Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 829/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 25 tháng 5 năm 2012 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân, ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Bình đẳng giới, ngày 29/11/2006;
Căn cứ Quyết định số 1241/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới, giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND, ngày 29/8/2011 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 09/4/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;
Xét Tờ trình số 416/TTr-SLĐTBXH, ngày 14/5/2012 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long năm 2012.
(Kèm theo Kế hoạch hành động số 20/KH-SLĐTBXH, ngày 11/5/2012 của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Điều 2. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với thủ trưởng các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện tốt Kế hoạch này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố và các thành viên của Ban Chỉ đạo thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/KH-SLĐTBXH | Vĩnh Long, ngày 11 tháng 5 năm 2012 |
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG NĂM 2012
(Ban hành kèm theo Quyết định số 829/QĐ-UBND, ngày 25/5/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long )
Căn cứ Quyết định số 1241/QĐ-TTg, ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Quyết định số 1664/QĐ-UBND, ngày 29/8/2011 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020;
Căn cứ Công văn số 04/UBQG-VP, ngày 23/02/2012 của Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ phụ nữ Việt Nam về việc hướng dẫn hoạt động năm 2012;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 56/2012/BTC-BLĐTBXH, ngày 09/4/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh Xã hội về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015;
Căn cứ Công văn số 1275/LĐTBXH-BĐG, ngày 25/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hướng dẫn thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 và trong năm 2012;
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long; Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2012 tập trung vào những nội dung trọng tâm như sau:
Tiếp tục tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức nhằm thúc đẩy toàn xã hội thay đổi hành vi thực hiện bình đẳng giới; từng bước thu hẹp khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực còn bất bình đẳng hoặc nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phần thực hiện thành công 7 mục tiêu của Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015. Bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hoá và xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhanh và bền vững của tỉnh nhà.
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN:
1. Đối tượng: Các cơ quan nhà nước, các tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị - xã hội; tổ chức chính trị - nghề nghiệp; tổ chức xã hội; tổ chức xã hội nghề nghiệp; các gia đình, công dân.
2. Phạm vi: Kế hoạch được thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN KẾ HOẠCH:
Dự án 1: Dự án Truyền thông nâng cao nhận thức thay đổi hành vi về bình đẳng giới:
1. Mục tiêu: 70% cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp, các cụm dân cư được tuyên truyền nâng cao về bình đẳng giới. Trong đó ưu tiên các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc; những địa bàn có biểu hiện bất bình đẳng giới cao như: Có nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới, có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao...
2. Nội dung: Tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật và chính sách về bình đẳng giới; kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới, trong đó có kết quả thực hiện pháp luật về bình đẳng giới; tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; phê phán những cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với công tác bình đẳng giới; đồng thời nâng cao trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và giới thiệu chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xoá bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới.
3. Hình thức:
- Tổ chức triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới với nội dung, hình thức phong phú, đa dạng, rộng khắp, phù hợp với đặc điểm tình hình của địa phương tạo chuyển biến trong nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội.
- Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới do trung ương phát động. Đồng thời tổ chức cuộc thi tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh với chủ đề “công dân Vĩnh Long với bình đẳng giới lần thứ II”.
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư, ưu tiên sản phẩm truyền thông dành cho người dân tộc, người khuyết tật. Triển khai xây dựng và phát triển các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; xây dựng chuyên mục, chuyên đề về bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông; xuất bản xây dựng các sản phẩm truyền thông như panô, áp phích, tờ rơi, tờ gấp truyền tải thông điệp về bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương, các hoạt động khác dựa trên sáng kiến của ngành, địa phương.
- Tổ chức lớp tập huấn bồi dưỡng kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh.
4. Cơ quan thực hiện dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông; Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Báo Vĩnh Long; Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBMTTQVN tỉnh, Hội LHPN, Tỉnh Đoàn, Liên đoàn lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố.
5. Kinh phí thực hiện dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nội dung | Năm 2012 | |
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | |
1. Biên soạn in ấn các loại tài liệu phục vụ truyền thông: Tờ rơi, tờ gấp... | 20 |
|
2. Hợp đồng tuyên truyền về bình đẳng giới trên báo, Đài Phát thanh và Truyền hình | 20 | 15 |
3. Tuyên truyền trực quan 10 panô | 50 |
|
4. Hỗ trợ cơ sở tổ chức Hội thi tuyên truyền pháp luật về bình đẳng giới. |
| 35 |
| 90 | 50 |
Cộng | 140 |
(Một trăm bốn mươi triệu)
Trong đó:
- Ngân sách trung ương 90 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương 50 triệu đồng.
Dự án 2: Dự án Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới:
1. Mục tiêu: 100% cán bộ làm công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ các cấp, cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương và đội ngũ cộng tác viên về bình đẳng giới ở khóm, ấp, tổ dân phố được tập huấn kiến thức, kỹ năng hoạt động bình đẳng giới.
2. Nội dung: Tập huấn kiến thức về giới và lồng ghép giới; quản lý nhà nước về bình đẳng giới; các văn bản chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; hướng dẫn triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015.
3. Hình thức: Tổ chức các khoá tập huấn về kiến thức và kỷ năng lồng ghép giới; tổ chức hoặc hỗ trợ để tham gia hoạt động nghiên cứu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ở trong nước và ngoài nước (nếu có).
4. Kinh phí thực hiện dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nội dung | Năm 2012 | |
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | |
1. Tổ chức cho Ban Chỉ đạo tỉnh tham quan học tập mô hình dự án của tỉnh bạn. | 100 |
|
2. Tổ chức tập huấn cho cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp chế ở các sở, ban, ngành tỉnh, các địa phương. | 20 |
|
3. Hỗ trợ 8 huyện - thành phố tổ chức tập huấn cho đội ngũ cộng tác viên, tuyên truyền viên về bình đẳng giới và kỹ năng hoạt động bình đẳng giới ở ấp, khóm... |
| 102 |
| 120 | 102 |
Cộng | 222 |
(Hai trăm hai mươi hai triệu đồng)
Trong đó:
- Ngân sách trung ương: 120 triệu đồng
- Ngân sách địa phương: 102 triệu đồng
5. Cơ quan thực hiện dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ; Sở Tư pháp; Sở Kế hoạch - Đầu tư; Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh, các cơ quan có liên quan và Uỷ ban nhân các huyện, thành phố.
Dự án 3: Dự án Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội; HĐND các cấp; nữ cán bộ quản lý; nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020; nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch:
1. Mục tiêu: Có biện pháp hỗ trợ nhằm giúp phụ nữ nâng cao năng lực tham gia vào các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan quản lý nhà nước, các đơn vị sự nghiệp ở tỉnh, huyên, thành, thị và cơ sở; từng bước tạo nguồn cán bô nữ tham gia các vị trí quản lý, lãnh đạo trong các cơ quan Đảng, cơ quan hành chính; đơn vị sự nghiệp và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp giai đoạn đến năm 2020 để đạt được chỉ tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020.
2. Đối tượng: Nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII; nữ đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 - 2016; nữ cán bộ quản lý; nữ lãnh đạo các cấp; nữ cán bộ trong diện quy hoạch; nữ ứng cử viên đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020; người có trách nhiệm trong công tác hoạch định; tổ chức triển khai các chính sách tác động trực tiếp đến công tác cán bộ nữ.
3. Nội dung: Kiến thức giới; chính sách pháp luật về bình đẳng giới; kiến thức kỹ năng lồng ghép giới về bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật; kiến thức kỹ năng phân tích chính sách trên góc độ giới và các kỹ năng làm việc cho cán bộ nữ.
4. Hình thức: Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn, toạ đàm học tập nghiên cứu hoặc cử tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn ở trong và ngoài nước (nếu có) nhằm nâng cao kiến thức về vấn đề giới và nội dung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.
5. Kinh phí thực hiện dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng.
Nội dung | Năm 2012 | |
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | |
1. Hỗ trợ cơ sở tổ chức 8 lớp tập huấn nâng cao năng lực về bình đẳng giới cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII; nữ đại biểu HĐND nữ quản lý, lãnh đạo cấp huyện - thành phố và cấp xã. | 120 |
|
2. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực về hoạt động bình đẳng giới cho nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII; nữ đại biểu HĐND, quản lý, lãnh đạo cấp tỉnh. | 50 |
|
3. Tổ chức hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa cán bộ nữ đại biểu Quốc hội khoá XIII; nữ đại biểu HĐND; lãnh đạo nữ các cấp | 30 |
|
Cộng | 200 |
|
Hai trăm ngàn đồng.
Trong đó: Ngân sách trung ương: 200 triệu đồng.
6. Cơ quan thực hiện dự án: Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Tỉnh uỷ, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh; UBMTTQVN tỉnh; Hội LHPN và cơ quan có liên quan; các huyện, thành, thị tổ chức thực hiện dự án.
Dự án 4: Dự án hỗ trợ thực hiện hoạt động bình đẳng giới trong lĩnh vực ngành, địa phương có bất bình đẳng giới và nguy cơ bất bình đẳng giới cao:
1. Mục tiêu: Xây dựng và thí điểm thực hiện các mô hình nhằm can thiệp giảm thiểu tình trạng bất bình đẳng giới.
2. Phạm vi thực hiện dự án: 5 xã trong tỉnh được chọn.
3. Nội dung: Mô hình hỗ trợ xã xây dựng, sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (mô hình 4).
4. Hình thức: Rà soát, nghiên cứu, sửa đổi hương ước, quy ước nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.
5. Cơ quan thực hiện dự án: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Sở Văn hoá - thể thao và Du lịch xây dựng tiêu chí, điều kiện lựa chọn 5 xã tham gia thực hiện mô hình sửa đổi hương ước, quy ước nhằm đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới.
6. Kinh phí thực hiện dự án:
Đơn vị tính: Triệu đồng
Nội dung | Năm 2012 | |
Ngân sách trung ương | Ngân sách địa phương | |
Mô hình hỗ trợ xã xây dựng, sửa đổi hương ước, quy ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới (mô hình 4) |
|
|
Cộng | 20 |
|
Hai mươi triệu đồng.
Trong đó: Ngân sách trung ương: 20 triệu đồng.
1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra của các cấp uỷ đảng, chính quyền các cấp đối với công tác bình đẳng giới và hoạt động vì sự tiến bộ phụ nữ. Đưa các mục tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và giai đoạn ở cấp tỉnh và cơ sở. Tăng cường kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch năm của các cấp, các ngành. Hình thành cơ chế báo cáo thông tin thường xuyên đến lãnh đạo các cấp về công tác bình đẳng giới.
2. Nghiên cứu, đề xuất, tham mưu trong công tác quy hoạch, đào tạo, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ nữ, đào tạo cán bộ nữ chủ chốt để tạo điều kiện cho chị em phụ nữ có thể cống hiến năng lực và trí tuệ cho sự phát triển của đất nước và tỉnh nhà. Thực hiện công tác quy hoạch dài hạn cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ gắn với các chỉ tiêu cụ thể và các giải pháp thực hiện.
3. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức về bình đẳng giới trong đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sĩ và người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và nhân dân, thường xuyên theo dõi kiểm tra các hoạt động sản phẩm văn hoá thông tin từ góc độ giới.
4. Đa dạng hoá việc huy động nguồn lực từ nhà nước, cộng đồng thực hiện kế hoạch. Ưu tiên bố trí ngân sách cho việc thực hiện mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới.
5. Tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thanh tra chuyên ngành và liên ngành trong việc thực hiện hoạt động bình đẳng giới, các trường hợp vi phạm pháp luật về bình đẳng giới.
6. Kinh phí thực hiện kế hoạch được bố trí từ nguồn vốn của trung ương và của tỉnh, huy động từ xã hội và cộng đồng và các nguồn hợp pháp khác.
Tổng kinh phí của kế hoạch là: 582 triệu đồng.
Trong đó:
+ Ngân sách trung ương cấp: 430 triệu đồng.
+ Ngân sách địa phương: 152 triệu đồng.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm thống nhất và xác định kinh phí từ nguồn ngân sách để thực hiện Kế hoạch về bình đẳng giới năm 2012 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành.
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch - Đầu tư; Sở Thông tin - Truyền thông, Sở Tư pháp; Sở Nội vụ, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; các cơ quan và tổ chức có liên quan; UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện và điều phối các hoạt động của kế hoạch. Chủ trì tổ chức thực hiện các nội dung dự án đã được phân công trong kế hoạch theo quy định hiện hành. Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ nghiên cứu bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới ở cơ sở, kiện toàn Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ của các sở, ngành, địa phương; tổ chức các hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, tổ chức sơ kết và tổng kết cuối năm, báo cáo về UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch: Tăng cường thanh tra, kiểm tra và quản lý chặt chẽ các sản phẩm văn hoá, hoạt động giải trí không mang định kiến giới; chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong kế hoạch theo quy định hiện hành.
3. Sở Nội Vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan có liên quan hướng dẫn các sở, ban ngành, huyện, thành phố xác định và bố trí đủ biên chế công chức làm công tác bình đẳng giới quy định tại Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011- 2015. Chủ trì, quản lý và thực hiện các hoạt động đã được phân công trong kế hoạch theo quy định hiện hành.
4. Sở Tài chính: Chủ trì, bố trí ngân sách tỉnh để triển khai thực hiện kế hoạch theo Luật Ngân sách nhà nước; chủ trì hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với các dự án của kế hoạch; chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn; kiểm tra việc sử dụng kinh phí đúng mục tiêu, có hiệu quả.
5. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và xã hội tổ chức thực hiện các hoạt động đã được phân công trong kế hoạch theo quy định hiện hành.
6. UBND các huyện, thành phố: Có trách nhiệm điều phối các hoạt động của kế hoạch trên địa bàn; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch hằng năm về bình đẳng giới phù hợp với Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn của các sở, ngành chức năng có liên quan phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương trong cùng thời kỳ. Lồng ghép việc thực hiện có hiệu quả Kế hoạch này với các chương trình khác có liên quan trên địa bàn; bố trí ngân sách địa phương, cán bộ, công chức để thực hiện Kế hoạnh này ở địa phương; đẩy mạnh phối hợp liên ngành, đặc biệt trong việc lồng ghép các vấn đề bình đẳng giới trong công tác hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương; thường xuyên kiểm tra việc thực hiện kế hoạch hành động tại địa phương; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo về UBND tỉnh thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp báo cáo về trên theo quy định.
7. Kinh phí: Thực hiện theo Thông tư Liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09 tháng 4 năm 2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015; Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (cơ quan thường trực) dự trù kinh phí hàng năm, phối hợp với cơ quan tài chính thống nhất trình UBND tỉnh xem xét phân bổ kinh phí hoạt động.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Vĩnh long năm 2012./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Báo cáo 25/BC-HĐND năm 2013 kết quả giám sát tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới và kết quả thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 3Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2011 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020
- 4Kế hoạch 3659/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Quảng Ninh
- 1Luật Bình đẳng giới 2006
- 2Luật Ngân sách Nhà nước 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 1241/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 684/QĐ-UBND năm 2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn tỉnh Nghệ An do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 6Thông tư liên tịch 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Công văn 1275/LĐTBXH-BĐG thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trong năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Báo cáo 25/BC-HĐND năm 2013 kết quả giám sát tình hình thực hiện Luật bình đẳng giới và kết quả thực hiện chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Bắc Kạn ban hành
- 9Quyết định 1000/QĐ-UBND năm 2011 Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về Bình đẳng giới tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến 2020
- 10Kế hoạch 3659/KH-UBND năm 2012 thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 tỉnh Quảng Ninh
- 11Quyết định 1664/QĐ-UBND năm 2011 về Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 829/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới tỉnh Vĩnh Long năm 2012
- Số hiệu: 829/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/05/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Trương Văn Sáu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/05/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra