Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2001/QĐ-UB | Cần Thơ, ngày 19 tháng 11 năm 2001 |
V/V PHÊ DUYỆT "KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA TỈNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2001-2005"
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định 62/2000/QĐ-TTg ngày 06/6/2000 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cần Thơ từ nay đến năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề;
Căn cứ Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cần Thơ lần thứ X (nhiệm kỳ 2001-2005);
Căn cứ ý kiến của TT.HĐND tỉnh tại Công văn số 74/CV-HĐND ngày 29/10/2001;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tại Tờ trình số 408/TTr.KHĐT ngày 27/8/2001,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Phê duyệt "Kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005" với những nội dung chủ yếu sau đây :
1/- Tên Kế hoạch: Kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001 - 2005.
a) Mục tiêu tổng quát :
Đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh, nhằm thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động trong nông nghiệp - nông thôn. Giải quyết tốt những bức xúc về xã hội: việc làm, xóa đói giảm nghèo, ổn định và cải thiện đời sống nhân dân, ngăn chặn và đẩy lùi các tệ nạn xã hội.
b) Các mục tiêu cụ thể :
Trong 5 năm giải quyết việc làm cho 175.000 - 200.000 lao động (bình quân mỗi năm giải quyết 35.000 - 40.000 việc làm), xuất khẩu 1.000 - 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài (bình quân 200 - 400 lao động/năm). Đến năm 2005 giảm tỷ lệ lao động thất nghiệp trong độ tuổi còn dưới 5%, nâng tỷ lệ sử dụng thời gian lao động ở khu vực nông thôn lên trên 78%. Phấn đấu tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt trên 20%, trong đó đào tạo nghề đạt trên 16% tổng số lao động tham gia các ngành kinh tế (theo Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ X của Tỉnh Đảng bộ đề ra là 15%).
Giai đoạn 2001-2005 đào tạo nghề cho 110.000 - 120.000 người, trong đó 18.000 - 20.000 người được đào tạo nghề dài hạn và 90.000 - 100.000 người được đào tạo nghề ngắn hạn.
3/- Một số quan điểm chỉ đạo phát triển đào tạo nghề :
Xây dựng chính sách và cơ chế khuyến khích đẩy mạnh xã hội hoá để phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước cho các hoạt động đào tạo và dạy nghề, mở rộng và đa dạng hoá các loại hình dạy nghề ngắn hạn, nhằm tạo cơ hội cho người lao động tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm ...., từng bước đào tạo nghề phổ cập cho người lao động, trong đó ưu tiên đào tạo, phổ cập nghề cho lao động nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hoá nông thôn và đào tạo nghề dài hạn, nhằm đáp ứng nguồn nhân lực cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và xuất khẩu lao động....
Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề đào tạo, cân đối giữa đào tạo và sử dụng ở các trình độ và các ngành nghề khác nhau, bảo đảm được nhân lực cho các ngành mũi nhọn, các chương trình kinh tế trọng điểm, tăng nhanh tỷ lệ đào tạo ngành nghề dưới bậc đại học. Quan tâm đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp nông thôn, đào tạo nghề để phát triển các làng nghề, khôi phục nghề truyền thống, các nghề phục vụ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nghề phục vụ các công trình dân dụng, nghề phục vụ cho xây dựng Cầu Cần Thơ...
Các nghề đào tạo dài hạn tập trung theo 12 nhóm nghề : chế biến lương thực, thực phẩm, thủy hải sản; cơ khí sửa chữa, lắp ráp, nhiệt, điện; xây dựng các công trình dân dụng, địa chất, hoá chất; điện tử, tin học, bưu chính viễn thông; sư phạm, văn hoá thông tin, nghệ thuật, TDTT; y tế, dược; nghiệp vụ thương mại, kinh tế; bảo quản vật tư, hàng hoá; giao thông vận tải; khai thác thủy hải sản; may mặc, may da; các ngành dịch vụ và du lịch.
- Nghiên cứu chính sách cụ thể để khuyến khích học sinh vào học tại các trường dạy nghề để đào tạo đội ngũ lao động trẻ có chuyên môn kỹ thuật giỏi phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của tỉnh.
- Tăng cường củng cố và phát triển các trường dạy nghề trọng điểm, mở rộng năng lực, vừa đào tạo trung học chuyên nghiệp, vừa dạy nghề. Triển khai thực hiện dự án "Giáo dục kỹ thuật và dạy nghề" tại trường Công nhân Kỹ thuật Cần Thơ. Đồng thời mở rộng quy mô đào tạo nghề ngắn hạn, đầu tư xây dựng mới 3-4 trung tâm dạy nghề ngắn hạn ở thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh, huyện Thốt Nốt, huyện Phụng Hiệp, các trung tâm thị trấn có nhu cầu bức xúc về đào tạo nghề và 1-2 trường dạy nghề mà khu vực đồng bằng sông Cửu Long chưa có. Tổ chức liên kết với các trường dạy nghề trong và ngoài tỉnh đối với những nghề mà tỉnh chưa có. Hướng dẫn các doanh nghiệp tổ chức đào tạo nghề gắn với tuyển dụng lao động tại doanh nghiệp đối với những nghề mà các cơ sở đào tạo trong tỉnh không có khả năng đáp ứng được.
- Phát triển mạnh và bảo đảm chất lượng các cơ sở đào tạo nghề kể cả cơ sở dân lập, tư nhân. Kết hợp đào tạo mới, đào tạo lại, tranh thủ các nguồn tài trợ, học bổng, khuyến khích du học tự túc để tăng nhanh lực lượng công nhân kỹ thuật lành nghề, chuyên gia khoa học công nghệ, văn hóa, nhà kinh doanh quản lý giỏi, đội ngũ công chức có năng lực.
- Xây dựng các dự án đào tạo nghề gắn với việc làm cho người nghèo, người tàn tật và trẻ mồ côi để kêu gọi sự đầu tư của các tổ chức nhân đạo thế giới; dự án đào tạo nghề nông (kỹ thuật viên nông nghiệp) cho nông dân, đào tạo nghề phục vụ cho xuất khẩu lao động, đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ...
- Đổi mới giáo trình dạy nghề, ngoài việc dạy nghề mình sẳn có cần cập nhật các loại nghề đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp. Chương trình đào tạo phải liên thông giữa các hệ đào tạo với nhau, giúp người lao động có điều kiện tiếp tục học lên cao.
- Tăng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên dạy nghề. Tăng cường công tác tập huấn, bồi dưỡng nâng cao trình độ giảng dạy của đội ngũ giáo viên dạy nghề trong toàn tỉnh. Tổ chức các kỳ hội giảng giáo viên dạy giỏi, hội thi thiết bị dạy nghề hàng năm để động viên phong trào dạy tốt, tiến tới tổ chức tốt Hội giảng giáo viên dạy giỏi ngành dạy nghề toàn quốc lần thứ II tại tỉnh vào năm 2003.
- Triển khai thực hiện Nghị định số 02/2001/NĐ-CP ngày 9/1/2001 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề; Quyết định số 775/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/8/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Điều lệ trường dạy nghề; Quyết định số 776/2001/QĐ-BLĐTBXH ngày 9/8/2001 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm dạy nghề.
- Tăng ngân sách cho đào tạo nghề và đổi mới cơ chế cấp phát, quản lý và sử dụng ngân sách cho đào tạo nghề.
- Thường xuyên tổ chức thi nâng bậc nghề.
- Tăng cường hợp tác quốc tế về đào tạo nghề.
6/- Xây dựng các chính sách và đề án:
- Chính sách đối với cán bộ, giáo viên dạy nghề.
- Chính sách đối với học sinh học nghề.
- Chính sách sử dụng những người có trình độ nghề cao.
- Các đề án đào tạo nghề cho các lĩnh vực:
+ Đề án Đào tạo nghề cho nông thôn
+ Đề án Đào tạo nghề cho xuất khẩu lao động
+ Đề án Đào tạo nghề cho KCN-KCX.
+ Đề án Đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ
+ Đề án Đào tạo nghề cho đối tượng xã hội
+ Đề án Đào tạo nghề cho doanh nghiệp
- Dự án Đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, sửa chữa, mở rộng các trường, trung tâm dạy nghề.
a) Nguồn ngân sách (chi xây dựng cơ bản, chi thường xuyên, chi chương trình mục tiêu):
- Ngân sách Trung ương: 48.000 triệu đồng.
- Ngân sách địa phương: 82.000 triệu đồng.
b) Nguồn đóng góp của người học: 20.000 triệu đồng.
c) Nguồn vốn tự có của các cơ sở dạy nghề và doanh nghiệp: 3.000 triệu
d) Nguồn vốn tín dụng: 5.000 triệu đồng.
e) Các nguồn vốn khác: 2.000 triệu đồng.
* Tổng cộng (dự toán): 160.000 triệu đồng.
Kinh phí hàng năm để thực hiện Kế hoạch sẽ được cụ thể hoá và bố trí cho từng nội dung hoạt động của Kế hoạch.
Điều 2. Giao cho các cơ quan sau đây quản lý và thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005:
1/- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý, chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, tổng hợp, đánh giá kết quả thực hiện hàng năm báo cáo TT. Tỉnh ủy, TT.HĐND tỉnh, UBND tỉnh; chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể liên quan và các địa phương xây dựng các chính sách và dự án tại
2/- Sở Kế hoạch - Đầu tư có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá xem xét cân đối bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm để thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước.
3/- Sở Tài chính - Vật giá có trách nhiệm tạo nguồn theo kế hoạch và hướng dẫn việc cấp phát kinh phí kịp thời theo chỉ tiêu.
4/- Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các Sở, ngành liên quan thực hiện chính sách phân luồng vào các trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, các trường dạy nghề đối với học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở; phân luồng vào các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp và các trường cao đẳng, đại học đối với học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông.
5/- Các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005 của ngành, địa phương mình; báo cáo định kỳ với UBND tỉnh và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội về tình hình thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề hàng năm.
6/- Sở Văn hoá - Thông tin, các cơ quan thông tin, báo chí tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác đào tạo nghề đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
7/- Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh cùng tham gia thực hiện Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2001-2005 trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình.
Điều 3. Giao Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với ngành trực thuộc UBND tỉnh, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện tổ chức triển khai thực hiện hàng năm "Kế hoạch đào tạo nghề tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005".
Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Điều 5. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Giám đốc Sở, Thủ trưởng cơ quan ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận : | TM.UBND TỈNH CẦN THƠ |
- 1Quyết định 50/1999/QĐ-TTG phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 3Thông báo 3948/TB-BNN-VP ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 và Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1221/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Công văn 2368/BNN-TCCB năm 2013 xây dựng kế hoạch đào tạo nghề Nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1300/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 7Quyết định 1946/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 8Quyết định 03/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề dài hạn năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Quyết định 50/1999/QĐ-TTG phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 1999-2000 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 62/2000/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội tỉnh Cần Thơ thời kỳ từ nay đến năm 2010 (điều chỉnh) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 02/2001/NĐ-CP Hướng dẫn Bộ luật Lao động và Luật Giáo dục về dạy nghề
- 6Quyết định 775/2001/QĐ-BLĐTBXH về Điều lệ trường dạy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 776/2001/QĐ-BLĐTBXH về Quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm dậy nghề do Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 8Quyết định 825/QĐ-UBND năm 2010 về Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 9Thông báo 3948/TB-BNN-VP ý kiến chỉ đạo của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm 2012 và Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2012 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Quyết định 1221/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 11Công văn 2368/BNN-TCCB năm 2013 xây dựng kế hoạch đào tạo nghề Nông nghiệp cho lao động nông thôn năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 12Quyết định 1300/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 13Quyết định 1946/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 14Quyết định 03/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề dài hạn năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
Quyết định 65/2001/QĐ-UB phê duyệt "Kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005"
- Số hiệu: 65/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 19/11/2001
- Nơi ban hành: Tỉnh Cần Thơ
- Người ký: Trần Thanh Mẫn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 04/12/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra