Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 76/2007/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 30 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC KHU VỰC THU HỌC PHÍ, ĐIỀU CHỈNH MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC HỆ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CẤP HỌC THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;

Căn cứ Nghị định số 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 của Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập;

Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ về Quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Nghị định số 03/2003/NĐ-CP ngày 15/01/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương, quy định việc sử dụng nguồn thu để lại thực hiện điều chỉnh tiền lương;

Căn cứ Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa;

Căn cứ Quyết định số 62/2005/QĐ-TTg ngày 24/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

Căn cứ Quyết định số 163/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách xã đặc biệt khó khăn hoàn thành cơ bản mục tiêu Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa (Chương trình 135 giai đoạn 1999 - 2005);

Căn cứ Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, (trừ những quy định tại khoản 3, Điều 4 của Quyết định số 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 đã bãi bỏ tại Điều 33 theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ);

Căn cứ Thông tư số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thông tư số 38/2001/TTLT/BGD&ĐT-BTC ngày 22/8/2001 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn bổ sung Thông tư số 54/1998/TTLT/BGD&ĐT-BTC ngày 31/8/1998;

Căn cứ Thông tư số 46/2001/TTLT/BTC-BGD&ĐT ngày 20/6/2001 của Liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý thu chi học phí đối với các hoạt động đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập;

Căn cứ Nghị quyết số 13/2006/NQ-HĐND ngày 25/8/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận;

Căn cứ công văn số 561/TC-CST ngày 15/01/2004 của Bộ Tài chính về việc danh mục phí, lệ phí đã có văn bản hướng dẫn, tiếp tục thực hiện;

Căn cứ công văn số 12029/BGD&ĐT-KHTC ngày 25/10/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn việc thu, sử dụng học phí năm học 2006 - 2007;

Theo kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại Báo cáo số 107/STP ngày 30/01/2007, đề nghị của Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 82/SGD&ĐT-KHTC ngày 17/02/2007 và ý kiến của Sở Tài chính tại Tờ trình số 637/TTr-STC ngày 14/3/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bảng quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu và sử dụng học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận.

Điều 2. Giao Sở Giáo dục và Đào tạo và Sở Tài chính hướng dẫn triển khai thực hiện theo đúng nội dung Quyết định này và quy định Nhà nước hiện hành; báo cáo những vướng mắc, phát sinh cho Ủy ban nhân dân tỉnh kịp thời chỉ đạo.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ năm học 2006 - 2007 và thay thế các Quyết định sau đây:

1. Quyết định số 63/1999/QĐ-UB ngày 27/9/1999 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định mức thu, chi và quản lý học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập và bán công thuộc tỉnh Ninh Thuận.

2. Quyết định số 67/2001/QĐ-UB ngày 06/8/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định mức thu, sử dụng, quản lý học phí đối với học sinh bán công trong các trường phổ thông; học phí bổ túc văn hoá tại các Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục đào tạo khác có tổ chức dạy bổ túc văn hoá; phí học nghề phổ thông ở các cơ sở giáo dục đào tạo được giao nhiệm vụ dạy nghề phổ thông trong tỉnh.

3. Quyết định số 3477/2002/QĐ ngày 15/8/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành quy định tạm thời mức thu, chi, quản lý và sử dụng học phí đối với các đối tượng tuyển sinh vào trường Mầm non 16/4 và trường Mầm non trọng điểm các huyện trong tỉnh.

4. Quyết định số 2149/2002/QĐ ngày 10/6/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc Quy định mức thu, chi, quản lý và sử dụng học phí, lệ phí thi tốt nghiệp đối với các lớp ngoại ngữ - tin học mở tại các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh.

5. Quyết định số 75/2001/QĐ-UB ngày 24/8/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định tạm thời mức thu, chi và quản lý khoản phí thực hiện học phí thực hiện học thí điểm 2 buổi/ngày và phí ở bán trú đối với học sinh tiểu học trên địa bàn thị xã Phan Rang - Tháp Chàm.

6. Mục 1 của Bảng quy định kèm theo Quyết định số 7187/QĐ ngày 23/12/2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định tạm thời định mức thu, chi các hoạt động nghiệp vụ của Trường Cao đẳng Sư phạm Ninh Thuận.

7. Quyết định số 34/2001/QĐ-UB ngày 13/4/2001 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc quy định mức thu, chi và quản lý học phí, các khoản thu khác (ngoài học phí) cho các cơ sở dạy nghề trong tỉnh.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Tài chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Hoàng Thị Út Lan

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CÁC KHU VỰC THU HỌC PHÍ, MỨC THU VÀ SỬ DỤNG HỌC PHÍ, LỆ PHÍ ĐỐI VỚI CÁC HỆ ĐÀO TẠO CỦA CÁC CẤP HỌC THUỘC NGÀNH GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH NINH THUẬN.
(Kèm theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận).

Triển khai Nghị quyết số 13/2006/NQ-HĐND ngày 25/8/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc ban hành quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Ninh Thuận; Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành tạm thời mức thu, sử dụng và quản lý học phí, lệ phí đối với học sinh, sinh viên các cấp học trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

1. Các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và Trường Cao đẳng Sư phạm hệ công lập và các cơ sở khác thuộc sở hữu Nhà nước được gọi chung là các cơ sở giáo dục - đào tạo.

2. Các cháu nhà trẻ - mẫu giáo, học sinh phổ thông, học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp, sinh viên hệ đại học, cao đẳng; học viên học bổ túc văn hoá (BTVH), luyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông (THPT), luyện thi đại học, các lớp lái xe, các lớp ngoại ngữ - tin học (được gọi chung là người học hoặc học sinh).

3. Tất cả các cán bộ - giáo viên công tác tại các cơ sở giáo dục và đào tạo được gọi chung là viên chức.

Điều 2. Nguyên tắc thu và sử dụng học phí, lệ phí

1. Người học tại các cơ sở giáo dục và đào tạo phải đóng học phí, lệ phí theo quy định (trừ học sinh thuộc các đối tượng chính sách, học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú, học sinh tiểu học học 1 buổi/ngày, học sinh - sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm đào tạo theo chỉ tiêu của tỉnh do ngân sách bảo đảm).

2. Khoản tiền ăn, tiền chất đốt của học sinh không cơ cấu trong mức thu học phí mà do nhà trường thoả thuận với cha mẹ học sinh để xây dựng, thống nhất định mức sử dụng và công khai sau khi thực hiện.

3. Việc hoàn trả hoặc khấu trừ học phí theo nguyên tắc học sinh nộp học phí theo số tháng thực học, nếu nghỉ học có lý do chính đáng và có đơn đề nghị thì các cơ sở hoàn trả lại tiền học phí cho học sinh những tháng không học, nếu học không đủ tháng thì mức thu, như sau:

3.1. Nếu học từ 1/2 thời gian học trong tháng trở xuống thì mức thu bằng 1/2 so với mức quy định của một tháng;

3.2. Nếu học từ trên 1/2 thời gian học trong tháng trở lên thì mức thu bằng 100% so với mức quy định của một tháng.

Riêng các lớp luyện thi tốt nghiệp THPT và luyện thi đại học thì tính tổng chương trình học chia cho 2, nếu học từ 1/2 chương trình trở xuống thì hoàn trả 1/2 số tiền còn lại, còn nếu học từ trên 1/2 chương trình thì không hoàn trả lại học phí.

4. Ngoài các khoản thu theo quy định này, các cơ sở giáo dục và đào tạo không được thu thêm bất kỳ khoản thu nào khác liên quan đến giáo dục và đào tạo (trừ tiền ấn phẩm và lệ phí thi của các hệ phổ thông, mầm non, thi vào đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, … đã được Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận quy định).

5. Khoản thu về học phí và lệ phí các đơn vị được sử dụng trực tiếp vào các hoạt động đào tạo, phục vụ đào tạo và chi theo đúng mục đích của nguồn thu; nguồn thu học phí và lệ phí tại đơn vị không phải trừ vào chỉ tiêu ngân sách được giao hằng năm.

6. Trong trường hợp cần thiết, thủ trưởng các đơn vị có thể xem xét hỗ trợ từ phần tiết kiệm chi để các tổ chức, đoàn thể triển khai một số phong trào tại đơn vị.

7. Không được sử dụng các nguồn kinh phí để tổ chức tham quan, nghỉ mát; chi quà biếu và tiếp khách không đúng quy định.

8. Cơ quan thuế phát hành biên lai thu để các cơ sở thực hiện, các đơn vị phải nộp thuế (nếu có) theo quy định của Nhà nước.

9. Các cơ sở giáo dục và đào tạo ngoài công lập (hệ bán công hiện nay), các trường tổ chức dạy Chương trình 36 buổi đối với mẫu giáo trước khi vào lớp 1 được ngân sách Nhà nước cấp bổ sung nếu nguồn thu không đủ chi cho các chế độ đối với viên chức, các khoản chi thường xuyên và không thường xuyên khác phục vụ cho công tác quản lý và đào tạo tại trường; nguồn thu và nguồn kinh phí hỗ trợ bằng định mức chi của Nhà nước đối với học sinh tương ứng của từng cấp học hệ công lập.

10. Những cơ sở giáo dục và đào tạo được phép thu học phí, lệ phí đều phải trích từ nguồn thu để chi bổ sung tiền lương và các khoản theo lương theo quy định của Nhà nước về điều chỉnh tiền lương, trợ cấp xã hội và đổi mới một bước cơ chế quản lý tiền lương.

11. Cán bộ, viên chức của các đơn vị mở lớp không được tham gia giảng dạy các lớp mở trong giờ hành chính, để thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ và quản lý tại đơn vị, bao gồm:

- Các lớp BTVH (trừ số tiết dạy theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với viên chức là cán bộ quản lý để thực hiện phụ cấp ưu đãi);

- Các lớp tin học - ngoại ngữ;

- Các lớp luyện thi tốt nghiệp THPT, các lớp luyện thi đại học.

12. Giáo viên chủ nhiệm lớp thực hiện theo Thông tư số 35/2006/TTLT-BGD&ĐT-BNV ngày 23/8/2006 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ (trừ các lớp lái xe và các lớp học cấp chứng chỉ).

13. Mức thu học phí đối với học viên BTVH cấp THPT là 9.000 đồng/môn/tháng, các cơ sở đào tạo các lớp BTVH được phép thu thêm tiền học phí trong trường hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu triển khai đào tạo thêm môn học; mức thu thêm bằng mức thu bình quân/môn trong Bảng quy định này.

14. Ngân sách Nhà nước sẽ cấp bù kinh phí cho các cơ sở đào tạo BTVH do thực hiện miễn thu học phí đối với học viên ở khu vực 2 và khu vực 3 bằng số tiền học viên phải nộp hằng tháng cộng với định mức Nhà nước hỗ trợ theo quy định chung đối với học viên bổ túc văn hoá.

Một số cơ sở giáo dục (đối với chỉ tiêu đào tạo ngoài sư phạm của Trường Cao đẳng Sư phạm, các trường bán công) được ngân sách Nhà nước cấp bù kinh phí khi đơn vị đã thực hiện miễn - giảm thu học phí đối với người học; số tiền được cấp bù bằng số tiền đã miễn, giảm.

Các cơ sở giáo dục ngoài công lập, lập nhu cầu cấp bù gửi Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính thẩm định trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định.

15. Đối với các cơ sở giáo dục mầm non ngân sách Nhà nước sẽ cấp bổ sung khi nguồn thu không đảm bảo chi theo theo cơ chế đã được quy định tại Quyết định số 161/2002/QĐ-TTg ngày 15/11/2002 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách phát triển giáo dục mầm non và Thông tư số 05/2003/TTLT/BGD&ĐT-BNV-BTC ngày 24/02/2003 của Liên Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Nội vụ - Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số chính sách phát triển giáo dục mầm non.

16. Mức thu theo Quy định này là mức tối đa, tuỳ theo hình thức và quy mô, địa bàn và đối tượng đào tạo mà thủ trưởng cơ sở đào tạo được phép điều chỉnh thấp hơn mức thu trên, sau khi được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp chấp thuận nhưng phải đảm bảo kinh phí để hoạt động; trường hợp này, ngân sách Nhà nước không cấp bổ sung nếu đơn vị đó thiếu kinh phí hoạt động.

17. Các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh nếu được cấp có thẩm quyền cho phép liên kết mở các lớp đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp thì mức thu học phí, lệ phí theo quy định của các trường đó.

18. Khoản thu về hội phí do người học đóng góp, mức chi và nội dung chi do hội cha mẹ học sinh và thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo thống nhất, quyết định.

19. Khoản tiền thu học phí, lệ phí được gửi vào Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị giao dịch và Kho bạc Nhà nước thực hiện kiểm soát theo quy định.

Chương II

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 3. Mức thu và các khu vực thu (kèm theo các Phụ lục 1, 2, 3 và 4).

Điều 4. Thời gian thu

1. Học sinh mầm non thu theo số tháng thực học; học sinh hệ phổ thông, bổ túc trung học phổ thông, học nghề phổ thông thì nộp 9 tháng và thu 2 lần/năm học;

1.1. Đối với các cháu nhà trẻ, mẫu giáo học thêm ngày thứ 7 tại các trường mầm non trọng điểm, trường tổ chức bán trú hoặc các trường mầm non tổ chức dạy 2 buổi/ngày thì nộp theo tháng và thanh toán theo số ngày thực học;

1.2. Đối với các cháu mẫu giáo học Chương trình 36 buổi trước khi vào lớp 1 thì nộp 1 (một) lần/khoá học.

2. Học phí của học sinh - sinh viên (ngoài sư phạm) tại Trường Cao đẳng Sư phạm nộp 10 tháng và nộp 2 (hai) lần/năm học; lệ phí thi lại học phần, thi lại tốt nghiệp thi trả nợ học phần thì nộp 1 lần.

3. Học viên các lớp ngoại ngữ - tin học nộp 1 lần/khoá học; học viên các lớp lái xe nộp 2 (hai) lần/khoá học.

4. Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, học sinh tiểu học bán trú nộp theo số tháng thực học, riêng số tiền đóng góp ban đầu và tiền học ngoại ngữ thì thu 1 (một) lần/năm học.

5. Học viên học luyện thi tốt nghiệp THPT và luyện thi đại học thì nộp 1 (một) lần/khoá học.

6. Tiền hội phí thu 1 (một) lần/năm học.

Điều 5. Đối tượng miễn, giảm

1. Miễn thu học phí và phí học nghề phổ thông đối với các đối tượng:

1.1. Học sinh là con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

1.2. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến trước Tổng khởi nghĩa 19/8/1945;

1.3. Con liệt sĩ, con Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

1.4. Con Anh hùng lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động trong kháng chiến;

1.5. Con của thương binh hoặc bệnh binh được xếp hạng;

1.6. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học;

1.7. Con của người hoạt động cách mạng hoặc hoạt động kháng chiến bị địch bắt, tù đày;

1.8. Con của người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế;

1.9. Con của người có công giúp đỡ cách mạng;

1.10. Học sinh bị tàn tật và khó khăn về kinh tế, khả năng lao động bị suy giảm từ 21% trở lên do tàn tật và phải được Hội đồng Giám định y khoa xác nhận;

1.11. Học sinh hiện cùng cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng đang thường trú tại khu vực III (kèm theo Quy định này);

1.12. Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa;

1.13. Học sinh thuộc đối tượng tuyển chọn ở các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dạy nghề cho người tàn tật, trường khuyết tật (thiểu năng);

1.14. Học sinh mà gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ đói theo quy định của Nhà nước đã được cấp sổ hộ đói;

1.15. Học sinh bậc tiểu học học theo chương trình chính khóa;

1.16. Học sinh - sinh viên hệ chính quy, tập trung ngành sư phạm, khi vào học có bản cam kết sau khi tốt nghiệp phục vụ trong ngành Giáo dục và Đào tạo;

2. Giảm 50% học phí, phí học nghề phổ thông đối với các đối tượng:

2.1. Học sinh là con của cán bộ, công chức, viên chức mà cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên;

2.2. Học sinh có gia đình (gia đình, cha, mẹ hoặc người nuôi dưỡng) thuộc diện hộ nghèo theo quy định của Nhà nước và đã được cấp sổ hộ nghèo;

2.3. Người học có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, vượt khó học tập.

3. Các đối tượng sau đây không được miễn, giảm:

3.1. Học sinh tiểu học học 2 buổi/ngày, học sinh ở bán trú, học ngoại ngữ ở bậc tiểu học;

3.2. Các cháu nhà trẻ, mẫu giáo học thêm vào ngày thứ 7;

3.3. Học viên học các lớp luyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông, luyện thi đại học, học theo chứng chỉ ngoại ngữ – tin học, học BTVH vào ban đêm;

3.4. Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp trong nước mở tại tỉnh thì do các cơ sở đó quy định;

3.5. Không miễn, giảm đối với khoản thu về hội phí.

4. Một số trường hợp khác:

Nếu các tổ chức, cơ quan, đơn vị, các đoàn thể khác trong và ngoài tỉnh có hợp đồng đào tạo với các cơ sở giáo dục và đào tạo thì việc thực hiện miễn, giảm học phí do chính cơ quan, đơn vị, các đoàn thể đó chịu trách nhiệm thực hiện chế độ miễn, giảm học phí cho người học và ngân sách Nhà nước không cấp bù.

Điều 6. Thủ tục xét miễn, giảm

1. Học sinh bậc tiểu học, học sinh - sinh viên sư phạm không phải làm đơn xin miễn, giảm.

2. Học sinh thuộc các đối tượng được miễn, giảm phải làm đơn đề nghị xét miễn, giảm theo mẫu thống nhất do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định. Đơn đề nghị của gia đình hoặc học sinh phải được địa phương (cấp xã, phường) hoặc phòng Tổ chức – Lao động và Xã hội huyện, thị xã xác nhận, học sinh bị tàn tật phải được Hội đồng Giám định y khoa xác nhận từ 21% trở lên thì đơn phải kèm theo biên bản của Hội đồng.

Nếu là hộ đói, hộ nghèo thì đơn phải kèm theo bản sao sổ hộ đói, hộ nghèo (được cơ quan công chứng Nhà nước hoặc của cơ quan chức năng khác theo quy định của pháp luật xác nhận).

Giáo viên chủ nhiệm căn cứ vào các điều kiện miễn, giảm đề nghị Hiệu trưởng xem xét, quyết định.

3. Hiệu trưởng căn cứ vào hồ sơ xin miễn, giảm và ý kiến đề xuất của giáo viên chủ nhiệm để quyết định việc miễn, giảm đối với từng học sinh; lập danh sách số học sinh và số tiền miễn, giảm báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp theo định kỳ (học kỳ hoặc kết thúc năm học).

4. Việc xét duyệt miễn, giảm được thực hiện trong suốt thời gian học tập của học sinh tại trường; học sinh chỉ nộp hồ sơ xin miễn, giảm học phí một lần cho giáo viên chủ nhiệm lớp đầu cấp; nhà trường xét miễn, giảm và quyết định của thủ trưởng cơ sở giáo dục và đào tạo có hiệu lực trong suốt thời gian học tập, các cơ sở thực hiện công khai trên bảng tin của trường.

Riêng các trường hợp thuộc diện hộ đói, hộ nghèo thì thực hiện xét miễn giảm theo năm học.

5. Khi có thiên tai xảy ra trong khu vực, liên Sở Tài chính - Giáo dục và Đào tạo xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh ra quyết định miễn, giảm thu cho các đối tượng trong khu vực và theo mức độ thiệt hại trong thời gian nhất định.

6. Truờng hợp cá biệt, gia đình hoặc bản thân học sinh có khó khăn đột xuất được địa phương xác nhận thì Hiệu trưởng nhà trường xem xét và quyết định miễn, giảm học phí trong thời gian nhất định.

Chương III

THU, SỬ DỤNG VÀ QUẢN LÝ

Điều 7. Thu và sử dụng nguồn thu

1. Thu học phí và lệ phí:

Các cơ sở giáo dục - đào tạo thực hiện thu học phí, lệ phí theo quy định đối với người học, khi thu phải cấp biên lai cho người nộp tiền; toàn bộ số tiền thu được phải gửi vào Kho bạc Nhà nước nơi giao dịch và thực hiện kiểm soát chi qua hệ thống Kho bạc Nhà nước.

Ngoài các khoản thu theo quy định tại Quyết định này, nếu các cơ sở Giáo dục và Đào tạo được được cấp có thẩm quyền chấp thuận cho liên kết đào tạo với các cơ sở khác trong và ngoài tỉnh thì coi đó là hoạt động dịch vụ. Các hoạt động dịch vụ phải đảm bảo đủ chí phí, chi khấu hao tài sản, có tích luỹ và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước theo quy định.

2. Chi học phí và lệ phí (không bao gồm tiền hội phí) như sau:

2.1. Chi thù lao cho công tác thu là 5% (trong đó: 3% chi cho cơ sở trực tiếp thu, 2% chi cho cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp);

2.2. Phần còn lại theo nguyên tắc nguồn thu phải sử dụng đúng mục đích và ưu tiên thực hiện các nội dung, như sau:

a) Các chính sách về tiền lương, các loại phụ cấp, các loại bảo hiểm, các khoản đóng góp và các chính sách khác (nếu có) đối với người lao động theo quy định của Nhà nước; thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn để xây dựng quỹ tiền lương và quyết định mức thu nhập cho người lao động;

b) Các hoạt động khác liên quan đến đào tạo và phục vụ đào tạo;

c) Chi đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; chi mua vật phẩm để thí nghiệm, thực hành;

d) Sửa chữa lớn và sửa chữa thường xuyên tài sản, máy móc, cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ đào tạo;

e) Chi khác theo chế độ quy định.

3. Sử dụng kết quả hoạt động tài chính trong năm

Hằng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo trình tự sau:

3.1. Đối với đơn vị tự bảo đảm chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động;

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng các cơ sở giáo dục và đào tạo quy định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3.2. Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động:

- Trích tối thiểu 25% để lập quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

- Quyết định tổng mức thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ lương cấp bậc, chức vụ trong năm do Nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích tối thiểu 25% quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp theo quy định;

- Trích lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối với 2 quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi, mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm;

- Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động, trích lập 4 quỹ:

+ Quỹ dự phòng ổn định thu nhập;

+ Quỹ khen thưởng;

+ Quỹ phúc lợi;

+ Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp;

Trong đó: quỹ khen thưởng và quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương, tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm. Mức chi trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Mức trả thu nhập tăng thêm, trích lập các quỹ do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp quyết định theo quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

3.3. Đối với đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm một phần chi phí hoạt động: thực hiện theo mục 3, Chương II của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ.

Điều 8. Công tác tổ chức và điều hành:

Tất cả các cơ sở giáo dục và đào tạo trong tỉnh thực hiện tự chủ tài chính, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 43/2006/NĐ-CP), cụ thể:

1. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm chi phí hoạt động).

2. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên, phần còn lại được ngân sách Nhà nước cấp (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động).

3. Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thuờng xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động).

4. Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên được ổn định trong thời gian 3 năm. Sau thời gian 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.

5. Thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước

Các cơ sở giáo dục và đào tạo có hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.

Điều 9. Một số định mức chi cụ thể theo loại hình đào tạo

Các nguồn kinh phí (ngân sách Nhà nước cấp và các khoản thu hợp pháp khác), các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP và các văn bản hướng dẫn thực hiện; một số nội dung và định mức chi cụ thể, như sau:

1. Các cơ sở giáo dục mầm non: thu học phí để cùng với nguồn kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách theo quy định của Nhà nước và tăng thu nhập (nếu có) đối với người lao động của đơn vị; chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập, chi công tác văn phòng và chi khác theo dự toán được duyệt.

2. Đối với các trường tiểu học dạy 2 buổi/ngày, các lớp bán trú:

2.1. Chi cho giáo viên trực tiếp đứng lớp theo chế độ vượt giờ (vượt buổi) nhưng tối đa không quá (40.000 đồng/buổi hoặc 13.000 đồng/tiết), chi cho công tác quản lý các hoạt động đào tạo theo chế độ làm thêm giờ; chi hợp đồng lao động trực tiếp phục vụ hoạt động dạy - học 2 buổi/ngày và bán trú; mua sắm, sửa chữa trang thiết bị, chi điện, nước, công tác hành chính, … phục vụ cho các hoạt động dạy - học chung của đơn vị;

2.2. Đối với khoản đóng góp ban đầu của học sinh ở bán trú: trang thiết bị y tế, chiếu, mền đắp, các loại thiết bị và dụng cụ điện, giấy, giẻ lau, dụng cụ vệ sinh; bát đĩa xoong nồi và dụng cụ nhà ăn; giá để (dụng cụ, giày, dép) các loại tài sản, dụng cụ phục vụ học tập, ăn uống, ngủ trưa cho học sinh, …

3. Đối với nguồn thu về học ngoại ngữ ở cấp tiểu học: khoản thu này cùng với nguồn kinh phí Nhà nước cấp để thực hiện các chế độ chính sách như tiền lương cho giáo viên biên chế hoặc tiền công cho giáo viên hợp đồng, các khoản đóng góp cho người lao động, chi làm thêm giờ (nếu có), chi hoạt động chuyên môn, mua sắm và sửa chữa tài sản, chi khác phục vụ giảng dạy và học tập chung tại đơn vị.

4. Học phí hệ phổ thông: sau khi thực hiện miễn, giảm cho các đối tượng chính sách; số tiền thu sẽ cùng với ngân sách Nhà nước cấp cho đơn vị để thực hiện các chế độ chính sách đối với viên chức và nhân viên trong đơn vị (tiền lương, tiền công, công tác phí, tàu xe đi phép, các loại trợ, phụ cấp, …); chi tăng thu nhập cho người lao động và chi khác.

5. Phí học nghề phổ thông: nguồn thu được sử dụng để phục vụ trực tiếp cho các hoạt động hướng nghiệp và nghề phổ thông, như mua vật tư, vật liệu, chi công tác văn phòng, chi tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo; cùng với ngân sách Nhà nước chi các chế độ đối với viên chức, nhân viên trong đơn vị (tiền lương, tiền công, công tác phí, tàu xe đi phép, các loại trợ phụ cấp,…); chi tăng thu nhập cho người lao động và chi khác.

6. Chi giờ giảng đối với các lớp BTVH, các lớp luyện thi tốt nghiệp THPT, luyện thi đại học:

- Giáo viên trung học cao cấp, giảng viên chính là 25.000 đồng/tiết, giảng viên và các giáo viên khác là 20.000 đồng/tiết;

- Cơ cấu trong mức chi này, bao gồm: tiền giảng trên lớp, tiền chấm bài, các loại phụ cấp, trợ cấp, bảo hiểm các loại, các chi phí khác để hoàn thành công tác giảng dạy của bộ môn (trừ các khoản chi cho công tác chủ nhiệm lớp, chi phí thí nghiệm, thực hành, các tài liệu chuyên môn trên lớp).

Trong trường hợp cần thiết, tuỳ theo khả năng nguồn thu mà thủ trưởng các cơ sở đào tạo có thể điều chỉnh thấp hơn mức chi trên đây cho phù hợp với thực tế đối với từng loại hình đào tạo, trong phạm vi dự toán thu, chi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

7. Chi trả tiền công cho viên chức các trường mầm non có tổ chức dạy vào ngày thứ 7, thực hiện trực trưa đối với các cơ sở tổ chức bán trú (nếu có) và viên chức các trường mầm non tổ chức dạy 36 buổi trước khi vào lớp 1, thì tuỳ theo khả năng của nguồn thu mà tiền công trả tăng thêm được chi trả theo một trong các hình thức, sau đây:

7.1. Chi tối thiểu bằng 1 (một) lần và tối đa là 2 (hai) lần (lương và phụ cấp) so với mức lương hiện hưởng bình quân một ngày làm việc của viên chức đó trong tuần; mức chi cụ thể do thủ trưởng đơn vị quyết định;

7.2. Thanh toán theo chế độ dạy vượt giờ, làm thêm giờ.

Khi thực hiện hình thức chi phải đảm bảo là tổng mức chi không được vượt tổng số tiền thu được sau khi đã trừ đi các chi phí: điện, nước, chi hành chính, quản lý, khấu hao tài sản, … thuộc phạm vi dự toán chi đã được duyệt.

Trường hợp, nguồn thu từ việc học 36 buổi trước khi vào lớp 1 mà không đủ để chi cho giờ giảng thì đơn vị được sử dụng ngân sách Nhà nước cấp để chi cho giáo viên theo chế độ hiện hành.

8. Mức chi đối với các lớp ngoại ngữ - tin học: do thủ trưởng các cơ sở tổ chức lớp thoả thuận với người dạy bằng các hợp đồng riêng; mức chi tối đa, như sau:

8.1. Đối với khoản thu học phí:

- Lớp tin học chứng chỉ A, B và tương đương: tỷ lệ chi cho giáo viên tối đa là 28%/tổng thu của 1 lớp, bao gồm cả công tác chủ nhiệm và quản lý lớp;

- Lớp ngoại ngữ chứng chỉ A và tương đương: tỷ lệ chi cho giáo viên tối đa là 50%/tổng thu của 1 lớp, bao gồm cả công tác chủ nhiệm và quản lý lớp;

- Lớp ngoại ngữ chứng chỉ B và tương đương: tỷ lệ chi cho giáo viên tối đa là 45%/tổng thu của 1 lớp, bao gồm cả công tác chủ nhiệm và quản lý lớp.

Chi cho công tác quản lý, điều hành, công tác tài chính, tổ chức và phục vụ các lớp ngoại ngữ - tin học (không bao gồm giáo viên đã được hưởng tiền giảng và quản lý lớp trên); bố trí 1 tiết/tuần/lớp cho mỗi bộ phận và chức danh liên quan đến công tác đào tạo (Ban Giám đốc tối đa 1 tiết/tuần/lớp; công tác quản lý đào tạo cứ 4 người được hưởng tối đa 1 tiết/tuần/lớp; công tác tài chính được hưởng tối đa 1 tiết/tuần/lớp, …); mức chi là 25.000 đồng/tiết;

8.2. Đối với lệ phí thi cấp chứng chỉ: đơn vị xây dựng dự toán chi gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp phê duyệt, thực hiện quản lý theo từng lớp và môn thi; trường hợp, có nhiều hội đồng cùng triển khai trong một thời điểm thì chỉ được thanh toán cho một hội đồng có chế độ cao nhất và thanh toán theo số ngày thực tế làm việc;

8.3. Hội đồng ra đề thi: các cơ sở giáo dục và đào tạo xây dựng ngân hàng đề để tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ; việc thành lập hội đồng chọn đề và duyệt ngân hàng đề do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định hoặc phân cấp cho các cơ sở đào tạo quyết định theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo; sau khi có ngân hàng đề thì thời gian làm việc của hội đồng ra đề là một ngày trước khi hội đồng thi làm việc;

- Thời gian làm việc của các hội đồng thi cấp chứng chỉ ngoài giờ hành chính;

- Tuỳ theo tính chất của mỗi loại hình đào tạo mà tổ chức thi trắc nghiệm phù hợp với các quy định về hình thức thi cấp chứng chỉ;

- Định mức chi cụ thể cho việc xây dựng ngân hàng đề (số lượng đề và loại hình đề) do đơn vị đề nghị, Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính xem xét phê duyệt; nguồn chi cho việc xây dựng ngân hàng đề, bao gồm:

+ Thu lệ phí thi;

+ Từ nguồn thu tích lũy cho mỗi đợt thi, kỳ thi và lớp thi;

+ Hoặc trích từ nguồn quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp của đơn vị để thực hiện;

8.4. Các hoạt động thi thuộc loại hình đào tạo này được áp dụng mức chi theo quyết định hiện hành của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với Hội đồng coi, chấm thi, xét tốt nghiệp phổ thông;

8.5. Lệ phí thi chi cho công tác khấu hao máy móc, thiết bị, phòng học, cơ sở vật chất khác phục vụ thi; chi mua chứng chỉ, tiền công viết và quản lý chứng chỉ; chi cho công tác quản lý của các bộ phận liên quan trong đơn vị; chi mua văn phòng phẩm và chi khác phục vụ thi.

9. Đối với các khoản thu tại Trường Cao đẳng Sư phạm:

9.1. Đào tạo ngoài sư phạm: nguồn thu được bổ sung vào kinh phí để chi thường xuyên phục vụ các hoạt động tại trường;

9.2. Lệ phí thi lại và thi trả nợ: dùng để chi trực tiếp cho công tác thi, cụ thể:

- Học lại học phần: chi giảng dạy, chi quản lý;

- Chi cho việc tổ chức thi lại cho sinh viên: tiền mua ấn phẩm thi, chi cho việc ra đề thi và đáp án, chi cho giám thị, giám khảo, công tác quản lý và chi khác; mức chi cụ thể do hiệu trưởng nhà trường xem xét quyết định.

10. Đối với nguồn thu học phí, lệ phí đào tạo lái xe

10.1. Sau khi thực hiện miễn, giảm theo quy định, các cơ sở thực hiện chi tiền lương hoặc tiền công, phụ cấp, trợ cấp, các loại bảo hiểm, các khoản đóng góp và các chế độ khác theo quy định của Nhà nước đối với người lao động; chi hoạt động chuyên môn, chi công tác quản lý; chi sửa chữa, chi đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; chi khác phục vụ giảng dạy và học tập;

10.2. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của các Bộ và Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 10. Quản lý nguồn thu

1. Việc thu học phí, lệ phí do phòng hoặc bộ phận tài vụ của đơn vị thực hiện; các đơn vị phải mở sổ sách kế toán để theo dõi thu, chi, lập báo cáo quyết toán theo quy định.

* Nghiêm cấm các đơn vị để ngoài sổ sách kế toán và báo cáo tài chính bất kỳ nguồn thu nào tại cơ sở.

2. Trường Cao đẳng Sư phạm, Phòng Giáo dục và các đơn vị trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng kế hoạch thu, báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và giao kế hoạch thu hằng năm.

Điều 11. Việc lập dự toán của đơn vị cơ sở

1. Lập dự toán năm đầu của thời kỳ ổn định: căn cứ vào chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ tiêu kế hoạch đào tạo hàng năm, số biên chế được giao, các chế độ chi tiêu tài chính hiện hành; tình hình thu, chi tài chính của năm trước liền kề; đơn vị lập dự toán thu, chi năm kế hoạch; xác định phân loại đơn vị là đơn vị bảo đảm hoàn toàn chi phí, đơn vị bảo đảm một phần chi phí hay đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí để lập dự toán kinh phí chi không thường xuyên theo quy định hiện hành.

2. Lập dự toán 2 năm tiếp theo trong thời kỳ ổn định: căn cứ mức kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu chi hoạt động thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động thường xuyên, đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.

3. Dự toán kinh phí hoạt động do các cơ sở giáo dục và đào tạo lập và gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để xem xét, giải quyết theo quy định.

Điều 12. Lập dự toán của cơ quan quản lý cấp trên

1. Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu của thời kỳ ổn định do đơn vị lập, cơ quan quản lý cấp trên, dự kiến phân loại đơn vị trực thuộc theo 3 dạng:

- Đơn vị bảo đảm hoàn toàn chi phí;

- Đơn vị bảo đảm một phần chi phí;

- Đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí.

 Đơn vị cấp trên tổng hợp dự toán thu, dự toán ngân sách bảo đảm chi hoạt động thường xuyên, không thường xuyên (nếu có) cho đơn vị, gửi cơ quan tài chính cùng cấp và các cơ quan liên quan theo quy định hiện hành.

Sau khi có ý kiến bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp, cơ quan chủ quản trình Ủy ban nhân dân quyết định phân loại đơn vị trong 3 năm và phê duyệt dự toán kinh phí ngân sách Nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định (đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động).

2. Hằng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan chủ quản căn cứ vào dự toán thu, chi của đơn vị lập, xem xét tổng hợp dự toán ngân sách Nhà nước, gửi cơ quan tài chính cùng cấp.

Điều 13. Giao dự toán và thực hiện dự toán

1. Giao dự toán thu, chi:

- Cơ quan chủ quản quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách năm đầu thời kỳ ổn định phân loại đơn vị cho đơn vị trực thuộc, trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp;

- Hằng năm, trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp, cơ quan quản lý cấp trên quyết định giao dự toán thu, chi ngân sách cho các cơ sở giáo dục và đào tạo; trong đó, kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên theo mức năm trước liền kề và kinh phí được tăng thêm (bao gồm cả kinh phí thực hiện nhiệm vụ tăng thêm) hoặc giảm theo quy định của các cấp có thẩm quyền (đối với đơn vị sự nghiệp bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị do ngân sách Nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động) trong phạm vi dự toán thu, chi ngân sách được cấp có thẩm quyền giao, sau khi có ý kiến thống nhất bằng văn bản của cơ quan tài chính cùng cấp.

2. Thực hiện dự toán thu, chi:

- Đối với kinh phí hoạt động thường xuyên; trong quá trình thực hiện, đơn vị được điều chỉnh các nội dung chi, các nhóm mục trong dự toán chi được cấp có thẩm quyền giao cho phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị; đồng thời gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và Kho bạc Nhà nước nơi đơn vị mở tài khoản để theo dõi, quản lý, thanh toán và quyết toán;

Kết thúc năm ngân sách, kinh phí do ngân sách chi hoạt động thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp, chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau để tiếp tục sử dụng;

- Đối với kinh phí chi cho hoạt động không thường xuyên; khi điều chỉnh các nhóm mục chi, nhiệm vụ chi, kinh phí cuối năm chưa sử dụng hoặc chưa sử dụng hết, thực hiện nộp lại ngân sách Nhà nước theo quy định.

Điều 14. Quyết toán:

- Cuối quý, cuối năm đơn vị sự nghiệp lập báo cáo kế toán, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách Nhà nước gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp xét duyệt theo quy định;

- Các nguồn thu tại đơn vị được hạch toán và lập thành một báo cáo quyết toán riêng; đồng thời, được tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán tất cả các nguồn kinh phí (ngân sách Nhà nước và các khoản thu) tại đơn vị.

Điều 15. Trách nhiệm của thủ trưởng đơn vị

1. Thủ trưởng các đơn vị chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị.

2. Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước, chính sách ưu đãi đối với các đối tượng chính sách.

3. Xây dựng phương án thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ, Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/8/2006 của Bộ Tài chính, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên.

4. Xây dựng và tổ chức thực hiện quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

5. Tổ chức thực hiện quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định của pháp luật; bảo đảm các chế độ, quyền lợi về tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của đơn vị theo quy định của pháp luật.

6. Tổ chức thực hiện công tác hạch toán kế toán, thống kê, quản lý tài sản đúng quy định của pháp luật, phản ánh đầy đủ, kịp thời toàn bộ các khoản thu, chi của đơn vị trong sổ sách kế toán. Thực hiện các quy định về chế độ thông tin, báo cáo hoạt động của đơn vị theo quy định.

7. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, quy chế công khai tài chính theo quy định hiện hành.

Chương IV

CÔNG TÁC KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Điều 16. Các đơn vị thực hiện công tác kế toán theo Luật Kế toán và Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán hành chính sự nghiệp áp dụng cho các đơn vị hành chính sự nghiệp và thực hiện quyết toán theo mục lục ngân sách do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 17. Quy định này có hiệu lực từ năm học 2006 - 2007; giao cho Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Tài chính chịu trách nhiệm triển khai Quyết định này./.

 

PHỤ LỤC 1

MỨC THU HỌC PHÍ, LỆ PHÍ ĐỐI VỚI HỌC SINH - SINH VIÊN TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(kèm theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: 1.000 đ

Bậc học - Cấp học

Hệ Công lập

Hệ ngoài công lập

Ghi chú

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

Khu vực I

Khu vực II

Khu vực III

I. Ngành Mầm non

 

 

 

 

 

 

Mức thu tính cho 1 cháu/tháng

1. Nhà trẻ 2 buổi

40

15

Miễn

 

 

 

2. Mẫu giáo 2 buổi

40

15

 

 

 

3. Mẫu giáo 1 buổi

24

7

 

 

 

4. Mẫu giáo 36 buổi

24

7

 

 

 

II. Cấp Tiểu học

 

 

 

 

 

 

 

1. Học 2 buổi không bán trú

 

 

 

50

 

 

Mức thu tính cho 1 học sinh/tháng

2. Học 2 buổi có bán trú

 

 

 

90

 

 

4. Học ngoại ngữ

 

 

 

7

3. Đóng góp ban đầu bán trú

 

 

 

200

Mức thu 1 học sinh/năm học

II. Cấp Trung học

 

 

 

 

 

1. Cấp trung học cơ sở

13

6

Miễn

26

20

Miễn

Mức thu tính cho 1 học sinh/tháng

2. Cấp trung học phổ thông

22

9

72

52

3. Phí học nghề phổ thống

13

8

 

 

III. Bổ túc văn hoá

 

 

 

 

 

 

 

1. Cấp trung học cơ sở

 

 

 

30

Miễn

Mức thu tính cho 1 học sinh/tháng

2. Cấp trung học phổ thông

 

 

 

64

3. Dạy luyện thi tốt nghiệp trung học phổ thông

 

 

 

120

Thu toàn đợt 184 tiết

4. Dạy luyện thi Đại học

 

 

 

120

Thu toàn đợt 216 tiết

IV. Mầm non trọng điểm

 

 

 

 

 

1. Cấp tỉnh, thị xã

 

 

 

150

Mức thu tính cho 1 cháu/ tháng

1 cháu/ngày

2. Cấp huyện

 

 

 

120

3. Học thêm ngày thứ 7

 

 

 

12

V. Hội phí Cha mẹ học sinh

25

25

Mức thu 1 học sinh/năm học

VI. Trường Cao đẳng Sư phạm

 

 

 

1. Đào tạo ngoài Sư phạm 1.000 đồng/môn

150

 

Mức thu 1 sinh viên/tháng, thời gian đào tạo 10 tháng/năm học

2. Lệ phí thi lại và thi trả nợ học phần 1.000 đồng/môn

 

 

Mức thu tính cho 1 sinh viên/lần thi

2.1. Thi lại học phần

30

 

 

2.2. Thi trả nợ học phần

50

 

 

2.3. Thi lại tốt nghiệp

150

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 2

MỨC THU HỌC PHÍ VÀ LỆ PHÍ THI CÁC LỚP LÁI XE
(Kèm theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Đơn vị tính: 1.000 đ/học viên/khóa

STT

Loại phương tiện

Số tiết đào tạo

Mức thu 1.000 đồng

Ghi chú

1

Hạng C (ôtô tải, kéo rơmooc từ 3,5 tấn trở lên)

968

4.140

 

2

Hạng B1 (khách 9 chỗ, ôtô tải 3,5 tấn, không kinh doanh vận tải)

536

1.824

 

3

Hạng B2 (khách 9 chỗ, ôtô tải 3,5 tấn có kinh doanh vận tải)

648

2.160

 

4

Nâng 1 bậc từ (B1 lên B2, từ không kinh doanh lên có kinh doanh)

108

360

 

5

Nâng 1 bậc từ (B2 lên C, từ có kinh doanh đến rơmooc)

200

1.500

 

6

Nâng 1 bậc từ (C lên D, xe khách dưới 30 chỗ ngồi)

200

1.500

 

7

Nâng 1 bậc từ (D lên E, xe khách từ 30 đến 50 chỗ ngồi)

200

1.500

 

8

Nâng 2 bậc từ (B2 lên D, xe khách từ 09 chỗ ngồi đến dưới 30 chỗ ngồi)

360

1.980

 

9

Nâng 2 bậc từ (C lên E, từ ôtô tải xe khách 50 chỗ ngồi)

360

1.980

 

10

Mô tô hạng A1 (xe 2 bánh dung tích dưới 175 cm3)

10

70

 

11

Mô tô hạng A2 (xe 2 bánh dung tích 175 cm3 trở lên)

12

90

 

12

Xe 3 bánh hạng A3 (xe lam, môtô 3 bánh, xích lô máy)

112

150

 

13

Xe công nông A4 (máy kéo có trọng tải đến 1.000kg)

112

300

 

14

Thi lại

 

35

 

15

Cấp chứng chỉ tốt nghiệp

 

50

 

16

Cấp giấy phép tập lái xe

 

10

 

17

Ôn tập giấy phép A3, A4 hết hạn

 

100

 

18

Ôn tập giấy phép lái xe hạng B1 hết hạn

 

400

 

 

19

Ôn tập giấy phép lái xe hạng B2 hết hạn

 

400

 

 

20

Ôn tập giấy phép lái xe hạng C, D, E, F hết hạn

 

700

 

 

21

Giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4

 

50

- Chỉ áp dụng đối với Trường Lái xe (Cục Đường bộ) và Trường Kỹ thuật nghiệp vụ Giao thông vận tải I;

- Cấp giấy phép lái xe thì tính theo lần (50.000đ/lần, 200.000đ/lần, 300.000đ/lần)

 

22

Giấy phép lái xe hạng B1

 

200

 

23

Giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E, F

 

300

 

 

PHỤ LỤC 3

MỨC THU HỌC PHÍ, LỆ PHÍ CÁC LỚP NGOẠI NGỮ - TIN HỌC
(Kèm theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

I. Mức thu

Đơn vị tính: đồng/học viên/khoá

STT

Chỉ tiêu và các khoản thu

Loại hình đào tạo

Ghi chú

Vi tính chứng chỉ A

Vi tính nâng cao

Ngoại ngữ chứng chỉ A

Ngoại ngữ chứng chỉ B

1

Thời gian đào tạo toàn khoá

140 tiết

160 tiết

400 tiết

400 tiết

Mức thu theo tiết được áp dụng đối với loại hình đào tạo theo đơn đặt hàng hoặc theo các chương trình do đơn vị xây dựng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

2

- Học phí

400,000

500,000

500,000

650,000

3

- Mức thu 1 tiết đào tạo

2.900đ/tiết

3.200đ/tiết

1.300đ/tiết

1.700đ/tiết

4

- Riêng học phí học sinh đang học Bổ túc văn hoá

Mức thu 9.000đ/học sinh/tháng/môn. Thời gian, chương trình đào tạo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

5

Lệ phí thi/kỳ thi

Nếu có từ dưới 24 học viên với mức thu 90.000đ/học viên; nếu có dưới 48 học viên thì mức thu là 70.000đ/học viên; nếu có từ 49 học viên trở lên thì mức thu là 60.000đ/học viên.

6

Lệ phí thi lại

30.000đ/học viên

II. Nội dung chi lệ phí thi và cấp chứng chỉ.

1. Chi khấu hao máy móc, trang thiết bị, phòng học, cơ sở vật chất khác phục vụ thi.

2. Chi mua chứng chỉ, tiền công viết, ký và quản lý văn bằng

3. Chi chế độ cho Hội đồng ra đề, coi chấm thi hoàn thành khóa học (thi lý thuyết và thực hành).

4. Chi thù lao công tác quản lý kinh phí, hoạt động quản lý đào tạo và công tác phục vụ liên quan đến công tác thi.

5. Chi mua vật tư, văn phòng phẩm và chi khác phục vụ thi.

 

PHỤ LỤC 4

BẢNG PHÂN VÙNG THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI CÁC BẬC HỌC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN
(kèm theo Quyết định số 76/2007/QĐ-UBND ngày 30/3/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

TÊN XÃ, PHƯỜNG

CÁC XÃ, PHƯỜNG, THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH THUẬN

Khu vực 1

Khu vực 2

Khu vực 3

Toàn tỉnh: 62 xã, phường, thị trấn (345 thôn, khu phố)

I. Thành phố Phan Rang-Tháp Chàm

15 xã, phường

1 thôn (1 phường)

 

15 xã, phường (80 khu phố -18 Thôn)

1. Phường Bảo An

1. Thôn Phú Thọ

 

 

2. Phường Đô Vinh

 

 

 

3. Phường Phước Mỹ

 

 

 

4. Phường Phủ Hà

 

 

 

5. Phường Thanh Sơn

 

 

 

6. Phường Mỹ Hương

 

 

 

7. Phường Kinh Dinh

 

 

 

8. Phường Tấn Tài

 

 

 

9. Phường Đài Sơn

 

 

 

10. Phường Đạo Long

 

 

 

11. Phường Đông Hải

 

 

 

12. Phường Mỹ Đông

 

 

 

13. Xã Thành Hải

 

 

 

14. Xã Văn Hải

 

 

 

15. Xã Mỹ Hải

 

 

II. Huyện Bác Ái 37 thôn/9 xã

 

1 thôn (1 xã)

36 thôn/9xã

 

 

 

1. Xã Phước Bình

 

 

 

2. Xã Phước Hoà

 

 

 

3. Xã PhướcTân

 

 

 

4. Xã PhướcThành

 

 

 

5. Xã Phước Đại

 

 

 

6. Xã Phước Chính

 

 

 

7. Xã Phước Thắng

 

 

 

8. Xã Phước Trung

 

 

 

9. Xã Phước Tiến

III. Huyện Ninh Sơn (53 thôn - 2 khu vực /8 xã, thị trấn)

20 (thôn + khu phố)

15 thôn+2 khu vực

18 thôn

1. Xã Mỹ Sơn (6 thôn)

 

1. Thôn Phú Thạnh

1. Thôn Mỹ Hiệp

 

2. Thôn Phú Thuỷ

2. Thôn Nha Húi

 

3. Thôn Phú Thuận

 

 

4. Thôn Tân Mỹ

 

2. Xã Lâm Sơn (10 thôn)

 

1. Thôn Lâm Hoà

6. Thôn Gòn 1

 

2. Thôn Lâm Bình

7. Thôn Gòn 2

 

3. Thôn Lâm Phú

8. Thôn Tầm Ngân 1

 

4. Thôn Lâm Quý

9. Thôn Tầm Ngân 2

 

5. Thôn Tân Bình

10. Thôn Lập Lá

3. Xã Lương Sơn (5 thôn)

 

1. Thôn Trà Giang 1

5. Thôn Trà Giang 2

 

2. Thôn Trà Giang 3

 

 

3. Thôn Tân Lập 1

 

 

4. Thôn Tân Lập 2

 

4. Xã Quảng Sơn (9 thôn)

1. Thôn La Vang 1

 

1. Thôn Lương Giang

2. Thôn La Vang 2

 

 

3. Thôn Hạnh Trí 1

 

 

4. Thôn Hạnh Trí 2

 

 

5. Thôn Thạch Hà 1

 

 

6. Thôn Thạch Hà 2

 

 

7. Thôn Triệu Phong 1

 

 

8. Thôn Triệu Phong 2

 

 

5. Xã Hoà Sơn (5 thôn)

 

1. Thôn Tân Lập

3. Thôn Tân Bình

 

2. Thôn Tân Hoa

4. Thôn Tân Hiệp

 

 

5. Thôn Tân Định

6. Xã Ma Nới (6 thôn)

 

 

1. Thôn Ú

 

 

2. Thôn Hà Dài

 

 

3. Thôn Do

 

 

4. Thôn Tà Nôi

 

 

5. Thôn Gia Rót

 

 

6. Thôn Gia Hoa

7. Thị trấn Tân Sơn (8 khu phố)

 Khu phố 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 8

 

 

8. Xã Nhơn Sơn (4 thôn và 2 khu vực)

1. Thôn Đắc Nhơn

1. Khu vực Láng Ngựa

 

2. Thôn Lương Cang

2. Khu vực Núi Ngỗng

 

3. Thôn Lương Tri

 

 

4. Thôn Nha Hố

 

 

IV.Huyện Thuận Bắc (29 thôn thuộc 6 xã)

2 thôn

8 thôn

19 thôn

1. Xã Lợi Hải (6 thôn)

 

1. Thôn Kiền Kiền 1

1. Thôn Bà Râu 1

 

 

2. Thôn Bà Râu 2

 

 

3. Thôn Suối Đá

 

 

4. Thôn Ấn Đạt

 

 

5. Thôn Kiền Kiền 2

2. Xã Công Hải (7 thôn)

 

1. Thôn Karôm

1. Thôn Xóm Đèn

 

2. Thôn Hiệp Kiết

2. Thôn Suối Vang

 

3. Thôn Hiệp Thành

3. Thôn Suối Giếng

 

4. Thôn Bình Tiên

 

3. Xã Phước Kháng (5 Thôn)

 

 

1. Thôn Đá Liệt

 

 

2. Thôn Cầu Đá

 

 

3. Thôn Đá Mài Trên

 

 

4. Thôn Đá Mài Dưới

 

 

5. Thôn Suối Le

4. Xã Phước Chiến (5 thôn)

 

 

1. Thôn Đầu Suối A

 

 

2. Thôn Đầu Suối B

 

 

3. Thôn Động Thông

 

 

4. Thôn Ma Trai

 

 

5. Thôn Tập Lá

5. Xã Bắc Sơn (3 thôn)

 

1. Thôn Láng Me

1. Thôn Xóm Bằng

 

2. Thôn Bĩnh Nghĩa

 

6. Xã Bắc Phong (3 thôn)

1. Thôn Mỹ Nhơn

1. Thôn Ba Tháp

 

2. Thôn Gò Sạn

 

 

V. Huyện Ninh Hải (42 thôn/9 xã, thị trấn)

8 thôn/thị trấn

22 thôn/6 xã

10 thôn/7 xã

1. Thị trấn Khánh Hải (9 thôn, khu phố)

1. Ninh Chữ 1

 

1. Thôn Cà Đú

2. Ninh Chữ 2

 

 

3. Khánh Chữ 1

 

 

4. Khánh Chữ 2

 

 

5. Khánh Giang

 

 

6. Khánh Sơn

 

 

7. Khánh Tân

 

 

8. Khánh Hiệp

 

 

2. Xã Tri Hải (4 thôn)

1. Thôn Tri Thuỷ

1. Thôn Khánh Tường

 

2. Thôn Tân An

 

 

3. Thôn Khánh Hội

 

 

3. Xã Hộ Hải (4 thôn)

1. Thôn Gò Lũ

1 Thôn Đá Bắn

 

2. Thôn Hộ Diêm

 

 

3. Thôn Lương Cách

 

 

4. Xã Nhơn Hải (4 thôn và 1 khu vực)

1. Thôn Mỹ Tường 1

1. Khu vực Cửu Trôm

 

2. Thôn Mỹ Tường 2

 

 

3. Thôn Khánh Nhơn

 

 

4. Thôn Khánh Phước

 

 

5. Xã Vĩnh Hải (5 thôn)

 

1. Thôn Mỹ Hoà

1. Thôn Cầu Gãy

 

2. Thôn Thái An

2. Thôn Đá Hang

 

3. Thôn Vĩnh Hy

 

6. Xã Thanh Hải (4 thôn)

1. Thôn Mỹ Tân 1

1. Thôn Mỹ Hiệp

 

2. Thôn Mỹ Tân 2

 

 

3. Thôn Mỹ Phong

 

 

7. Xã Xuân Hải (5 Thôn)

1. Thôn An Xuân

 

 

2. Thôn An NHơn

 

 

3. Thôn An Hoà

 

 

4. Thôn Thành Sơn

 

 

5. Thôn Phước Nhơn

 

 

8. Xã Phương Hải (3 thôn)

 

1. Thôn Phương Cựu 1

 

 

2. Thôn Phương Cựu 2

 

 

3. Thôn Phương Cựu 3

 

9 Xã Tân Hải (4 thôn)

1. Thôn Gò Đền

 

 

2. Thôn Gò Thao

 

 

3. Thôn Thủy Lợi

 

 

4. Thôn Hòn Thiêng

 

 

VI. Huyện Ninh Phước (86 thôn, 15 xã, thị trấn)

55 (thôn + khu phố)

19 thôn

12 thôn

1. Xã Phước Hà (4 thôn)

 

 

1. Thôn Giá

 

 

2. Thôn Là A

 

 

3. Thôn Trà Nô

 

 

4. Thôn Rồ Ôn

2. Xã Nhị Hà (3 thôn)

 

1. Thôn Nhị Hà 1

 

 

2. Thôn Nhị Hà 2

 

 

3. Thôn Nhị Hà 3

 

3. Xã Phước Nam (9 thôn)

1. Thôn Văn Lâm 1

 

1. Thôn Phước Lập

2. Thôn Văn Lâm 2

 

2. Thôn Tam Lang

3. Thôn Văn Lâm 3

 

3. Thôn Vụ Bổn

4. Thôn Văn Lâm 4

 

4. Thôn Hiếu Thiện

5. Thôn Nho Lâm

 

 

4. Xã Phước Thái (5 thôn)

1. Thôn Hoài Trung

1. Thôn Như Bình

1. Thôn Tà Dương

 

2. Thôn Đá Trắng

 

 

3. Thôn Thái Dao

 

5. Xã Phước Minh (3 thôn)

 

1. Thôn Quán Thẻ 1

1. Thôn Quán Thẻ 2

 

2. Thôn Lạc Tiến

 

6. Xã Phước Vinh (5 thôn)

1. Thôn Phước An 1

1. Thôn Liên Sơn 1

1. Thôn Liên Sơn 2

2. Thôn Phước An 2

 

2. Thôn Bảo Vinh

7. Xã Phước Sơn (6 thôn)

1. Thôn Phước Thiện 1

 

 

2. Thôn Phước Thiện 2

 

 

3. Thôn Phước Thiện 3

 

 

4. Thôn Ninh Quý 1

 

 

5. Thôn Ninh Quý 2

 

 

6. Thôn Ninh Quý 3

 

 

8. Xã Phước Thuận (7 thôn)

1. Thôn Thuận Hoà

 

 

2. Thôn Thuận Lợi

 

 

3. Thôn Phước Khánh

 

 

4. Thôn Phước Lợi

 

 

5. Thôn Vạn Phước

 

 

6. Thôn Hiệp Hoà

 

 

7. Thôn Phú Nhuận

 

 

9. Xã Phước Hải (4 thôn)

1. Thôn Từ Tâm 1

1. Thôn Hoà Thuỷ

 

2. Thôn Từ Tâm 2

2. Thôn Thành Tín

 

10. Xã Phước Hữu (6 thôn)

1. Thôn Hữu Đức

 

 

2. Thôn Tân Đức

 

 

3. Thôn Thành Đức

 

 

4. Thôn Hậu Sanh

 

 

5. Thôn La Chữ

 

 

6. Thôn Mông Nhuận

 

 

11. Xã Phước Diêm (6 thôn)

1. Thôn Thương Diêm

 

 

2. Thôn Lạc Nghiệp 1

 

 

3. Thôn Lạc Nghiệp 2

 

 

4. Thôn Lạc Tân 1

 

 

5. Thôn Lạc Tân 2

 

 

6. Thôn Lạc Sơn

 

 

12. Xã Phước Dinh (5 thôn)

 

1. Thôn Sơn Hải 1

 

 

2. Thôn Sơn Hải 2

 

 

3. Thôn Từ Thiện

 

 

4. Thôn Vĩnh Tường

 

 

5. Thôn Bầu Ngứ

 

13. Xã Phước Hậu (6 thôn)

1. Thôn Hiếu Lễ

 

 

2. Thôn Phước Đồng

 

 

3. Thôn Hoài Nhơn

 

 

4. Thôn Chất Thường

 

 

5. Thôn Trường Sanh

 

 

6. Thôn Trường Thọ

 

 

14. Xã An Hải (6 thôn)

1. Thôn An Thạnh

1. Thôn Tuấn Tú

 

2. Thôn Long Bình 1

2. Thôn Nam Cương

 

3. Thôn Long Bình 2

3. Thôn Hoà Thạnh

 

15. Thị trấn Phước Dân (11 thôn và khu phố)

1. Phú Quý 1

1. Thôn Vĩnh Thuận

 

2. Phú Quý 2

2. Thôn Mỹ Nghiệp

 

3. Phú Quý 3

3. Thôn Chung Mỹ

 

4. Phú Quý 4

 

 

5. Phú Quý 5

 

 

6. Bình Quý (khu phố 8)

 

 

7. Bình Quý (khu phố 9)

 

 

8. Bình Quý (khu phố 10)

 

 

9. Thôn Vĩnh Thuận

 

 

10. Thôn Mỹ Nghiệp

 

 

11. Thôn Chung Mỹ

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 76/2007/QĐ-UBND về quy định các khu vực thu học phí, điều chỉnh mức thu và sử dụng học phí đối với các hệ đào tạo của các cấp học thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Ninh Thuận

  • Số hiệu: 76/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 30/03/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Ninh Thuận
  • Người ký: Hoàng Thị Út Lan
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản