Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 53/2002/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 26 tháng 8 năm 2002 |
V/V BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH, DỊCH VỤ DU LỊCH TRONG TỈNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ( sửa đổi ), đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994.
- Căn cứ Pháp lệnh Du lịch được Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố ngày 20/02/1999.
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thương mại & du lịch Bình Thuận tại tờ trình số: 265/TM/QLDL ngày 31/7/2002;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo quyết định này bản quy định về quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trong tỉnh .
Điều 2: Giao Sở Thương mại và Du lịch, các ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, Thành phố, Ban quản lý các khu du lịch tổ chức thực hiện quyết định này.
Điều 3: Các ông Chánh văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Thương mại & du lịch, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Trưởng ban quản lý các khu du lịch; tổ chức và cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế, kể cả khách du lịch và các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoạt động trên điạ bàn tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành ./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
VỀ QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DU LỊCH TRONG TỈNH
( Ban hành kèm theo Quyết định số : 53/2002/QĐ-UBBT ngày 26 tháng 8 năm 2002 của UBND Tỉnh Bình Thuận )
Điều 1: Uỷ Ban Nhân Dân Tỉnh Bình Thuận tôn trọng, bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp cuả tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, khách du lịch theo quy định cuả pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế liên quan đến du lịch mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia .
Điều 2 : Uỷ ban nhân dân tỉnh Bình Thuận khuyến khích phát triển du lịch tại các khu du lịch trong tỉnh theo những nguyên tắc sau đây:
- Hoạt động du lịch và kinh doanh dịch vụ du lịch phải đảm bảo phát triển bền vững trên cơ sở phát triển hài hoà các mặt kinh tế, văn hoá, xã hội, môi trường và an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
- Hoạt động du lịch không làm ảnh hưởng xấu đến các di tích lịch sử văn hoá và môi trường tự nhiên cuả khu vực theo các quy định hiện hành.
- Các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch chịu sự quản lý thống nhất cuả Chính quyền điạ phương và các ngành liên quan theo chức năng quản lý nhà nước về các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch.
Điều 3: Trong quyết định này, các thuật ngữ : Du lịch, khách du lịch; Điểm du lịch ;Khu du lịch; tuyến du lịch ;kinh doanh du lịch ; lữ hành; cơ sở lưu trú du lịch được hiểu theo thuật ngữ quy định tại điều 10 cuả Pháp lệnh du lịch công bố năm 1999.
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHÁCH DU LỊCH
Điều 4: Ban quản lý các khu du lịch, các doanh nghiệp du lịch hoạt động trên địa bàn, các công ty lữ hành đưa khách đến các khu du lịch và UBND các xã, phường, thị trấn có khu du lịch có trách nhiệm:
- Cung cấp cho khách đầy đủ thông tin về khu du lịch, bao gồm cả các quy định đối với hoạt động cuả khách du lịch .
- Tạo điều kiện tốt nhất để khách được hưởng thụ các dịch vụ, sản phẩm du lịch ở địa phương.
- Đảm bảo an toàn về tính mạng, tài sản cho khách trong thời gian du lịch tại các khu du lịch .
- Xử lý nghiêm khắc các vi phạm cuả khách đối với các quy định về đảm bảo vệ sinh môi trường, an ninh trật tự trong khu du lịch và những vi phạm trong quy định này.
- Khách du lịch đến tham quan khu du lịch có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các quy định được niêm yết hoặc được phổ biến và có quyền khiếu nại với UBND Xã, Phường, Thị trấn, Ban quản lý các khu du lịch hoặc cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch tại điạ phương về những vi phạm đối với quyền lợi cuả mình để được giải quyết.
- Khách du lịch có nhu cầu nghỉ lại tại các cơ sở lưu trú trong khu du lịch phải xuất trình chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác có giá trị chứng minh về nhân thân cuả mình ( đối với khách là công dân Việt Nam),hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cuả Việt Nam cấp (đối với khách du lịch quốc tế đến Việt Nam) để đăng ký tạm trú với cơ quan Công an xã, Phường, Thị trấn.
- Khách du lịch đi theo đoàn hoặc kết hợp công vụ thì hướng dẫn viên hoặc đại diện tổ chức được giao nhiệm vụ đón tiếp quản lý có trách nhiệm hướng dẫn khách đăng ký tạm trú theo quy định.
Điều 6: Đối tượng được phép kinh doanh cơ sở lưu trú hoạt động trong các khu du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận bao gồm : Tổ chức, cá nhân người Việt Nam thuộc các thành phần kinh tế theo quy định cuả pháp luật Việt Nam; người Việt Nam định cư ở nước ngoài; tổ chức cá nhân người nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam( sau đây gọi tắt là tổ chức, cá nhân) được thành lập và đăng ký kinh doanh như:
- Doanh nghiệp nhà nước
- Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp TN, Hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể...
- Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài hoặc 100% vốn nước ngoài.
Điều 7: Hoạt động cuả cơ sở lưu trú trong các khu du lịch được điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp, Luật khuyến khích đầu tư trong nước, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 và Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 cuả Tổng cục du lịch hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP cuả Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch .
- Chỉ những cơ sở lưu trú đảm bảo các điều kiện tiêu chuẩn về điạ điểm, cơ sở vật chất trang thiết bị, an ninh trật tự, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định tại khoản IV Chương I Thông tư số 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 cuả Tổng cục du lịch hướng dẫn thi hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP cuả Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch và Nghị định 08/2001/NĐ-CP ngày 22/02/2001 cuả Chính phủ về quản lý các nghề kinh doanh có điều kiện mới được hoạt động kinh doanh.
- Những cơ sở hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch khi chưa có giấy phép xây dựng để xây dựng cơ sở kinh doanh cuả mình thì không được tổ chức hoạt động kinh doanh.
Trong thời hạn chậm nhất là 6 tháng kể từ khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, chủ cơ sở phải đăng ký với Sở Thương mại và Du lịch để được xem xét cấp chứng nhận loại, xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định.
Điều 8: Cơ sở lưu trú du lịch có trách nhiệm:
- Kinh doanh đúng ngành nghề đã đăng ký kinh doanh. Trong quá trình hoạt động phải bảo đảm và thường xuyên duy trì các điều kiện, tiêu chuẩn đã đăng ký hoặc đã được công nhận.
- Thông báo về thời điểm bắt đầu kinh doanh bằng văn bản để Sở thương mại và du lịch Bình Thuận biết trước khi tiến hành kinh doanh. Nội dung thông báo theo mẫu tại phụ lục 8, Thông tư số: 01/2001/TT-TCDL ngày 27/4/2001 cuả Tổng cục du lịch hướng dẫn thực hiện Nghị định 39/2000/NĐ-CP ngày 24/8/2000 cuả Chính phủ về cơ sở lưu trú du lịch.
- Phải có tên riêng cho cơ sở lưu trú du lịch không trùng lắp với cơ sở lưu trú khác trên địa bàn tỉnh. Cơ sở lưu trú đã được cấp chứng nhận loại ,xếp hạng phải gắn biển đúng với loại hạng đã được công nhận tại cửa chính cuả cơ sở theo mẫu quy định thống nhất.
- Thực hiện các biện pháp nhằm bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cuả khách lưu trú tại cơ sở; chấp hành nghiêm chỉnh quy định về phòng cháy, chữa cháy; bảo mật phòng gian theo các quy định hiện hành.
Thực hiện việc khai báo tạm trú, tạm vắng cho khách đúng với quy định hiện hành và hướng dẫn cuả cơ quan có thẩm quyền tại địa phương.
- Niêm yết công khai giá bán các hàng hoá, dịch vụ có trong cơ sở lưu trú theo quy định tại điều 15, chương VII cuả bản quy định này.
- Phải có bản nội quy và công bố bản nội quy cuả cơ sở bằng tiếng Việt Nam và tiếng nước ngoài phù hợp với đối tượng khách cuả cơ sở đặt trong từng buồng ngủ.
- Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chế độ sổ sách kế toán, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hoạt động kinh doanh và khách lưu trú tại cơ sở. Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định hiện hành cuả pháp luật.
- Tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan giữ gìn an ninh trật tự ngăn chặn, phòng chống các tệ nạn xã hội.
QUẢN LÝ CÁC LOẠI HÌNH DỊCH VỤ DU LỊCH
Điều 9: Quản lý hoạt động kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch:
Mọi tổ chức, cá nhân người Việt Nam thuộc mọi thành phần kinh tế và tổ chức, cá nhân người nước ngoài hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch, có trách nhiệm chấp hành đầy đủ các quy định về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch tại Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/6/2001 cuả Chính phủ và Thông tư số 04/2001/TT-TCDL ngày24/12/2001 cuả Tổng cục du lịch về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch.
- Hướng dẫn viên đưa khách đi du lịch có trách nhiệm phối hợp với Ban quản lý các khu du lịch hoặc các doanh nghiệp được phép hoạt động kinh doanh du lịch, hướng dẫn khách tham quan và chấp hành đầy đủ các quy định cụ thể cuả khu du lịch .
Điều 10: Quản lý kinh doanh dịch vụ ăn uống, giải khát và bán hàng:
- Các thương nhân kinh doanh ăn uống phải tuân thủ các điều kiện quy định tại Thông tư số 18/1999/TT-BTM ngày 19/5/1999 cuả Bộ Thương mại hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân.
- Các cơ sở kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát phải đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định tại điều 14, điều 15, chương VI cuả quy định này.
Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định có liên quan đến kinh doanh ăn uống tại Nghị định 36/CP ngày 10/7/2001 cuả Chính phủ.
- Phải niêm yết, thông báo công khai giá cả dịch vụ, hàng hoá bày bán cho khách và bán theo giá niêm yết.
- Cấm bán hàng rong trên các bãi tắm biển công cộng, các khu du lịch dã ngoại, các điểm tham quan và các khu di tích văn hoá lịch sử .
Ban quản lý các khu du lịch có trách nhiệm phối hợp với các cơ sở kinh doanh du lịch và chính quyền địa phương hướng dẫn, sắp xếp những hộ kinh doanh nhỏ và những người bán hàng rong đúng nơi quy định. Đồng thời người bán hàng phải có trách nhiệm đảm bảo vệ sinh tại nơi bán và phải có thái độ văn minh, lịch sự với khách, nghiêm cấm nài ép, vây bám khách hàng ở những nơi công cộng, tại các khu du lịch.
Điều 11: Quản lý dịch vụ văn hoá, vui chơi giải trí:
- Các hoạt động văn hoá nghệ thuật, dịch vụ văn hoá vui chơi giải trí phục vụ du lịch phải chấp hành theo luật pháp, các quy định cuả nhà nước và quy định cuả địa phương về quản lý các hoạt động văn hoá thông tin thể thao trên địa bàn tỉnh.
- Các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được phép tự tổ chức hoặc thuê các cá nhân, tổ, đội văn nghệ để tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ, lễ hội truyền thống nhằm phục vụ du khách. Hoạt động cuả các cá nhân, tổ, nhóm, đội văn nghệ; các nội dung chương trình, tiết mục biểu diễn phải theo đúng quy định hiện hành cuả ngành văn hoá.
- Tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ lưu trú có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc các quy định tại khoản 8.5"nghề cho thuê lưu trú " phần 4 thông tư số 02/2001/TT-BCA ngày 4/5/2001 cuả Bộ Công an.
Cơ quan Công an phường, xã, thị trấn có trách nhiệm bố trí lực lượng thường trực tiếp nhận, giúp đỡ và theo dõi việc đăng ký tạm trú cuả các cơ sở lưu trú đảm bảo thuận tiện tránh phiền hà.
Điều 13: UBND xã, phường, thị trấn, các tổ chức chính trị, xã hội, đoàn thể, Ban quản lý các khu du lịch cần tuyên truyền vận động nhân dân có thái độ văn minh lịch sự với khách du lịch, không vây bám khách để mời chào bán hàng, xin tiền hoặc gây phiền hà cho khách du lịch.
QUY ĐỊNH VỀ ĐẢM BẢO VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
Điều 14: Về đảm bảo vệ sinh môi trường:
- Mọi tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch, cơ sở sản xuất chế biến nằm trong các khu du lịch trước khi tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh phải chấp hành đầy đủ các quy định tại Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT ngày 29/04/1998 cuả Bộ Khoa học công nghệ và môi trường về hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư. Bản đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường hoặc phương án bảo vệ môi trường phải được Sở Khoa học công nghệ và môi trường Bình Thuận chấp thuận và bảo đảm thực hiện đúng các tiêu chuẩn môi trường trong quá trình sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo quy định. Có biện pháp phòng chống khắc phục suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường.
- Các cơ sở lưu trú du lịch, nhà trọ, nhà hàng ăn uống, giải khát ven biển và dọc ven đường phải có nhà vệ sinh tự huỷ, có công trình thu gom xử lý chất thải và phải có trách nhiệm thu gom chất thải do hoạt động kinh doanh cuả mình gây ra.
- Nghiêm cấm xả chất thải, nước thải, xác động vật, dầu mỡ... xuống biển, trên bãi biển và những nơi công cộng.
Điều 15: Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm:
- Mọi tổ chức, cá nhân có hoạt động kinh doanh nhà hàng ăn uống, giải khát, quán ăn uống bình dân phải thực hiện nghiêm túc những yêu cầu sau:
+ Yêu cầu về vệ sinh đối với cơ sở kinh doanh ăn uống theo chỉ dẫn tại phụ lục 3 thông tư số 18/1999/TT- BTM ngày 19/5/1999 cuả Bộ Thương mại hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân.
+ Quy định về việc báo cáo điều tra ngộ độc do ăn uống tại thông tư số 04/1998/TT-BYT ngày 23/3/1998 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế .
+ Quy định về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 4196/1999/QĐ-BYT ngày 29/12/1999 cuả Bộ trưởng Bộ Y tế.
- Niêm yết công khai tất cả giá bán và bán đúng giá niêm yết các loại hàng hoá, dịch vụ có bán tại cơ sở mình. Trong trường hợp có khuyến mại phải thông báo cho khách biết loại hàng hoá, dịch vụ giảm giá, tỷ lệ giảm giá và thời gian khuyến mại.
Điều 17: Ngoài việc niêm yết công khai giá, tổ chức, cá nhân hoạt đông kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch, nhà trọ, phương tiện vận chuyển khách du lịch có trách nhiệm đăng ký giá bán các loại hàng hoá dịch vụ với Sở Tài chính vật giá và Sở thương mại và du lịch Bình Thuận :
- Giá cho thuê phòng nghỉ, lều bạt áp dụng trong cơ sở cuả mình.
- Giá các dịch vụ : Massage, vận chuyển, biểu diễn văn hoá và các dịch vụ vui chơi, giải trí khác.
THANH TRA, KIỂM TRA, KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM, GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI TỐ CÁO
- Ngành Công an: về đăng ký tạm trú, phòng cháy, chữa cháy, về an ninh trật tự an toàn xã hội.
- Ngành Thương mại và Du lịch: về hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch có điều kiện, về kinh doanh thương mại, chống buôn lậu và gian lận thương mại, chống hàng giả, hàng kém chất lượng và thực hiện văn minh thương nghiệp và phối hợp với các ngành có liên quan kiểm tra việc thực hiện chỉ thị 07/2000/CT-TTg ngày 30/3/2000 cuả Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giữ gìn trật tự, trị an, vệ sinh môi trường tại các điểm tham quan du lịch .
- Ngành Văn hoá Thông tin : về hoạt động văn hoá, thông tin quảng cáo và phòng chống các tệ nạn xã hội.
- Ngành Giao thông vận tải: về an toàn giao thông.
- Ngành Khoa học công nghệ và Môi trường: về bảo vệ tài nguyên môi trường.
- Ngành Y tế: về tiêu chuẩn sức khoẻ cuả cán bộ nhân viên phục vụ, về vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Ngành Tài chính và Thuế: về thực hiện luật thuế, chính sách quản lý tài chính đối với các doanh nghiệp và việc chấp hành các quy định về quản lý giá cả hàng hoá, dịch vụ.
- Ngành Lao động : về sử dụng lao động, về vệ sinh an toàn lao động.
- Thanh tra Nhà nước: về thực hiện luật pháp, chính sách cuả Nhà nước tại cơ sở kinh doanh.
Các ngành khi tiến hành thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn thực hiện cần phối hợp thống nhất với Sở Thương mại và Du lịch, Ban quản lý khu du lịch và chính quyền điạ phương để tránh không gây phiền hà làm ảnh hưởng đến hoạt động cuả các cơ sở được thanh tra, kiểm tra.
Điều 19: Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh trong việc quản lý về mặt lãnh thổ theo thẩm quyền đã được phân cấp.
- Phối hợp với các Sở, Ngành liên quan; chỉ đạo UBND xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai việc phổ biến, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch, dịch vụ du lịch và nhân dân trên địa bàn chấp hành và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Quy định này.
- Tổ chức thực hiện và chỉ đạo UBND Xã, Phường, Thị trấn thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm cuả các tổ chức, cá nhân trong hoạt động kinh doanh du lịch tại các khu du lịch. Trường hợp vượt quá thẩm quyền quy định, kiến nghị UBND tỉnh và các Sở, Ngành chức năng kiểm tra xử lý theo các quy định hiện hành của Nhà nước và theo Quy định này.
Điều 20: Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch có trách nhiệm tạo điều kiện cho đoàn thanh tra, kiểm tra thi hành nhiệm vụ và chấp hành quyết định cuả đoàn, đồng thời có quyền giải trình, khiếu nại đối với kết luận cuả đoàn thanh tra, kiểm tra theo quy định hiện hành.
Điềi 21: Mọi tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật và những quy định trên, thì tuỳ theo tính chất, mức độ cuả hành vi, sẽ bị xử lý hành chính, thu hồi giấy phép hoạt động hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định cuả pháp luật hiện hành .
Các tổ chức, tập thể, cá nhân có thành tích sẽ được khen thưởng theo quy định chung cuả Nhà nước và cuả địa phương.
Tập thể, cá nhân người thi hành công vụ thuộc cơ quan quản lý Nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật và các quy định về quản lý kinh doanh du lịch và dịch vụ, tuỳ theo mức độ vi phạm bị xử lý theo quy định hiện hành .
Điều 22 : Quy định này có hiệu lực từ ngày ký ban hành .
Điều 23: Mọi tổ chức, cá nhân có tổ chức hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch, khách du lịch phải nghiêm túc thực hiện quy định này.
Giao Sở Thương mại và Du lịch, các ngành chức năng có liên quan, UBND các huyện, thành phố, Ban quản lý các khu du lịch tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc cần thay đổi, bổ sung thì Sở Thương mại và Du lịch có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến để trình Uỷ ban Nhân dân tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 2Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 3Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 4Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 5Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 6Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
- 1Quyết định 2893/QĐ-UBND năm 2011 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật đến ngày 30/9/2011 đã hết thời hạn, thời hiệu có hiệu lực, phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng không còn do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 2Quyết định 812/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 3Quyết định 158/QĐ-UBND năm 2013 công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành đến ngày 30/9/2012 hết hiệu lực thi hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 3Thông tư 4/1998/TT-BYT hướng dẫn quản lý an toàn vệ sinh thực phẩm trong kinh doanh dịch vụ và phục vụ ăn uống do Bộ Y Tế ban hành
- 4Thông tư 490/1998/TT-BKHCNMT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư do Bộ Khoa Học, Công Nghệ Và Môi Trường ban hành
- 5Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi) 1998
- 6Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- 7Thông tư 18/1999/TT-BTM hướng dẫn điều kiện kinh doanh nhà hàng ăn uống, quán ăn uống bình dân do Bộ Thương mại ban hành
- 8Luật Doanh nghiệp 1999
- 9Chỉ thị 07/2000/CT-TTg về tăng cường giữ gì trật tự, an toàn và vệ sinh môi trường tại các địa điểm tham quan du lịch do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 10Nghị định 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch
- 11Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh, trật tự đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện
- 12Thông tư 01/2001/TT-TCDL hướng dẫn Nghị định 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch do Tống Cục Du Lịch ban hành
- 13Thông tư 02/2001/TT-BCA hướng dẫn thi hành Nghị định 08/2001/NĐ-CP về điều kiện an ninh đối với một số ngành, nghề kinh doanh có điều kiện do Bộ Công An ban hành
- 14Nghị định 27/2001/NĐ-CP về việc kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch
- 15Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 16Thông tư 04/2001/TT-TCDL hướng dẫn Nghị định 27/2001/NĐ-CP về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch do Tổng cục du lịch ban hành
- 17Pháp lệnh Giá năm 2002
- 18Quyết định 4196/1999/QĐ-BYT về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- 19Chỉ thị 13/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với cơ sở kinh doanh lưu trú du lịch trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 20Chỉ thị 11/CT-UBND năm 2012 tăng cường công tác quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
- 21Quyết định 3268/2012/QĐ-UBND về Quy chế tạm thời quản lý môi trường kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 53/2002/QĐ-UBBT ban hành bản quy định về quản lý các hoạt động kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch trong tỉnh Bình Thuận
- Số hiệu: 53/2002/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/08/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/08/2002
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra