Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1269/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 14 tháng 6 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết và phụ lục đính kèm theo).

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai thực hiện Chương trình theo đúng quy định. Tổng hợp, phê duyệt kế hoạch khuyến nông hàng năm và các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông theo Chương trình này.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương, Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Ngọc Hè

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

I. CĂN CỨ XÂY DỰNG CHƯƠNG TRÌNH

Nghị quyết số 59-NQ/TW ngày 05 tháng 8 năm 2020 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045;

Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ về khuyến nông;

Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020-2025;

Nghị quyết số 10/NQ-HĐND ngày 07 tháng 7 năm 2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ về việc thông qua quy hoạch phát triển nông nghiệp, nông thôn thành phố Cần Thơ đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

Nghị quyết số 07/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ quy định chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp;

Nghị quyết số 08/2020/NQ-HĐND ngày 10 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân thành phố Cần Thơ quy định nội dung chi, mức hỗ trợ cho các hoạt động khuyến nông;

II. MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH

1. Mục tiêu chung

Thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp đô thị. Từng bước nâng cao hiệu quả, chất lượng theo chuỗi giá trị, góp phần tăng trưởng ngành nông nghiệp thành phố Cần Thơ giai đoạn 2021 - 2025 gắn với xây dựng nông thôn mới nâng cao tiến đến xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Hàng năm, xây dựng các mô hình khuyến nông thuộc lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, cơ giới hóa và công nghệ cao nhằm trình diễn và nhân rộng. Các sản phẩm của mô hình được hỗ trợ đăng ký các tiêu chuẩn như: An toàn vệ sinh thực phẩm, VietGap, Global Gap, sản phẩm OCOP...

b) Tổ chức chuyển giao, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho khoảng 1.000 lượt cán bộ khuyến nông, nông dân hợp tác xã, nông dân sản xuất,... bằng hình thức trực tiếp và khoảng 50.000 lượt nông dân bằng hình thức gián tiếp.

c) Mở rộng các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, xây dựng chứng nhận chất lượng gắn với chế biến và xuất khẩu các sản phẩm chủ lực.

d) Thành lập sàn giao dịch sản phẩm nông nghiệp gắn với xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý; đảm bảo đầu ra sản phẩm.

đ) Nâng cao hiệu quả sản xuất của người dân trong lĩnh vực nông nghiệp thích ứng với các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội thông qua việc chuyển giao kỹ thuật sản xuất mới, có hiệu quả đến người dân với hoạt động xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hội thảo, hội chợ, chuyển giao kỹ thuật trực tuyến,...

III. NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH

1. Lĩnh vực Trồng trọt (đính kèm phụ lục I)

a) Hợp phần phát triển sản xuất lúa bền vững ứng phó với biến đổi khí hậu.

b) Hợp phần áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón, chế phẩm sinh học cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

c) Hợp phần phát triển sản xuất bền vững một số cây ăn quả chủ lực.

d) Hợp phần phát triển sản xuất rau, hoa, cây kiểng, cây dược liệu, nấm và cây màu bền vững.

2. Lĩnh vực Chăn nuôi (đính kèm phụ lục II)

a) Hợp phần phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị.

b) Hợp phần phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

c) Hợp phần chăn nuôi sinh vật cảnh theo chuỗi giá trị.

3. Lĩnh vực Thủy sản (đính kèm phụ lục III)

a) Hợp phần phát triển nuôi cá tra.

b) Hợp phần phát triển nuôi thủy sản nước ngọt.

c) Hợp phần phát triển nuôi thủy đặc sản nước ngọt.

4. Lĩnh vực Cơ giới hóa và Công nghệ cao (đính kèm Phụ lục IV)

a) Hợp phần cơ giới hóa ngành trồng trọt.

b) Hợp phần tưới nước tiết kiệm cho cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu.

c) Hợp phần ứng dụng công nghệ trong chế biến bảo quản nông sản.

d) Hợp phần phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

đ) Hợp phần xây dựng vùng quản lý và truy xuất nguồn gốc gắn với xúc tiến thương mại nông sản.

5. Lĩnh vực Thông tin tuyên truyền (đính kèm phụ lục V)

a) Hợp phần đào tạo, tập huấn.

b) Hợp phần thông tin truyền thông.

c) Hợp phần tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập.

d) Hợp phần tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp.

IV. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về cơ chế, chính sách

- Triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ trong chương trình khuyến nông được áp dụng theo Nghị định số 83/2018/NĐ-CP về khuyến nông; Chương trình Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2021-2025 đồng thời kết hợp vận dụng các cơ chế chính sách của Trung ương và của thành phố để thực hiện tốt Chương trình khuyến nông.

- Tổ chức rà soát, xây dựng, bổ sung và hoàn thiện các chính sách phục vụ hoạt động khuyến nông theo hướng hỗ trợ có trọng tâm, trọng điểm, đúng đối tượng và phù hợp với tiềm năng, lợi thế gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm có hiệu quả.

2. Vận dụng linh hoạt và đổi mới phương pháp khuyến nông để nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông

- Bám sát mục tiêu, kế hoạch, chương trình hành động ngành nông nghiệp do thành phố ban hành hàng năm, chương trình đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, để tổ chức triển khai có hiệu quả công tác khuyến nông.

- Chọn lọc các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới, mô hình sản xuất thiết thực, phù hợp với điều kiện địa phương để triển khai áp dụng trên diện rộng nhằm phát triển ngành nông nghiệp một cách bền vững, có hiệu quả về kinh tế - xã hội. Khuyến khích các hình thức liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm, tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung mang lại thu nhập ổn định cho nông dân.

- Tiếp tục áp dụng các phương pháp tiếp cận tiên tiến, có sự tham gia của người dân, nhất là phương pháp lớp học hiện trường (FFS); phương pháp giảng dạy lấy học viên làm trung tâm vào hoạt động khuyến nông để nâng cao hiệu quả và tính bền vững.

- Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác khuyến nông bằng hình thức tuyên truyền thông qua môi trường mạng.

3. Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, hội thảo tuyên truyền và nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến nông

- Chú trọng công tác đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực về kỹ năng tuyên truyền cho cán bộ khuyến nông các cấp, đồng thời cập nhật thông tin một cách đa dạng, nhiều chiều, khách quan và kịp thời về thị trường, xúc tiến thương mại, tình hình hội nhập và cạnh tranh quốc tế đến tận người sản xuất.

- Tập trung nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác khuyến nông các cấp thông qua các lớp tập huấn giảng viên khuyến nông. Trong đó, ưu tiên cho việc đào tạo cán bộ khuyến nông cấp huyện và cấp xã.

- Chú trọng nâng cao kỹ năng thực hành, kiến thức thực tế, tinh thần, trách nhiệm và thái độ phục vụ, đồng thời nâng cao kỹ năng giao tiếp, truyền đạt, tổ chức hội thảo, xây dựng mô hình và đánh giá các hoạt động khuyến nông.

4. Huy động tối đa các nguồn lực, tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác khuyến nông

- Tranh thủ các nguồn lực thực hiện chương trình khuyến nông thông qua liên kết với các Viện, Trường, các trung tâm nghiên cứu, các đơn vị kỹ thuật trong ngành để tiếp cận nhanh các tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới phục vụ sản xuất.

- Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, vốn nghiên cứu khoa học và các nguồn vốn liên kết khác từ các dự án, các doanh nghiệp nông nghiệp, doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp thương mại để tăng cường và đa dạng hóa, xã hội hóa công tác khuyến nông, đưa tiến bộ kỹ thuật và khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

- Xây dựng mô hình gắn với liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm.

5. Giải pháp về nguồn lực

Kinh phí hỗ trợ của Nhà nước và của các tổ chức, các cá nhân tham gia mô hình, lồng ghép các nguồn lực hợp pháp khác (vốn sự nghiệp khuyến nông của thành phố, viện trường, hội nông dân, các hiệp hội, hợp tác xã, doanh nghiệp, các dự án trong và ngoài nước,…) vào xây dựng mô hình khuyến nông.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ban ngành thành phố, UBND quận, huyện và các đơn vị có liên quan triển khai thực hiện Chương trình khuyến nông trên địa bàn thành phố; hướng dẫn lập, tổng hợp, phê duyệt kế hoạch Khuyến nông hàng năm và các chương trình, dự án, mô hình khuyến nông theo Chương trình này.

- Kiểm tra, giám sát, đôn đốc thực hiện kế hoạch đảm bảo hiệu quả.

- Hàng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết nhằm đánh giá kết quả thực hiện, qua đó tham mưu UBND thành phố điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế.

2. Sở Tài chính: căn cứ Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn thành phố, hàng năm, tùy vào khả năng cân đối ngân sách, tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố bố trí kinh phí khuyến nông cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện; đồng thời hướng dẫn trình tự, thủ tục, thanh quyết toán kinh phí theo quy định.

3. Sở Công Thương: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm nông nghiệp hàng năm, hỗ trợ người dân liên kết tiêu thụ các sản phẩm.

4. Sở Khoa học và Công nghệ: phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông tin, hướng dẫn, phổ biến các đề tài, dự án đã nghiên cứu thành công, các công nghệ mới, tiên tiến để áp dụng vào sản xuất; có kế hoạch lồng ghép Chương trình này với các chương trình, dự án ứng dụng khoa học công nghệ sản xuất có liên quan trên địa bàn thành phố.

5. Hội Nông dân thành phố: thực hiện công tác tuyên truyền, vận động hội viên tham gia tích cực trong công tác khuyến nông và ứng dụng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.

6. Liên minh Hợp tác xã thành phố: vận động các xã viên hợp tác xã thực hiện các mô hình khuyến nông ứng dụng tiến bộ kỹ thuật. Hỗ trợ liên kết tiêu thụ sản phẩm, hình thành các chuỗi cung ứng sản phẩm nông nghiệp.

7. Ủy ban nhân dân quận, huyện

Trên cơ sở Chương trình này, chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch khuyến nông cấp huyện, cấp xã hàng năm, trình Ủy ban nhân dân huyện phê duyệt, bố trí kinh phí, triển khai thực hiện theo quy định; đồng thời chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến chính sách khuyến nông và các chính sách có liên quan; huy động các nguồn lực, lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình phát triển kinh tế - xã hội với các đề án, dự án khuyến nông để triển khai thực hiện trên địa bàn./.

 

PHỤ LỤC I

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 LĨNH VỰC TRỒNG TRỌT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

TT

Các hợp phần

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các dự án/mô hình khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Hợp phần phát triển sản xuất lúa chất lượng cao bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.

Đẩy mạnh việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật về giống, đưa giống mới, chất lượng vào sản xuất và các biện pháp canh tác: giảm chi phí sản xuất (3 giảm - 3 tăng, 1 phải- 5 giảm) nhằm nâng cao chất lượng lúa; đồng thời góp phần giảm lượng phát thải khí nhà kính tại các vùng sản xuất lúa.

Các huyện có diện tích sản xuất lúa lớn

- Áp dụng một số tiến bộ kỹ thuật mới trong thâm canh sản xuất lúa.

- Sản xuất lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản, luân canh lúa - màu.

- Sản xuất lúa theo chuỗi giá trị.

- Xây dựng khoảng 20-25 mô hình sản xuất (quy mô 5-10ha/mô hình) đưa các giống lúa có năng suất, chất lượng cao đồng thời áp dụng các biện pháp giảm chi phí sản xuất (3 giảm - 3 tăng, 1 phải - 5 giảm); giảm phát thải khí nhà kính.

- Tăng hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10% so với ngoài mô hình.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích ≥ 50% so với diện tích triển khai.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap, hoặc SRP…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

2

Hợp phần áp dụng tiến bộ kỹ thuật về phân bón, chế phẩm sinh học cho cây trồng và sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

- Ứng dụng các chủng loại phân bón, chế phẩm sinh học an toàn, chất lượng cho cây trồng và áp dụng các biện pháp canh tác tiên tiến trong sản xuất an toàn, theo hướng hữu cơ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng nông nghiệp, đảm bảo an toàn cho môi trường, cho người sản xuất.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng phân bón, chế phẩm sinh học hiệu quả, an toàn và bền vững.

Các quận, huyện

- Thâm canh cây trồng (cây lúa, rau màu, cây ăn trái) theo hướng sử dụng phân hữu cơ.

- Sử dụng các sản phẩm công nghệ sinh học, phân bón sinh học trong sản xuất.

- Áp dụng các phương thức bón phân tiên tiến, tiết kiệm cho cây trồng.

- Xây dựng 20-25 mô hình (quy mô 5-10ha/mô hình đối với cây lúa, 2-5ha/mô hình đối với cây rau, cây ăn trái) ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong sử dụng phân bón, chế phẩm sinh học cho các cây trồng.

- Mô hình có nhiều ưu việt so với chế độ canh tác, bón phân đang phổ biến ngoài sản xuất; đất và môi trường canh tác, sản xuất được cải tạo theo hướng bền vững.

- Năng suất, chất lượng sản phẩm tăng so với ngoài mô hình; hiệu quả sản xuất tăng từ ít nhất từ 10%.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích ≥ 50% so với diện tích triển khai.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap, hoặc SRP…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

3

Hợp phần phát triển sản xuất bền vững một số cây ăn quả chủ lực.

- Phát triển và chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật về giống mới nhằm thúc đẩy sản xuất một số chủng loại cây ăn quả chủ lực (cây có múi, thanh long, xoài, sầu riêng, nhãn, vú sữa, mãng cầu, chôm chôm,…) theo hướng bền vững, an toàn dịch bệnh gắn với chuỗi liên kết tiêu thụ phục vụ nội địa và xuất khẩu.

- Góp phần hình thành vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh, bền vững.

- Nâng cao nhận thức của người dân trong việc tổ chức sản xuất an toàn, bền vững; xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm, truy xuất nguồn gốc cây trồng và sản phẩm cây trồng.

Các quận, huyện

- Sản xuất cây ăn trái theo hướng bền vững và an toàn dịch bệnh.

- Sản xuất cây ăn quả đặc sản phục vụ xuất khẩu (nhãn, xoài, bưởi, vú sữa...).

- Sản xuất cây ăn quả gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu và truy xuất nguồn gốc.

- Xây dựng mô hình sản xuất cây ăn trái đạt chứng nhận hữu cơ.

- Phát triển kinh tế vườn nâng cao chuỗi giá trị.

- Xây dựng được khoảng 20-25 mô hình (quy mô 2-5 ha/mô hình) các cây ăn quả chủ lực tại các vùng sản xuất cây ăn quả theo hướng chuyên canh.

- Xây dựng 2 - 3 mô hình sản xuất cây ăn trái đạt chứng nhận hữu cơ, quy mô từ 5 - 10 ha.

- Tại các mô hình dịch bệnh được khống chế, không để bùng phát.

- Các mô hình xây dựng theo hướng bền vững; gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Năng suất, chất lượng các cây trồng được nâng cao. Hiệu quả kinh tế các sản phẩm cây trồng khi cho thu hoạch tăng ít nhất 10% so với sản xuất ngoài mô hình.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích ≥ 50% so với diện tích triển khai.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap,…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

4

Hợp phần phát triển sản xuất rau, hoa, cây kiểng, cây dược liệu, nấm và cây màu bền vững.

- Đẩy mạnh sản xuất rau, hoa, cây kiểng, cây dược liệu, nấm và cây màu theo hướng an toàn, chất lượng và hiệu quả gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, sức cạnh tranh trên thị trường. Hình thành vùng sản xuất rau an toàn theo hướng VietGAP với quy mô lớn.

- Sản xuất gắn với xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu sản phẩm cho từng vùng sản xuất.

- Góp phần phát triển nông nghiệp đô thị.

Các quận, huyện

- Sản xuất rau màu an toàn theo chuỗi giá trị.

- Sản xuất nấm ăn (nấm rơm, Bào Ngư, nấm mối…) và nấm dược liệu (Linh Chi, Đông trùng Hạ thảo…).

- Sản xuất các loại hoa, cây kiểng phục vụ nông nghiệp đô thị.

- Sản xuất cây dược liệu.

- Xây dựng khoảng 35-40 mô hình sản xuất rau, màu, hoa, cây kiểng, cây dược liệu, nấm ăn và nấm dược liệu theo hướng an toàn gắn với tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất rau, màu, hoa, cây kiểng, cây dược liệu và nấm.

- Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 10% tùy đối tượng cây trồng so với ngoài mô hình.

- Kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích ≥ 50% so với diện tích triển khai.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap,…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

 

PHỤ LỤC II

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

TT

Các hợp phần

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các dự án/mô hình khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Hợp phần phát triển chăn nuôi gia cầm theo chuỗi giá trị.

- Góp phần nâng cao năng suất chất lượng thịt, trứng gia cầm, tăng giá trị, có sức cạnh tranh trên thị trường.

- Xây dựng mô hình chăn nuôi hiệu quả, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mới nhằm hạn chế dịch bệnh lây lan cho đàn gia cầm và cho con người, tạo môi trường nuôi trong sạch không ô nhiễm.

- Từng bước thực hiện việc kiểm soát tốt và giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh và theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Các quận, huyện

- Chăn nuôi gà thịt thương phẩm theo hướng an toàn sinh học trên đệm lót sinh học gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Chăn nuôi gà sinh sản hướng trứng có năng suất chất lượng cao.

- Chăn nuôi vịt thương phẩm an toàn sinh học.

- Chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh, có kiểm soát. Giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

- Xây dựng được 20-25 mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 25.000 con gà an toàn dịch bệnh, chất lượng cao.

- Xây dựng được 20-25 mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 25.000 con vịt thương phẩm an toàn dịch bệnh.

- Xây dựng được 10-15 mô hình liên kết chăn nuôi, quy mô 25.000 gà thương phẩm hướng trứng, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.

- Tăng giá trị chăn nuôi trên 15%; Khả năng nhân rộng mô hình trên 20% so với quy mô triển khai.

- Xây dựng được mô hình an toàn dịch bệnh, có kiểm soát trên gia cầm. Quy mô 20.000 con.

- Kiểm soát dịch bệnh trên 90%.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap,…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

2

Hợp phần phát triển chăn nuôi gia súc theo hướng nâng cao giá trị và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cải tạo chất lượng giống vật nuôi nhằm tăng năng suất chất lượng.

- Áp dụng tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi nhằm tăng năng suất và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Cung cấp con giống góp phần tái đàn sau Dịch tả heo châu Phi.

- Xây dựng các vùng an toàn dịch bệnh có kiểm soát các bệnh nguy hiểm, bệnh truyền nhiễm lây từ động vật sang người.

- Từng bước thực hiện việc kiểm soát tốt và giảm sử dụng kháng sinh trong chăn nuôi.

- Phát triển chăn nuôi an toàn dịch bệnh và theo hướng bền vững, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình (Tổ hợp tác, hợp tác xã, Nhóm liên kết...).

Các quận, huyện

- Chăn nuôi heo thương phẩm chất lượng cao tại các vùng chăn nuôi tập trung.

- Cải tạo đàn heo địa phương bằng kỹ thuật thụ tinh nhân tạo.

- Chăn nuôi bò sữa an toàn sinh học có sự liên kết của các hộ chăn nuôi đến doanh nghiệp chế biến sữa.

- Cải tạo đàn dê, áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu.

- Chăn nuôi heo thịt an toàn sinh học có liên kết sản xuất và tiêu thụ.

- Chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh.

- Chăn nuôi gia súc an toàn dịch bệnh có kiểm soát. Giảm thiểu sử dụng kháng sinh.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi heo thương phẩm chất lượng cao tại các vùng chăn nuôi tập trung. Gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm tạo ra sản phẩm an toàn. Quy mô 500 con.

- Xây dựng được mô hình cải tạo đàn dê áp dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng thịt phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu. Quy mô 100-200 con.

- Xây dựng được mô hình chăn nuôi lợn thịt an toàn dịch bệnh có liên kết sản xuất theo hướng xuất khẩu. Quy mô 500 con.

- Xây dựng được mô mình chăn nuôi lợn sinh sản năng suất, chất lượng cao, an toàn dịch bệnh. Quy mô 500 con.

- Xây dựng được mô hình an toàn dịch bệnh, có kiểm soát trên gia súc. Quy mô 300 con.

- Tăng giá trị chăn nuôi trên 10% tại các vùng chăn nuôi tập trung.

- Khả năng nhân rộng mô hình trên 10% so với quy mô triển khai.

- Kiểm soát dịch bệnh trên 90%.

- Đăng ký chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap,…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

3

Hợp phần chăn nuôi sinh vật cảnh theo chuỗi giá trị.

- Phát triển các loại sinh vật cảnh trong chăn nuôi theo hướng nâng giá trị, liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Sản xuất theo hướng tập trung, an toàn dịch bệnh, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

- Tổ chức sản xuất theo mô hình liên kết sản xuất theo chuỗi giá trị.

Các quận, huyện

- Mô hình nuôi chim trĩ kết hợp tiêu thụ sản phẩm.

- Mô hình nuôi chim cảnh, gà cảnh an toàn sinh học.

- Mô hình sản xuất giống sinh vật cảnh.

- Xây dựng được 5-10 mô hình chăn nuôi sinh vật cảnh kết hợp liên kết tiêu thụ sản phẩm, với quy mô 5-10 hộ tham gia/mô hình.

- Tăng giá trị chăn nuôi trên 10% .

- Khả năng nhân rộng mô hình trên 10% so với quy mô triển khai.

- Kiểm soát dịch bệnh trên 90%.

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

 

PHỤ LỤC III

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 LĨNH VỰC THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

TT

Các hợp phần

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các dự án/mô hình khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Hợp phần phát triển nuôi cá tra.

- Phát triển bền vững nghề nuôi cá tra, tạo ra sản phẩm an toàn cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

- Phát triển con giống đảm bảo số lượng và chất lượng để cung cấp cho các cơ sở nuôi cá tra thương phẩm.

Các quận, huyện

- Ương nuôi cá tra giống.

- Nuôi cá tra thương phẩm đảm bảo an toàn thực phẩm.

- Xây dựng trên 5-10 mô hình, quy mô 1-2 ha/mô hình.

- Cá tra giống đảm bảo chất lượng, số lượng để cung cấp cho thị trường; sản phẩm cá tra thương phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh và bền vững với môi trường.

- Hiệu quả mô hình tăng ít nhất 10% so với ngoài mô hình.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

2

Hợp phần phát triển nuôi thủy sản nước ngọt.

- Tận dụng tiềm năng mặt nước phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản, thủy đặc sản nước ngọt để tạo ra sản phẩm an toàn, có giá trị xuất khẩu.

- Phát triển nghề nuôi cá kiểng phục vụ nông nghiệp đô thị.

- Tăng thu nhập, tạo việc làm cho người lao động và góp phần xóa đói giảm nghèo.

- Góp phần hoàn thiện quy trình nuôi của một số loài thủy sản mới, có giá trị kinh tế.

Các quận, huyện

- Nuôi cá nước ngọt (điêu hồng, rô phi, cá lóc…) thương phẩm.

- Ương nuôi cá giống các loại.

- Nuôi luân canh/xen canh cá - lúa.

- Nuôi cá lồng bè trên sông và trong vèo…

- Nuôi thâm canh tôm càng xanh, xen canh/luân canh lúa.

- Nuôi các loại cá kiểng…

- Xây dựng 25-30 mô hình, quy mô 0.5-1 ha/mô hình; 100 m3/lồng/mô hình; 100-150 m2 vèo/mô hình; tối thiểu 50 m2/mô hình đối với hình thức nuôi trên bể.

- Sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm, hạn chế dịch bệnh và bền vững với môi trường.

- Phát triển 4-5 cơ sở nuôi các kiểng các loại.

- Hiệu quả mô hình tăng ít nhất 10% so với ngoài mô hình.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

3

Hợp phần phát triển nuôi thủy đặc sản nước ngọt.

- Đa dạng hóa đối tượng nuôi từ đó tạo ra sản phẩm hàng hóa có giá trị.

- Tận dụng tiềm năng mặt nước và lao động phát triển nuôi thủy đặc sản.

- Tăng cường nhận thức và hiểu biết khoa học công nghệ, quản lý, tổ chức nuôi thủy đặc sản.

- Góp phần hoàn thiện qui trình sản xuất của một số loài thủy đặc sản mới, có giá trị kinh tế cao.

Các quận, huyện

- Nuôi các đối tượng thủy đặc sản (Cá thát lát, cá chạch, lươn, ba ba, ếch, cá chình nước ngọt, cá bông lau, cá lăng, cua, ốc và một số đối tượng thủy đặc sản của địa phương có giá trị khác...).

- Xây dựng 20 mô hình, quy mô 0,5-1 ha/mô hình; 100 m2/mô hình nuôi vèo; tối thiểu 20 m2/mô hình sản xuất trên bể (tùy tập tính của thủy đặc sản).

- Sản phẩm tạo ra có giá trị kinh tế và an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Nâng cao hiệu quả sản xuất 10% so với ngoài mô hình.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

 

PHỤ LỤC IV

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 LĨNH VỰC CƠ GIỚI HÓA VÀ CÔNG NGHỆ CAO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

TT

Các hợp phần

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Các dự án/mô hình khuyến nông

Kết quả cần đạt

1

Hợp phần cơ giới hóa ngành trồng trọt.

- Đẩy mạnh áp dụng cơ giới hóa đồng bộ trong sản xuất nông nghiệp phù hợp với từng loại cây trồng và điều kiện sản xuất của từng vùng nhằm tăng năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho nông dân, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các quận, huyện

- Ứng dụng máy chan bằng mặt ruộng bằng laser.

- Ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa.

- Ứng dụng máy cuốn rơm trong sản xuất lúa.

- Cơ giới hóa khâu làm đất trong sản xuất rau màu và cây trồng cạn.

- Ứng dụng máy bay không người lái phun thuốc BVTV, gieo sạ.

- Tăng năng suất lao động từ 3-5 lần so với lao động thủ công. Giảm chi phí sản xuất.

- Hình thành các tổ hợp tác dịch vụ cơ giới hóa, góp phần đẩy nhanh và hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

- Hiệu quả kinh tế tăng ít nhất 15%.

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

2

Hợp phần tưới nước tiết kiệm cho cây trồng ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Phát triển công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước cho cây trồng, nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng năng suất, giảm lượng nước tưới, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người dân.

- Góp phần ổn định sản xuất và phát triển vùng chuyên canh cây trồng chủ lực tập trung, có giá trị và thị trường.

Các quận, huyện

- Tưới nước tiết kiệm cho cây ăn trái.

- Tưới nước tiết kiệm cho rau, hoa kiểng.

- Tưới nước tiết kiệm trong sản xuất thức ăn thô xanh phục vụ chăn nuôi.

- Nhà lưới kết hợp hệ thống tưới phun trên cây rau, hoa kiểng.

- Diện tích cây trồng được sử dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước đạt khoảng 15-20% diện tích.

- Tiết kiệm 20 - 40% lượng nước tưới so với phương pháp tưới truyền thống.

- Tăng năng suất cây trồng từ 10 - 20% (tùy theo loại cây trồng). Giảm chi phí sản xuất, tăng hiệu quả kinh tế ít nhất 10%.

- Sau khi kết thúc chương trình sẽ mở rộng thêm diện tích được áp dụng công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước khoảng 500 ha.

- Ít nhất 50% diện tích cây trồng cạn được thực hiện giải pháp tích trữ nước đáp ứng đủ nước tưới trong mùa khô.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

3

Hợp phần Ứng dụng công nghệ chế biến bảo quản nông sản.

Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới trong sơ chế, bảo quản sản phẩm nông nghiệp nhằm nâng cao chất lượng kéo dài thời gian bảo quản, giảm tổn thất sau thu hoạch, nâng cao giá trị nông sản, tăng thu nhập cho người sản xuất.

Các quận, huyện

- Sơ chế, bảo quản rau tươi nâng cao chất lượng.

- Sơ chế, bảo quản một số loại trái cây chủ lực có giá trị kinh tế cao phục vụ nội địa và xuất khẩu.

- Sơ chế, bảo quản nấm dược liệu.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, công nghệ cao trong sơ chế và bảo quản nông sản, nâng cao giá trị nông sản trên 10%, giảm tổn thất sau thu hoạch dưới 5%.

- Tăng thu nhập, tăng hiệu quả kinh tế trên 10%.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

4

Hợp phần sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

- Sản xuất cây trồng trong nhà lưới, nhà màng nâng cao chất lượng và bảo vệ môi trường.

- Đẩy mạnh sản xuất một số cây trồng có giá trị kinh tế cao, áp dụng quy trình công nghệ tiên tiến phù hợp với vùng sản xuất, đem lại hiệu quả kinh tế cao và sản xuất bền vững.

Các quận, huyện

- Ứng dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới kết hợp tưới phun, tưới thấm trong sản xuất rau, hoa.

- Ứng dụng công nghệ nhà trại với hệ thống phun sương trong sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu.

- Ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao trong sản xuất một số loại cây trồng chủ lực…

- Ứng dụng công nghệ sinh học trong sản xuất.

- Ứng dụng công nghệ máy bay không người lái vào sản xuất nông nghiệp.

- Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tiên tiến, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất (nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới...) trong sản xuất rau ăn lá, rau ăn quả, hoa, nấm nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.

- Năng suất tăng tối thiểu so sản xuất đại trà cùng chủng loại ≥ 20%, hiệu quả kinh tế tăng ≥ 30%.

- Thu nhập của người sản xuất tăng lên gấp 1,5 - 2 lần so sản xuất bình thường.

- Đạt chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, hoặc VietGap, hoặc GlobalGap…

- Video clip hướng dẫn kỹ thuật.

5

Hợp phần xây dựng vùng quản lý và truy xuất nguồn gốc.

- Xây dựng phần mềm quản lý nông sản.

Các quận, huyện

- Ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao năng lực quản lý, điều hành sản xuất và cung cấp thông tin cho Doanh nghiệp, Hợp tác xã trong vùng sản xuất tập trung một số loại cây trồng chủ lực.

- Ứng dụng công nghệ thông tin vào truy xuất nguồn gốc sản phẩm.

- Mạng dữ liệu dùng chung để quản lý, thống kê thông tin vùng sản xuất tập trung một số cây trồng chủ lực. Đồng thời xây dựng phần mềm quản lý trên nền tảng di động, thao tác sử dụng đơn giản, giao diện thân thiện khuyến khích nông dân tự nhập liệu.

- Tạo mã vùng trồng, mã sản phẩm cho người dân, hoàn thiện cơ sở dữ liệu để truy suất nguồn gốc sản phẩm.

 

PHỤ LỤC V

CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2021-2025 LĨNH VỰC THÔNG TIN TUYÊN TRUYỀN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1269/QĐ-UBND ngày 14 tháng 6 năm 2021)

TT

Các hợp phần

Mục tiêu tổng quát

Phạm vi thực hiện

Nội dung thực hiện

Kết quả cần đạt

1

Hợp phần đào tạo, tập huấn.

- Tổ chức bồi dưỡng nâng cao kiến thức, chất lượng nguồn nhân lực nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, cộng tác viên khuyến nông có đủ trình độ, năng lực, kinh nghiệm phương pháp, kỹ năng khuyến nông trong việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ.

- Cập nhật, trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho nông dân góp phần đẩy nhanh áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

- Nâng cao về kiến thức An toàn thực phẩm trong sản xuất an toàn, hữu cơ.

Các quận, huyện

- Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ và cộng tác viên khuyến nông.

- Tập huấn trang bị kiến thức và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới cho nông dân.

- Bồi dưỡng, nâng cao năng lực về kỹ thuật và quản lý, kiến thức thị trường, xây dựng thương hiệu, liên kết tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất, mô hình trang trại.

- Tập huấn nông dân (FFS) về quản lý dịch hại, kỹ thuật sản xuất trên lúa, cây màu, hoa, cây rau, cây ăn quả, nấm.

- Tập huấn nâng cao về kiến thức An toàn thực phẩm trong sản xuất an toàn, hữu cơ, sơ chế bảo quản các sản phẩm nông sản.

- Tập huấn kiến thức và quy định pháp luật, hướng dẫn cách thức xây dựng và áp dụng quy trình quản lý việc sản xuất đáp ứng các yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế về An toàn thực phẩm, hữu cơ.

- Tổ chức các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cộng tác viên khuyến nông, các lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật, quy định của pháp luật trong lĩnh vực nông nghiệp với kết quả 100% người tham gia tập huấn nắm vững kiến thức được truyền đạt.

2

Hợp phần thông tin truyền thông.

- Xây dựng và duy trì kênh thông tin tuyên truyền của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

- Chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giới thiệu các gương sản xuất, các mô hình khuyến nông điển hình.

- Xây dựng kênh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp thông qua môi trường mạng.

- Duy trì, phát triển mở rộng hệ thống thông tin khuyến nông và thị trường của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

Các quận, huyện

- Xuất bản các ấn phẩm tuyên truyền ngành nông nghiệp.

- Xây dựng các chuyên đề thông tin tuyên truyền.

- Thông tin giá cả thị trường nông nghiệp.

- Thông tin tuyên truyền ngành nông nghiệp trên các báo đài phát thanh truyền hình trung ương và địa phương.

- Xây dựng website, fanpage… chuyển giao khoa học kỹ thuật, giới thiệu quảng bá tiêu thụ sản phẩm, thông tin về giá và thị trường.

- In, phát hành Tập san Nông nghiệp và nông thôn; Bản tin Sản xuất và thị trường; Lịch Nông nghiệp; Sổ tay Khuyến nông;…

- Xây dựng băng đĩa hình cho các chuyên mục, chuyên đề khoa học kỹ thuật mới; chương trình, phóng sự giới thiệu các mô hình tiên tiến, hiệu quả và gương điển hình trong sản xuất nông nghiệp.

- Website, fanpage… chuyên cung cấp các thông tin về: tiến bộ khoa học kỹ thuật; thông tin thị trường; giá sản phẩm nông sản.

3

Hợp phần tổ chức hội nghị, hội thảo, diễn đàn khuyến nông, tham quan học tập.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản của thành phố được đi tham quan, học tập và tham gia các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, để tiếp cận và ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến, hiện đại vào sản xuất, đồng thời tạo mối liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ khuyến nông và nông dân có điều kiện tiếp cận các mô hình mới, có hiệu quả trong và ngoài tỉnh nhằm nâng cao nhận thức, đưa nhanh vào thực tế, nâng cao hiệu quả sản xuất.

Các tỉnh, thành phố

- Hội thảo tuyên truyền, quảng bá các sản phẩm, thương hiệu chủ lực của thành phố và các sản phẩm theo chuỗi giá trị.

- Hội nghị, hội thảo chuyên đề.

- Học tập trao đổi tiến bộ khoa học kỹ thuật tại các tỉnh bạn.

- Tham gia hội thi, hội diễn.

- Tổ chức hội nghị liên kết tiêu thụ sản phẩm.

- Hàng năm tổ chức tổng kết đánh giá kết quả hoạt động khuyến nông trong năm.

- Tổ chức đoàn tham quan học tập trong và ngoài thành phố.

- Tham gia các hội thi, hội diễn trong ngành nông nghiệp.

4

Hợp phần tham gia triển lãm, hội chợ nông nghiệp.

- Hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã, nông dân sản xuất, sơ chế, chế biến nông sản, thủy sản của thành phố tham gia Festival, hội chợ, triển lãm, quảng bá thông tin, tuyên truyền về các mô hình sản xuất và sản phẩm nông nghiệp chủ lực, sản phẩm làng nghề tiêu biểu của các địa phương.

Các tỉnh, thành phố

- Tham gia các hội chợ triển lãm tại Cần Thơ và các tỉnh, thành phố.

- Hàng năm tham gia triển lãm tại hội chợ nông nghiệp do thành phố tổ chức.

- Tham gia trưng bày tại các hội chợ có liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp ngoài thành phố.