Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 673/QĐ-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 31 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ Tài chính về Quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 476/TTr-SNNPTNT ngày 16 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025 (sau đây gọi là Chương trình) kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- VP: LĐ và các CV: KH, TC;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, NN.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

- Thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các mô hình sản xuất có hiệu quả vào sản xuất nông nghiệp, thực hiện có hiệu quả Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của nông sản; cải thiện và nâng cao đời sống của nông dân, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, sản xuất gắn với thị trường thông qua các hoạt động khuyến nông.

- Góp phần thực hiện Chương trình hành động số 69-CTr/TU ngày 03/02/2020 của Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

2. Mục tiêu cụ thể

- Góp phần đạt mục tiêu tăng trưởng ngành nông nghiệp bình quân năm giai đoạn 2021-2025 từ 2,5-3%.

- Đến năm 2025 có trên 90% cán bộ làm công tác khuyến nông cấp huyện, xã; 100% khuyến ngư viên cơ sở và hộ tham gia thực hiện mô hình được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn.

- Các mô hình khuyến nông đạt năng suất, chất lượng và giá trị tăng thêm tối thiểu từ 10-25% so với sản xuất truyền thống và đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Đến năm 2025, diện tích lúa chất lượng cao đạt tối thiểu 50% diện tích gieo cấy lúa toàn tỉnh; tỷ lệ đàn bò lai đạt trên 85%, đàn lợn nạc đạt hơn 95% tổng đàn; diện tích nuôi tôm trên cát ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 200ha.

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG THỰC HIỆN

1. Phạm vi: Thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.

2. Đối tượng

Đối tượng nhận chuyển giao ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, mô hình sản xuất có hiệu quả, công nghệ trong nông nghiệp bao gồm:

- Nông dân, chủ trang trại sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp.

- Tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và các tổ chức khác hoạt động sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

III. CÁC NHIỆM VỤ, NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ

1. Công tác thông tin tuyên truyền, tham quan, học tập

- Hằng năm xây dựng từ 2-3 chuyên mục, 10-15 bản tin phát trên sóng truyền hình; xây dựng 3-4 đĩa hình hướng dẫn kỹ thuật, đưa 1-2 tin/tháng trên Website của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông.

- Tổ chức Hội nghị giới thiệu các mô hình Khuyến nông có hiệu quả hằng năm, tham dự các Hội thảo Khuyến nông đô thị do Câu lạc bộ khuyến nông đô thị toàn quốc tổ chức.

- Tổ chức các Hội thi Trái ngon Thanh Trà Huế toàn tỉnh theo quy chế đã được phê duyệt.

- Tổ chức các Diễn đàn khuyến nông @ nông nghiệp, các Hội thảo chuyên đề, các cuộc Tọa đàm khuyến nông; tạo cơ hội liên kết một cách hiệu quả giữa bà con nông dân với các nhà khoa học, nhà quản lý, các chuyên gia; giải đáp cho người nông dân, chủ trang trại về các vấn đề kỹ thuật, về những chính sách phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới...

2. Công tác tập huấn, đào tạo

- Hằng năm tổ chức 7-8 lớp tập huấn cho cán bộ khuyến nông tỉnh, huyện, cán bộ Hợp tác xã, tổ hợp tác và các chủ trang trại. Tập trung vào các nội dung chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới; về tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi; về tiêu thụ sản phẩm; về phương pháp khuyến nông...

- Lồng ghép với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn để mở các lớp tập huấn cho cán bộ cơ sở, nông dân tham gia mô hình, các hội viên... theo các giai đoạn phát triển cây trồng vật nuôi. Nội dung chủ yếu là hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng, vật nuôi.

- Hằng năm tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm các mô hình khuyến nông có hiệu quả ở trong và ngoài tỉnh.

3. Xây dựng mô hình trình diễn; hỗ trợ ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, giống cây trồng vật nuôi mới

Tập trung vào các chương trình nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi chủ lực có thế mạnh của tỉnh, các tiến bộ kỹ thuật mới đặc biệt là các tiến bộ kỹ thuật về công nghệ sinh học, phương pháp canh tác mới, cơ giới hóa; liên kết sản xuất, tiêu thụ theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị sản phẩm; sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường.

a) Lĩnh vực trồng trọt

+ Cây lúa:

- Mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng. Với mục tiêu đánh giá được tiềm năng về năng suất, triển vọng về chất lượng, khả năng thích ứng với ngoại cảnh, sâu bệnh hại... của các giống lúa mới; xác định mức độ phù hợp của các giống lúa mới với điều kiện đất đai, thời tiết khí hậu, trình độ canh tác của từng vùng, từng địa phương. Hằng năm bố trí với quy mô khoảng 100ha.

- Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch: Mô hình được thực hiện trong vụ Hè Thu sau khi thu hoạch lúa Đông Xuân. Thực hiện mô hình này, cùng với việc nâng cao hiệu quả sản xuất lúa, sẽ góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ khi thu hoạch vụ Đông Xuân đang xảy ra khá phổ biến như hiện nay. Hằng năm triển khai khoảng 100 ha.

- Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chất lượng: Với mục tiêu ứng dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật thâm canh cây lúa, thay đổi nhận thức và kỹ thuật sản xuất cho người nông dân, tạo sự dịch chuyển từ phương thức sản xuất cũ sang phương thức sản xuất mới có áp dụng khoa học công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu, góp phần xây dựng vùng sản xuất lúa chất lượng cao để nâng cao hiệu quả kinh tế cho người nông dân và đảm bảo an ninh lương thực. Hằng năm thực hiện với quy mô khoảng 200ha.

- Mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa: Áp dụng đồng bộ các tiến bộ kỹ thuật về giống, phân bón, tưới nước tiết kiệm, liên kết sản xuất nhóm hộ và ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm... Mô hình dự kiến sẽ thực hiện tại các địa phương đang có sản phẩm lúa gạo mang tính hàng hóa cao với quy mô 50-60ha/năm.

- Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại các xã khó khăn: Nhằm thúc đẩy sản xuất lúa tại các xã khó khăn bằng việc chuyển giao và áp dụng đồng bộ quy trình kỹ thuật, góp nâng cao trình độ canh tác; bổ sung, hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật sản xuất lúa tại địa phương... Mô hình dự kiến sẽ thực hiện với quy mô khoảng 100ha/năm.

- Mô hình ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ: Áp dụng quy trình sản xuất thân thiện với mội trường và phát triển bền vững; tạo ra sản phẩm an toàn, góp phần đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về an toàn thực phẩm, bảo vệ sức khỏe và bảo vệ môi trường. Quy mô thực hiện khoảng 20ha/năm.

+ Cây lạc: Xây dựng các mô hình ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất và chế biến lạc, thúc đẩy phát triển sản xuất lạc theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Quy mô thực hiện 10ha/năm.

+ Cây sen: Tiếp nhận và trồng thử nghiệm các giống sen mới có triển vọng, đánh giá kết quả để ứng dụng vào sản xuất đại trà.

+ Cây ăn quả:

- Mô hình trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả mới: Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để xây dựng các mô hình trồng cây ăn quả giống mới có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện tự nhiên của từng địa phương. Kết quả mô hình là cơ sở thực tiễn để lựa chọn và hoàn thiện quy trình sản xuất một số giống cây ăn quả mới; góp phần hình thành và phát triển các vùng sản xuất cây ăn quả tập trung, tăng hiệu quả của sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống cho người dân. Quy mô thực hiện mô hình khoảng 4-5ha/năm.

- Mô hình thâm canh cây Thanh Trà theo hướng bền vững và an toàn dịch bệnh: Ứng dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật và áp dụng công nghệ mới để xây dựng các mô hình sản xuất Thanh Trà an toàn, chất lượng nhằm thay đổi nhận thức về sản xuất cho người nông dân, hướng đến nâng cao năng suất, chất lượng, an toàn sản phẩm, hiệu quả và phát triển bền vững. Quy mô thực hiện khoảng 4-5ha/năm.

+ Mô hình Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động. Nội dung chủ yếu là xây dựng giải pháp giám sát và điều khiển hoạt động về môi trường trồng cây dưa lưới trong nhà kính với hệ thống IoT có tích hợp dữ liệu chuyên gia theo phương pháp trí tuệ nhân tạo. Mô hình thử nghiệm sẽ triển khai trong năm 2022; sau đó áp dụng kết quả vào những năm tiếp theo.

b) Lĩnh vực chăn nuôi

+ Phát triển và nâng cao chất lượng đàn bò, trâu.

- Mô hình nâng cao chất lượng bò lai bằng các giống bò cao sản: Mô hình được bố trí theo chu kỳ 2 năm, trong đó năm thứ nhất hỗ trợ thụ tinh nhân tạo cho bò cái lai bằng tinh bò cao sản, năm thứ hai hỗ trợ chăm sóc bò mẹ sau sinh và nuôi bê lai cao sản. Thời gian thực hiện từ năm 2022 với quy mô 50 bê lai sinh ra. Bố trí tại các vùng nuôi bò thâm canh của các huyện, thị xã.

- Chương trình Thụ tinh nhân tạo trâu, bò. Quy mô hỗ trợ phối giống cho 3.200 bò cái mang thai/năm bằng tinh các giống trâu bò năng suất chất lượng cao, thích ứng biến đổi khí hậu như trâu Murah, bò Brahman, BBB và một số giống bò mới để thụ tinh nhân tạo cho đàn trâu, bò cái trên địa bàn tỉnh.

- Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn nuôi trâu bò: Phối hợp rơm với thức ăn tinh và phụ phẩm khác thành thức ăn đảm bảo dinh dưỡng để phát triển chăn nuôi trâu bò, góp phần thúc đẩy hoạt động thu gom rơm bằng máy cuộn rơm. Bố trí cho các trại chăn nuôi trâu bò ở Phú Vang, Phong Điền, Phú Lộc. Quy mô thực hiện khoảng 30 con/năm.

+ Mô hình nuôi lợn nái an toàn sinh học: Góp phần phục hồi và phát triển đàn lợn sau dịch tả lợn Châu Phi, chủ động cung ứng giống tốt, an toàn dịch bệnh để phát triển chăn nuôi lợn thịt thương phẩm trên địa bàn. Thời gian thực hiện trong 2 năm (2021-2022), quy mô khoảng 25 con lợn nái/năm; bố trí ở các huyện có tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn, có vùng chăn nuôi an toàn như Phong Điền, Quảng Điền, Hương Thủy.

+ Mô hình nuôi gà an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu: Tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng cao, đầu ra ổn định và đáp ứng nhu cầu thực phẩm sạch cho người tiêu dùng. Từng bước hình thành và xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng cho vùng. Quy mô dự kiến khoảng 4.000 con/năm.

c) Lĩnh vực thủy sản

+ Các mô hình nâng cao chất lượng sản phẩm và giá trị kinh tế trong nuôi trồng thủy sản nước lợ mặn theo hướng an toàn và phát triển bền vững: Góp phần cơ cấu đối tượng nuôi có giá trị kinh tế; tạo nguồn cung thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, tạo thêm nghề mới có thu nhập cao, ổn định cho bà con ở các địa phương ven biển và đầm phá.

- Mô hình nuôi ốc Hương theo hướng an toàn sinh học, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm. Bố trí trong các năm 2021-2022 với quy mô 0,3ha/năm.

- Thử nghiệm mô hình nuôi cá Nâu thương phẩm theo hướng an toàn từ nguồn giống sinh sản nhân tạo. Nuôi thử nghiệm với quy mô 1ha/năm trong giai đoạn 2021-2022, mở rộng quy mô lên 3-4ha/năm vào giai đoạn 2023-2025.

- Mô hình nuôi cá Dìa bán thâm canh theo hướng an toàn và gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm ở vùng trung và cao triều. Thực hiện trong giai đoạn từ 2023-2025 với quy mô dự kiến 0,7ha/năm.

- Mô hình nuôi thủy sản sinh thái trong rừng ngập mặn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm tại một số tỉnh ven biển miền Trung. Thực hiện trong 2021 với quy mô tại Thừa Thiên Huế 02ha (dự án khuyến nông Trung ương).

- Mô hình nuôi Cua gạch trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm: Thực hiện trong 3 năm 2021-2023 với tổng diện tích 10ha (dự án khuyến nông Trung ương).

+ Các mô hình phát triển nuôi thủy đặc sản nước ngọt có giá trị kinh tế theo hướng an toàn và gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Mô hình thử nghiệm ương giống cá Chình bằng nguồn nước tự chảy ở các huyện miền núi. Quy mô 100m2/năm, bố trí vào các năm 2021-2022 tại các huyện Nam Đông, A Lưới.

- Mô hình nuôi cá Chình thương phẩm tại các huyện miền núi: Quy mô 70m2/năm, bố trí vào các năm 2023-2024 tại các huyện Nam Đông, A Lưới.

- Mô hình nuôi cá Leo bằng lồng trên hệ thống hồ chứa và sông ngòi theo hướng an toàn ở các huyện A Lưới, Phú Lộc; các thị xã Hương Trà, Hương Thủy; quy mô 160m3/năm, bố trí vào các năm 2021-2023.

- Mô hình nuôi thủy đặc sản nước ngọt ở miền núi gắn với phát triển du lịch sinh thái. Quy mô 0,2 ha/năm, bố trí vào các năm 2022-2025.

- Mô hình ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động. Nội dung chủ yếu là xây dựng giải pháp giám sát và điều khiển hoạt động về môi trường trong ao nuôi tôm thẻ với hệ thống IoT có tích hợp dữ liệu chuyên gia theo phương pháp trí tuệ nhân tạo. Mô hình thử nghiệm sẽ triển khai trong năm 2023; sau đó áp dụng kết quả vào những năm tiếp theo.

d) Về áp dụng cơ giới hóa

- Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm: Ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm chi phí nhân công và thu gom rơm kịp thời vụ; nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất lúa; góp phần phát triển chăn nuôi; hạn chế việc đốt đồng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Hỗ trợ 03 mô hình/năm trong 02 năm 2021-2022.

- Mô hình ứng dụng mạ khay máy cấy:

Gieo mạ và cấy lúa là một khâu trong quá trình sản xuất lúa, nhất là sản xuất lúa theo hướng hữu cơ. Đây là công đoạn hết sức vất vả, nặng nhọc, chiếm tỷ lệ khá lớn trong tổng số công lao động. Đưa cơ giới hóa vào khâu làm mạ và cấy lúa, góp phần tăng năng suất lao động, giảm bớt sự căng thẳng về thiếu nhân công thời vụ, giải phóng sức lao động nặng nhọc vất vả của người nông dân. Mô hình dự kiến sẽ triển khai trong 2 năm, từ 2021-2022.

IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Củng cố tổ chức, nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của hệ thống khuyến nông

- Thường xuyên đào tạo, đào tạo lại để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ khuyến nông, bổ sung kiến thức về tổ chức sản xuất, thị trường,... hỗ trợ kịp thời cho nhu cầu sản xuất.

- Tiếp tục đổi mới nội dung và phương thức hoạt động theo hai hướng: Khuyến nông hàng hóa cho chủ trang trại, Hợp tác xã, tổ hợp tác và khuyến nông sinh kế cho người nghèo, các xã vùng sâu.

- Đổi mới phương pháp hoạt động nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông, chú trọng vào chất lượng, hiệu quả và khả năng nhân rộng mô hình, đổi mới phương thức đào tạo, tập huấn khuyến nông theo hướng gắn với các mô hình sản xuất hiệu quả.

- Liên kết với các Viện, Trường và các Trung tâm nghiên cứu, các doanh nghiệp trong ngoài ngành để tranh thủ huy động nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông nhằm tiếp nhận, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.

2. Tiếp cận, lựa chọn, chuyển giao nhanh các tiến bộ kỹ thuật hiệu quả

- Tiếp cận, lựa chọn và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật phù hợp, đẩy mạnh việc kết nối, liên kết thị trường đầu ra thông qua các hợp đồng đầu tư, tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, công ty tạo ra các kênh liên kết phân phối bền vững.

- Tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật mới tiên tiến, có tính tương đồng cao với điều kiện của các địa phương, thử nghiệm, đánh giá tổng kết để nhân rộng; ưu tiên các lĩnh vực công nghệ sinh học, tổ chức sản xuất, công nghệ sau thu hoạch và cơ giới hóa.

3. Tích cực đổi mới và tăng cường công tác thông tin tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng; đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin để hiện đại hóa công tác khuyến nông

4. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa trong hoạt động khuyến nông

Căn cứ vào thực tế sản xuất từng vùng, chủ động liên kết với các Viện, Trường, các Trung tâm nghiên cứu và doanh nghiệp để thu hút các nguồn vốn đầu tư, hỗ trợ xây dựng các chương trình, mô hình ứng dụng, chuyển giao các sáng kiến, kinh nghiệm, các tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm huy động nguồn lực xã hội cho hoạt động khuyến nông.

5. Về huy động nguồn lực

Ngoài nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông, lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác để khuyến khích, thu hút nguồn vốn của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước đầu tư phát triển nông nghiệp nông thôn.

6. Nhu cầu dự kiến nguồn kinh phí

Tổng nhu cầu kinh phí giai đoạn 2021-2025 khoảng 123,825 triệu đồng, bao gồm:

a) Kinh phí hỗ trợ từ các nguồn khoảng 57.254,0 triệu đồng, trong đó:

- Kinh phí khuyến nông Trung ương (kinh phí từ các dự án khuyến nông Trung ương triển khai trên địa bàn tỉnh): 11.004 triệu đồng.

- Ngân sách địa phương: 11.750 triệu đồng.

- Nguồn kinh phí thực hiện chính sách quản lý và sử dụng đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP và Nghị định 62/2018/NĐ-CP của Chính phủ: 30.500 triệu đồng.

- Lồng ghép từ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, dự án khác: 4.000 triệu đồng.

b. Kinh phí đóng góp của các doanh nghiệp, Hợp tác xã, các tổ chức và người dân khoảng 66,571 triệu đồng.

(chi tiết tại các phụ lục I, II, III kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Trên cơ sở nguồn kinh phí được bố trí hằng năm, chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính phê duyệt kế hoạch khuyến nông thực hiện hằng năm theo chương trình này.

- Chỉ đạo Trung tâm Khuyến nông và các đơn vị trực thuộc Sở tổ chức triển khai thực hiện tốt kế hoạch hằng năm và cả giai đoạn.

- Hằng năm, tiến hành rà soát để đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nội dung, nhiệm vụ khuyến nông phù hợp với tình hình thực tế.

2. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách hằng năm để thực hiện chương trình.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các ngành liên quan tham mưu lồng ghép nguồn lực từ các chương trình, dự án để thực hiện chương trình.

4. UBND các huyện, thị xã, thành phố Huế

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để triển khai thực hiện chương trình. Xây dựng kế hoạch khuyến nông địa phương và chủ động bố trí ngân sách để thực hiện.

5. Đề nghị các tổ chức đoàn thể phối hợp tăng cường tuyên truyền đoàn viên, hội viên tiếp thu, nhân rộng các mô hình khuyến nông có hiệu quả.

Trên đây là Chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các đơn vị, địa phương liên quan nghiêm túc triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn vướng mắc; các Sở, ngành, địa phương phản ảnh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh xem xét điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC I

CHI TIẾT NỘI DUNG, NHIỆM VỤ, MÔ HÌNH VÀ NHU CẦU KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH THỪA THIÊN HUẾ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

Stt

Nội dung

Đơn vị tính

Quy mô

Kinh phí (Triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

2021

2022

2023

2024

2025

Tổng cộng

1

Thông tin, tuyên truyền

 

 

 

 

 

 

460

445

460

445

470

2.280

1.1

Hội nghị quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả

Hội nghị

1

1

1

1

1

30

30

30

30

30

150

1.2

Xây dựng Video clip hướng dẫn kỹ thuật

đĩa

4

4

4

4

4

40

40

40

40

40

200

1.3

Xây dựng chuyên mục truyền hình

CM

2

2

2

2

2

20

20

20

20

20

100

1.4

Hội thảo Khuyến nông đô thị

Đợt

2

2

2

2

2

70

70

70

70

70

350

1.5

Hội thảo đánh giá công tác khuyến nông cơ sở

Đợt

1

1

1

1

1

30

30

30

30

30

150

1.6

Hội thi trái ngon Thanh Trà Huế

Hội thi

 

1

 

1

 

 

135

 

135

 

270

1.7

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp

Diễn đàn

1

 

1

 

1

150

 

150

 

150

450

1.8

Hội thảo chuyên đề khuyến nông

Hội thảo

1

1

1

1

1

70

70

70

70

80

360

1.9

Tọa đàm khuyến nông

Cuộc

1

1

1

1

1

50

50

50

50

50

250

2

Tập huấn đào tạo

 

 

 

 

 

 

300

300

300

300

300

1.500

2.1

Tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

Lớp

7

7

7

7

7

260

260

260

260

260

1.300

2.2

Học tập kinh nghiệm các mô hình Khuyến nông có hiệu quả ở ngoại tỉnh

Đợt

1

1

1

1

1

40

40

40

40

40

2000

3

Xây dựng mô hình trình diễn

 

 

 

 

 

 

23.630,5

22.843

22.417,5

21.607

21.222

119.795

3.1

Lĩnh vực trồng trọt

 

 

 

 

 

 

17.141

16.484

16.284

16.574

16.174

82.657

3.1.1

Mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng

Ha

100

100

100

100

100

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

12.500

3.1.2

Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch để cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Ha

100

100

100

100

100

2.400

2.400

2.400

2.400

2.400

12.000

3.1.3

Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa

Ha

100

 

 

 

 

2.400

-

-

-

-

2.400

3.1.4

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chất lượng

Ha

200

200

200

200

200

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

25.000

3.1.5

Mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa

Ha

60

60

60

60

60

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

7.500

3.1.6

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại các xã khó khăn

Ha

100

100

100

100

100

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

12.500

3.1.7

Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp

Hộ

20

20

20

20

20

64

64

64

64

64

320

3.1.8

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ

Ha

5

10

10

20

20

145

290

290

580

580

1.885

3.1.9

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến lạc

Ha

10

10

10

10

10

300

300

300

300

300

1.500

3.1.10

Khảo nghiệm các giống sen

Ha

0,8

 

 

 

 

92

-

-

-

-

92

3.1.11

Mô hình trồng các giống sen có triển vọng

Ha

 

5

5

5

5

-

350

350

350

350

1.400

3.1.12

Mô hình trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả mới

Ha

2

4

4

4

4

240

480

480

480

480

2.160

3.1.13

Mô hình thâm canh cây Thanh Trà theo hướng bền vững và an toàn dịch bệnh

Ha

 

5

5

5

5

-

500

500

500

500

2.000

3.1.14

Xây dựng mô hình thử nghiệm Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

Mô hình

 

1

 

 

 

-

600

-

-

-

600

3.1.15

Xây dựng mô hình áp dụng Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

Mô hình

 

 

1

1

 

-

-

400

400

-

800

3.2

Lĩnh vực chăn nuôi

 

 

 

 

 

 

1.200

1.500

1.650

1.600

1.650

15.675

3.2.1

Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo trâu bò

con

3.200

3.200

3.200

3.200

3.200

1.710

1.710

1.710

1.710

1.710

8.550

3.2.2

Mô hình thụ tinh nhân tạo cho bò cái lai bằng tinh bò cao sản

con

 

50

 

50

 

-

380

-

380

-

760

3.2.3

Mô hình chăm sóc bò mẹ sau sinh và nuôi bê lai cao sản

con

50

 

50

 

50

535

-

535

-

535

1.605

3.2.4

Mô hình nuôi lợn nái an toàn sinh học

con

25

25

 

 

 

390

390

-

-

-

780

3.2.5

Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn nuôi trâu bò

con

 

30

30

30

30

-

280

280

280

280

1.120

3.2.6

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu

con

 

2.000

4.000

4.000

4.000

-

340

840

840

840

2.860

3.3

Lĩnh vực thủy sản

 

 

 

 

 

 

3.279,5

2.849

4.483,5

3.433

3.398

17.443

3.3.1

Mô hình nuôi ốc Hương theo hướng an toàn sinh học, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

ha

0,3

0,3

 

 

 

290

290

 

 

 

580

3.3.2

Thử nghiệm mô hình ương giống cá Chình bằng nguồn nước tự chảy ở các huyện miền núi.

m2

100

100

 

 

 

220

220

 

 

 

440

3.3.3

Xây dụng mô hình nuôi cá Chình thương phẩm tại các huyện miền núi

m2

 

70

70

 

 

 

 

220

220

 

440

3.3.4

Thử nghiệm mô hình nuôi cá Nâu thương phẩm theo hướng an toàn từ nguồn giống sinh sản nhân tạo.

ha

1

1

3

3,5

3,5

390

390

1.170

1.360

1.360

4.670

3.3.5

Mô hình nuôi cá Leo bằng lồng trên hệ thống hồ chứa và sông ngòi theo hướng an toàn

m2

160

160

160

 

 

285

285

285

 

 

855

3.3.6

Mô hình nuôi cá Dìa bán thâm canh theo hướng an toàn và gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

ha

 

 

0,7

0,7

0,7

 

 

293

293

293

879

3.3.7

Xây dựng mô hình nuôi thủy đặc sản nước ngọt ở miền núi gắn với phát triển du lịch sinh thái

ha

 

0,2

0,2

0,2

0,2

 

280

280

280

280

1.120

3.3.8

Xây dựng mô hình thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

MH

1

 

 

 

 

 

 

850

 

 

850

3.3.9

Xây dựng mô hình áp dụng ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

MH

 

 

 

1

1

 

 

 

340

340

680

3.3.10

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

ha

2

 

 

 

 

1,196

 

 

 

 

1.196

3.3.11

Xây dựng mô hình nuôi Cua gạch trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

ha

3

3,5

3,5

 

 

898

1.014

1.015,5

 

 

2.928

3.3.12

Xây dựng mô hình nuôi Tôm Sú, cá sinh thái trong rừng ngập mặn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

ha

 

4

4

8

10

 

370

370

940

1.125

2.805

3.4

Cơ giới hóa nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

2.010

2.010

-

-

-

4.020

3.4.1

Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm

máy

3

3

 

 

 

1.260

1.260

 

 

 

2.520

3.4.2

Mô hình ứng dụng mạ khay máy cấy

H.thống

1

1

 

 

 

750

750

 

 

 

1.500

4

Các chương trình, dự án

 

 

 

 

 

 

50

50

50

50

50

250

4.1

Xây dựng Nông thôn mới (kinh phí hướng dẫn kiểm tra, giám sát)

 

1

1

1

1

1

50

50

50

50

50

250

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

 

24.440,5

23.638

23.227,5

22.402

22.042

123.825

 

PHỤ LỤC II

DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Nội dung

Kỉnh phí theo năm (Triệu đồng)

Kinh phí dự kiến theo nguồn (Triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

Kinh phí hỗ trợ

Kinh phí người dân đóng góp

Tổng cộng

Trung ương

Lúa nước

Nông thôn mới

Ngân sách tỉnh

1

Thông tin, tuyên truyền

460

445

460

445

470

1.160

-

-

1.120

-

2.280

1.1

Hội nghị quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả

30

30

30

30

30

 

 

 

150

 

150

1.2

Xây dựng Video clip hướng dẫn kỹ thuật

40

40

40

40

40

100

 

 

100

 

200

1.3

Xây dựng chuyên mục truyền hình

20

20

20

20

20

 

 

 

100

 

100

1.4

Hội thảo Khuyến nông đô thị

70

70

70

70

70

 

 

 

350

 

350

1.5

Hội thảo đánh giá công tác khuyến nông cơ sở

30

30

30

30

30

 

 

 

150

 

150

1.6

Hội thi trái ngon Thanh Trà Huế

-

135

-

135

-

 

 

 

270

 

270

1.7

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp

150

-

150

-

150

450

 

 

 

 

450

1.8

Hội thảo chuyên đề khuyến nông

70

70

70

70

80

360

 

 

 

 

360

1.9

Tọa đàm khuyến nông

50

50

50

50

50

250

 

 

 

 

250

2

Tập huấn đào tạo

300

300

300

300

300

1.000

-

-

500

 

1.500

2.1

Tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

260

260

260

260

260

1.000

 

 

300

 

1.300

2.2

Học tập kinh nghiệm các mô hình Khuyến nông có hiệu quả ở ngoại tỉnh

40

40

40

40

40

 

 

 

200

 

200

3

Xây dựng mô hình trình diễn

25.065,5

24.443

24.132,5

23.217

22.937

8.844

30.500

3.750

10.130

66.571

119.795

3.1

Lĩnh vực trồng trọt

17.141

16.484

16.284

16.574

16.174

-

29.780

-

3.880

48.997

82.657

3.1.1

Mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

 

5.000

 

 

7.500

12.500

3.1.2

Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch để cải tạo đất và bảo vệ môi trường

2.400

2.400

2.400

2.400

2.400

 

5.000

 

 

7.000

12.000

3.1.3

Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa

2.400

-

-

-

-

 

1.000

 

 

1.400

2.400

3.1.4

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chất lượng

5.000

5.000

5.000

5.000

5.000

 

10.000

 

 

15.000

25.000

3.1.5

Mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa

1.500

1.500

1.500

1.500

1.500

 

3.000

 

 

4.500

7.500

3.1.6

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại các xã khó khăn

2.500

2.500

2.500

2.500

2.500

 

5.000

 

 

7.500

12.500

3.1.7

Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp

64

64

64

64

64

 

 

 

200

120

320

3.1.8

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ

145

290

290

580

580

 

780

 

 

1.105

1.885

3.1.9

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến lạc

300

300

300

300

300

 

 

 

500

1.000

1.500

3.1.10

Khảo nghiệm các giống sen

92

-

-

-

-

 

 

 

80

12

92

3.1.11

Mô hình trồng các giống sen có triển vọng

-

350

350

350

350

 

 

 

600

800

1.400

3.1.12

Mô hình trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả mới

240

480

480

480

480

 

 

 

900

1.260

2.160

3.1.13

Mô hình thâm canh cây Thanh Trà theo hướng bền vững và an toàn dịch bệnh

-

500

500

500

500

 

 

 

800

1.200

2.000

3.1.14

Xây dựng mô hình thử nghiệm Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

600

-

-

-

 

 

 

400

200

600

3.1.15

Xây dựng mô hình áp dụng Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

400

400

-

 

 

 

400

400

800

3.2

Lĩnh vực chăn nuôi

2.635

3.100

3.365

3.210

3.365

1.500

-

3.750

2.350

8.075

15.675

3.2.1

Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo trâu bò

1.710

1.710

1.710

1.710

1.710

 

 

3.750

 

4.800

8.550

3.2.2

Mô hình thụ tinh nhân tạo cho bò cái lai bằng tinh bò cao sản

-

380

-

380

-

 

 

 

400

360

760

3.2.3

Mô hình chăm sóc bò mẹ sau sinh và nuôi bê lai cao sản

535

-

535

-

535

 

 

 

750

855

1.605

3.2.4

Mô hình nuôi lợn nái an toàn sinh học

390

390

-

-

 

 

 

 

400

380

780

3.2.5

Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn nuôi trâu bò

-

280

280

280

280

 

 

 

600

520

1.120

3.2.6

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu

-

340

840

840

840

1.500

 

 

200

1.160

2.860

3.3

Lĩnh vực thủy sản

3.279,5

2.849

4.483,5

3.433

3.398

6.444

-

-

3.900

7.099

17.443

3.3.1

Mô hình nuôi ốc Hương theo hướng an toàn sinh học, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

290

290

-

-

-

 

 

 

300

280

580

3.3.2

Thử nghiệm mô hình ương giống cá Chình bằng nguồn nước tự chảy ở các huyện miền núi.

220

220

-

-

-

 

 

 

300

140

440

3.3.3

Xây dựng mô hình nuôi cá Chình thương phẩm tại các huyện miền núi

-

-

220

220

-

 

 

 

300

140

440

3.3.4

Thử nghiệm mô hình nuôi cá Nâu thương phẩm theo hướng an toàn từ nguồn giống sinh sản nhân tạo

390

390

1.170

1.360

1.360

2.000

 

 

400

2.270

4.670

3.3.5

Mô hình nuôi cá Leo bằng lồng trên hệ thống hồ chứa và sông ngòi theo hướng an toàn

285

285

285

-

-

 

 

 

450

405

855

3.3.6

Mô hình nuôi cá Dìa bán thâm canh theo hướng an toàn và gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

-

-

293

293

293

 

 

 

450

429

879

3.3.7

Xây dựng mô hình nuôi thủy đặc sản nước ngọt ở miền núi gắn với phát triển du lịch sinh thái

-

280

280

280

280

 

 

 

600

520

1.120

3.3.8

Xây dựng mô hình thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

850

-

-

 

 

 

500

350

850

3.3.9

Xây dựng mô hình áp dụng ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

-

340

340

 

 

 

400

280

680

3.3.10

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

1.196

-

-

-

-

816

 

 

 

380

1.196

3.3.11

Xây dựng mô hình nuôi Cua gạch trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

898,5

1.014

1.015,5

-

-

2.128

 

 

 

800

2.928

3.3.12

Xây dựng mô hình nuôi Tôm Sú, cá sinh thái trong rừng ngập mặn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

-

370

370

940

1.125

1.500

 

 

200

1.105

2.805

3.4

Cơ giới hóa nông nghiệp

2.010

2.010

-

-

-

900

720

-

-

2.400

4.020

3.4.1

Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm

1.260

1.260

-

-

-

 

720

 

 

1.800

2.520

3.4.2

Mô hình ứng dụng mạ khay máy cấy

750

750

-

-

-

900

 

 

 

600

1.500

4

Các chương trình, dự án

50

50

50

50

50

-

-

250

-

-

250

4.1

Xây dựng Nông thôn mới (kinh phí hướng dẫn kiểm tra, giám sát)

50

50

50

50

50

 

 

250

 

 

250

 

Tổng cộng

25.875,5

25.238

24.942,5

24.012

23.757

11.004

30.500

4.000

11.750

66.571

123.825

 

PHỤ LỤC III

DỰ KIẾN NGUỒN KINH PHÍ HỖ TRỢ CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 673/QĐ-UBND ngày 31 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế)

STT

Nội dung

Kinh phí theo năm (Triệu đồng)

Kinh phí dự kiến theo nguồn (Triệu đồng)

2021

2022

2023

2024

2025

Cộng

Trung ương

Lúa nước

Nông thôn mới

Ngân sách tỉnh

Cộng

1

Thông tin, tuyên truyền

460

445

460

445

470

2.280

1.160

-

-

1.120

2.280

1.1

Hội nghị quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả

30

30

30

30

30

150

 

 

 

150

150

1.2

Xây dựng Video clip hướng dẫn kỹ thuật

40

40

40

40

40

200

100

 

 

100

200

1.3

Xây dựng chuyên mục truyền hình

20

20

20

20

20

100

 

 

 

100

100

1.4

Hội thảo Khuyến nông đô thị

70

70

70

70

70

350

 

 

 

350

350

1.5

Hội thảo đánh giá công tác khuyến nông cơ sở

30

30

30

30

30

150

 

 

 

150

150

1.6

Hội thi trái ngon Thanh Trà Huế

-

135

-

135

-

270

 

 

 

270

270

1.7

Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp

150

-

150

-

150

450

450

 

 

 

450

1.8

Hội thảo chuyên đề khuyến nông

70

70

70

70

80

360

360

 

 

 

360

1.9

Tọa đàm khuyến nông

50

50

50

50

50

250

250

 

 

 

250

2

Tập huấn đào tạo

300

300

300

300

300

1.500

1.000

-

-

500

1.500

2.1

Tiếp nhận và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật

260

260

260

260

260

1.300

1.000

 

 

300

1.300

2.2

Học tập kinh nghiệm các mô hình Khuyến nông có hiệu quả ở ngoại tỉnh

40

40

40

40

40

200

 

 

 

200

200

3

Xây dựng mô hình trình diễn

11.114

11.004

10.895

10.130

10.080

53.224

8.844

30.500

3.750

10.130

53.224

3.1

Lĩnh vực trồng trọt

6.980

6.810

6.610

6.730

6.530

33.660

-

29.780

-

3.880

33.660

3.1.1

Mô hình áp dụng các giống lúa mới có triển vọng

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

 

5.000

 

 

5.000

3.1.2

Mô hình ứng dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp xử lý rơm rạ sau thu hoạch để cải tạo đất và bảo vệ môi trường

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

 

5.000

 

 

5.000

3.1.3

Mô hình áp dụng 3 giảm 3 tăng (trong đó có IPM) trên cây lúa

1.000

-

-

-

-

1.000

 

1.000

 

 

1.000

3.1.4

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật thâm canh sản xuất lúa chất lượng

2.000

2.000

2.000

2.000

2.000

10.000

 

10.000

 

 

10.000

3.1.5

Mô hình Xây dựng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lúa

600

600

600

600

600

3.000

 

3.000

 

 

3.000

3.1.6

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng năng suất, hiệu quả sản xuất lúa tại các xã khó khăn

1.000

1.000

1.000

1.000

1.000

5.000

 

5.000

 

 

5.000

3.1.7

Mô hình sản xuất phân hữu cơ từ phế phẩm nông nghiệp

40

40

40

40

40

200

 

 

 

200

200

3.1.8

Mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào trồng lúa an toàn, lúa hữu cơ

60

120

120

240

240

780

 

780

 

 

780

3.1.9

Mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, chế biến lạc

100

100

100

100

100

500

 

 

 

500

500

3.1.10

Khảo nghiệm các giống sen

80

-

-

-

-

80

 

 

 

80

80

3.1.11

Mô hình trồng các giống sen có triển vọng

-

150

150

150

150

600

 

 

 

600

600

3.1.12

Mô hình trồng thử nghiệm một số loại cây ăn quả mới

100

200

200

200

200

900

 

 

 

900

900

3.1.13

Mô hình thâm canh cây Thanh Trà theo hướng bền vững và an toàn dịch bệnh

-

200

200

200

200

800

 

 

 

800

800

3.1.14

Xây dựng mô hình thử nghiệm Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

400

-

-

-

400

 

 

 

400

400

3.1.15

Xây dựng mô hình áp dụng Nhà lưới thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

200

200

-

400

 

 

 

400

400

3.2

Lĩnh vực chăn nuôi

1.200

1.500

1.650

1.600

1.650

7.600

1.500

-

3.750

2.350

7.600

3.2.1

Hỗ trợ thụ tinh nhân tạo trâu bò

750

750

750

750

750

3.750

 

 

3.750

 

3.750

3.2.2

Mô hình thụ tinh nhân tạo cho bò cái lai bằng tinh bò cao sản

-

200

-

200

-

400

 

 

 

400

400

3.2.3

Mô hình chăm sóc bò mẹ sau sinh và nuôi bê lai cao sản

250

-

250

-

250

750

 

 

 

750

750

3.2.4

Mô hình nuôi lợn nái an toàn sinh học

200

200

-

-

 

400

 

 

 

400

400

3.2.5

Mô hình chế biến rơm cuộn làm thức ăn nuôi trâu bò

-

150

150

150

150

600

 

 

 

600

600

3.2.6

Mô hình nuôi gà an toàn sinh học gắn với xây dựng thương hiệu

-

200

500

500

500

1.700

1.500

 

 

200

1.700

3.3

Lĩnh vực thủy sản

2.124

1.884

2.635

1.800

1.900

10.344

6.444

-

-

3.900

10.344

3.3.1

Mô hình nuôi ốc Hương theo hướng an toàn sinh học, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

150

150

-

-

-

300

 

 

 

300

300

3.3.2

Thử nghiệm mô hình ương giống cá Chình bằng nguồn nước tự chảy ở các huyện miền núi.

150

150

-

-

-

300

 

 

 

300

300

3.3.3

Xây dựng mô hình nuôi cá Chình thương phẩm tại các huyện miền núi

-

150

150

-

-

300

 

 

 

300

300

3.3.4

Thử nghiệm mô hình nuôi cá Nâu thương phẩm theo hướng an toàn từ nguồn giống sinh sản nhân tạo.

200

200

600

700

700

2.400

2.000

 

 

400

2.400

3.3.5

Mô hình nuôi cá Leo bằng lồng trên hệ thống hồ chứa và sông ngòi theo hướng an toàn

150

150

150

-

-

450

 

 

 

450

450

3.3.6

Mô hình nuôi cá Dìa bán thâm canh theo hướng an toàn và gắn với xây dựng thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm

-

-

150

150

150

450

 

 

 

450

450

3.3.7

Xây dựng mô hình nuôi thủy đặc sản nước ngọt ở miền núi gắn với phát triển du lịch sinh thái

-

150

150

150

150

600

 

 

 

600

600

3.3.8

Xây dựng mô hình thử nghiệm ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

500

-

-

500

 

 

 

500

500

3.3.9

Xây dựng mô hình áp dụng ao nuôi tôm thẻ thông minh, ứng dụng công nghệ IoT và trí tuệ nhân tạo trong giám sát và tương tác tự động

-

-

-

200

200

400

 

 

 

400

400

3.3.10

Xây dựng mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng trên cát đảm bảo an toàn thực phẩm

816

-

-

-

-

816

816

 

 

 

816

3.3.11

Xây dựng mô hình nuôi Cua gạch trong ao đầm gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

658,5

734

735,5

-

-

2.128

2.128

 

 

 

2.128

3.3.12

Xây dựng mô hình nuôi Tôm Sú, cá sinh thái trong rừng ngập mặn gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

-

200

200

600

700

1.700

1.500

 

 

200

1.700

3.4

Cơ giới hóa nông nghiệp

810

810

-

-

-

1.620

900

720

-

-

1.620

3.4.1

Mô hình thu gom rơm bằng máy cuốn rơm

360

360

-

-

-

720

 

720

 

 

720

3.4.2

Mô hình ứng dụng mạ khay máy cấy

450

450

-

-

-

900

900

 

 

 

900

4

Các chương trình, dự án

50

50

50

50

50

250

-

-

250

-

250

4.1

Xây dựng Nông thôn mới (kinh phí hướng dẫn kiểm tra, giám sát)

50

50

50

50

50

250

 

 

250

 

250

 

Tổng cộng

11.924,5

11.799

11.705,5

10.925

10.900

57.254

11.004

30.500

4.000

11.750

57.254

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 673/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Chương trình khuyến nông tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2021-2025

  • Số hiệu: 673/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/03/2021
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
  • Người ký: Nguyễn Văn Phương
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản