- 1Thông tư 06/2022/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 2Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH năm 2022 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 140/KH-UBND | Ninh Bình, ngày 16 tháng 8 năm 2022 |
Căn cứ Thông tư số 06/2022/TT-BTTTT ngày 30/6/2022 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 650/QĐ-LĐTBXH ngày 21/7/2022 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025.
UBND tỉnh ban hành Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình như sau:
1. Mục đích
a) Tuyên truyền, phổ biến chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững.
b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo, các chính sách, giải pháp thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững của tỉnh trong giai đoạn 2021-2025 nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
c) Tuyên truyền, truyền thông cho các đối tượng thụ hưởng của Chương trình giảm nghèo về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, khơi dậy tinh thần tự lực, tự cường, nỗ lực vươn lên thoát nghèo của người dân và cộng đồng.
2. Yêu cầu
a) Xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội; góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc.
b) Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật, nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương.
c) Truyền thông, thông tin về công tác giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, từng ngành phải nắm vững, hiểu rõ các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả.
II. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN
1. Đối tượng truyền thông, thông tin
Người dân, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm người, gia đình được thụ hưởng chính sách giảm nghèo như người nghèo, hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo; cán bộ làm công tác giảm nghèo các cấp.
2. Phạm vi và thời gian thực hiện
a) Phạm vi thực hiện: Trên phạm vi toàn tỉnh.
b) Thời gian thực hiện: Từ năm 2022 đến hết năm 2025.
1. Nội dung
a) Tập trung tuyên truyền những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và các nội dung nhằm cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 23/6/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa XIII về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030. Trong đó, chú trọng các nội dung sau:
- Tập trung đầu tư vào con người, nâng cao năng lực phát triển của người dân. Chú trọng đào tạo kỹ năng nghề, tạo việc làm, sinh kế bền vững cho người dân, chuyển dịch lao động phù hợp với nhu cầu thị trường lao động.
- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, hướng đến giải quyết các vấn đề thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Lấy phát triển kinh tế là trọng tâm để giảm nghèo bền vững, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, cải thiện đời sống, tăng thu nhập cho người dân nói chung, người nghèo nói riêng.
b) Tuyên truyền thực hiện phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, khơi dậy ý chí tự lực tự cường, phát huy nội lực vươn lên “thoát nghèo, xây dựng cuộc sống ấm no” của người dân và cộng đồng, phấn đấu “Vì một Việt Nam không còn đói nghèo”.
c) Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo. Truyền thông hướng dẫn người nghèo, hộ nghèo có kiến thức, kinh nghiệm trong lao động sản xuất, chủ động vươn lên thoát nghèo, không trông chờ, ỷ lại vào sự giúp đỡ của nhà nước và xã hội.
d) Truyền thông, thông tin về các tấm gương điển hình, sáng kiến hay, mô hình giảm nghèo tiêu biểu nhằm tạo sự lan tỏa trong toàn xã hội, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu giảm nghèo bền vững.
2. Hình thức
- Truyền thông, thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức các hoạt động, phong trào thi đua “Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, biểu dương, khen thưởng các địa phương, cộng đồng, hộ nghèo và tổ chức, cá nhân có thành tích trong lĩnh vực giảm nghèo.
- Tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác giảm nghèo nói chung, nâng cao kỹ năng truyền thông, thông tin về giảm nghèo nói riêng đối với đội ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, người làm công tác giảm nghèo.
- Tổ chức đối thoại về chính sách giảm nghèo với cán bộ và người dân nhằm tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong quá trình tổ chức thực hiện công tác giảm nghèo.
- In ấn, phát hành tờ rơi, tài liệu, băng rôn giới thiệu các ấn phẩm, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về công tác giảm nghèo; tổ chức nói chuyện chuyên đề đến các địa phương tại các buổi sinh hoạt cộng đồng.
1. Kinh phí thông tin, truyền thông, tuyên truyền được ngân sách bố trí cho các cơ quan, đơn vị và địa phương thực hiện tiểu dự án Truyền thông về giảm nghèo đa chiều thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 được giao hàng năm và các nguồn hợp pháp khác.
2. Khuyến khích các doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, báo chí, phát thanh, truyền hình tham gia các hoạt động truyền thông, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện các nội dung truyền thông, thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo.
- Cung cấp các thông tin cơ bản về công tác giảm nghèo của tỉnh cho các cơ quan liên quan theo quy định.
- Tổ chức triển khai, theo dõi, đôn đốc các cơ quan, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện kế hoạch; tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch.
2. Sở Thông tin và Truyền thông
- Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, thông tin tuyên truyền trên địa bàn tỉnh tăng cường thời lượng, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các sản phẩm báo chí, xuất bản phẩm và sản phẩm truyền thông khác để tuyên truyền, phổ biến sâu rộng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về giảm nghèo bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm các cấp, các ngành và toàn xã hội trong thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ giảm nghèo và công tác huy động nguồn lực đóng góp cho công tác giảm nghèo bền vững.
- Xây dựng, phát hành các tài liệu, ấn phẩm, video clip, chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ công tác thông tin, tuyên truyền về giảm nghèo bền vững trên báo chí và hệ thống thông tin cơ sở trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, nâng cấp, duy trì hoạt động thường xuyên trang thông tin điện tử Giảm nghèo về thông tin Ninh Bình.
- Lồng ghép hoạt động truyền thông về Chương trình giảm nghèo với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025.
- Triển khai hiệu quả các giải pháp về chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin để triển khai hiệu quả công tác truyền thông.
3. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tầng lớp Nhân dân tích cực tham gia thực hiện công tác giảm nghèo.
- Tăng cường tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tiếp tục hỗ trợ, đóng góp nguồn lực cho công tác giảm nghèo bền vững. Khuyến khích các doanh nghiệp giúp đỡ giảm nghèo; vận động các hộ khá giả giúp đỡ hộ nghèo; xây dựng, nhân rộng các mô hình tốt, sáng kiến hay về giảm nghèo bền vững.
- Tiếp tục tổ chức hiệu quả các cuộc vận động xã hội, phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, khu đô thị văn minh” và phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau".
4. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
- Xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các hoạt động thông tin, truyền thông về công tác giảm nghèo của địa phương và của tỉnh.
- Hằng năm, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trên đây là Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 1898/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
- 2Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2022 tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 3Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 4Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 5Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 6Kế hoạch 3572/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 7Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2022 thực hiện năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 của Tiểu dự án 1 - Giảm nghèo về thông tin dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 8Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu dự án Truyền thông về giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 9Kế hoạch 2973/KH-UBND năm 2022 về triển khai các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Chỉ thị 05-CT/TW năm 2021 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giảm nghèo bền vững đến năm 2030 do Ban Chấp hành Trung ương ban hanh
- 2Thông tư 06/2022/TT-BTTTT hướng dẫn thực hiện Dự án Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 1898/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững tỉnh An Giang giai đoạn 2021-2025
- 4Kế hoạch 266/KH-UBND năm 2022 tổ chức bồi dưỡng kiến thức về xây dựng nông thôn mới, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và công tác giảm nghèo bền vững do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 5Quyết định 833/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2021-2025
- 6Quyết định 650/QĐ-LĐTBXH năm 2022 phê duyệt Kế hoạch truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Nghị quyết 09/2022/NQ-HĐND về quy định nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Kế hoạch 162/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn giai đoạn 2021-2025
- 9Kế hoạch 3572/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 10Kế hoạch 295/KH-UBND năm 2022 thực hiện năm 2023 và giai đoạn 2022-2025 của Tiểu dự án 1 - Giảm nghèo về thông tin dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Đồng Tháp ban hành
- 11Kế hoạch 130/KH-UBND năm 2022 thực hiện Tiểu dự án Truyền thông về giảm nghèo đa chiều trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021-2025
- 12Kế hoạch 2973/KH-UBND năm 2022 về triển khai các hoạt động truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Kế hoạch 140/KH-UBND năm 2022 truyền thông về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- Số hiệu: 140/KH-UBND
- Loại văn bản: Văn bản khác
- Ngày ban hành: 16/08/2022
- Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Bình
- Người ký: Tống Quang Thìn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/08/2022
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định