Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 11/1999/PL-UBTVQH10 | Hà Nội, ngày 08 tháng 2 năm 1999 |
CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 11/1999/PL-UBTVQH10 NGÀY 8 THÁNG 2 NĂM 1999 VỀ DU LỊCH
Để phát triển du lịch trong nước và du lịch quốc tế, đẩy mạnh giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc; tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Căn cứ vào Nghị quyết của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 4 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khóa X và Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 1999;
Pháp lệnh này quy định về du lịch.
Nhà nước có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên du lịch để phát triển du lịch bền vững.
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia phát triển du lịch, giữ gìn và bảo vệ tài nguyên du lịch; giám sát thi hành pháp luật về du lịch.
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
2. Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
3. Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch.
4. Điểm du lịch là nơi có tài nguyên du lịch hấp dẫn, có khả năng thu hút khách du lịch.
5. Khu du lịch là nơi có tài nguyên du lịch với ưu thế nổi bật về cảnh quan thiên nhiên, được quy hoạch, đầu tư phát triển nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, đem lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và môi trường.
6. Tuyến du lịch là lộ trình nối các điểm du lịch, khu du lịch khác nhau.
7. Kinh doanh du lịch là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình hoạt động du lịch hoặc thực hiện dịch vụ du lịch trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.
8. Lữ hành là việc thực hiện chuyến đi du lịch theo kế hoạch, lộ trình, chương trình định trước.
9. Cơ sở lưu trú du lịch là cơ sở kinh doanh buồng, giường và các dịch vụ khác phục vụ khách du lịch. Cơ sở lưu trú du lịch gồm khách sạn, làng du lịch, biệt thự, căn hộ, lều bãi cắm trại cho thuê, trong đó khách sạn là cơ sở lưu trú du lịch chủ yếu.
10. Xúc tiến du lịch là hoạt động nhằm tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội phát triển du lịch.
BẢO VỆ, KHAI THÁC, SỬ DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN TÀI NGUYÊN DU LỊCH
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai thác.
Căn cứ vào quy định của Chính phủ, cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có trách nhiệm xác định khu vực có tài nguyên du lịch.
Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước.
Mọi hành vi xâm hại tài nguyên du lịch phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường tại khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch.
Tổ chức, cá nhân quản lý tài nguyên du lịch tại điểm du lịch, khu du lịch được thu phí, lệ phí. Chính phủ quy định cụ thể việc thu, quản lý và sử dụng phí, lệ phí.
Nhà nước có chính sách và biện pháp đẩy mạnh xúc tiến du lịch theo các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hóa dân tộc cho các tầng lớp nhân dân trong nước và bạn bè quốc tế;
2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;
3. Phát triển các khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng, từng địa phương;
4. Phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch.
1. Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực du lịch;
2. Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
3. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực du lịch;
4. Hiện đại hóa các phương tiện giao thông, thông tin liên lạc và các trang thiết bị liên quan đến hoạt động du lịch;
5. Xây dựng kết cấu hạ tầng các tuyến du lịch, điểm du lịch, khu du lịch;
6. Xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch ở những địa bàn du lịch trọng điểm;
7. Sản xuất hàng lưu niệm, hàng thủ công mỹ nghệ; khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống;
8. Nâng cao chất lượng các dịch vụ lữ hành, hướng dẫn, lưu trú, vận chuyển khách du lịch;
9. Khai thác tiềm năng du lịch ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Chính phủ lập quỹ phát triển du lịch bằng một phần nguồn thu ngân sách nhà nước hàng năm từ hoạt động kinh doanh du lịch và bằng nguồn góp của các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, các tổ chức, cá nhân khác trong nước và ngoài nước. Việc quản lý, sử dụng quỹ này do Chính phủ quy định.
Khách du lịch gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch quốc tế.
Khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam và người nước ngoài cư trú tại Việt Nam đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch và công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Khách du lịch có những quyền sau đây:
1. Lựa chọn một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch, dịch vụ du lịch của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch;
2. Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin cần thiết về chương trình du lịch, dịch vụ du lịch;
3. Được tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, lưu trú, đi lại, hải quan;
4. Hưởng các dịch vụ du lịch theo hợp đồng;
5. Được bảo đảm an toàn về tính mạng, tài sản trong chuyến đi du lịch;
6. Được bồi thường thiệt hại trong trường hợp bị thiệt hại do lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch gây ra;
7. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện các hành vi vi phạm pháp luật về du lịch;
8. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Khách du lịch có những nghĩa vụ sau đây:
1. Tôn trọng và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, danh lam, thắng cảnh, môi trường, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc và trật tự, an toàn xã hội ở nơi đến du lịch;
2. Thực hiện nội quy, quy chế của khu du lịch, điểm du lịch và cơ sở lưu trú du lịch;
3. Thanh toán tiền dịch vụ du lịch theo hợp đồng và các khoản phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch;
5. Tôn trọng và chấp hành các quy định khác của pháp luật.
Các ngành nghề kinh doanh du lịch gồm có:
1. Kinh doanh lữ hành nội địa và kinh doanh lữ hành quốc tế;
2. Kinh doanh cơ sở lưu trú du lịch;
3. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch;
4. Kinh doanh các dịch vụ du lịch khác.
1. Có cán bộ, nhân viên am hiểu chuyên môn, nghiệp vụ, có sức khoẻ phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh du lịch;
2. Có phương án kinh doanh du lịch khả thi;
3. Có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết phù hợp với ngành nghề và quy mô kinh doanh du lịch;
4. Có địa điểm kinh doanh phù hợp với ngành nghề kinh doanh du lịch.
Việc thành lập doanh nghiệp du lịch, việc đăng ký kinh doanh du lịch của doanh nghiệp du lịch và doanh nghiệp khác có kinh doanh du lịch phải có ý kiến thoả thuận của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
Việc thành lập và hoạt động của chi nhánh doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam do Chính phủ quyết định.
1. Để được kinh doanh lữ hành nội địa, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại
a) Có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa;
b) Đóng tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp lữ hành nội địa không được kinh doanh lữ hành quốc tế.
1. Để được kinh doanh lữ hành quốc tế, doanh nghiệp phải có đủ điều kiện quy định tại
a) Có chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế;
b) Có hướng dẫn viên phù hợp với chương trình du lịch cho khách du lịch quốc tế;
c) Đóng tiền ký quỹ theo quy định của Chính phủ.
2. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế được kinh doanh lữ hành nội địa và phải có chương trình du lịch cho khách du lịch nội địa.
3. Doanh nghiệp lữ hành quốc tế chỉ được sử dụng người có Thẻ hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế.
1. Người hành nghề hướng dẫn du lịch cho khách du lịch quốc tế phải có Thẻ hướng dẫn viên du lịch.
2. Để được cấp Thẻ hướng dẫn viên du lịch, cá nhân phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Là công dân Việt Nam;
b) Có phẩm chất đạo đức, tư cách tốt;
c) Có sức khoẻ phù hợp;
d) Sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ;
đ) Có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành lữ hành, hướng dẫn du lịch hoặc có bằng tốt nghiệp đại học về chuyên ngành khác và có chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng về hướng dẫn du lịch do cơ sở đào tạo có thẩm quyền cấp.
3. Thẻ hướng dẫn viên du lịch do cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền cấp.
Cơ sở lưu trú du lịch phải được phân hạng theo quy định của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch có thẩm quyền.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch đường bộ, đường thủy phải có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về phương tiện vận chuyển và người điều khiển phương tiện theo quy định của pháp luật.
Người điều khiển phương tiện vận chuyển chuyên dùng cho khách du lịch phải được bồi dưỡng nghiệp vụ vận chuyển khách du lịch.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có các quyền sau đây:
1. Lựa chọn ngành nghề kinh doanh theo quy định tại
2. Được Nhà nước bảo hộ hoạt động kinh doanh du lịch hợp pháp;
3. Tham gia hiệp hội nghề nghiệp, xúc tiến du lịch;
4. Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có các nghĩa vụ sau đây:
1. Tuân thủ pháp luật Việt Nam;
2. Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; công khai biển hiệu, trụ sở chính, các chi nhánh và văn phòng đại diện;
3. Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo hợp đồng đã cam kết với khách du lịch; chịu trách nhiệm về chất lượng dịch vụ, hàng hoá bán cho khách; công khai giá dịch vụ và hàng hóa; có biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản và cung cấp thông tin cần thiết về chuyến đi du lịch cho khách du lịch; hướng dẫn khách du lịch về nội quy, quy chế nơi đến du lịch;
4. Bồi thường thiệt hại trong trường hợp gây thiệt hại cho khách du lịch;
5. Chấp hành quy định của Nhà nước về chế độ báo cáo, kế toán, thống kê, tuyên truyền, quảng cáo.
Hợp tác quốc tế về du lịch có các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Tuyên truyền, quảng bá du lịch;
2. Phát triển nguồn khách du lịch;
3. Tham gia các tổ chức du lịch quốc tế và khu vực;
4. Phát triển nguồn nhân lực du lịch;
5. Nghiên cứu khoa học, ứng dụng và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong lĩnh vực du lịch;
6. Trao đổi chuyên gia, thông tin, kinh nghiệm phát triển du lịch;
7. Điều tra cơ bản, bảo vệ, tôn tạo, khai thác, sử dụng và phát triển tài nguyên du lịch;
8. Xây dựng và thực hiện các dự án phát triển du lịch;
9. Bảo vệ môi trường ở các điểm du lịch, khu du lịch.
Việc đặt đại diện của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch của nước ngoài, của tổ chức du lịch quốc tế tại Việt Nam được thực hiện theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Các hiệp hội du lịch và doanh nghiệp du lịch của Việt Nam được tham gia các hiệp hội du lịch quốc tế theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng đến các điểm du lịch, khu du lịch và trong khu du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; bảo vệ, tôn tạo, phát triển tài nguyên du lịch; cải thiện môi trường sinh thái; nghiên cứu khoa học về du lịch; nghiên cứu phát triển loại hình du lịch mới tại Việt Nam được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật.
Nội dung quản lý nhà nước về du lịch gồm:
1. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về du lịch;
2. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;
3. Quy định về tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về du lịch, về việc phối hợp của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý nhà nước về du lịch;
4. Tổ chức và quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ, việc bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc trong hoạt động du lịch;
5. Tổ chức và quản lý công tác xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;
6. Cấp, thu hồi giấy phép, giấy chứng nhận trong hoạt động du lịch;
7. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về du lịch.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về du lịch, có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án luật, dự án pháp lệnh về du lịch;
b) Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn của khu du lịch, tuyến du lịch, điểm du lịch quốc gia và địa phương, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch;
c) Phê duyệt và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển du lịch;
d) Chỉ đạo việc tổ chức và phối hợp các hoạt động liên quan đến phát triển du lịch;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch.
2. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập các khu du lịch quốc gia, tuyến du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia và quy định việc quản lý các khu du lịch quốc gia, điểm du lịch quốc gia.
1. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết, nghị định, quyết định và các văn bản quy phạm pháp luật khác quy định tại
2. Ban hành văn bản quy định về tiêu chuẩn phân hạng cơ sở lưu trú du lịch, các văn bản quy phạm pháp luật khác về du lịch theo thẩm quyền;
3. Tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và chính sách phát triển du lịch;
4. Tổ chức thực hiện công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nguồn nhân lực du lịch và công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong lĩnh vực du lịch;
5. Tổ chức thực hiện xúc tiến du lịch và hợp tác quốc tế về du lịch;
6. Cấp, thu hồi Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế, Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch, Giấy phép thành lập văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam;
7. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo thẩm quyền;
8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.
2. Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này.
1. Căn cứ vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển du lịch đã được phê duyệt, quyết định thành lập các khu du lịch địa phương, tuyến du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương và quy định việc quản lý các khu du lịch địa phương, điểm du lịch địa phương;
2. Quản lý tài nguyên du lịch và tài nguyên khác có liên quan đến du lịch theo phân cấp của Chính phủ;
3. Quản lý hoạt động du lịch tại địa phương;
4. Kiểm tra, thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về du lịch theo thẩm quyền;
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác trong quản lý nhà nước về du lịch theo quy định của pháp luật.
Thanh tra du lịch là thanh tra chuyên ngành về du lịch.
Tổ chức, nhiệm vụ và quyền hạn của Thanh tra du lịch do Chính phủ quy định.
1. Mọi hành vi trái pháp luật nhằm cản trở hoạt động du lịch đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm các quy định của Pháp lệnh này và các quy định khác của pháp luật về du lịch thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Pháp lệnh này có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 5 năm 1999.
Những quy định trước đây trái với Pháp lệnh này đều bãi bỏ.
Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Pháp lệnh này.
Nông Đức Mạnh (Đã ký) |
- 1Luật du lịch 2005
- 2Quyết định 37/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành du lịch hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 3Quyết định 393/2003/QĐ-TCDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch do Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ban hành
- 4Quyết định 121/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 334/QĐ-TCDL năm 2004 về việc thành lập Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành
- 6Lệnh công bố Pháp lệnh du lịch 1999
- 1Quyết định 37/2004/QĐ-BGD&ĐT ban hành chương trình khung giáo dục trung học chuyên nghiệp ngành du lịch hệ chính quy do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 2Quyết định 393/2003/QĐ-TCDL quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch do Tổng cục trưởng Tổng cục du lịch ban hành
- 3Quyết định 121/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động quốc gia về du lịch giai đoạn 2006 - 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 334/QĐ-TCDL năm 2004 về việc thành lập Trường Trung học Nghiệp vụ Du lịch Hải Phòng do Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch ban hành
- 5Hiến pháp năm 1992
- 6Nghị quyết số 19/1998/NQ-QH10 về chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh nhiệm kỳ Quốc hội khoá X và chương trình xây dựng Luật, Pháp lệnh năm 1999 do Quốc hội ban hành
- 7Nghị định 48/1999/NĐ-CP quy định Văn phòng đại diện, Chi nhánh của thương nhân và của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở trong nước, ở nước ngoài
- 8Nghị định 39/2000/NĐ-CP về cơ sở lưu trú du lịch
- 9Nghị định 27/2001/NĐ-CP về việc kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch
- 10Nghị định 47/2001/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch
- 11Quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT ban hành Quy chế Bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Nghị định 94/2003/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Du lịch
- 13Lệnh công bố Pháp lệnh du lịch 1999
Pháp lệnh Du lịch năm 1999
- Số hiệu: 11/1999/PL-UBTVQH10
- Loại văn bản: Pháp lệnh
- Ngày ban hành: 08/02/1999
- Nơi ban hành: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội
- Người ký: Nông Đức Mạnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 12
- Ngày hiệu lực: 01/05/1999
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra