Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1300/QĐ-UBND | Vĩnh Long, ngày 02 tháng 8 năm 2013 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2013
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT, ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH, ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số 2434/QĐ-UBND, ngày 05/11/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg;
Căn cứ Quyết định số 1128/QĐ-UBND, ngày 18/7/2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long;
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động;
Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-UBND, ngày 15/7/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND, ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 41/TTr-SLĐTBXH, ngày 22/7/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013.
(Kèm theo Kế hoạch số 40/KH-SLĐTBXH, ngày 19/7/2013 của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).
Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| KT. CHỦ TỊCH |
UBND TỈNH VĨNH LONG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 40/KHDN-BCĐ | Vĩnh Long, ngày 19 tháng 7 năm 2013 |
ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN NĂM 2013
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1300/QĐ-UBND, ngày 02/8/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long)
Căn cứ Quyết định 1956/QĐ-TTg, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12 tháng 12 năm 2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 09/8/2012 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư Liên tịch số 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30/7/2010 của Bộ Tài chính và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ.
Căn cứ Chỉ thị số 22-CT/TU, ngày 26 ngày 5 tháng 2010 của Tỉnh uỷ Vĩnh Long về việc triển khai, thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Căn cứ Nghị quyết số 140/2010/NQ-HĐND, ngày 10 tháng 12 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Long về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Căn cứ Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22 tháng 10 năm 2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Căn cứ Quyết định số 2434/QĐ-UBND, ngày 05/11/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
Căn cứ Quyết định số 1128/QĐ-UBND ngày 18 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt điều chỉnh Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
Căn cứ Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.
Căn cứ Quyết định số 1186/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc bổ sung Quyết định số 315/QĐ-UBND ngày 04/02/2013 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động.
Trên cơ sở tổng hợp kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long, của Ban Chỉ đạo thực hiện đề án các huyện, thị xã, thành phố và các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 tỉnh Vĩnh Long xây dựng Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, cụ thể:
1. Mục tiêu:
- Đào tạo nghề cho lao động nông thôn các ngành nghề theo nhu cầu học nghề và việc làm của người lao động, đào tạo các ngành nghề theo chủ trương, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương.
- Đào tạo nghề để nâng cao chất lượng nguồn lao động, cung cấp lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật, có tay nghề cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ và phục vụ xuất khẩu lao động.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề nhằm gắn liền việc đào tạo nghề với tạo việc làm, giải quyết việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn; góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Chú trọng, tăng cường thực hiện mở lớp dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại 22 xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
2. Chỉ tiêu đào tạo năm 2013:
a) Chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề theo đề án được duyệt:
Chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013: 13.800 người (theo chỉ tiêu được duyệt tại Quyết định số 2265/QĐ-UBND, ngày 22/10/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long).
Trong đó, dự kiến đối tượng học nghề:
+ Đối tượng 1 (lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác): 4.100 người.
+ Đối tượng 2 (lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo): 850 người.
+ Đối tượng 3 (lao động nông thôn khác): 8.850 người.
b) Kế hoạch đào tạo nghề theo dự toán kinh phí thực hiện:
Kế hoạch đào tạo nghề được xây dựng dựa trên dự toán kinh phí được phân bổ cho các đơn vị và trên cơ sở định mức chi phí đào tạo nghề theo quy định tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND, ngày 05/11/2010 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg.
Năm 2013, tỉnh Vĩnh Long dự kiến sẽ đào tạo nghề cho: 14.440 lao động nông thôn, trong đó dự kiến theo các đối tượng:
Dự kiến đối tượng học nghề | Chỉ tiêu đào tạo (người) | |
Tổng cộng | Trong đó: LĐNT quá tuổi lao động | |
1. Đối tượng 1 (lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người dân tộc thiểu số, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác) | 2.545 | 190 |
2. Đối tượng 2 (lao động nông thôn thuộc diện hộ có thu nhập tối đa bằng 150% thu nhập của hộ nghèo) | 1.472 | 148 |
3. Đối tượng 3 (lao động nông thôn khác) | 10.423 | 514 |
Tổng cộng: | 14.440 | 852 |
3. Nguồn kinh phí thực hiện:
a) Nguồn kinh phí:
- Nguồn ngân sách hỗ trợ của Trung ương thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm và dạy nghề năm 2013;
- Ngân sách tỉnh cấp thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long năm 2013 và kinh phí năm 2012 chuyển sang (phần kinh phí giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý và thực hiện);
- Ngân sách các huyện, thành phố giao các Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm công lập các huyện, thành phố thực hiện đào tạo nghề năm 2013.
b) Kinh phí dự kiến thực hiện:
Tổng cộng: 10.972.833.387 đồng (mười tỷ, chín trăm bảy mươi hai triệu, tám trăm ba mươi ba nghìn, ba trăm tám mươi bảy đồng)
Bao gồm:
- Chia theo nội dung chi kinh phí:
+ Kinh phí đào tạo nghề: 9.089.850.387 đồng.
+ Kinh phí hỗ trợ học viên học nghề (theo chính sách quy định của đề án tỉnh): 1.882.983.000 đồng.
- Chia theo nguồn kinh phí:
+ Ngân sách trung ương: 5.760.370.305 đồng
+ Ngân sách tỉnh: 4.537.410.292 đồng.
+ Ngân sách các huyện, thị, thành phố: 675.052.790 đồng.
- Chia theo cơ quan quản lý:
Đơn vị quản lý kinh phí và triển khai thực hiện | Tổng cộng: | Trong đó: | ||
Ngân sách trung ương | Ngân sách tỉnh | Ngân sách các huyện, thành phố | ||
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long (Kinh phí năm 2013) | 1.913.512.220 | 1.497.522.270 | 415.989.950 |
|
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long (Kinh phí năm 2013 và kinh phí năm 2012 chuyển sang năm 2013) | 4.286.317.460 | 1.227.598.500 | 3.058.718.960 |
|
3. Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, thành phố (thường trực BCĐ 1956 các huyện) (Kinh phí năm 2013) | 4.773.003.707 | 3.035.249.535 | 1.062.701.382 | 675.052.790 |
Trong đó, bao gồm: |
|
|
|
|
Phòng Lao động - TB&XH thành phố Vĩnh Long | 564.225.380 | 299.680.160 | 114.678.500 | 149.866.720 |
Phòng Lao động - TB&XH huyện Long Hồ | 669.377.430 | 399.716.400 | 169.821.780 | 99.839.250 |
Phòng Lao động - TB&XH huyện Mang Thít | 599.289.925 | 399.853.780 | 119.551.725 | 79.884.420 |
Phòng Lao động - TB&XH huyện Vũng Liêm | 618.117.100 | 398.553.200 | 119.621.100 | 99.942.800 |
Phòng Lao động - TB&XH huyện Tam Bình | 817.483.777 | 397.166.300 | 174.797.877 | 245.519.600 |
Phòng Lao động - TB&XH huyện Trà Ôn | 515.414.975 | 390.707.875 | 124.707.100 |
|
Phòng Lao động - TB&XH thị xã Bình Minh | 524.610.570 | 399.936.570 | 124.674.000 |
|
Phòng Lao động - TB&XH huyện Bình Tân | 464.484.550 | 349.635.250 | 114.849.300 |
|
II. DANH MỤC NGÀNH NGHỀ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN:
1. Ngành nghề nông nghiệp:
a) Mục tiêu:
Đào tạo nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn phục vụ nâng cao chất lượng nông sản và năng suất canh tác, góp phần cải tạo và nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp.
Đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, phổ biến kiến thức, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng. Giới thiệu các giống mới có hiệu quả, năng suất cao; các loại nông dược, phân bón và kỹ thuật nuôi trồng, chăm sóc nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường, nguồn nước.
Hướng dẫn cách xây dựng các mô hình nông nghiệp, mở rộng quy mô canh tác, chăn nuôi, nuôi trồng theo quy mô hộ gia đình; hướng dẫn kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản và tiêu thụ hàng hoá.
b) Dự kiến số lượng lao động nông thôn học nghề nông nghiệp:
Dự kiến số lao động nông thôn học nghề nông nghiệp: 5.964 lao động nông thôn, chiếm tỷ lệ 41,30% so với tổng số chỉ tiêu đào tạo của kế hoạch dạy nghề năm 2013. Trong đó, chia theo đối tượng học nghề:
- Đối tượng 1: 1.315 người.
- Đối tượng 2: 798 người.
- Đối tượng 3: 3.851 người.
c) Ngành nghề đào tạo:
Bao gồm 15 nghề theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn thuộc các vùng thuần nông và các ngành nghề đào tạo theo định hướng phát triển nông nghiệp bền vững tại các địa phương, đào tạo nghề theo các mô hình nông nghiệp điển hình và mô hình cánh đồng mẫu lớn.
2. Ngành nghề phi nông nghiệp:
a) Mục tiêu:
Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động của tỉnh, góp phần thực hiện chuyển dịch cơ cấu lao động, thực hiện sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng địa phương.
Đào tạo nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn phục vụ cung ứng lao động có chuyên môn kỹ thuật cho thị trường lao động, góp phần tạo việc làm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và phục vụ xuất khẩu lao động. Tạo điều kiện cho người lao động mở các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ tại địa phương.
b) Dự kiến số lượng lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp:
Dự kiến số lao động nông thôn học nghề phi nông nghiệp: 8.476 lao động nông thôn, chiếm tỷ lệ 58,70% so với tổng số chỉ tiêu đào tạo của kế hoạch dạy nghề năm 2013. Trong đó, chia theo đối tượng học nghề:
- Đối tượng 1: 1.230 người.
- Đối tượng 2: 674 người.
- Đối tượng 3: 6.572 người.
c) Ngành nghề đào tạo:
Bao gồm 25 nghề theo nhu cầu học nghề của người lao động để chuyển đổi nghề, lao động làm việc trong các làng nghề truyền thống, các ngành nghề đào tạo theo định hướng phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương, đào tạo nghề theo đơn đặt hàng của các doanh nghiệp và xuất khẩu lao động.
III. CƠ SỞ DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN:
1. Cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn:
Cơ sở tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013: 22 cơ sở, bao gồm:
a) Cơ sở dạy nghề:
Cơ sở dạy nghề tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn là các cơ sở dạy nghề và cơ sở có dạy nghề được thành lập, hoạt động đào tạo nghề theo quy định của Luật Dạy nghề và các văn bản quy định của luật, bao gồm 16 cơ sở, cụ thể:
- 02 trường trung cấp nghề (Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long, Trường Trung cấp Nghề Số 9);
- 01 trường cao đẳng chuyên nghiệp có dạy nghề (Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long);
- 08 trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm huyện, thị, thành phố;
- 01 trung tâm dạy nghề thuộc hội, đoàn thể (Trung tâm Dạy nghề Hội Liên hiệp Phụ nữ Vĩnh Long);
- 02 trung tâm dạy nghề tư thục (Trung tâm Dạy nghề Thẩm mỹ Nguyên My Vĩnh Long, Trung tâm Dạy nghề tư thục Việt Úc);
- 02 trung tâm giới thiệu việc làm có dạy nghề (Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long, Trung tâm Giới thiệu việc làm và Dạy nghề Liên đoàn Lao động Vĩnh Long).
b) Cơ sở khác tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn:
Cơ sở khác có tham gia dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn được thực hiện theo chính sách khuyến khích các loại hình cơ sở có chức năng đào tạo nghề tham gia công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ và theo hướng dẫn tại Thông tư Liên tịch số 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT ngày 12/12/2012 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Nội vụ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương và Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”.
Bao gồm 06 cơ sở:
- Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp Vĩnh Long thuộc Sở Công thương tỉnh Vĩnh Long;
- 05 cơ sở (Trung tâm Khuyến nông, Chi cục Thú y, Chi cục Thuỷ sản, Chi cục Bảo vệ thực vật, Trung tâm Giống nông nghiệp) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Vĩnh Long.
2. Kinh phí phân bổ thực hiện đào tạo nghề:
Kinh phí dạy nghề cho lao động nông thôn được phân bổ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố (Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 các huyện, thị, thành phố) triển khai thực hiện giao kết hợp đồng dạy nghề với các cơ sở dạy nghề tổ chức các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn, bao gồm: Kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia việc làm - dạy nghề; kinh phí từ nguồn ngân sách tỉnh thực hiện Đề án 1956 và kinh phí từ ngân sách các huyện, thị, thành phố.
Cụ thể kinh phí thực hiện:
TT | Cơ sở dạy nghề | Tổng cộng | Chia theo nguồn kinh phí | ||
Ngân sách trung ương | Ngân sách tỉnh | Ngân sách các huyện, thành phố | |||
1 | TTDN và GTVL thành phố Vĩnh Long | 640.752.380 | 372.907.160 | 117.978.500 | 149.866.720 |
2 | TTDN và GTVL huyện Long Hồ | 905.825.180 | 587.982.150 | 218.003.780 | 99.839.250 |
3 | TTDN và GTVL huyện Mang Thít | 741.364.925 | 517.151.280 | 144.329.225 | 79.884.420 |
4 | TTDN và GTVL huyện Vũng Liêm | 926.633.100 | 575.905.700 | 250.784.600 | 99.942.800 |
5 | TTDN và GTVL huyện Tam Bình | 1.317.067.027 | 797.865.800 | 273.681.627 | 245.519.600 |
6 | TTDN và GTVL huyện Trà Ôn | 819.921.225 | 661.464.125 | 158.457.100 |
|
7 | TTDN và GTVL huyện Bình Minh | 846.189.570 | 399.936.570 | 446.253.000 |
|
8 | TTDN và GTVL huyện Bình Tân | 728.024.050 | 349.635.250 | 378.388.800 |
|
9 | TTDN Hội Liên hiệp Phụ nữ Vĩnh Long | 293.718.600 | 199.629.000 | 94.089.600 |
|
10 | Trung tâm Giới thiệu việc làm Vĩnh Long | 329.803.950 | 299.878.950 | 29.925.000 |
|
11 | TTGTVL và DN Liên đoàn LĐ Vĩnh Long | 294.263.650 | 199.727.050 | 94.536.600 |
|
12 | Trường Trung cấp Nghề Vĩnh Long | 208.940.500 | 199.940.500 | 9.000.000 |
|
13 | Trường Trung cấp Nghề Số 9 | 159.125.950 | 149.555.950 | 9.570.000 |
|
14 | TTDN tư thục Việt Úc | 189.146.980 | 99.849.480 | 89.297.500 |
|
15 | TTDN Thẩm mỹ Nguyên My Vĩnh Long | 148.978.840 | 148.978.840 | 0 |
|
16 | TT Khuyến công và TVPTCN Vĩnh Long | 289.533.750 | 199.962.500 | 89.571.250 |
|
17 | Trường Cao đẳng Cộng đồng Vĩnh Long | 433.299.750 |
| 433.299.750 |
|
18 | Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long | 811.072.400 |
| 811.072.400 |
|
19 | Chi cục Thú y Vĩnh Long | 212.918.500 |
| 212.918.500 |
|
20 | Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Long | 83.695.000 |
| 83.695.000 |
|
21 | Trung tâm Giống nông nghiệp Vĩnh Long | 353.136.560 |
| 353.136.560 |
|
22 | Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long | 239.421.500 |
| 239.421.500 |
|
| Tổng số: | 10.972.833.387 | 5.760.370.305 | 4.537.410.292 | 675.052.790 |
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Vĩnh Long (Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956):
Là đơn vị chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 huyện, thị, thành phố và các sở, ban, ngành có liên quan triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể của kế hoạch dạy nghề:
- Quản lý kinh phí và triển khai các hoạt động dạy nghề phi nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch.
- Phối kết hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Định kỳ phối hợp với Sở Nông nghiệp, Ban Chỉ đạo các huyện, thị, thành phố tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn và báo cáo kết quả thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh với Uỷ ban nhân dân tỉnh, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành và ban chỉ đạo thực hiện đề án các huyện, thị, thành phố triển khai các hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn, cụ thể:
- Quản lý kinh phí và triển khai các hoạt động dạy nghề nông nghiệp cho lao động nông thôn theo kế hoạch.
- Phối hợp tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện mở lớp dạy nghề của các cơ sở dạy nghề; giám sát việc hướng dẫn tạo việc làm, xây dựng kinh tế hộ gia đình nông thôn cho lao động qua đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo.
- Định kỳ tổng hợp kết quả thực hiện đào tạo nghề nông nghiệp và phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng báo cáo chung về kết quả thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh theo các nội dung thực hiện.
3. Ban Chỉ đạo thực hiện Đề án 1956 cấp huyện, thành phố:
- Quán triệt kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013 đến các ban, ngành, đoàn thể và Tổ triển khai thực hiện đề án cấp xã, phường, thị trấn. Phối hợp triển khai các hoạt động cụ thể trong việc thực hiện Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn.
- Quản lý kinh phí và triển khai các hoạt động dạy nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch.
- Tăng cường chỉ đạo, điều hành và phối kết hợp kiểm tra giám sát việc mở các lớp dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề tổ chức trên địa bàn quản lý.
- Tổ chức phân tích, đánh giá hiệu quả của các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy nghề theo chính sách đề án.
- Định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân huyện, thị, thành phố, Ban Chỉ đạo thực hiện đề án cấp tỉnh tình hình triển khai thực hiện đề án trên địa bàn phụ trách.
4. Các cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn:
- Các cơ sở dạy nghề có trách nhiệm triển khai các hoạt động cụ thể về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo kế hoạch dạy nghề đã được phê duyệt và theo các quy định hiện hành về đào tạo nghề cho lao động nông thôn và theo quy định tại Hướng dẫn Liên ngành số 03/HDLN-SLĐTBXH-STC-KBNN, ngày 06/6/2011 giữa Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính và Kho bạc Nhà nước Vĩnh Long về việc đào tạo nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long.
- Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể tại địa phương, các doanh nghiệp thực hiện vận động, chiêu sinh học nghề, tổ chức lớp học và giải quyết việc làm, hướng dẫn tạo việc làm hoặc giới thiệu việc làm cho lao động qua đào tạo. Đảm bảo tỷ lệ lao động qua đào tạo có việc làm từ 70 - 80% trở lên.
- Chịu trách nhiệm về các nội dung chi kinh phí tổ chức lớp học nghề, cấp tiền ăn, tiền đi lại cho học viên thuộc các đối tượng quy định theo chính sách đề án của tỉnh và quyết toán kinh phí các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn theo các nội dung thực hiện.
Trên đây là Kế hoạch dạy nghề cho lao động nông thôn năm 2013 thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long. Kế hoạch này sẽ được bổ sung các nội dung, chỉ tiêu thực hiện từ các nguồn kinh phí của đề án năm 2012 chuyển sang năm 2013.
Trong quá trình triển khai thực hiện, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Chỉ đạo các huyện thành phố và các đơn vị tham gia dạy nghề cho lao động nông thôn được chủ động triển khai thực hiện các hoạt động cụ thể trong việc đào tạo nghề và giải quyết việc làm, tạo việc làm cho lao động nông thôn; thực hiện điều chỉnh kế hoạch, ngành nghề đào tạo, thời gian đào tạo cho phù hợp với tình hình triển khai thực hiện thực tế để đảm bảo hoàn thành chỉ tiêu, kế hoạch đề ra./.
| KT. TRƯỞNG BAN |
- 1Kế hoạch 112/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2012
- 2Quyết định 294/QĐ-BNV năm 2012 về Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Kế hoạch 42/KH-BCĐ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 1221/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 2548/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận dự án "Mở lớp đào tạo nghề xoa bóp nhằm tạo việc làm ổn định cho người mù" do tổ chức Abilis (Phần Lan) tài trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 1946/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 7Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020"
- 8Quyết định 03/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề dài hạn năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 9Nghị quyết 47/2005/NQ-HĐND về chủ trương lập “Đề án đào tạo nghề cho lao động ngoại thành và chiến sĩ lực lượng vũ trang xuất ngũ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010
- 10Quyết định 65/2001/QĐ-UB phê duyệt "Kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005"
- 1Luật Dạy nghề 2006
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1956/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 128/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH sửa đổi Thông tư liên tịch 112/2010/TTLT-BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định 1956/QĐ-TTg do Bộ Tài chính - Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Kế hoạch 112/KH-UBND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg trên địa bàn thành phố Hà Nội, năm 2012
- 6Quyết định 294/QĐ-BNV năm 2012 về Kế hoạch triển khai đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức xã theo Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2012 - 2015 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Thông tư liên tịch 30/2012/TTLT-BLĐTBXH-BNV-BNN&PTNT-BCT-BTTTT hướng dẫn trách nhiệm tổ chức thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020" do Bộ trưởng các Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Nội vụ - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Kế hoạch 42/KH-BCĐ kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Quyết định 1956/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 315/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 10Quyết định 2265/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 11Quyết định 2434/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Định mức chi phí đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 12Quyết định 1128/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt điều chỉnh Đề án Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 13Nghị quyết 140/2010/NQ-HĐND về đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 14Quyết định 1221/QĐ-UBND Kế hoạch đào tạo nghề trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 03 tháng cho lao động nông thôn năm 2013 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 15Quyết định 1186/QĐ-UBND năm 2013 bổ sung Quyết định 315/QĐ-UBND phê duyệt Danh mục ngành nghề đào tạo cho lao động nông thôn quá độ tuổi lao động do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- 16Quyết định 2548/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt tiếp nhận dự án "Mở lớp đào tạo nghề xoa bóp nhằm tạo việc làm ổn định cho người mù" do tổ chức Abilis (Phần Lan) tài trợ của tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 17Quyết định 1946/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Lâm Đồng đến năm 2020
- 18Quyết định 683/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Đề án "Đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng giai đoạn 2014 - 2020"
- 19Quyết định 03/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nghề dài hạn năm 2007 do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 20Nghị quyết 47/2005/NQ-HĐND về chủ trương lập “Đề án đào tạo nghề cho lao động ngoại thành và chiến sĩ lực lượng vũ trang xuất ngũ thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010
- 21Quyết định 65/2001/QĐ-UB phê duyệt "Kế hoạch đào tạo nghề của tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005"
Quyết định 1300/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch đào tạo nghề cho lao động nông thôn năm 2013 do tỉnh Vĩnh Long ban hành
- Số hiệu: 1300/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 02/08/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Vĩnh Long
- Người ký: Nguyễn Văn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 02/08/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra