - tường cứng, mái cứng) và tuổi thọ căn nhà từ 20 năm trở lên.

d) Phân công thực hiện

Giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

đ) Dự kiến kinh phí thực hiện Dự án 5: 211.299 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 138.720 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)

Ngân sách địa phương: 20.808 triệu đồng (Vốn sự nghiệp)

Vốn huy động khác: 51.771 triệu đồng.

6. Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

a) Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

a1) Mục tiêu:

Hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo sử dụng dịch vụ viễn thông, tiếp cận thông tin, giảm nghèo về thông tin;

Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống thông tin cơ sở; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện đảo có hệ thống đài truyền thanh hoạt động tốt, phục vụ hiệu quả cho công tác thông tin, truyền thông và quản lý, điều hành tại địa phương;

Tăng cường thông tin, tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin thiết yếu cho xã hội, nhất là cung cấp thông tin về cơ sở miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, thông tin cho người dân sinh sống trên địa bàn các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, bao gồm thông tin về kiến thức, kỹ năng, mô hình, kinh nghiệm lao động, sản xuất, kinh doanh; truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội, của người nghèo về công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội bền vững;

Tăng cường tiếp cận thông tin thiết yếu cho cộng đồng dân cư; đảm bảo 100% xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện đảo có điểm cung cấp thông tin công cộng phục vụ người dân sử dụng dịch vụ thông tin thiết yếu, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội ở các khu vực này.

a2) Đối tượng:

Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo;

Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

a3) Nội dung hỗ trợ:

Nâng cao năng lực cho cán bộ thông tin và truyền thông;

Cung cấp dịch vụ thông tin công cộng tại các điểm cung cấp dịch vụ bưu chính công cộng phục vụ tiếp cận thông tin của nhân dân ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện đảo;

Tăng cường cơ sở vật chất cho hoạt động thông tin cơ sở (bao gồm cơ sở vật chất cho hoạt động của Đài truyền thanh xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện đảo), đồn biên phòng để cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội. Trên cơ sở ứng dụng công nghệ số, đẩy mạnh trang bị cơ sở vật chất, nền tảng cung cấp nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội;

Hỗ trợ tăng cường nội dung thông tin thiết yếu cho xã hội, ưu tiên đối với xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, huyện đảo.

a4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

a5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1: 14.945 triệu đồng, trong đó:

Ngân sách trung ương: 1.021 triệu đồng (Vốn sự nghiệp);

Ngân sách địa phương: 1.054 triệu đồng (Vốn sự nghiệp);

Vốn huy động hợp pháp khác: 6.864 triệu đồng.

b) Tiểu dự án 2: Truyền thông về giảm nghèo đa chiều

b1) Mục tiêu: Tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững nhằm khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng; nâng cao khả năng tiếp cận và thụ hưởng trợ giúp pháp lý, huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; tuyên truyền các gương điển hình, sáng kiến, mô hình tốt về giảm nghèo để thúc đẩy, nhân rộng và lan tỏa trong xã hội.

b2) Đối tượng:

Người nghèo, người dân tại các địa bàn thực hiện Chương trình;

Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

b3) Nội dung:

Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình, sự kiện, chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông về giảm nghèo bền vững;

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội về công tác giảm nghèo;

Hỗ trợ các cơ quan báo chí, xuất bản thông tin, tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình, kinh nghiệm hay trong giảm nghèo bền vững;

Tổ chức thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực giảm nghèo;

Xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông định hướng cho người dân tham gia, thụ hưởng Chương trình; tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin, trợ giúp pháp lý, trợ giúp xã hội và bình đẳng giới;

Tổ chức các hoạt động đối thoại chính sách về giảm nghèo ở các cấp, các ngành, nhất là cơ sở;

Phát triển hoạt động trang thông tin điện tử về giảm nghèo.

b4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

b5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2: 11.252 triệu đồng (Vốn sự nghiệp), trong đó:

Ngân sách trung ương: 9.784 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 1.468 triệu đồng.

7. Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình

a) Tiểu dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

a1) Mục tiêu: Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo ở các cấp nhằm hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo, phòng ngừa, hạn chế người dân rơi vào tình trạng nghèo đói; bảo đảm thực hiện Chương trình đúng mục tiêu, đúng đối tượng, hiệu quả, bền vững.

a2) Đối tượng:

Cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp, nhất là cấp cơ sở (cán bộ thôn, đại diện cộng đồng, lãnh đạo tổ nhóm, cán bộ chi hội đoàn thể, cộng tác viên giảm nghèo, người có uy tín), chú trọng nâng cao năng lực cho cán bộ nữ;

Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

a3) Nội dung:

Xây dựng tài liệu và đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo; chú trọng các nội dung thực hiện Chương trình, giải quyết các chiều thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo về việc làm, giáo dục nghề nghiệp, đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, thông tin. Nâng cao kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác trợ giúp pháp lý, công tác xã hội, bình đẳng giới nhằm hỗ trợ hiệu quả cho người nghèo, đối tượng yếu thế, có hoàn cảnh khó khăn;

Tổ chức học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước; tổ chức hội thảo, hội nghị và các hoạt động khác về công tác giảm nghèo.

a4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Y tế phối hợp tổ chức triển khai thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

a5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 1: 31.880 triệu đồng (Vốn sự nghiệp). Trong đó:

Ngân sách trung ương: 27.722 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 4.158 triệu đồng.

b) Tiểu dự án 2: Giám sát, đánh giá

b1) Mục tiêu: Tổ chức giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, đúng đối tượng và quy định của pháp luật; đảm bảo theo quy trình, hệ thống, đồng bộ đáp ứng yêu cầu quản lý Chương trình.

b2) Đối tượng:

Cơ quan chủ trì Chương trình các cấp, các cơ quan chủ trì các dự án thành phần/nội dung trong các dự án thành phần các cấp và các cán bộ được phân công phụ trách và tổ chức thực hiện công tác giám sát, đánh giá;

Các tổ chức và cá nhân có liên quan.

b3) Nội dung thực hiện:

Hướng dẫn, triển khai khung đánh giá kết quả của Chương trình, gồm: hệ thống các mục tiêu, chỉ tiêu đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo tiếp cận đa chiều; xây dựng quy trình, chi tiết hệ thống giám sát và đánh giá, hệ thống các biểu mẫu báo cáo, cơ chế thu thập thông tin; nội dung, cơ chế báo cáo; cách thức sử dụng thông tin của hệ thống giám sát và đánh giá cho quản lý và tổ chức thực hiện;

Kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện các chính sách, chương trình, dự án giảm nghèo định kỳ, hằng năm hoặc đột xuất;

Rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm; tổ chức điều tra, đánh giá đầu kỳ, giữa kỳ và cuối kỳ ở các cấp;

Tiếp nhận và triển khai hệ thống cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu giảm nghèo ở các cấp.

b4) Phân công thực hiện:

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức thực hiện trên địa bàn; trực tiếp thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Các Sở: Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông, Y tế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức triển khai thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng quy định hiện hành; báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

Giao UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tổ chức thực hiện phần kinh phí được cấp thẩm quyền phân bổ đảm bảo đúng mục tiêu, đối tượng, nội dung hỗ trợ và đúng theo quy định hiện hành; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thực hiện định kỳ, đột xuất cho cấp thẩm quyền.

b5) Dự kiến kinh phí thực hiện Tiểu dự án 2: 16.922 triệu đồng (Vốn sự nghiệp). Trong đó:

Ngân sách Trung ương: 14.715 triệu đồng.

Ngân sách địa phương: 2.207 triệu đồng.

IV. DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

Dự kiến kinh phí thực hiện Chương trình giai đoạn 2021-2025 là: 1.483.035 triệu đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 1.180.608 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 512.206 triệu đồng; vốn sự nghiệp: 668.402 triệu đồng).

- Vốn ngân sách địa phương: 177.092 triệu đồng (Vốn đầu tư phát triển: 76.831 triệu đồng, vốn sự nghiệp: 100.261 triệu đồng).

- Vốn huy động khác: 125.335 triệu đồng.

V. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH

1. Về nguyên tắc thực hiện Chương trình

a) Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng và trẻ em, phụ nữ thuộc hộ nghèo.

b) Thực hiện cơ chế đặc thù trong tổ chức thực hiện một số hoạt động của Chương trình bảo đảm phù hợp với tình hình thực tế, đặc điểm, điều kiện huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; khắc phục tình trạng đầu tư phân tán, dàn trải, lãng phí; không sử dụng vốn của Chương trình để chi cho các hoạt động thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước đã được bố trí đầy đủ từ nguồn vốn chi thường xuyên.

c) Bảo đảm công khai, dân chủ, phát huy quyền làm chủ và sự tham gia tích cực, chủ động của cộng đồng và người dân. Ưu tiên các công trình sử dụng nguyên vật liệu địa phương và sử dụng lao động tại chỗ để tạo thêm sinh kế cho người dân.

d) Phân quyền, phân cấp cho địa phương trong xây dựng, tổ chức thực hiện Chương trình phù hợp với điều kiện, đặc điểm, tiềm năng, thế mạnh, bản sắc văn hóa, phong tục tập quán tốt đẹp của các dân tộc, các vùng miền gắn với củng cố quốc phòng, an ninh.

đ) Tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình ở các cấp, các ngành. Có biện pháp phòng ngừa, kịp thời ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực và xử lý nghiêm hành vi tham nhũng, lãng phí và các vi phạm trong quá trình thực hiện Chương trình.

2. Về giải pháp huy động vốn, lồng ghép nguồn lực

a) Ngân sách nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, tạo động lực, đồng thời huy động tối đa các nguồn lực xã hội thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững; bố trí vốn đối ứng từ ngân sách địa phương hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế và tăng cường các nguồn huy động, đóng góp hợp pháp của doanh nghiệp, nguồn tài trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; vốn đối ứng, tham gia, đóng góp của người dân, đối tượng thụ hưởng; vốn tín dụng ưu đãi.

b) Bảo đảm cân đối, bố trí, huy động đầy đủ, kịp thời theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được quyết định; bảo đảm tỷ lệ vốn đối ứng của các địa phương và trách nhiệm tham gia thực hiện Chương trình của người dân, đối tượng thụ hưởng.

c) Lồng ghép nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách giảm nghèo nói chung với các dự án, nội dung thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

3. Về cơ chế quản lý, thực hiện

a) Ban Chỉ đạo các cấp

- Cấp tỉnh: Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động tại Quyết định số 193/QĐ-UBND ngày 18/02/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh và thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025 tại Quyết định số 01/QĐ-BCĐ ngày 18/02/2022 của Trưởng Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025.

- Cấp huyện: Thành lập Ban Chỉ đạo chung các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

- Cấp xã: Thành lập Ban Quản lý các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 để chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Chương trình.

b) Văn phòng điều phối Chương trình

Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập Văn phòng điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 để giúp việc cho Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh theo quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 theo hình thức kiêm nhiệm và không phát sinh biên chế.

c) Về cơ chế thực hiện

- Cơ chế đặc thù thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 được thực hiện theo quy định của Chính phủ về cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia;

- Thực hiện cơ chế hỗ trợ, phân cấp, trao quyền cho địa phương, cơ sở theo quy định, hướng dẫn của Trung ương; tăng cường sự tham gia của người dân trong thực hiện Chương trình. Khuyến khích, mở rộng hoạt động tạo việc làm công cho lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người dân trên địa bàn nghèo thông qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng, đa dạng hóa sinh kế, mô hình giảm nghèo và dự án hỗ trợ phát triển sản xuất;

- Thực hiện cơ chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ theo quy định hiện hành về giáo dục nghề nghiệp, tạo việc làm, hỗ trợ người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, giảm nghèo về thông tin và truyền thông về giảm nghèo đa chiều; tập huấn, tư vấn chuyển giao kỹ thuật, quản lý mô hình, dự án sinh kế; cơ chế hỗ trợ trực tiếp cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, người học nghề thuộc đối tượng của Chương trình;

- Áp dụng thống nhất các cơ chế, quy trình trong thực hiện các dự án, tiểu dự án của Chương trình; ưu tiên lựa chọn các nội dung hỗ trợ có định mức cao hơn; đảm bảo nguyên tắc không trùng lặp giữa các hoạt động, nội dung hỗ trợ đầu tư của các dự án, tiểu dự án thuộc Chương trình trên cùng một địa bàn, cùng một đối tượng thụ hưởng;

- Trên cơ sở tổng nguồn lực được Trung ương giao, cấp tỉnh, huyện, xã chủ động bố trí ngân sách, xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ Chương trình đề ra;

- Áp dụng cách tiếp cận giảm nghèo dựa vào cộng đồng; mở rộng và tạo điều kiện để tăng cường sự tham gia của người dân về các hoạt động của Chương trình; bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình thực hiện Chương trình;

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình giảm nghèo thật sự đã có hiệu quả trong thực tế, các mô hình phải có đánh giá cụ thể về hiệu quả kinh tế, xã hội và tác động môi trường. Đổi mới phương thức hỗ trợ hộ nghèo, chuyển từ hỗ trợ riêng lẻ theo hộ gia đình sang tập trung hỗ trợ theo các mô hình tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, nhóm hộ gia đình, cộng đồng) phù hợp với đặc điểm tình hình địa phương, nhu cầu của hộ nghèo, hộ gia đình tham gia đóng góp bằng ngày công lao động, tiền hoặc hiện vật. Trọng tâm của mô hình, dự án giảm nghèo là phát triển kinh tế vùng, địa phương; từng bước hình thành các vùng sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt lớn, tạo động lực phát triển vùng nghèo một cách bền vững;

- Triển khai các chương trình, đề án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia các cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị, chương trình hỗ trợ doanh nghiệp kinh doanh bền vững gắn với các mô hình kinh doanh bao trùm, tăng cường sự tham gia của người nghèo, đồng bào miền núi, người yếu thế, thu nhập thấp; hỗ trợ phát triển các mô hình, dự án giảm nghèo, phát triển sản xuất, kinh doanh phù hợp nhằm tạo việc làm, sinh kế, thu nhập;

- Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ huyện nghèo, xã nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về công tác giảm nghèo bền vững;

- Đẩy mạnh công tác tư vấn, kết nối, giới thiệu hỗ trợ việc làm cho người nghèo, người dân sinh sống trên địa bàn nghèo, khó khăn. Nâng cao hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng. Thực hiện các chính sách của chương trình, dự án khác để hỗ trợ người lao động không thuộc huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

d) Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo đối với công tác giảm nghèo

- Cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp ban hành nghị quyết, kế hoạch, văn bản lãnh đạo, chỉ đạo công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Phân công cán bộ, đảng viên giúp đỡ hộ nghèo, hộ cận nghèo thoát nghèo.

- Chính quyền các cấp xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về giảm nghèo trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030 của các cấp, các ngành, đơn vị, cơ sở.

- Các sở, ban, ngành nâng cao trách nhiệm trong công tác xây dựng kế hoạch, hướng dẫn, triển khai thực hiện, kiểm tra, giám sát các nội dung thuộc nhiệm vụ, chức năng thuộc lĩnh vực ngành và các nhiệm vụ được giao trong công tác giảm nghèo. Phối hợp chặt chẽ, đồng bộ với các đơn vị liên quan và Cơ quan thường trực Chương trình trong việc thực hiện công tác giảm nghèo.

- Tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo có đủ năng lực, nhiệt huyết để triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình. Các nội dung tập huấn, bồi dưỡng phải thiết thực, thực hiện thường xuyên, phù hợp với tình hình thực tiễn.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện Chương trình đối với các cơ quan chủ trì Dự án, Tiểu dự án, các địa phương, cơ sở, cộng đồng và người dân.

4. Về công tác tuyên truyền

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội, nhất là người dân nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động trong giảm nghèo bền vững; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Khơi dậy ý chí tự lực tự cường của người nghèo, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của Nhà nước và xã hội, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa; theo phương châm đến từng hộ gia đình.

b) Đổi mới phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”; khơi dậy ý chí khát vọng tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

c) Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung các văn bản, chỉ đạo điều hành của các cấp thẩm quyền về thực hiện công tác giảm nghèo.

d) Truyền thông, vận động, hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm lao động, sản xuất.

đ) Tham gia, hưởng ứng Cuộc thi “Các tác phẩm báo chí viết về công tác giảm nghèo” do Bộ, ngành Trung ương, tỉnh phát động.

e) Phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình tuyên truyền về công tác giảm nghèo, kịp thời giới thiệu các cá nhân, tập thể, mô hình kinh nghiệm hay trong công tác giảm nghèo.

g) Bảo đảm người dân tiếp cận, sử dụng hiệu quả dịch vụ viễn thông, internet để thoát nghèo. Tạo điều kiện thuận lợi để người dân, đặc biệt là khu vực miền núi cập nhật kiến thức, kỹ năng về sản xuất và tổ chức đời sống, sử dụng hiệu quả các điều kiện tại chỗ, các nguồn lực hỗ trợ từ Nhà nước và cộng đồng để sản xuất, vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống văn minh. Kịp thời tôn vinh, biểu dương những hộ vươn lên thoát nghèo; các tổ chức, cá nhân có đóng góp giúp đỡ các hộ thoát nghèo. Tuyên truyền, vận động tạo phong trào hộ nghèo, hộ cận nghèo thi đua đăng ký thoát nghèo.

h) Kịp thời biểu dương, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc; xem xét trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng vi phạm pháp luật về giảm nghèo.

5. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước đối với người có công, bảo đảm có mức sống cao hơn mức trung bình chung của dân cư trong khu vực. Thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội; cải thiện đời sống vật chất, tinh thần cho người dân, đặc biệt người dân ở các huyện miền núi. Ưu tiên hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế đối với hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng có khả năng lao động, trên cơ sở thực trạng, nhu cầu và điều kiện thực tế của từng hộ để xây dựng kế hoạch hỗ trợ phù hợp, sát với từng hộ. Đối với hộ nghèo có thành viên là người có công cách mạng không có khả năng lao động, các địa phương có trách nhiệm vận động, sử dụng các nguồn lực hỗ trợ để hộ nghèo đảm bảo có thu nhập vượt qua chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

6. Về mở rộng hợp tác quốc tế: Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, cả đa phương, song phương và các tổ chức phi chính phủ để chia sẻ thông tin và kinh nghiệm, đồng thời tranh thủ sự trợ giúp về kỹ thuật và nguồn lực để thực hiện thành công mục tiêu của chương trình.

VI. PHÂN CÔNG QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hằng năm.

b) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện Dự án 1, Dự án 2, Dự án 4, Tiểu dự án 2-Dự án 6, Dự án 7.

c) Là cơ quan chủ trì quản lý Chương trình; chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình theo quy định.

d) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và địa phương tổ chức rà soát tiêu chí xác định huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo theo hướng dẫn của Bộ, ngành trung ương trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, trình Trung ương phê duyệt danh sách các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.

đ) Hằng năm, căn cứ nguồn vốn phân bổ của ngân sách Trung ương, kinh phí dự kiến của Chương trình, kế hoạch vốn đầu tư trung hạn và đề xuất của cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án, địa phương, đơn vị để đề xuất kế hoạch, dự kiến phương án phân bổ vốn ngân sách trung ương và vốn đối ứng địa phương đảm bảo theo Quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước và mức vốn đối ứng của ngân sách cấp tỉnh, ngân sách cấp huyện thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021 - 2025 gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính theo quy định.

e) Chủ trì xây dựng phương án giao chỉ tiêu phấn đấu, nhiệm vụ cụ thể hằng năm, giai đoạn 2022 - 2025 để thực hiện Chương trình cho các huyện, thị xã, thành phố, gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp.

g) Chủ trì hướng dẫn các sở, ngành liên quan và địa phương thực hiện hiệu quả Kế hoạch thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm.

h) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan hướng dẫn, triển khai công tác giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình cho các sở, ngành và địa phương theo hướng dẫn của Trung ương.

i) Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh) và các sở, ngành liên quan, địa phương tham mưu UBND tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bỏ lại phía sau” khơi dậy ý chí tự lực, tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.

k) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình của các địa phương; tổng hợp kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và tham mưu UBND tỉnh báo cáo cấp thẩm quyền theo quy định.

l) Tổ chức hướng dẫn, triển khai giải quyết mức độ thiếu hụt về việc làm.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7; đồng thời, chủ trì thực hiện phần kinh phí được phân bổ của Dự án 7.

b) Thực hiện chức năng cơ quan tổng hợp Chương trình.

c) Tổng hợp nhu cầu, dự kiến phân bổ kinh phí, chỉ tiêu, nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình vào kế hoạch giai đoạn 2021 - 2025 và kế hoạch hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì, điều phối Chương trình.

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổng hợp, cân đối, bố trí nguồn vốn đầu tư từ ngân sách đối ứng địa phương cho Chương trình theo tiến độ và kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định.

đ) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện: Cơ chế lồng ghép vốn và huy động các nguồn lực thực hiện Chương trình; quy định về phân cấp quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo theo quy định.

3. Sở Tài chính

a) Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7; đồng thời, chủ trì thực hiện phần kinh phí được phân bổ của Dự án 7.

b) Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và cơ quan liên quan xây dựng kế hoạch vốn hằng năm; căn cứ nguồn vốn sự nghiệp ngân sách trung ương phân bổ hàng năm, tham mưu cấp thẩm quyền nguồn vốn đối ứng ngân sách địa phương để đảm bảo hoạt động của Chương trình trên cơ sở đề xuất của cơ quan chủ trì, điều phối Chương trình.

c) Cân đối, bố trí đủ vốn sự nghiệp theo tiến độ Chương trình đã được cấp thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo tỷ lệ vốn đối ứng của ngân sách địa phương theo quy định.

d) Chủ trì, phối hợp với Ngân hàng chính sách xã hội chi nhánh Quảng Ngãi, các đơn vị liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai quy định quy mô, bố trí ngân sách địa phương thực hiện chính sách tín dụng, hỗ trợ tín dụng cho từng đối tượng, lĩnh vực, nội dung, hoạt động thuộc Chương trình.

đ) Chủ trì, phối hợp với sở, ngành liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện: Quy định việc quản lý, thành toán, quyết toán vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước giao cho cộng đồng tự thực hiện xây dựng công trình theo định mức hỗ trợ (bằng hiện vật hoặc bằng tiền); cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền hoặc hiện vật để luân chuyển trong cộng đồng theo quy định.

4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương hướng dẫn, triển khai giải quyết mức độ thiếu hụt về giáo dục; kiểm tra, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo kết quả thể hiện tại các đơn vị trực thuộc cho cơ quan chủ trì, quản lý Chương trình và cấp thẩm quyền theo quy định.

5. Sở Giao thông - Vận tải: Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các Sở, ngành tổ chức triển khai thực hiện các nội dung về thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình theo cơ chế đặc thù đảm bảo theo quy định.

6. Các sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Xây dựng, Thông tin và Truyền thông

a) Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 2 - Dự án 3; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổ chức triển khai, hướng dẫn giải quyết mức độ thiếu hụt về y tế.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1 - Dự án 3; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổ chức triển khai, hướng dẫn giải quyết mức độ thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện về nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án, kế hoạch, phương án sản xuất, lựa chọn đơn vị đặt hàng trong thực hiện các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất thực hiện Chương trình.

- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong tổ chức triển khai các nội dung về thực hiện dự án đầu tư xây dựng các công trình theo cơ chế đặc thù đảm bảo theo quy định.

c) Sở Xây dựng:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan và địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Dự án 5; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổ chức triển khai, hướng dẫn giải quyết mức độ thiếu hụt về nhà ở.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức triển khai các quy định: Tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù đảm bảo theo danh mục các dự án được áp dụng cơ chế đặc thù; chi phí hỗ trợ chuẩn bị đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù; thiết kế mẫu, thiết kế điển hình và áp dụng thiết kế mẫu sẵn có đối với dự án áp dụng cơ chế đặc thù; quản lý, vận hành công trình; quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình.

d) Sở Thông tin và Truyền thông: Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, liên quan xây dựng kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ và nguồn vốn thuộc Tiểu dự án 1-Dự án 6; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các sở, ngành liên quan tổ chức triển khai thực hiện hoạt động nâng cao năng lực và kiểm tra, giám sát của Dự án 7 thuộc lĩnh vực được phân công; tổ chức triển khai, hướng dẫn giải quyết mức độ thiếu hụt về về thông tin.

đ) Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, các sở căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao thực hiện các nội dung sau:

- Tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện và đề xuất các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nguồn vốn và phương án phân bổ kế hoạch vốn giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm giao cho các sở, ngành và các địa phương thực hiện đối với dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần thuộc lĩnh vực quản lý của sở, ngành, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp vào kế hoạch chung theo quy định.

- Rà soát, xác định địa bàn, đối tượng, nội dung chính sách, hướng dẫn địa phương để tổ chức thực hiện bảo đảm không chồng chéo, trùng lắp với các chương trình, dự án, đề án khác và nhiệm vụ thường xuyên của các sở, ngành, địa phương.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và sở, ngành có liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện nguồn lực và các chỉ tiêu, nhiệm vụ, nội dung thành phần của Chương trình chủ trì theo quy định, gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh.

- Báo cáo định kỳ (6 tháng, hằng năm) và đột xuất theo yêu cầu kết quả thực hiện nội dung thành phần và sử dụng nguồn vốn được giao, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp theo quy định.

7. Các sở, ngành có chức năng, nhiệm vụ thực hiện các chính sách giảm nghèo chung, gồm: Tín dụng ưu đãi, trợ giúp pháp lý, trợ cấp bảo trợ xã hội, bảo hiểm y tế, hỗ trợ tiền điện, chính sách hỗ trợ giáo dục có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện đảm bảo đầy đủ, kịp thời theo các quy định hiện hành; tổng hợp báo cáo kết quả định kỳ (06 tháng và hằng năm), đột xuất theo yêu cầu cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp.

8. Các cơ quan thông tin và truyền thông trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền theo chức năng, nhiệm vụ được giao và yêu cầu của Chương trình.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh đẩy mạnh công tác vận động nhân dân tích cực tham gia công tác giảm nghèo bền vững và thực hiện giám sát, phản biện xã hội, tuyên truyền, vận động người dân và đoàn viên, hội viên trong quá trình tổ chức triển khai Chương trình. Phát huy tốt vai trò Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị, xã hội tỉnh trong công tác giảm nghèo bền vững của tỉnh.

10. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Chỉ đạo, thành lập Ban Chỉ đạo chung các chương trình mục tiêu quốc gia và đơn vị giúp việc Ban Chỉ đạo các cấp theo nguyên tắc, yêu cầu như đối với Ban Chỉ đạo tỉnh. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ trì, điều phối Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tại địa phương.

b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày UBND tỉnh phê duyệt kế hoạch, UBND các huyện, thị xã, thành phố phê duyệt kế hoạch thực hiện Chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 và hằng năm trên cơ sở tổng hợp, đề xuất của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, bao gồm các nội dung: kế hoạch thực hiện Chương trình, dự kiến kinh phí và gửi cơ quan chủ trì dự án, tiểu dự án thành phần, cơ quan chủ trì quản lý Chương trình và các cơ quan liên quan theo quy định.

c) Tổ chức triển khai thực hiện Chương trình trên địa bàn đảm bảo theo cơ chế quản lý, tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia và các quy định hiện hành; bố trí nguồn vốn đối ứng từ nguồn ngân sách của địa phương theo quy định và chủ động huy động thêm các nguồn lực khác thực hiện Chương trình; thực hiện lồng ghép các nguồn vốn giữa các Chương trình theo hướng dẫn của cấp thẩm quyền.

d) UBND các huyện: Trà Bồng, Sơn Tây và Lý Sơn hằng năm, căn cứ kế hoạch vốn đầu tư phát triển trung hạn, các quy định hiện hành tổ chức triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng theo cơ chế đặc thù đảm theo quy định. Trong đó, đảm bảo tỷ lệ số lượng dự án đầu tư xây dựng thực hiện theo cơ chế đặc thù theo quy định.

đ) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng các nguồn vốn đúng mục tiêu, bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và tránh thất thoát, lãng phí.

e) Phân công, phân cấp trách nhiệm của các cấp và cơ quan liên quan trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc đẩy mạnh phân cấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở.

g) Tổ chức giám sát, đánh giá và báo cáo thực hiện Chương trình trên địa bàn định kỳ (6 tháng, hằng năm), đột xuất theo yêu cầu cho chủ trì, quản lý Chương trình và cơ quan chủ trì dự án thành phần theo quy định.

h) Chỉ đạo UBND cấp xã xây dựng kế hoạch cụ thể, chi tiết để tổ chức thực hiện đảm bảo các nội dung của Chương trình theo quy định.

Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025, các sở, ngành và địa phương nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để giải quyết theo thẩm quyền; trường hợp vượt thẩm quyền thì kịp thời tổng hợp và tham mưu UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 01

CHỈ TIÊU PHẤN ĐẤU ĐẾN NĂM 2025 THUỘC CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực trạng cuối năm 2020

Kế hoạch 2021-2025

Trong đó

Ghi chú

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Các chỉ tiêu chủ yếu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Tỷ lệ hộ nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số hộ nghèo

Hộ

28.563

19.539

3.581

3.525

4.151

4.374

3.908

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh duy trì mức giảm 1-1,5%/năm

%

1,76

1,12

1,00

1,00

1,10

1,30

1,18

 

 

Trong đó, các huyện nghèo giảm từ 4-4,5%/năm

%

4,15

5,35

4,32

5,08

6,47

5,48

5,40

 

2

Tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ hộ nghèo DTTS (trong tổng số hộ dân tộc thiểu số) giảm trên 3%/năm

%

4,94

3,67

5,37

3,23

3,24

3,25

3,25

 

3

Xây dựng, nhân rộng 20 mô hình giảm nghèo, phê duyệt thực hiện 1.000 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, khởi nghiệp, khởi sự kinh doanh nhằm tạo sinh kế, việc làm bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu, dịch bệnh cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, trong đó

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Loại mô hình giảm nghèo hiệu quả được nhân rộng

Mô hình

14

20

20

20

20

20

20

 

 

Số hộ tham gia (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo)

Hộ

763

27.500

5.500

5.500

5.500

5.500

5.500

 

3.2

Số dự án phát triển sản xuất xây dựng nhân rộng

Dự án

1.002

200

200

200

200

200

200

 

 

Số hộ nghèo tham gia (hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo)

Hộ

42.286

22.500

4.500

4.500

4.500

4.500

4.500

 

4

Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số hộ nghèo có thành viên trong độ tuổi lao động có khả năng tham gia lao động được hỗ trợ việc làm bền vững

Hộ

16.318

40.000

8.000

8.000

8.000

8.000

8.000

 

5

100% cán bộ (huyện, xã, thôn) làm công tác giảm nghèo được bồi dưỡng, tập huấn kiến thức về công tác giảm nghèo, trong đó:

Người

1.352

1.607

1.607

1.607

1.607

1.607

1.607

 

-

Số người cấp huyện

Lượt Người

28

445

89

89

89

89

89

 

-

Số người cấp xã

Lượt Người

368

2.555

511

511

511

511

511

 

-

Số người ở thôn

Lượt Người

956

5.035

1.007

1.007

1.007

1.007

1.007

 

II

Mục tiêu các chiều thiếu hụt về dịch vụ xã hội cơ bản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Chiều thiếu hụt về việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đáp ứng 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Số người lao động có nhu cầu và được hỗ trợ

Người

 

33.927

7.804

7.052

6.699

6.453

5.919

 

1.2

Tối thiểu 1.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;

Người

 

1.000

200

200

200

200

200

 

1.3

Có ít nhất 1.000 người lao động thuộc các huyện nghèo, xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo được hỗ trợ đào tạo; trong đó, có khoảng 500 lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (ít nhất 80% hộ gia đình có người đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo). Hỗ trợ 80 người lao động tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định đã ký kết, Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số người lao động được hỗ trợ đào tạo, trong đó:

Người

 

900

180

180

180

180

180

 

Số người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người

 

450

90

90

90

90

90

 

Trong đó, số hộ có lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo (80%)

Hộ

 

360

72

72

72

72

72

 

-

Số người lao động được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận

Người

 

40

8

8

8

8

8

 

b

Xã ĐBKK vùng bãi ngang ven biển và hải đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số lao động được hỗ trợ đào tạo, trong đó:

Người

 

100

20

20

20

20

20

 

Số lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

Người

 

50

10

10

10

10

10

 

Trong đó, số hộ có lao động đi làm việc ở nước ngoài sẽ thoát nghèo (80%)

Hộ

 

40

8

8

8

8

8

 

-

Số người lao động được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo nghề, nâng cao trình độ ngoại ngữ trước khi đi làm việc ở nước ngoài theo các Hiệp định ký giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ nước tiếp nhận

Người

 

10

2

2

2

2

2

 

2

Chiều thiếu hụt về y tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 34%

%

44,2

33,4

42,3

40

38

35,4

33,4

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em

19.159

20.139

20.139

20.139

20.139

20.139

20.139

 

Số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ em

6.056

6.747

6.908

6.867

6.827

6.787

6.747

 

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

%

34,60

33,50

34,30

34,10

33,90

33,70

33,50

 

b

Các xã đặc biệt khó khăn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số trẻ em dưới 16 tuổi

Trẻ em

19.318

19.768

19.768

19.768

19.768

19.768

19.768

 

Số trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

Trẻ em

3.756

6.603

3.547

3.519

3.500

3.480

6.603

 

Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thấp còi

%

34,50

33,40

34,20

34,00

33,80

33,60

33,40

 

3

Chiều thiếu hụt về giáo dục, đào tạo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt 90%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo

Trẻ em

21.023

91.895

20.182

19.350

18.421

17.403

16.539

 

-

Số trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi

Trẻ em

20.240

86.690

19.100

18.318

17.379

16.363

15.530

 

-

Tỷ lệ

%

96,28

94,34

94,64

94,67

94,34

94,02

93,90

 

b

Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đào tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp chứng chỉ đạt 25%; 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, người lao động có thu nhập thấp có nhu cầu được hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề phù hợp.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo qua đào tạo

%

18

60

20

30

40

50

60

 

 

Trong đó, tỷ lệ người có bàng cấp chứng chỉ đạt 25%

%

14

25

16

18

20

22

25

 

Tỷ lệ

%

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trong đó, tỷ lệ người lao động có bằng cấp chứng chỉ

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn

Người

 

 

 

 

 

 

 

 

Tỷ lệ

%

100

100

100

100

100

100

100

 

4

Chiều thiếu hụt về nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tối thiểu 4.405 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở, đảm bảo có nhà ở an toàn, ổn định, có khả năng chống chịu tác động của thiên tai, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và giảm nghèo bền vững

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo xây mới nhà ở

Hộ

6.217

2.763

0

0

921

921

921

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo sửa chữa nhà ở

Hộ

2.375

1.642

0

0

548

547

547

 

5

Chiều thiếu hụt về nước sinh hoạt và vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hộ

27.406

60.120

60.120

54.762

48.231

41.682

35.149

 

-

Tỷ lệ

%

81,20

90,00

75,12

78,84

82,56

86,28

90,00

 

b

Ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo

Hộ

56.032

60.120

60.120

54.762

48.231

41.682

35.149

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh

Hộ

35.330

36.072

33.989

31.434

28.102

24.647

21.088

 

-

Tỷ lệ

%

63,05

60,00

56,54

57,40

58,27

59,13

60,00

 

6

Chiều thiếu hụt về thông tin

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Số hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu

Hộ

31.839

36.369

36.369

30.366

27.496

26.357

24.060

 

-

Hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet

Hộ

25.128

127.245

29.800

26.944

25.190

23.562

21.750

 

-

Tỷ lệ

%

78,92

90,00

81,94

88,73

91,61

89,40

90,40

 

2

95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo được tiếp cận thông tin về giảm nghèo bền vững thông qua các hình thức xuất bản phẩm, sản phẩm truyền thông

 

 

 

 

 

 

 

 

 

a

Huyện nghèo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số hộ dân trên địa bàn

Hộ

19.616

102.871

19.956

19.984

20.689

20.977

21.265

 

-

Số hộ được tiếp cận thông tin

Hộ

15.296

94.805

17.981

18.179

19.001

19.435

20.208

 

-

Tỷ lệ

%

77,98

92,13

90,10

90,97

91,84

92,65

95,03

 

b

Xã ĐBKK vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-

Tổng số hộ dân trên địa bàn

Hộ

6.224

31.549

6.224

6.193

6.259

6.394

6.479

 

-

Số hộ được tiếp cận thông tin

Hộ

6.040

31.071

6.059

6.086

6.183

6.343

6.440

 

-

Tỷ lệ

%

97,05

98,49

97,35

98,27

98,78

99,20

99,40

 

Ghi chú: Lộ trình giảm tỷ lệ hộ nghèo tính từ năm 2022 (theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025);

Lộ trình giảm huyện nghèo từ năm 2022 (theo danh sách tại Quyết định số 153/QĐ-TTg ngày 15/3/2022)

 

PHỤ LỤC 02

DỰ KIẾN KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

ĐVT: Triệu đồng

STT

Dự án, hoạt động

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Tổng giai đoạn 2021-2025

1

Dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

0

173.431

117.295

117.295

117.295

525.315

 

Ngân sách Trung ương

0

150.592

101.778

101.778

101.778

455.926

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

145.090

89.796

89.796

89.796

414.478

 

Nguồn sự nghiệp

0

5.502

11.982

11.982

11.982

41.448

 

Ngân sách địa phương

0

22.589

15.267

15.267

15.267

68.389

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

21.764

13.469

13.469

13.469

62 172

 

Nguồn sự nghiệp

0

825

1.797

1.797

1.797

6.217

 

Huy động khác

0

250

250

250

250

1.000

a

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ đầu tư phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo

0

173.431

117.295

117.295

117.295

525.315

 

Ngân sách Trung ương

0

150.592

101.778

101.778

101.778

455.926

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

145.090

89.796

89.796

89.796

414.478

 

Nguồn sự nghiệp

0

5.502

11.982

11.982

11.982

41.448

 

Ngân sách địa phương

0

22.589

15.267

15.267

15.267

68.389

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

21.764

13.469

13.469

13.469

62.172

 

Nguồn sự nghiệp

0

825

1.797

1.797

1.797

6.217

 

Huy động khác

0

250

250

250

250

1.000

-

Hoạt động 1: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các huyện nghèo

0

150.611

105.860

105.860

105.860

468.190

 

Ngân sách Trung ương

0

130.792

91.878

91.878

91.878

406.426

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

127.090,0

80.796,0

80.796,0

80.796,0

369.478

 

Nguồn sự nghiệp

0

3.702

11.082,0

11.082,0

11.082,0

36.948

 

Ngân sách địa phương

0

19.619

13.782

13.782

13.782

60.964

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

19.064

12.119

12.119

12.119

55.422

 

Nguồn sự nghiệp

0

555

1.662

1.662

1.662

5.542

 

Huy động khác

0

200

200

200

200

800

-

Hoạt động 2: Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng tại các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

0

22.820

11.435

11.435

11.435

57.125

 

Ngân sách Trung ương

0

19.800

9.900

9.900

9.900

49.500

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

18.000

9.000

9.000

9.000

45.000

 

Nguồn sự nghiệp

0

1.800

900

900

900

4.500

 

Ngân sách địa phương

0

2.970

1.485

1.485

1.485

7.425

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

2.700

1.350

1.350

1.350

6.750

 

Nguồn sự nghiệp

0

270

135

135

135

675

 

Huy động khác

0

50

50

50

50

200

b

Tiểu dự án 2: Triển khai Đề án hỗ trợ một số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn giai đoạn 2022 - 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

Kinh phí thực hiện theo Đề án do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt

2

Dự án 2: Đa dạng hóa sinh kế, phát triển mô hình giảm nghèo

907

25.715

68.102

68.102

68.102

230.929

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

907

18.013

47.915

47.915

47.915

162.665

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

2.702

7.187

7.187

7.187

24.264

 

Huy động khác

0

5.000

13.000

13.000

13.000

44.000

3

Dự án 3: Hỗ trợ phát triển sản xuất, cải thiện dinh dưỡng

11.602

11.161

39.740

39.740

39.740

141.982

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

9.970

7.792

28.904

28.904

28.904

104.474

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

1.632

1.169

4.336

4.336

4.336

15.808

 

Huy động khác

0

2.200

6.500

6.500

6.500

21.700

3.1

Tiểu dự án 1: Hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp

11.602

11.161

32.148

32.148

32.148

119.208

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

9.970

7.792

22.303

22.303

22.303

84.671

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

1.632

1.169

3.345

3.345

3.345

12.837

 

Huy động khác

0

2.200

6.500

6.500

6.500

21.700

3.2

Tiểu dự án 2: Cải thiện dinh dưỡng

0

0

7.591

7.591

7.591

22.773

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

0

6.601

6.601

6.601

19.803

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

0

990

990

990

2.970

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

4

Dự án 4: Phát triển giáo dục nghề nghiệp, việc làm

0

55.684

80.943

80.943

80.942

298.511

 

Ngân sách Trung ương

0

48.421

70.385

70.385

70.384

259.575

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

26.083

23.882

23.882

23.881

97.728

 

Nguồn sự nghiệp

0

22.338

46.503

46.503

46.503

161.847

 

Ngân sách địa phương

0

7.263

10.558

10.558

10.558

38.936

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

3.912

3.582

3.582

3.582

14.659

 

Nguồn sự nghiệp

0

3.351

6.975

6.975

6.975

24.277

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

4.1

Tiểu dự án 1: Phát triển giáo dục nghề nghiệp vùng nghèo, vùng khó khăn

0

49.743

62.596

62.596

62.595

237.529

 

Ngân sách Trung ương

0

43.255

54.431

54.431

54.430

206.547

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

24.769

19.265

19.265

19.264

82.563

 

Nguồn sự nghiệp

0

18.486

35.166

35.166

35.166

123.984

 

Ngân sách địa phương

0

6.488

8.165

8.165

8.165

30.982

 

Nguồn đầu tư phát triển

0

3.715

2.890

2.890

2.890

12.384

 

Nguồn sự nghiệp

0

2.773

5.275

5.275

5.275

18.598

 

Huy động khác

 

0

 

 

 

 

4.2

Tiểu dự án 2: Hỗ trợ người lao động vùng nghèo, vùng khó khăn đi làm việc theo hợp đồng có thời hạn ở nước ngoài

0

657

2.137

2.137

2.137

7.067

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

-

571

1.858

1.858

1.858

6.145

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

-

86

279

279

279

922

 

Huy động khác

 

 

 

 

 

 

4.3

Tiểu dự án 3: Hỗ trợ việc làm bền vững

0

5.284

16.210

16.210

16.210

53.915

 

Ngân sách Trung ương

0

4.595

14.096

14.096

14.096

46.883

 

Vốn đầu tư phát triển

0

1.314

4.617

4.617

4.617

15.165

 

Vốn sự nghiệp

0

3.281

9.479

9.479

9.479

31.718

 

Ngân sách địa phương

0

689

2.114

2.114

2.114

7.032

 

Vốn đầu tư phát triển

0

197

693

693

693

2.275

 

Vốn sự nghiệp

0

492

1.422

1.422

1.422

4.758

 

Huy động khác

 

 

 

 

 

 

5

Dự án 5: Hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo

0

0

70.433

70.433

70.433

211.299

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

0

46.240

46.240

46.240

138.720

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

0

6.936

6.936

6.936

20.808

 

Huy động khác

0

0

17.257

17.257

17.257

51.771

6

Dự án 6: Truyền thông và giảm nghèo về thông tin

0

3.137

7.710

7.686

7.662

26.197

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

1.142

5.223

5.223

5.223

16.811

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

171

783

783

783

2.522

 

Huy động khác

0

1.824

1.704

1.680

1.656

6.864

6.1

Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin

0

2.408

4.203

4.179

4.155

14.945

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

508

2.173

2.173

2.173

7.027

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

76

326

326

326

1.054

 

Huy động khác

0

1.824

1.704

1.680

1.656

6.864

6.2

Tiểu Dự án 2: Truyền thông giảm nghèo

0

729

3.508

3.508

3.508

11.252

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

634

3.050

3.050

3.050

9.784

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

95

458

458

458

1.468

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

7

Dự án 7: Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá thực hiện Chương trình

0

7.213

13.863

13.863

13.863

48.803

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

6.272

12.055

12.055

12.055

42.437

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

941

1.808

1.808

1.808

6.366

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

7.1

Tiểu Dự án 1: Nâng cao năng lực thực hiện Chương trình

0

4.712

9.056

9.056

9.056

31.880

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

4.097

7.875

7.875

7.875

27.722

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

615

1.181

1.181

1.181

4.158

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

7.2

Tiểu Dự án 2: Giám sát, đánh giá

0

2.501

4.807

4.807

4.807

16.922

 

Ngân sách Trung ương (vốn sự nghiệp)

0

2.175

4.180

4.180

4.180

14.715

 

Ngân sách địa phương (vốn sự nghiệp)

0

326

627

627

627

2.207

 

Huy động khác

0

0

0

0

0

0

Tổng kinh phí

12.509

276.341

398.086

398.062

398.037

1.483.035

 

- Đầu tư phát triển

0

196.849

130.730

130.730

130.729

589.037

 

- Sự nghiệp

12.509

70.218

228.645

228.645

228.645

768.663

 

- Huy động khác

0

9.274

38.711

38.687

38.663

125.335

1

Ngân sách trung ương, trong đó:

10.877

232.232

312.500

312.500

312.499

1.180.608

 

- Đầu tư phát triển

0

171.173

113.678

113.678

113.677

512.206

 

- Sự nghiệp

10.877

61.059

198.822

198.822

198.822

668.402

2

Ngân sách địa phương, trong đó:

1.632

34.835

46.875

46.875

46.875

177.092

 

- Đầu tư phát triển

0

25.676

17.052

17.052

17.052

76.831

 

- Sự nghiệp

1.632

9.159

29.823

29.823

29.823

100.261

3

Huy động khác

0

9.274

38.711

38.687

38.663

125.335

Ghi chú: Vốn kế hoạch năm 2021 nhưng được chuyển sang năm 2022 thực hiện theo Nghị quyết số 05/NQ-HĐND ngày 13/4/2022 của HĐND tỉnh

 

PHỤ LỤC 03

KẾ HOẠCH GIẢM TỶ LỆ HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2022-2025 THEO CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện, TX, TP

Đầu năm 2022

Cuối năm 2022

Cuối năm 2023

Cuối năm 2024

Cuối năm 2025

Số hộ dân

Hộ nghèo

Tỷ lệ

Số hộ dân

Số hộ nghèo

Tỷ lệ

Số hộ nghèo giảm

Tỷ lệ giảm

Số hộ dân

Số hộ nghèo

Tỷ lệ

Số hộ nghèo giảm

Tỷ lệ giảm

Số hộ dân

Số hộ nghèo

Tỷ lệ

Số hộ nghèo giảm

Tỷ lệ giảm

Số hộ dân

Số hộ nghèo

Tỷ lệ

Số hộ nghèo giảm

Tỷ lệ giảm

*

Đồng bằng

306.653

10.729

3,50

310.556

9.638

3,10

1.091

0,40

314.323

8.678

2,76

960

0,34

318.573

7.104

235

1.574

0,51

322.773

5.970

1,85

1.134

0,40

1

TP.Quảng Ngãi

72.405

911

1,26

73.645

861

1,17

50

0,09

74.393

781

1,05

80

0,12

75.387

621

0,82

160

0,23

76.381

514

0,67

107

0,15

2

Lý Sơn

6.193

627

10,12

6.259

542

8,66

85

1,46

6.394

487

7,62

55

1,04

6.479

396

6,11

91

1,50

6.565

343

5,22

53

0,89

3

Bình Sơn

59.493

2.815

4,73

60.519

2.493

4,12

322

0,61

60.889

2.313

3,80

180

0,32

61.703

1915

3,10

398

0,70

62.516

1548

248

367

0,63

4

Sơn Tịnh

26.481

498

1,88

26.687

464

1,74

34

0,14

27.209

386

1,42

78

032

27.573

285

1,03

101

0,39

27.937

273

0,98

12

0,06

5

Tư Nghĩa

39.025

756

1,94

39.639

664

1.68

92

0,26

39.313

620

1,58

44

0,10

39.838

488

1,22

132

0,35

40.363

412

1,02

76

0,20

6

Nghĩa Hành

25.828

1.146

4,44

26.038

1.043

4,01

103

0,43

26.599

902

3,39

141

0,61

26.954

742

2,75

160

0,64

27.309

626

2,29

116

0,46

7

Mộ Đức

36.792

2.276

6,19

36.921

2.041

5,53

235

0,66

37.799

1.903

5,03

138

0.49

38.355

1594

4,16

309

0,88

38.861

1348

3,47

246

0,69

8

TX. Đức Phổ

40.436

1.700

4,20

40.848

1.530

3,75

170

0,46

41.727

1.286

3,08

244

0,66

42.284

1063

2,51

223

0,57

42.841

906

2,11

157

0,40

*

Miền núi

64.815

23.099

35,64

66.594

20.896

31,38

2.203

4,26

66.741

17.608

26,38

3.288

5,00

67.671

14.808

21,88

2.800

4,50

68.601

11.854

17,28

2.954

4,60

 

Huyện nghèo

19.986

8.780

43,93

21.127

8.207

38,85

573

5,08

20.689

6.698

32,37

1.509

6,47

20.977

5.641

26,89

1.057

5,48

21.265

4.500

21,16

1.141

5,73

9

Trà Bồng

14.194

6.035

42,52

15.248

5.733

37,60

302

4,92

14.735

4.604

31,25

1.129

6,35

14.940

3891

26,04

713

5,20

15.145

3092

20,42

799

5,63

10

Sơn Tây

5.792

2.745

47,39

5.879

2.474

42,08

271

5,31

5.954

2.094

35,17

380

6,91

6.037

1750

28,99

344

638

6.120

1408

23,01

342

5,98

 

Huyện không nghèo

44.829

14.319

31,94

45.467

12.689

27,91

1.630

4,03

46.052

10.910

23,69

1.779

4,22

46.694

9.167

19,63

1.743

4,06

47,336

7.354

15,54

1.813

4,10

11

Sơn Hà

22.333

6.995

31,32

22.621

6.166

27.26

829

4,06

22.973

5.366

23,36

800

3,90

23.293

4519

19,40

847

3,96

23.613

3607

15,28

912

4,13

12

Ba Tơ

17.286

5.995

34,68

17.574

5.361

30,51

634

4,18

17.719

4.592

25,92

769

4,59

17.966

3851

21,43

741

4,48

18.213

3093

16,98

758

4,45

13

Minh Long

5.210

1.329

25,51

5.272

1.162

22,04

167

3.47

5.360

952

17,76

210

4.28

5.435

797

14,66

155

3,10

5.510

654

11,87

143

2,79

Toàn tỉnh

371.468

33.828

9,11

377.150

30.534

8.10

3.294

1,01

381.064

26.286

6,90

4.248

1,20

386.244

21.912

5,67

4.374

1,22

391.374

17.824

4,55

4.088

1,12

 

PHỤ LỤC 04

KẾ HOẠCH PHẤN ĐẤU GIẢM HỘ NGHÈO GIAI ĐOẠN 2022-2025 THEO CHUẨN NGHÈO ĐA CHIỀU GIAI ĐOẠN 2022-2025
(Kèm theo Quyết định số 833/QĐ-UBND ngày 29/7/2022 của UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

Huyện, TX, TP

Đầu năm 2022

Cuối năm 2022

Cuối năm 2023

Cuối năm 2024

Cuối năm 2025

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ cận nghèo giảm

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ cận nghèo giảm

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ cận nghèo giảm

Số hộ dân

Hộ cận nghèo

Tỷ lệ

Số hộ cận nghèo giảm

*

Đồng bằng

306.653

17.088

5,57

310.556

14.952

4,81

2.136

314.323

12.816

4,08

2.136

318.573

10.680

3,05

2.136

322.773

8.544

2,65

2.136

1

TP.Quảng Ngãi

72.405

1.929

2,66

73.645

1.688

2,29

241

74.393

1.447

1,94

241

75.387

1.206

1,60

241

76.381

965

1,26

241

2

Lý Sơn

6.193

332

5,36

6.259

291

4,64

42

6.394

249

3,89

42

6.479

208

3,20

42

6.565

166

2,53

42

3

Bình Sơn

59.493

4.000

6,72

60.519

3.500

5,78

500

60.889

3.000

4,93

500

61.703

2.500

4,05

500

62.516

2.000

3,20

500

4

Sơn Tịnh

26.481

970

3,66

26.687

849

3,18

121

27.209

728

2,67

121

27.573

606

2,20

121

27.937

485

1,74

121

5

Tư Nghĩa

39.025

1926

4,94

39.639

1.685

4,25

241

39.313

1.445

3,67

241

39.838

1.204

3,02

241

40.363

963

2,39

241

6

Nghĩa Hành

25.828

2.153

8,34

26.038

1.884

7,24

269

26.599

1.615

6,07

269

26.954

1.346

4,99

269

27.309

1.077

3,94

269

7

Mộ Đức

36.792

3.086

8,39

36.921

2.700

7,31

386

37.799

2.315

6,12

386

38.355

1.929

5,03

386

38.861

1.543

3,97

386

8

TX. Đức Phổ

40.436

2.692

6,66

40.848

2.356

5,77

337

41.727

2.019

4,84

337

42.284

1.683

3,98

337

42.841

1.346

3,14

337

*

Miền núi

64.815

9.204

14,20

66.594

8.054

12,09

1.151

66.741

6.903

10,34

1.151

67.671

5.753

8,50

1.151

68.601

4.602

6,7084

1.151

 

Huyện nghèo

19.986

3.221

16,12

21.127

2.818

13,34

403

20.689

2.416

11,68

403

20.977

2.013

9,60

403

21.265

1.611

7,57

403

9

Trà Bồng

14.194

2.669

18,80

15.248

2.335

15,32

334

14.735

2.002

13,59

334

14.940

1.668

11,17

334

15.145

1.335

881

334

10

Sơn Tây

5.792

552

9,53

5.879

483

8,22

69

5.954

414

6,95

69

6.037

345

5,71

69

6.120

276

4,51

69

 

Huyện không nghèo

44.829

5.983

13,35

45.467

5.235

11,51

748

46.052

4.487

9,74

748

46.694

3.739

8,01

748

47.336

2.992

6,32

748

11

Sơn Hà

22.333

3.276

14,67

22.621

2.867

12,67

410

22.973

2.457

10,70

410

23.293

2.048

8,79

410

23.613

1.638

6,94

410

12

Ba Tơ

17.286

2.378

13,76

17.574

2.081

11,84

297

17.719

1.784

10,07

297

17.966

1.486

8,27

297

18.213

1.189

6,53

297

13

Minh Long

5.210

329

6,31

5.272

288

5,46

41

5.360

247

4,60

41

5.435

206

3,78

41

5.510

165

2,99

41

Toàn tỉnh

371.468

26.292

7,08

377.150

23.006

6,08

3.287

381.064

19.719

5,17

3.287

386.244

16.433

4,25

3.287

391.374

13.146

3,36

3.287

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 833/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/07/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Đặng Văn Minh
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản