Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2008/QĐ-UBND | Phan Thiết, ngày 11 tháng 8 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH, KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quản lý thuế năm 2006;
Căn cứ Luật Thuế gia trị gia tăng năm 1997;
Căn cứ Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 158/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003, Nghị định số 148/2004/NĐ-CP ngày 23/7/2004, Nghị định số 156/2005/NĐ-CP ngày 15/12/2005 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng; Nghị định số 24/2007/NĐ-CP ngày 14/02/2007 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30/12/2002 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 89/2002/NĐ-CP ngày 07/11/2002 của Chính phủ về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hóa đơn;
Căn cứ Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ và vừa;
Theo đề nghị của Cục Thuế tỉnh tại Tờ trình số 1482/TTr-CTBT ngày 28/7/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh với Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận để quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công Thương, Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Đài Phát thanh - Truyền hình, Tổng Biên tập Báo Bình Thuận, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
PHỐI HỢP GIỮA CỤC THUẾ TỈNH VỚI SỞ TÀI CHÍNH, SỞ CÔNG THƯƠNG, SỞ VĂN HÓA - THỂ THAO VÀ DU LỊCH, CÔNG AN TỈNH, UBND CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ, ĐÀI PHÁT THANH - TRUYỀN HÌNH, BÁO BÌNH THUẬN ĐỂ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ KINH DOANH DU LỊCH, KHÁCH SẠN, NHÀ NGHỈ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2008/QĐ-UBND ngày 11/8/2008 của UBND tỉnh Bình Thuận)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định về trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa Cục Thuế tỉnh với các Sở Tài chính, Sở Công Thương, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, Đài Phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Thuận trong việc quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cục Thuế tỉnh và các sở, ban, ngành, UBND huyện, thị xã, thành phố có liên quan quy định tại Điều 1.
2. Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh, dịch vụ trong lĩnh vực du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh:
a) Doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh hoạt động theo Luật Doanh nghiệp bao gồm: Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) có từ hai thành viên trở lên, Công ty TNHH một thành viên, Công ty cổ phần, Công ty hợp danh, Công ty liên doanh, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Hợp tác xã, Doanh nghiệp tư nhân;
b) Hộ kinh doanh cá thể đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định số 88/2006/NĐ-CP ngày 29/8/2006 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh.
Các đối tượng nêu tại khoản 2 điều này, sau đây gọi tắt là cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ.
Điều 3. Cơ quan quản lý hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ UBND tỉnh thực hiện quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và giao trách nhiệm cho các cơ quan sau đây phối hợp quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh, dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ:
1. Cục Thuế tỉnh là cơ quan trực tiếp quản lý thu thuế, có trách nhiệm hướng dẫn - hỗ trợ và kiểm tra các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh thực hiện đăng ký thuế, kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, tiếp nhận những thông tin từ các ngành có liên quan như: Tài chính, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an; Báo Bình Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình để có biện pháp quản lý thu thuế, chống thất thu thuế trong hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ có hiệu quả.
2. Các Sở: Tài chính, Công Thương, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tùy theo chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng ngành phối hợp với ngành thuế thực hiện các giải pháp quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ theo thẩm quyền.
Điều 4. Việc phối hợp quản lý phải đảm bảo nguyên tắc
1. Đảm bảo quyền tự do kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ theo quy định của pháp luật.
2. Tạo điều kiện thuận lợi để cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 6, Điều 7 Luật Quản lý thuế.
3. Cung cấp kịp thời, chính xác thông tin về hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ cho cơ quan thuế để phục vụ cho công tác quản lý thu thuế theo quy định của pháp luật.
4. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cơ quan thuế để quản lý thu thuế và chống thất thu thuế trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh.
5. Không để xảy ra tình trạng chồng chéo về chức năng giữa các cơ quan quản lý Nhà nước; giữa cơ quan thuế cấp tỉnh, cấp huyện đối với một vấn đề có liên quan đến hoạt động của cơ sở kinh doanh.
6. Việc phối hợp, cung cấp thông tin để quản lý thu thuế các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ thực hiện theo hệ thống ngành dọc và các cơ quan cùng cấp.
Chương II
TRÁCH NHIỆM, QUAN HỆ PHỐI HỢP TRONG VIỆC QUẢN LÝ THU THUẾ
Điều 5. Trách nhiệm của Cục Thuế tỉnh
1. Hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh thực hiện chế độ sổ sách kế toán, sử dụng hóa đơn - chứng từ trong hoạt động kinh doanh và kê khai nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.
2. Tiếp nhận các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ không hợp pháp của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ sử dụng để thu tiền của khách hàng, do các tổ chức, cá nhân cung cấp cho cơ quan thuế để xử lý hành vi phạm gian lận trốn thuế theo quy định của pháp luật.
3. Tiếp nhận và xử lý kịp thời các thông tin do các ngành cung cấp; hàng tháng cung cấp thông tin về kết quả kiểm tra, xử lý cho cơ quan cung cấp thông tin biết để phối hợp quản lý.
4. Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, Công an và lực lượng quản lý thị trường để kiểm tra đột xuất, đối chiếu xác minh đối với những cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ có hiện tượng nghi vấn vi phạm như: sử dụng hóa đơn, chứng từ không đúng quy định, giá ghi hóa đơn thấp hơn so với giá thực tế thu của khách hàng, thu tiền của khách hàng không đúng giá niêm yết, thu tiền của khách hàng không xuất hóa đơn... để xử lý nghiêm minh các sai phạm theo quy định của pháp luật.
5. Giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh và kê khai nộp thuế đối với từng cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn. Khi phát hiện cơ sở kinh doanh có dấu hiệu vi phạm về thuế, phải tổ chức kiểm tra, thanh tra kịp thời theo đúng quy định của pháp luật về công tác kiểm tra, thanh tra để xử lý những cơ sở kinh doanh có hành vi khai man trốn thuế hoặc đề xuất cơ quan có thẩm quyền biện pháp ngăn ngừa, xử lý theo quy định của pháp luật.
6. Định kỳ 6 tháng một lần, cung cấp danh sách các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ thực hiện kê khai nộp thuế tốt, chưa tốt cho Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Thuận để phối hợp tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.
7. Chỉ đạo Chi cục Thuế huyện, thị xã, thành phố, các phòng chức năng trực thuộc Cục Thuế tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình:
a) Thực hiện nghiêm túc những nội dung quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 5 của Quy chế này đối với những cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ thuộc đối tượng được phân cấp quản lý thu thuế;
b) Phối hợp với các ngành chức năng có liên quan thuộc huyện, thị xã, thành phố để quản lý thu thuế hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Định kỳ 6 tháng một lần, tổng hợp báo cáo Cục Thuế tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố và gửi Đài Truyền thanh - Tiếp phát truyền hình địa phương về tình hình quản lý, kê khai, nộp thuế và nghĩa vụ tài chính khác của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn thuộc đối tượng phân cấp trực tiếp quản lý để tuyên dương kịp thời những cơ sở kinh doanh điển hình chấp hành tốt kê khai, nộp thuế theo Luật Quản lý thuế và phê phán những cơ sở kinh doanh vi phạm pháp luật.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch
Định kỳ sáu tháng một lần cung cấp thông tin về tình hình lượt khách lưu trú, công suất sử dụng phòng của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh cho Cục Thuế tỉnh để kiểm tra, đối chiếu kết quả kê khai nộp thuế của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ.
Điều 7. Trách nhiệm của Sở Tài chính
Hướng dẫn, tư vấn về chính sách tài chính, chế độ kế toán, kiểm toán đối với các doanh nghiệp kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh.
Điều 8. Trách nhiệm của Sở Công Thương
Chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường:
1. Tổ chức kiểm tra thường xuyên việc thực hiện niêm yết giá và sử dụng hóa đơn của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 05/2005/QĐ-UBBT ngày 21/01/2005 của UBND tỉnh Bình Thuận quy định về công tác quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận và Chỉ thị số 14/2005/CT-UBND ngày 15/12/2005 của UBND tỉnh Bình Thuận về việc thực hiện niêm yết giá, bán theo giá niêm yết và sử dụng hóa đơn trong mua - bán hàng hoá, dịch vụ để chấn chỉnh kịp thời các sai phạm và xử phạt nghiêm minh theo quy định của pháp luật đối với các hành vi cố tình vi phạm. Các trường hợp vi phạm ngoài thẩm quyền xử lý của cơ quan quản lý trị trường thì chuyển cho cơ quan chức năng để xử lý vi phạm theo thẩm quyền.
2. Cung cấp thông tin các đối tượng đã bị xử lý vi phạm về niêm yết giá, vi phạm về chế độ sử dụng hóa đơn - chứng từ (giá ghi hoá đơn thấp hơn so với giá niêm yết, giá thực tế thu của khách hàng; sử dụng hóa đơn không hợp pháp...) khi Cục Thuế tỉnh có yêu cầu để ngành thuế có kế hoạch kiểm tra, đối chiếu với kết quả kê khai thuế của cơ sở kinh doanh và có biện pháp quản lý thuế phù hợp, hiệu quả theo quy định của pháp luật thuế.
Điều 9. Trách nhiệm của Công an tỉnh
1. Hướng dẫn, chỉ đạo các phòng, ban chức năng, Công an huyện, thị xã, thành phố:
a) Quản lý chặt chẽ khách tạm trú tại các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ; hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ thực hiện việc đăng ký khách tạm trú, tạm vắng theo đúng quy định của pháp luật;
b) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện khai báo đăng ký khách tạm trú của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ để xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật;
c) Hàng tháng, Cảnh sát quản lý khu vực có trách nhiệm cung cấp danh sách khách lưu trú đăng ký tạm trú hàng ngày của từng cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ và cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ vi phạm về đăng ký khai báo khách tạm trú trên địa bàn quản lý cho cơ quan thuế cùng cấp (việc cung cấp danh sách khách đăng ký tạm trú có thể thông qua hệ thống mạng kết nối Internet) để phối hợp kiểm tra, đối chiếu kê khai thuế của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ;
d) Phối hợp với ngành thuế cùng cấp, kiểm tra đột xuất lượng khách lưu trú thực tế tại một số cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ có nghi vấn vi phạm đăng ký khai báo khách tạm trú để xử lý kịp thời các cơ sở kinh doanh cố tình khai man lượng khách lưu trú để trốn thuế theo đúng quy định của pháp luật về đăng ký tạm trú.
2. Phối hợp chặt chẽ với Viện Kiểm sát, Tòa án nhân dân trong việc điều tra để phục vụ, truy tố, xét xử kịp thời các hành vi vi phạm trong lĩnh vực thuế và hóa đơn có dấu hiệu tội phạm.
Điều 10. Trách nhiệm của UBND huyện, thị xã, thành phố
1. Chỉ đạo các ngành chức năng và UBND xã, phường, thị trấn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện đăng ký tạm trú - tạm vắng, niêm yết giá, bán đúng giá niêm yết, sử dụng hóa đơn - chứng từ và kê khai nộp thuế của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn quản lý để chấn chỉnh, hướng dẫn cơ sở kinh doanh thực hiện đúng pháp luật và xử lý kịp thời đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ có hành vi vi phạm.
2. Căn cứ vào tình hình cụ thể về hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ của từng địa phương để quy định cụ thể trách nhiệm, mối quan hệ phối hợp giữa Chi cục Thuế với các ban, ngành chức năng có liên quan trong việc quản lý thu thuế đối với các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.
Điều 11. Trách nhiệm của Đài Phát thanh - Truyền hình và Báo Bình Thuận
Phối hợp với Cục thuế tỉnh, Sở Công Thương (Chi cục Quản lý thị trường), Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Công an tỉnh theo dõi tình hình hoạt động của các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ để thường xuyên đưa tin, tuyên dương kịp thời những cơ sở kinh doanh điển hình chấp hành tốt pháp luật của Nhà nước và phê phán những cơ sở kinh doanh vi phạm.
Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 12. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích thực hiện tốt các quy định của pháp luật và Quy chế này được khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định của pháp luật và Quy chế này tùy theo tính chất và mức độ vi phạm sẽ bị xử lý hành chính, kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 13. Tổ chức thực hiện
1. UBND tỉnh khuyến khích tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, Hiệp hội Du lịch tỉnh Bình Thuận thực hiện:
a) Vận động, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ;
b) Tham gia, đề xuất các cơ quan chức năng Nhà nước thực hiện những biện pháp sát thực nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, tự giác kê khai nộp thuế đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch, khách sạn, nhà nghỉ theo quy định của pháp luật, đồng thời ngăn ngừa và xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp cố tình khai man để trốn lậu thuế.
2. Các cơ quan Nhà nước liên quan theo quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10 và Điều 11 Quy chế này, phân công phòng hoặc bộ phận, tên công chức chịu trách nhiệm trực tiếp báo cáo thông tin tình hình thực hiện theo quy định trách nhiệm của ngành và gửi cho Cục Thuế tỉnh để phối hợp thực hiện theo Quy chế này.
3. Định kỳ 6 tháng một lần, vào ngày 15/7 và ngày 15/01 hàng năm các cơ quan có liên quan báo cáo tình hình thực hiện và đề xuất giải pháp tăng cường quản lý Nhà nước kết hợp với công tác quản lý thu thuế của ngành mình trong lĩnh vực kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ. Báo cáo gửi về UBND tỉnh thông qua Cục Thuế tỉnh để tổng hợp báo cáo chung.
4. Cục Thuế tỉnh có trách nhiệm theo dõi việc thực hiện Quy chế này. Định kỳ 6 tháng một lần chủ trì mời các ngành có liên quan để sơ kết, đánh giá kết quả thực hiện và có biện pháp phối hợp tiếp theo sát với thực tế quản lý của từng cơ quan chuyên ngành, đồng thời báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện.
Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc, phát sinh UBND huyện, thị xã, thành phố, Cục Thuế tỉnh, các sở, ngành có liên quan và các cơ sở kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ kịp thời báo cáo, đề xuất gửi Cục Thuế tỉnh tổng hợp trình UBND tỉnh để xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 1996 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Quyết định 133/2005/QĐ-UBND về Đề án Đổi mới quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
- 5Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
- 6Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 2783/QĐ-UBND năm 2013 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2013 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 3623/QĐ-UBND năm 2014 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2014 hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Doanh nghiệp 2005
- 2Nghị định 156/2005/NĐ-CP sửa đổi Nghị định Hướng dẫn Luật thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật thuế giá trị gia tăng
- 3Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán doanh nghiệp do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Nghị định 88/2006/NĐ-CP về việc đăng ký kinh doanh và cơ quan đăng ký kinh doanh
- 5Quyết định 48/2006/QĐ-BTC ban hành Chế độ Kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Luật quản lý thuế 2006
- 7Nghị định 24/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp
- 8Luật Thuế giá trị gia tăng 1997
- 9Thông tư 120/2002/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định 89/2002/NĐ-CP về việc in, phát hành, sử dụng, quản lý hoá đơn do Bộ Tài Chính ban hành
- 10Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2003
- 11Nghị định 158/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
- 12Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 13Nghị định 148/2004/NĐ-CP sửa đổi Khoản 1 Điều 7 Nghị định 158/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng và Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi
- 14Quyết định 05/2005/QĐ-UBBT ban hành Quy định về công tác quản lý giá trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 15Quyết định 2498/QĐ-UBND năm 1996 về Quy chế quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 16Quyết định 133/2005/QĐ-UBND về Đề án Đổi mới quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010
- 17Quyết định 58/2014/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp quản lý hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận
Quyết định 65/2008/QĐ-UBND ban hành Quy chế phối hợp quản lý thu thuế đối với hoạt động kinh doanh du lịch, khách sạn, nhà nghỉ trên địa bàn tỉnh Bình Thuận do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 65/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/08/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra