Hệ thống pháp luật

BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 1275/LĐTBXH-BĐG
V/v thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trong năm 2012.

Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2012

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Thực hiện Quyết định số 1241/QĐ-TTg ngày 22 tháng 7 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 (Chương trình), ngày 9 tháng 4 năm 2012, liên Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư liên tịch số 56/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015. Để việc triển khai thực hiện Chương trình đảm bảo đúng mục đích, đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với từng dự án thành phần, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện như sau:

I. XÂY DỰNG KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI CHO NĂM 2012 VÀ CẢ GIAI ĐOẠN

Căn cứ nội dung được nêu tại Quyết định số 1241/QĐ-TTg và thực trạng công tác bình đẳng giới của địa phương, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí chi tiết các hoạt động gắn với từng dự án năm 2012 và cho cả giai đoạn đến năm 2015 (theo từng năm) gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 15/6/2012 để tổng hợp, gửi Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm cơ sở phân bổ ngân sách năm 2013 và các năm tiếp theo cho các địa phương. Trong đó lưu ý:

- Dự toán kinh phí cần nêu rõ nguồn kinh phí (ngân sách trung ương, ngân sách địa phương và nguồn viện trợ, huy động hợp pháp khác) (Mẫu hướng dẫn tại phụ lục 01 kèm theo).

Riêng năm 2012, Ngân sách trung ương đã bố trí hỗ trợ có mục tiêu cho các địa phương và đã thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tại Công văn số 4385/LĐTBXH-KHTC ngày 09/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Chi tiết tại phụ lục 02 kèm theo)

- Kế hoạch thực hiện Chương trình năm 2012 của các địa phương cần thể hiện rõ được các hoạt động ưu tiên thuộc các dự án được hướng dẫn tại phần II của văn bản này.

- Đối với các địa phương đã có kế hoạch hoặc các Đề án thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 thì không nhất thiết phải xây dựng Kế hoạch mới, mà chỉ cần bổ sung dự toán kinh phí (theo phụ lục số 01 nêu trên) và danh sách các đơn vị được lựa chọn thí điểm thực hiện các mô hình (trong dự án 4 của Chương trình quốc gia) để gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG ƯU TIÊN TRIỂN KHAI TRONG NĂM 2012

1. Đối với Dự án về truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới (Dự án 1)

- Về đối tượng: cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, sỹ quan, hạ sỹ quan, chiến sỹ, người hưởng lương trong lực lượng vũ trang và sinh viên, học sinh các cấp, các cụm dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố. Trong đó ưu tiên các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; những địa bàn có biểu hiện bất bình đẳng giới cao như: có nhiều vụ việc liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới, có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh cao...

- Về nội dung: tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật và chính sách về bình đẳng giới; kiến thức, thông tin, số liệu về giới và bình đẳng giới, trong đó có kết quả thực hiện pháp luật bình đẳng giới; tác hại của định kiến giới, phân biệt đối xử về giới; phê phán những cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân chưa thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với công tác bình đẳng giới; đồng thời nâng cao trách nhiệm xử lý hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới và giới thiệu các kinh nghiệm tốt, mô hình, điển hình tiên tiến trong việc thực hiện chính sách, pháp luật về bình đẳng giới, đấu tranh xóa bỏ phân biệt đối xử về giới và định kiến giới.

- Hình thức và các hoạt động trọng tâm trong năm 2012:

+ Tập trung nguồn lực triển khai chiến dịch truyền thông nâng cao nhận thức về bình đẳng giới với nội dung và hình thức phong phú, đa dạng, rộng khắp, phù hợp với đặc điểm, tình hình của từng địa phương để tạo chuyển biến thật sự trong nhận thức về bình đẳng giới trong xã hội.

Hưởng ứng cuộc thi tìm hiểu pháp luật về bình đẳng giới do Trung ương phát động, khuyến khích các tỉnh, thành phố đồng thời tiến hành cuộc thi trên địa bàn và làm đầu mối tiếp nhận bài dự thi để chuyển về Ban tổ chức cuộc thi Trung ương.

+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền nâng cao nhận thức về bình đẳng giới phù hợp với đặc thù từng nhóm đối tượng, địa bàn dân cư; ưu tiên sản phẩm truyền thông dành cho người dân tộc thiểu số, người khuyết tật. Triển khai xây dựng và phát triển các chương trình trên các phương tiện thông tin đại chúng (phát thanh, truyền hình, báo chí); tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề; xây dựng chuyên mục, chuyên đề về bình đẳng giới trên các phương tiện truyền thông; xuất bản, xây dựng các sản phẩm truyền thông như pa - nô, áp - phích, tờ rơi, tờ gấp truyền tải thông điệp về bình đẳng giới phù hợp với từng nhóm đối tượng, địa phương; các hoạt động khác dựa trên sáng kiến của ngành, địa phương.

+ Tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao kỹ năng tuyên truyền về bình đẳng giới cho đội ngũ cộng tác viên, báo cáo viên, phóng viên, biên tập viên các cơ quan truyền thông trên địa bàn tỉnh, thành phố.

2. Đối với Dự án về nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới (Dự án 2)

Tổ chức các hoạt động nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, cộng tác viên làm công tác bình đẳng giới, cán bộ tham mưu hoạch định chính sách và cán bộ làm công tác pháp chế của các Sở, ngành, địa phương, góp phần đẩy mạnh công tác lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật. Trước mắt cần tập trung ưu tiên nâng cao nhận thức về trách nhiệm lồng ghép giới trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và trong các Chương trình, Dự án cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ làm công tác pháp chế của các cấp, các ngành.

- Hình thức: tổ chức các khóa tập huấn về kiến thức và kỹ năng lồng ghép giới; tổ chức hoặc hỗ trợ để tham gia hoạt động nghiên cứu, học tập, chia sẻ kinh nghiệm triển khai ở trong nước và ngoài nước (nếu có).

- Nội dung: kiến thức giới và lồng ghép giới; quản lý nhà nước về bình đẳng giới; các văn bản chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; hướng dẫn triển khai Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020 và Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015.

3. Đối với Dự án về nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch (Dự án 3)

- Đối tượng: Nữ đại biểu dân cử các cấp, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch và người trực tiếp làm công tác cán bộ ở các cơ quan, tổ chức.

- Hoạt động trọng tâm năm 2012: Tổ chức một số khóa bồi dưỡng, tập huấn, tọa đàm, đoàn học tập nghiên cứu hoặc cử tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn ở trong và ngoài nước (nếu có) nhằm nâng cao kiến thức về vấn đề giới và nội dung luật pháp, chính sách về bình đẳng giới.

- Nội dung: kiến thức giới; chính sách, pháp luật về bình đẳng giới; kiến thức, kỹ năng lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật; kiến thức, kỹ năng phân tích chính sách trên góc độ giới và các kỹ năng làm việc cho cán bộ nữ.

4. Đối với Dự án về hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới (Dự án 4)

- Căn cứ vào hướng dẫn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì thực hiện các mô hình (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban Dân tộc), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì và phối hợp với cơ quan chuyên môn lựa chọn các xã, đơn vị thực hiện thí điểm các mô hình gửi về Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ trì mô hình và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; đồng thời hướng dẫn các địa phương (cấp xã) chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện các mô hình, khuyến khích cộng đồng phát huy ý tưởng sáng tạo trong thực hiện và nhân rộng mô hình.

Do kinh phí hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách trung ương các địa phương còn hạn chế (20 triệu đồng/tỉnh, thành phố), đề nghị các tỉnh, thành phố căn cứ tình hình thực tế về công tác bình đẳng giới của địa phương lựa chọn 01 Mô hình phù hợp để triển khai trước.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Đề nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trủ trì và phối hợp với các Sở, ngành có liên quan xây dựng Kế hoạch thực hiện trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt và gửi về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội theo đúng tiến độ yêu cầu. Căn cứ vào Kế hoạch đã được phê duyệt, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Sở, ngành liên quan và địa phương, cơ sở tổ chức và hướng dẫn thực hiện đảm bảo đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và không để thất thoát, lãng phí ngân sách.

2. Báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Chương trình quốc gia về bình đẳng giới về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) trước ngày 15 tháng 12 năm 2012 để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ theo quy định.

3. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (qua Vụ Bình đẳng giới) để phối hợp xử lý./.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng (để báo cáo);
- Vụ KHTC;
- Sở LĐTBXH các tỉnh, thành phố;
- Website UBQG;
- Lưu: VT, Vụ BĐG.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Thanh Hòa

 

PHỤ LỤC 01

MẪU DỰ TOÁN KINH PHÍ TRIỂN KHAI CÁC HOẠT ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA - NĂM ....
(Ban hành kèm theo công văn số 1275/LĐTBXH-BĐG ngày 25/4/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Tên địa phương: ………………

STT

Nội dung hoạt động

Kinh phí

Tổng cộng

Ngân sách địa phương

Ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục

Ngân sách viện trợ, huy động từ nguồn

I

Dự án 1

 

 

 

 

1

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (I)

 

 

 

 

II

Dự án 2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (II)

 

 

 

 

III

Dự án 3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng (III)

 

 

 

 

IV

Dự án 4*

 

 

 

 

 

Mô hình 1

 

 

 

 

 

Mô hình 2

 

 

 

 

 

Mô hình 3

 

 

 

 

 

Mô hình 4

 

 

 

 

 

Mô hình 5

 

 

 

 

 

Tổng (IV)

 

 

 

 

 

Tổng cộng (I) + (II) + (III) + (IV)

 

 

 

 

* Chỉ xây dựng dự toán cho mô hình 1, 2, 5 đối với các địa phương được lựa chọn thí điểm

 

 

Ngày      tháng     năm
Duyệt của Lãnh đạo đơn vị

 

PHỤ LỤC 02

MỨC KINH PHÍ TRUNG ƯƠNG HỖ TRỢ CÓ MỤC TIÊU CHO CÁC ĐỊA PHƯƠNG TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI NĂM 2012
(Đã được thông báo tại Công văn số 4385/LĐTBXH-KHTC ngày 9/12/2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Địa phương

Tổng cộng

Trong đó

Dự án 1:

Dự án truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới

Dự án 2:

Dự án nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về bình đẳng giới

Dự án 3:

Nâng cao năng lực cho đội ngũ nữ đại biểu Quốc hội, nữ đại biểu HĐND các cấp, nữ cán bộ quản lý, nữ lãnh đạo các cấp; nữ ứng cử đại biểu Quốc hội, nữ ứng cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020, nữ cán bộ thuộc diện quy hoạch

Dư án 4:

Hỗ trợ thực hiện bình đẳng giới trong những lĩnh vực, ngành, vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ cao bất bình đẳng giới

 

 

30,000

 

 

 

 

1.

Lai Châu

490

120

150

200

20

2.

Điện Biên

490

120

150

200

20

3.

Sơn La

490

120

150

200

20

4.

Cao Bằng

490

120

150

200

20

5.

Hà Giang

490

120

150

200

20

6.

Lào Cai

490

120

150

200

20

7.

Yên Bái

490

120

150

200

20

8.

Tuyên Quang

490

120

150

200

20

9.

Lạng Sơn

490

120

150

200

20

10.

Thái Nguyên

490

120

150

200

20

11.

Bắc Kạn

490

120

150

200

20

12.

Hòa Bình

490

120

150

200

20

13.

Phú Thọ

490

120

150

200

20

14.

Bắc Giang

490

120

150

200

20

15.

Hà Nội*

460

120

120

200

20

16.

Vĩnh Phúc*

430

90

120

200

20

17.

Bắc Ninh

490

120

150

200

20

18.

Hưng Yên

490

120

150

200

20

19.

Hải Dương

490

120

150

200

20

20.

Quảng Ninh*

430

90

120

200

20

21.

Hải Phòng*

430

90

120

200

20

22.

Thái Bình

490

120

150

200

20

23.

Nam Định

490

120

150

200

20

24.

Hà Nam

490

120

150

200

20

25.

Ninh Bình

490

120

150

200

20

26.

Thanh Hóa

490

120

150

200

20

27.

Nghệ An

490

120

150

200

20

28.

Hà Tĩnh

490

120

150

200

20

29.

Quảng Bình

490

120

150

200

20

30.

Quảng Trị

490

120

150

200

20

31.

Thừa Thiên Huế

490

120

150

200

20

32.

Đà Nẵng*

430

90

120

200

20

33.

Quảng Nam

490

120

150

200

20

34.

Quảng Ngãi

490

120

150

200

20

35.

Bình Định

490

120

150

200

20

36.

Phú Yên

490

120

150

200

20

37.

Khánh Hòa*

430

90

120

200

20

38.

Ninh Thuận

490

120

150

200

20

39.

Kon Tum

490

120

150

200

20

40.

Gia Lai

490

120

150

200

20

41.

Đắk Lắk

490

120

150

200

20

42.

Đắk Nông

490

120

150

200

20

43.

Tp Hồ Chí Minh*

430

90

120

200

20

44.

Đồng Nai*

430

90

120

200

20

45.

Bình Dương*

430

90

120

200

20

46.

Bình Phước

490

120

150

200

20

47.

Lâm Đồng

490

120

150

200

20

48.

Bình Thuận

490

120

150

200

20

49.

Bà Rịa - Vũng Tàu*

430

90

120

200

20

50.

Tây Ninh*

430

90

120

200

20

51.

Long An*

430

90

120

200

20

52.

Tiền Giang*

430

90

120

200

20

53.

Bến Tre

490

120

150

200

20

54.

Trà Vinh

490

120

150

200

20

55.

Vĩnh Long*

430

90

120

200

20

56.

Đồng Tháp

490

120

150

200

20

57.

Cần Thơ*

430

90

120

200

20

58.

Hậu Giang

490

120

150

200

20

59.

Sóc Trăng

490

120

150

200

20

60.

An Giang

490

120

150

200

20

61.

Kiên Giang

490

120

150

200

20

62.

Bạc Liêu

490

120

150

200

20

63.

Cà Mau

490

120

150

200

20

 

Tổng cộng

30,000

7,140

9,000

12,600

1,260

Các tỉnh có dấu * là các tỉnh tự cân đối thu chi.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Công văn 1275/LĐTBXH-BĐG thực hiện Chương trình quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015 trong năm 2012 do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành

  • Số hiệu: 1275/LĐTBXH-BĐG
  • Loại văn bản: Công văn
  • Ngày ban hành: 25/04/2012
  • Nơi ban hành: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
  • Người ký: Nguyễn Thanh Hòa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 25/04/2012
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản