Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 482/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 02 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH QUẢNG NGÃI, GIAI ĐOẠN 2021 - 2023

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/ĐH ngày 22/10/2020 của Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XX;

Căn cứ Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 693/TTr-SNNPTNT ngày 18/3/2021 và Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021-2023 tại Báo cáo thẩm định ngày 04/02/2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2021 - 2023 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm:

a) Là cơ quan chủ trì, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2021 - 2023 và Kế hoạch khuyến nông hàng năm.

- Hàng năm, xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch khuyến nông hàng năm; tổ chức tổng kết, đánh giá về hoạt động khuyến nông; tổng hợp kết quả thực hiện chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.

2. Sở Tài chính:

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách các cấp để thực hiện Chương trình.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chương trình khuyến nông trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

b) Lập kế hoạch, bố trí ngân sách huyện, thị xã, thành phố trung hạn và hàng năm thực hiện chương trình khuyến nông giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn;

c) Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình bằng nguồn ngân sách của địa phương, gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương; Chủ tịch Hội nông dân tỉnh, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh;
- CT, PCT(NN) UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP(NL), KT, TH, CB-TH;
- Lưu: VT, NN-TN (lnphong168)

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2021 - 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 482/QĐ-UBND ngày 02 tháng 4 năm 2021 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh)

A. Nội dung Chương trình

TT

Tên chương trình

Mục đích cần đạt

Công nghệ chuyển giao

Địa điểm thực hiện

 

I

Trồng trọt

 

 

1

Áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất lúa vùng miền núi

- Cải tiến một số khâu kỹ thuật sản xuất lúa nước nhằm giảm chi phí, tăng năng suất, tăng chất lượng và hiệu quả kinh tế.

- Năng suất đạt ≥ 50 tạ/ha

- Sử dụng giống mới.

- Bón phân cân đối NPK

- Sử dụng thuốc BVTV theo 4 đúng

Huyện miền núi

 

2

Sản xuất giống lúa chất lượng liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Tạo mối liên kết tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trên đơn vị diện tích

- Năng suất đạt ≥ 60 tạ/ha

- Sử dụng giống mới thuộc nhóm giống chất lượng, cấp nguyên chủng

Huyện đồng bằng

 

3

Sản xuất rau an toàn (Nhóm rau ăn lá và ăn quả)

- Nâng cao hiệu quả kinh tế trong sử dụng đất

- Tạo sản phẩm rau an toàn phục vụ xã hội

- Tạo tiền đề phát triển các vùng chuyên canh rau ở miền núi và đồng bằng

- Sử dụng giống mới

- Áp dụng phương pháp tưới tiết kiệm

- Bón phân cân đối NPK

- Màng phủ nông nghiệp

Huyện đồng bằng và miền núi

 

II

Chăn nuôi

 

 

1

Chăn nuôi bò thịt năng suất, chất lượng cao

- Nâng cao năng suất, chất lượng bò thịt và tăng thu nhập cho hộ chăn nuôi.

- Giảm phát thải khí nhà kính, góp phần bảo vệ môi trường.

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi thâm canh bò lai các giống chuyên thịt;

- Nuôi vỗ béo 2-3 tháng trước khi xuất bán thịt.

- Sử dụng thức ăn tinh hỗn hợp có hàm lượng đạm 14-16%.

Huyện đồng bằng

 

2

Chăn nuôi an toàn theo quy trình VietGAHP gắn với tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị

- Tạo sản phẩm an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.

- Xây dựng liên kết giữa sản xuất với tiêu thụ sản phẩm.

- Nâng cao năng suất và hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi.

- Chuyển giao quy trình chăn nuôi an toàn VietGAHP.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học để phòng bệnh, xử lý chất thải chăn nuôi.

- Thành lập các tổ hợp tác để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

Huyện đồng bằng

 

3

Chăn nuôi lợn sinh sản an toàn dịch bệnh

- Ứng dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật để phòng bệnh hiệu quả cho đàn lợn nuôi.

- Góp phần khôi phục, phát triển chăn nuôi lợn ngoại sinh sản ở các trang trại qui mô nhỏ.

- Chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi lợn an toàn sinh học.

- Sử dụng các chế phẩm sinh học để hỗ trợ phòng bệnh.

Các xã đồng bằng

 

4

Ứng dụng thiết bị cơ giới trong chăn nuôi bò qui mô trang trại

- Cơ giới hóa khâu chế biến thức ăn trong chăn nuôi bò;

- Giảm chi phí lao động, nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi.

- Trang bị máy băm nghiền, máy trộn thức ăn.

- Nuôi bò bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh (TMR).

Huyện đồng bằng

 

III

Lâm sinh

 

 

 

 

1

Mô hình thay thế một số giống keo mô mới trong mô hình kinh doanh cây gỗ lớn

- Nâng cao năng suất và hiệu quả của nghề trồng rừng.

- Cải tạo thay thế những vườn cây trồng những giống cây củ kém hiệu quả có xu hướng thoái hóa theo hướng thâm canh cao.

- Sử dụng giống keo nuôi cấy mô mới được nhà nước công nhận ngoài (phù hợp với địa phương) các dòng BV10, BV16, BV32.

Huyện núi và đồng bằng

 

2

Mô hình cải tạo vườn rừng theo hướng chuyên canh

- Tạo tính ổn định lâu dài góp phần cải tạo môi trường.

- Nâng cao hiệu quả cho nghề trồng rừng

- Trồng các loại cây bản địa có giá trị kinh tế cao kết hợp khai thác chăn nuôi dưới tán rừng.

Huyện miền núi

 

IV

Thủy sản

 

1

Nuôi cá bè vẫu thương phẩm trong lồng

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,5 kg/con.

- Năng suất: 3,5 kg/m3

- Đưa đối tượng mới, có khả năng thích nghi với biến động của môi trường vào thả nuôi: cá bè vẫu, cá mú trân châu...

- Mật độ nuôi:

Cá bè vẫu:

15con/m3; Cỡ giống: ≥8cm/con

Cá mú: 10con/m3; Cỡ giống: ≥8cm/con.

Cá mú trân châu: 1 con/m2

Tôm hùm: 10 con/m2; Cỡ giống: 100g/con.

Cá dìa ương: ≥1.000con/m3; mật độ nuôi 10 con/m3; Cỡ cá ương 1-1,5cm/con

- Sử dụng thuốc phòng bệnh và chế phẩm sinh học trong suốt vụ nuôi.

 

 

2

Nuôi ghép cá dìa với cá mú thương phẩm trong lồng

- Đối với cá mú:

Tỷ lệ sống: ≥ 70%

Trọng lượng trung bình: 0,8 kg/con.

Năng suất: 5 kg/m3

- Đối với cá dìa:

Tỷ lệ sống: ≥ 70%

Trọng lượng trung bình: 0,15 kg/con.

Năng suất: ≥ 0,2 kg/m3

 

Xã ven biển và Hải đảo

 

3

Nuôi cá bớp thương phẩm bằng lồng nhựa HPDE

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 3 kg/con.

- Năng suất: ≥ 22 kg/m3

 

4

Nuôi cá mú trân châu thương phẩm trong ao

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,8 kg/con.

- Năng suất: 5 kg/m3

 

5

Nuôi tôm hùm thương phẩm trong ao có mái che

- Tỷ lệ sống: 80%

- Trọng lượng trung bình: 0,8kg/con.

- Năng suất: 72kg/m3

 

6

Nuôi cá đối mục thương phẩm trong ao

Tỷ lệ sống 70 %

Trọng lượng bình quân: 0,3kg/con

Năng suất: 6 tấn/ha

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới.

- Mật độ : 2-3 con/m2; Cỡ cá: ≥6 cm/con

 

7

Nuôi ghép ốc hương với cá đối thương phẩm trong ao

- Đối với ốc hương:

Tỷ lệ sống: ≥ 70%

Trọng lượng bình quân: 120con/kg

Năng suất đạt ≥ 17tấn/ha

- Đối với cá:

Tỷ lệ sống ≥ 70 %

Trọng lượng bình quân: 0,15kg/con

Năng suất: ≥ 1 tấn/ha

- Chuyển giao hình thức nuôi mới.

- Mật độ ốc hương : 300 con/m2; Cỡ giống: 10.000con/kg

- Mật độ cá: 0,5-1 con/m2; Cỡ cá: ≥6 cm/con

 

8

Nuôi cá lăng nha thương phẩm trong lồng trên các lòng hồ chứa thủy lợi, thủy điện

- Tỷ lệ sống: 75%

- Trọng lượng trung bình: 0,6 kg/con.

- Năng suất: 28 kg/m3

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới.

- Mật độ nuôi: 50 con/m3; Cỡ giống: 6-8cm/con

Huyện miền núi và đồng bằng

 

9

Nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong lồng

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,4 kg/con.

- Năng suất: 14 kg/m3

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới.

- Mật độ nuôi: 50 con/m3; Cỡ giống: 6-8cm/con

 

10

Nuôi cá thát lát cườm thương phẩm trong ao

- Tỷ lệ sống: ≥ 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,4 kg/con.

- Năng suất: 28 tấn/ha

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới.

- Mật độ nuôi: 10 con/m3; Cỡ giống: ≥8cm/con

 

11

Nuôi cá chình thương phẩm trong bể xi măng bằng nguồn giống đã qua ương

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,6kg/con.

- Năng suất: ≥4kg/m2

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới.

- Mật độ nuôi: 10 con/m3; Cỡ giống: 100g/con

 

12

Nuôi cá cảnh: Cá chép Nhật (Koi) trong ao

- Tỷ lệ sống: 60%

- Trọng lượng trung bình: 0,06 kg/con.

- Năng suất: ≥21 tấn/ha

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới

- Mật độ nuôi: 60 con/m2

Cỡ giống: 0,5-1 cm/con

 

13

Nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao

- Tỷ lệ sống: ≥ 60%

- Trọng lượng trung bình: 0,036 kg/con.

- Năng suất: ≥ 3 tấn/ha

- Chuyển giao kỹ thuật nuôi đối tượng mới

- Mật độ nuôi: 15con/m2

Cỡ giống: ≥2cm/con

 

14

Nuôi ghép tôm với cá dìa thương phẩm trong ao

- Đối với tôm sú:

Tỷ lệ sống: ≥ 60%

Trọng lượng bình quân: ≥ 0,025kg/con

Năng suất đạt ≥1,8tấn/ha

- Đối với tôm thẻ chân trắng:

Tỷ lệ sống: ≥ 85%

Trọng lượng bình quân: 0,010kg/con

Năng suất: 10,2 tấn/ha

- Đối với cá dìa:

Tỷ lệ sống ≥ 70 %

Trọng lượng bình quân: 0,2kg/con

Năng suất: 2 tấn/ha

- Nuôi ghép 2 đối tượng chung trong một ao.

- Mật độ tôm sú: 12con/m2; Cỡ tôm: 2-3 cm/con

- Mật độ cá dìa: 1 con/m2; Cỡ cá: 35g/con

Tôm chân trắng: 120con/m2. Cỡ tôm: P12

Xã ven biển

 

15

Nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm trong ao theo hướng an toàn sinh học

- Tỷ lệ sống: ≥ 80%

- Trọng lượng bình quân: 0,012kg/con

- Năng suất: 10,5 tấn/ha

- Chuyển giao phương pháp nuôi mới.

- Mật độ nuôi: 150 con/m2. Cỡ tôm: P12

 

16

Trang bị đèn LED trên tàu khai thác xa bờ

- Trang bị đèn công nghệ Led giúp tiết kiệm được năng lượng, giảm chi phí.

- Giúp ngư dân áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại vào khai thác thủy sản, nhằm tăng năng suất và sản lượng, tăng thu nhập cho người dân.

- Giúp người dân mạnh dạn vươn khơi bám biển, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, bảo vệ chủ quyền biển đảo Việt Nam và an ninh Tổ Quốc.

Xã ven biển và Hải đảo

 

V

Ngành nghề nông thôn

 

1

Mô hình xây dựng hầm Biogas bằng vật liệu composte.

- Giải quyết tình trạng ô nhiễm môi trường

- Dùng làm khí đốt, tiết kiệm nhiên liệu, giảm chi phí trong gia đình cải thiện đời sống cho người dân

Sử dụng hầm bằng vật liệu Composite

Huyện miền núi

 

2

Mô hình máy cuốn rơm rạ

- Giải quyết bài toán xử lý rơm rạ sau thu hoạch.

- Hạn chế việc ảnh hưởng môi trường do người dân đốt.

Sử dụng máy công suất (kiện/giờ): 80-120 kiện/ giờ

Huyện đồng bằng

 

VI

Công tác thông tin, tuyên truyền

 

1

Bản tin thông tin nông nghiệp và PTNT

Tuyên truyền những TBKT sản xuất NLN, những mô hình sản xuất có hiệu quả và chủ trương chính sách Phát triển Nông nghiệp-Nông thôn.

Thông tin những chủ trương chính sách về nông nghiệp;

Mô hình sản xuất NN có hiệu quả; Gương điển hình sản xuất giỏi trong tỉnh.

các địa phương trong tỉnh

 

2

Lịch khuyến nông

Quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong tỉnh.

Tuyên truyền mô hình có thể nhân rộng để nông dân các địa phương học tập, áp dụng và bộ số lịch

Phát hành trong tỉnh

 

3

Hội thảo đối thoại kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp

Trao đổi, chia sẻ những TBKT trong sản xuất nông lâm nghiệp. Giải đáp, trao đổi chia sẻ những vướng mắc trong thực tế sản xuất mà người dân gặp phải.

CBKT trao đổi với nông dân về những vấn đề vướng mắc.

CBKT chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân. Nông dân chia sẻ kinh nghiệm với nông dân

Tại xã thuộc tỉnh

 

4

Học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh

Tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác khuyến nông

Tham quan học tập các mô hình điển hình tiên tiến

Ngoài tỉnh

 

5

Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ khuyến nông và cộng tác viên.

Bồi dưỡng kiến thức và rèn luyện kỹ năng cho cán bộ khuyến nông để hướng dẫn nông dân áp dụng có hiệu quả.

Nâng cao năng lực và kỹ năng khuyến nông cho CBKN và cộng tác viên KN.

TP Quảng Ngãi

 

6

Duy trì vận hành HTTT khuyến nông

Cung cấp thông tin về những hoạt động khuyến nông các mô hình sản xuất hiệu quả, các tấm gương tiêu biểu trong hoạt động nông nghiệp,... Tạo kênh giao tiếp hai chiều, nơi tiếp nhận và phản hồi các ý kiến góp ý của bà con nông dân về các hoạt động khuyến nông, giúp Trung tâm Khuyến nông có thể nắm bắt các thông tin phản hồi từ cơ sở. Tư vấn giải đáp về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho bà con nông dân.

Đăng tải những thông tin về hoạt động khuyến nông.

Phản hồi ý kiến của bà con nông dân.

Tại Trung tâm Khuyến nông

 

7

Hội thảo cấp tỉnh

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, TBKT trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản góp phần nâng cao giá trị gia tăng, cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông sản trong quá trình hội nhập

Giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả; Những TBKT mới. Kinh nghiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

TP Quảng Ngãi

 

B. Dự kiến kinh phí Ngân sách hỗ trợ và phân kỳ vốn

ĐVT: 1.000 đ

TT

Danh Mục

Tổng vốn hỗ trợ

PHÂN KỲ VỐN HỖ TRỢ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

A

M.H TRÌNH DIỄN

10.475.519

1.828.583

4.014.896

4.632.067

1

Ngành trồng trọt

1.250.046

378.263

416.088

455.695

2

Ngành chăn nuôi

2.435.107

476.160

787.834

1.171.113

3

Ngành lâm sinh

1.032.886

100.886

416.000

516.000

4

Ngành thủy sản

4.850.000

650.000

2.069.134

2.130.866

5

Ngành nghề nông thôn

907.480

223.274

325.813

358.393

B

THÔNG TIN TT

3.010.000

820.000

1.070.000

1.120.000

TỔNG CỘNG

13.485.519

2.648.583

5.084.869

5.752.067