Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 774/QĐ-UBND | Cần Thơ, ngày 22 tháng 02 năm 2022 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Du lịch ngày 19 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 16 tháng 01 năm 2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn;
Căn cứ Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;
Căn cứ Quyết định số 194/QĐ-BVHTTDL ngày 23 tháng 01 năm 2015 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long”;
Căn cứ Nghị quyết số 10-NQ/TU ngày 29 tháng 12 năm 2021 của Thành ủy về đẩy mạnh phát triển du lịch trong tình hình mới;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (viết tắt là Đề án) của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch kèm theo Quyết định này.
1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan và Ủy ban nhân dân quận, huyện triển khai thực hiện Đề án:
- Xây dựng và triển khai Kế hoạch tổ chức thực hiện Đề án; Kế hoạch tuyên truyền, vận động người dân, khách du lịch nâng cao nhận thức về du lịch, ứng xử văn hóa, văn minh, bảo vệ di sản văn hóa, tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu; Kế hoạch phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp; Kế hoạch phát triển thương hiệu du lịch nông nghiệp thành phố Cần Thơ...
- Đề xuất, tham mưu cấp có thẩm quyền xem xét, ban hành các cơ chế, chính sách về lĩnh vực du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ theo đúng trình tự, thủ tục, quy định pháp luật và tình hình thực tiễn của thành phố.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án.
2. Các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan:
a) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận huyện phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp; theo dõi tiến độ triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.
- Kiểm soát chất lượng nguồn gốc sản phẩm, đảm bảo đáp ứng yêu cầu phục vụ du lịch theo quy định, đặc biệt là các sản phẩm OCOP gắn với phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp.
- Phát huy hiệu quả của việc xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu gắn với phát triển du lịch.
b) Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Phối hợp với Sở Tài chính cân đối bố trí, quản lý nguồn vốn thực hiện Đề án và các dự án có liên quan, đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.
- Phối hợp với các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm thu hút đầu tư của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước vào các dự án đầu tư lĩnh vực du lịch nói chung, du lịch nông nghiệp nói riêng.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp dịch vụ du lịch nông nghiệp theo thẩm quyền.
c) Sở Tài chính:
Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban ngành thành phố có liên quan thẩm định, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm đảm bảo thực hiện Đề án đạt hiệu quả.
d) Sở Giao thông vận tải:
- Tăng cường công tác quản lý phương tiện vận tải hành khách, bảo đảm nâng cao chất lượng dịch vụ vận tải.
- Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành phát triển hệ thống hạ tầng giao thông trên địa bàn nói chung và phục vụ phát triển du lịch nông nghiệp nói riêng.
đ) Công an thành phố:
Chỉ đạo công tác xây dựng quy chế phối hợp quản lý tốt các hoạt động tạm trú, lưu trú, đảm bảo trật tự an ninh trên địa bàn.
e) Sở Công Thương:
Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan, đơn vị có liên quan xây dựng các làng nghề truyền thống nhằm hỗ trợ đẩy mạnh phát triển du lịch nông nghiệp.
g) Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Hỗ trợ hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cho các dự án phát triển du lịch nông nghiệp.
- Triển khai, giám sát các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch tự nhiên tại địa phương.
h) Sở Xây dựng:
Hỗ trợ hướng dẫn Ủy ban nhân dân quận, huyện thiết kế kiến trúc hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật (điểm bán hàng, vui chơi giải trí...) tại trung tâm, điểm du lịch nông nghiệp phù hợp với cảnh quan môi trường.
i) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan giải quyết các vấn đề như: bán hàng rong, ăn xin, đeo bám khách du lịch... tại các trung tâm, khu du lịch, điểm du lịch.
k) Sở Thông tin và Truyền thông:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ủy ban nhân dân quận, huyện và các cơ quan có liên quan ứng dụng công nghệ số trong việc quảng bá, giới thiệu du lịch nông nghiệp và các sự kiện văn hóa du lịch của thành phố.
l) Sở Giáo dục và Đào tạo:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tuyên truyền, triển khai các nội dung của Đề án vào các hoạt động giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức cho học sinh về du lịch của thành phố, lồng ghép vào các hoạt động ngoại khóa (tham quan bảo tàng, các di tích lịch sử - văn hóa, các sự kiện lễ hội gắn với ý thức bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa...).
m) Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét chỉ đạo công tác xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ quản lý ngành du lịch các cấp và chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý du lịch.
n) Sở Khoa học và Công nghệ:
Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu xây dựng các đề tài thúc đẩy phát triển du lịch Cần Thơ và xây dựng bộ nhận diện thương hiệu du lịch trên cơ sở bộ nhận diện chung của thành phố.
o) Sở Y tế:
- Thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn cá nhân, tổ chức thực hiện các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các cơ sở, khu du lịch, điểm du lịch có kinh doanh dịch vụ ăn uống phục vụ du khách; kịp thời phát hiện, xử lý các hành vi vi phạm theo quy định.
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai thích ứng an toàn, linh hoạt và kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 trong lĩnh vực du lịch.
3. Ủy ban nhân dân quận, huyện:
a) Căn cứ chức năng nhiệm vụ của địa phương để tham gia triển khai thực hiện, hiệu quả Đề án; tạo điều kiện khuyến khích phát triển các sản phẩm bổ trợ tại địa phương phục vụ phát triển du lịch, đặc biệt là phát triển các sản phẩm OCOP gắn với du lịch.
b) Quản lý, bảo tồn và khai thác phù hợp nguồn tài nguyên du lịch để phục vụ phát triển du lịch nói chung và du lịch nông nghiệp nói riêng đạt hiệu quả và bền vững.
c) Chủ động thực hiện công tác quản lý, kiểm soát hoạt động kinh doanh du lịch (tránh chèo kéo du khách), bảo vệ môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo an ninh trật tự tại các điểm du lịch, khu du lịch hoạt động trên địa bàn.
d) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh dịch vụ du lịch nông nghiệp theo thẩm quyền.
đ) Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra các khu du lịch, điểm du lịch và các cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn theo quy định.
4. Các cơ quan thông tin đại chúng trên địa bàn thành phố
Phối hợp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho mọi tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng dân cư tiếp cận thông tin, nắm vững mục tiêu và nội dung cơ bản của Đề án để tích cực tham gia phát triển du lịch.
5. Các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp, đơn vị liên quan và cộng đồng dân cư
Nắm rõ định hướng phát triển du lịch nông nghiệp; tích cực nâng cao nhận thức, kiến thức, gắn chuyển đổi số với hoạt động du lịch nông nghiệp; chủ động tham gia vào các hoạt động của Đề án, sự kiện du lịch nông nghiệp.
6. Các tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh du lịch
Tăng cường đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao chất lượng dịch vụ và phục vụ, trình độ năng lực cho cán bộ quản lý, kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động; từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Giao thông vận tải; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Xây dựng; Lao động - Thương binh và Xã hội; Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo; Nội vụ, Khoa học và Công nghệ; Y tế; Giám đốc Công an thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng cơ quan, đơn vị; tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 2Quyết định 1006/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp với kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 3Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2022
- 4Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 45/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ
- 5Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2022 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND và Quyết định 1273/QĐ-UBND về giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng dịch COVID-19
- 6Quyết định 3570/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ Tiêu chí du lịch xanh do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 7Kế hoạch 33/KH-UBND về phát triển du lịch Đồng Nai năm 2022
- 8Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 9Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 10Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 11Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2023 triển khai giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Quyết định 194/QĐ-BVHTTDL năm 2015 phê duyệt đề án “Xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù vùng Đồng bằng sông Cửu Long” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 3Luật Du lịch 2017
- 4Nghị quyết 08-NQ/TW năm 2017 về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 5Nghị quyết 10/NQ-HĐND năm 2018 về Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững, kết hợp kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 6Quyết định 1006/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Phương án giao rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng bền vững kết hợp với kinh doanh cảnh quan du lịch, sản xuất nông lâm nghiệp dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 7Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 8Nghị quyết 59-NQ/TW năm 2020 về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 do Ban Chấp hành Trương ương ban hành
- 9Kế hoạch 19/KH-UBND về phát triển du lịch tỉnh Cà Mau năm 2022
- 10Kế hoạch 34/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 45/2022/QH15 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Cần Thơ
- 11Quyết định 312/QĐ-UBND năm 2022 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết 18/2021/NQ-HĐND và Quyết định 1273/QĐ-UBND về giảm phí tham quan một số điểm trên địa bàn thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam và mức hỗ trợ phục hồi, phát triển du lịch do ảnh hưởng dịch COVID-19
- 12Quyết định 3570/QĐ-UBND năm 2021 về Bộ Tiêu chí du lịch xanh do tỉnh Quảng Nam ban hành
- 13Kế hoạch 33/KH-UBND về phát triển du lịch Đồng Nai năm 2022
- 14Kế hoạch 73/KH-UBND năm 2022 về phát triển kinh tế du lịch nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2022-2025
- 15Nghị quyết 17/NQ-HĐND năm 2022 thông qua Đề án tổng thể phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030
- 16Quyết định 1053/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch triển khai Đề án Phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk đến năm 2025, định hướng đến năm 2035
- 17Kế hoạch 211/KH-UBND năm 2023 triển khai giải pháp về phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn trong xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2022 phê duyệt Đề án Phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 774/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/02/2022
- Nơi ban hành: Thành phố Cần Thơ
- Người ký: Dương Tấn Hiển
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/02/2022
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra