- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- 6Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- 7Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 36/2019/QĐ-UBND | Hải Phòng, ngày 30 tháng 9 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP THẨM QUYỀN QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG HÌNH THỨC BẢO TRÌ TÀI SẢN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 15 tháng 6 năm 2004;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giao thông đường thủy nội địa ngày 17 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 13 tháng 3 năm 2018 quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa;
Căn cứ Nghị định 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư số 08/2019/TT-BGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2019 của Bộ Giao thông vận tải về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện;
Theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 87/Tr-SGTVT ngày 23 tháng 8 năm 2019; của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 44/BCTĐ-STP ngày 13 tháng 8 năm 2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quyết định này quy định về phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương (theo danh mục công bố tuyến đường thủy nội địa địa phương của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Quyết định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan tới công tác quản lý và bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên các tuyến đường thủy nội địa địa phương (theo danh mục công bố tuyến đường thủy nội địa địa phương của Ủy ban nhân dân thành phố).
Điều 3. Nguyên tắc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương
1. Hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương là các hình thức: Bảo trì theo chất lượng thực hiện, bảo trì theo khối lượng thực tế và bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm theo quy định tại Điểm a, b, c Khoản 2 Điều 8 và Điều 10 Nghị định số 45/2018/NĐ-CP ngày 31/3/2018 của Chính phủ về quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa.
2. Việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương phải tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, các quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật và phù hợp với điều kiện thực tế của các tuyến đường thủy nội địa.
3. Việc quyết định hình thức bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương có thể thực hiện định kỳ hàng năm hoặc quyết định 01 lần cho nhiều năm nhưng phải được thực hiện trước khi lập kế hoạch bảo trì đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
Điều 4. Phân cấp thẩm quyền quyết định việc áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương
1. Ủy ban nhân dân thành phố phân cấp thẩm quyền cho Sở Giao thông vận tải quyết định việc áp dụng đối với các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương sau:
- Bảo trì theo chất lượng thực hiện;
- Bảo trì theo khối lượng thực tế.
2. Đối với việc áp dụng hình thức bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm: Sở Giao thông vận tải lập danh mục chi tiết các tuyến đường thủy nội địa có thể áp dụng hình thức bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định.
Điều 5. Trách nhiệm Sở Giao thông vận tải
1. Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu việc quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa địa phương theo đúng quy định của pháp luật, trình tự, quy trình, tiêu chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật nhằm duy trì tình trạng kỹ thuật của tài sản, bảo đảm hoạt động bình thường và an toàn khi sử dụng, khai thác.
2. Quyết định việc áp dụng các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa địa phương được phân cấp theo Quyết định này; báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố.
3. Trên cơ sở quyết định áp dụng các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa, lập kế hoạch bảo trì đường thủy nội địa địa phương trên địa bàn thành phố Hải Phòng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng về cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích.
4. Đối với các tuyến đường thủy nội địa địa phương có thể áp dụng hình thức bảo trì kết hợp tận thu sản phẩm: Lập danh mục chi tiết các tuyến có thể áp dụng hình thức này, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định theo quy định tại Khoản 2, 3 Điều 26 Nghị định 159/2018/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
Điều 6. Trách nhiệm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính
Trên cơ sở các hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Giao thông vận tải quyết định, phối hợp với Sở Giao thông vận tải trong quá trình lập, thẩm định kế hoạch bảo trì đường thủy nội địa địa phương, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, phê duyệt theo quy định.
Điều 7. Điều khoản thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10 tháng 10 năm 2019.
2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện và Thủ trưởng các tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và xử lý vật tư thu hồi từ công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và công viên cây xanh do thành phố Hồ Chí Minh quản lý
- 2Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 3Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trách nhiệm vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 5Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- 6Quyết định 3695/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 1110/QĐ-UBND
- 7Quyết định 33/2020/QĐ-UBND quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 8Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 9Quyết định 57/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND
- 10Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2022 sửa đổi Quyết định 914/QĐ-UBND về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
- 1Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004
- 2Luật Giao thông đường thủy nội địa sửa đổi 2014
- 3Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 4Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015
- 5Quyết định 61/2016/QĐ-UBND về Quy chế quản lý và xử lý vật tư thu hồi từ công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa và công viên cây xanh do thành phố Hồ Chí Minh quản lý
- 6Quyết định 2834/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa tỉnh Kiên Giang đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
- 7Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- 8Nghị định 45/2018/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- 9Thông tư 08/2019/TT-BGTVT quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa theo chất lượng thực hiện do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Quyết định 07/2019/QĐ-UBND quy định về cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích trong quản lý, bảo trì kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 11Quyết định 48/2019/QĐ-UBND quy định về trách nhiệm quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, trách nhiệm vận hành khai thác và bảo trì công trình đường bộ trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 12Quyết định 02/2020/QĐ-UBND quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
- 13Quyết định 3695/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi, bổ sung Quy chế phối hợp quản lý hoạt động giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định 1110/QĐ-UBND
- 14Quyết định 33/2020/QĐ-UBND quy định phân cấp thẩm quyền quyết định xử lý tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ bị mất, bị hủy hoại trong trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các nguyên nhân khác do tỉnh Bình Thuận ban hành
- 15Quyết định 05/2021/QĐ-UBND quy định về tiêu chí giám sát, nghiệm thu kết quả bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo chất lượng đối với hệ thống đường tỉnh và đường huyện trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 16Quyết định 57/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định về thẩm định an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-UBND
- 17Quyết định 2266/QĐ-UBND năm 2022 sửa đổi Quyết định 914/QĐ-UBND về giao quản lý, bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tỉnh Sơn La
Quyết định 36/2019/QĐ-UBND về phân cấp thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức bảo trì tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- Số hiệu: 36/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/09/2019
- Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng
- Người ký: Nguyễn Văn Tùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/10/2019
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực