- 1Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 2Nghị định 1-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thương mại
- 3Nghị định 48-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- 4Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư 03/2000/TT-BTS hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4525/2000/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 06 tháng 12 năm 2000 |
QUYẾT ĐỊNH
"VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG CỦA TỈNH BẾN TRE"
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thuỷ sản ngày 25/4/1989;
- Căn cứ Quyết định số 166-TS/QĐ ngày 12/6/1991 của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản "về việc ban hành quy chế quản lý giống nuôi trồng thuỷ sản";
- Căn cứ tình hình thực tế tại địa phương;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thuỷ sản Bến Tre tại Tờ trình số 127/TT-STS ngày 09/11/2000,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Sở Thuỷ sản, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, các cơ quan có liên quan tổ chức triển khai và phối hợp kiểm tra việc thực hiện quy định này.
Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Thuỷ sản, Chủ tịch UBND các huyện, thị và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY ĐỊNH
VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG TÔM GIỐNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4525 ngày 06/12/2000 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre)
Để đảm bảo chất lượng tôm giống, phục vụ cho phong trào nuôi tôm đạt hiệu quả cao và phát triển bền vững. Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre quy định.
Chương I
NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Bản quy định này nhằm cụ thể hoá một số điều khoản quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng tôm giống và những hoạt động có liên quan phù hợp với điều kiện thực tế tại địa bàn tỉnh Bến Tre.
Việc quản lý tôm giống, chất lượng tôm giống theo quy định này gồm giống tôm sú và tôm he (thẻ).
Mọi tổ chức, cá nhân mọi thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh, tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre ngoài việc thực hiện đầy đủ những quy định về quản lý tôm giống của Chính phủ và Bộ Thuỷ sản còn phải thực hiện bản quy định này.
Điều 2.
Hình thưc xử phạt, mức phạt, thẩm quyền xử phạt, việc khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo phải tuân theo Pháp lệnh xử phạt vi phạm hành chính ngày 06/7/1995 của Nhà nước; Nghị định 48-CP ngày 12/8/1996, Nghị định 01/CP ngày 03/01/1996 của Chính phủ và các văn bản khác có liên quan đến lĩnh vực này.
Điều 3. Các thuật ngữ trong quy định này được hiểu như sau:
a) Cơ sở sản xuất tôm giống: là nơi thực hiện chức năng cho tôm bố mẹ sinh sản nhân tạo, ương và kinh doanh tôm giống.
b) Cơ sở kinh doanh tôm giống: là nơi thực hiện chức năng ương, thuần dưỡng và kinh doanh tôm giống.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 4. Cơ sở sản xuất, kinh doanh:
a) Các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế có đủ điều kiện theo quy định, có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì được lập cơ sở tiến hành hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh Bến Tre.
b) Cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống xây dựng phải phù hợp với quy hoạch chung của ngành Thuỷ sản.
c) Địa điểm xây dựng cơ bản, trang thiết bị cho cơ sở sản xuất kinh doanh tôm giống phải đạt tiêu chuẩn ngành 28 TCN 92 - 1994 do Bộ Thuỷ sản ban hành.
d) Nghiêm cấm cho thuê, cho mượn, thuê hoặc mượn giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh để kinh doanh tôm giống.
Nghiêm cấm tiến hành sản xuất, kinh doanh tôm giống mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện tôm giống nhập tỉnh:
a) Tôm giống nhập tỉnh có kích cỡ tối thiểu không nhỏ hơn 12mm (tôm sú) và 11mm (tôm thẻ).
b) Tôm giống nhập tỉnh phải rõ nguồn gốc xuất xứ, số lượng lô hàng (số lượng bao, số con trên bao, số lượng con trên lô hàng), kích cỡ tôm giống phải đồng nhất.
c) Người vận chuyển tôm giống phải trình báo với Trạm kiểm dịch để được thông báo về thời gian ương dưỡng, thời gian kiểm dịch lại. Trường hợp vận chuyển bằng đường thuỷ không thể trình Trạm kiểm dịch được, thì phải thông báo cho Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản biết về thời gian và địa điểm tập kết hàng ít nhất là 24 giờ trước khi tôm giống nhập tỉnh Bến Tre.
Điều 6. Tiêu chuẩn tôm giống khi xuất bán:
a) Chất lượng tôm giống phải đạt tiêu chuẩn ngành "28 TCN 96 - 1996", "28 TCN 124 - 1998" do Bộ Thuỷ sản ban hành.
b) Cơ sở sản xuất, cơ sở kinh doanh tôm giống, nhập tôm giống vào tỉnh có kích cỡ nhỏ hơn 15mm, phải ương lên đạt kích cỡ 15mm mới được xuất bán. Nếu nhập tôm giống có kích cỡ từ 15mm trở lên phải thuần dưỡng tại cơ sở ít nhất 24 giờ mới được xuất bán.
c) Cơ sở sản xuất tôm giống được phép xuất bán tôm giống tốt đã qua kiểm dịch từ P15 trở lên do cơ sở mình sản xuất hoặc ương từ Nauplius.
d) Khi xuất tôm bán cho người mua, phải đảm bảo giao đúng số lượng, chủng loại, kích cỡ sau khi đã loại bỏ các cá thể dị hình, còi cọc.
e) Nghiêm cấm việc mua bán tôm bị nhiễm bệnh, tôm chưa đạt các tiêu chuẩn kỹ thuật.
f) Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh phải chấp hành quy định ghi nhãn hàng hóa theo Quyết định số 178/1999/QĐ-TTg ngày 30/8/1999 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 03/2000/TT-BTS ngày 22/9/2000 của Bộ Thuỷ sản.
Điều 7. Quy định về phòng trị dịch bệnh:
a) Tất cả tôm giống nhập vào Bến Tre phải có giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất.
b) Tôm giống phải được kiểm dịch lại trước khi xuất bán.
c) Cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống chỉ được xả nước thải ra môi trường khi đã xử lý theo quy định.
d) Không được tự ý tiêu huỷ hoặc xả chất thải, xác tôm giống của các lô tôm giống bị nhiễm bệnh khi chưa được xử lý hết mầm bệnh, quá trình xử lý phải có sự chứng kiến của cán bộ chuyên môn của Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.
e) Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh và người nuôi tôm khi phát hiện tôm bệnh phải kịp thời báo cáo cho ngành chức năng biết để có biện pháp phối hợp hoặc xử lý theo quy định.
Điều 8. Công tác kiểm dịch:
a) Việc kiểm dịch giống thuỷ sản do Kiểm dịch viên Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản thực hiện.
b) Kiểm dịch viên phải chịu trách nhiệm pháp lý về kết luận của mình trong biên bản kiểm dịch.
Điều 9. Quy định hệ thống tổ chức quản lý:
a) Sở Thuỷ sản là cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành, thực hiện nhiệm vụ xây dựng quy hoạch. kế hoạch, điều phối các hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống, thanh kiểm tra việc tổ chức thực hiện trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu các biện pháp nhằm thực hiện một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản theo QĐ103/2000/QĐ-TTg ngày 25/8/2000 của Thủ tướng Chính phủ nhằm hạn chế đến mức thấp nhất việc vận chuyển giống từ vùng này sang vùng khác để đảm bảo chất lượng và hạ giá thành con giống.
b) Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là cơ quan trực tiếp quản lý, thanh tra, kiểm tra các hoạt động sản xuất, kinh doanh tôm giống trên địa bàn tỉnh; xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm trong lĩnh vực quản lý chất lượng tôm giống được ghi trong quy định này theo đúng quy định của pháp luật.
c) Trung tâm Khuyến ngư là cơ quan tư vấn về công tác quản lý chất lượng tôm giống cho người sản xuất, kinh doanh và người nuôi tôm; phổ biến, hướng dẫn, chuyển giao công nghệ sản xuất, ương dưỡng tôm giống cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế.
d) Uỷ ban nhân dân các huyện, thị, xã, phường, các cơ quan có chức năng kiểm tra, kiểm soát (Quản lý thị trường, Cảnh sát Kinh tế, Sở Khoa học Công nghệ và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư) phối hợp với ngành Thuỷ sản từng bước xây dựng quy hoạch vùng sản xuất, kinh doanh tôm giống tại địa phương, quản lý tốt nguồn tôm giống tự nhiên và nguồn tôm giống nhân tạo sản xuất tại địa phương và sản xuất ngoài tỉnh di nhập vào; kiểm tra, xử lý các vụ vi phạm về quản lý chất lượng tôm giống, vi phạm việc thực hiện các nghĩa vụ khác trong quá trình sản xuất, kinh doanh trên địa bàn mình phụ trách.
Điều 10. Xử lý vi phạm:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các điều khoản của bản quy định này đều bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Nếu cố tình vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 11. Hiệu lực văn bản:
Bản quy định này thay Quy chế "Về việc quản lý tôm giống biển của tỉnh Bến Tre" ban hành kèm theo Quyết định số 2629/QĐ-UB ngày 04 tháng 11 năm 1999 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre. Mọi quy định trước đây trái quy định này đều bãi bỏ.
Điều 12. Khen thưởng và kỷ luật:
Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc tổ chức, thực hiện bản quy định này sẽ được xét biểu dương, khen thưởng.
Các tổ chức, cá nhân nào vi phạm bản quy định này thì tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý nghiêm minh theo pháp luật hiện hành.
Điều 13. Giao cho Sở Thuỷ sản tổ chức triển khai và hướng dẫn cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh tôm giống thực hiện đúng quy định.
Trong quá trình thực hiện có điều gì khó khăn vướng mắc, Sở Thuỷ sản tập hợp đề xuất Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 281/2002/QĐ-UB ban hành qui định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- 2Chỉ thị 44/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 4Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- 5Quyết định 2629/QĐ-UB năm 1999 ban hành Quy chế về quản lý giống tôm biển của tỉnh Bến Tre
- 6Quyết định 1800/2002/QĐ-UB về huỷ bỏ các văn bản quy phạm pháp luật do Tỉnh Bến Tre ban hành
- 1Pháp lệnh Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản năm 1989 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 3Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 1995
- 4Nghị định 1-CP năm 1996 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Thương mại
- 5Nghị định 48-CP năm 1996 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
- 6Quyết định 178/1999/QĐ-TTg về Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 103/2000/QĐ-TTg về một số chính sách khuyến khích phát triển giống thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Thông tư 03/2000/TT-BTS hướng dẫn Quyết định 178/1999/QĐ-TTg ban hành Quy chế ghi nhãn hàng hoá lưu thông trong nước và hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hoá thuỷ sản do Bộ Thuỷ sản ban hành
- 9Chỉ thị 44/2010/CT-UBND tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 10Chỉ thị 01/2012/CT-UBND về tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống và vùng nuôi tôm mặn, lợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 11Quyết định 06/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý chất lượng tôm giống trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
Quyết định 4525/2000/QĐ-UB ban hành quy định về quản lý chất lượng tôm giống của tỉnh Bến Tre
- Số hiệu: 4525/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/12/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trịnh Văn Y
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/12/2000
- Ngày hết hiệu lực: 18/01/2002
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực